Lĩnh vực | Thành tựu cơ bản |
Chính trị | - Hình thành hệ thống quan điểm lí luận về đường lối Đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. - Tình hình chính trị, xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được bảo đảm và tăng cường. - Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy và ngày càng mở rộng; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. - Công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị được đẩy mạnh. - Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững. |
Kinh tế | - Sau 10 năm đổi mới (1986 – 1995), Việt Nam đã vượt qua khủng hoảng kinh tế- xã hội. - Tăng trưởng kinh tế ở mức khá cao, quy mô nền kinh tế không ngừng được mở rộng. - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - Kinh tế đối ngoại phát triển nhanh. |
Xã hội | - Trong quá trình Đổi mới, nhiều vấn đề xã hội được quan tâm giải quyết và đạt những kết quả nổi bật. - Số lao động được tạo việc làm trong nước hằng năm tăng lên, trung bình khoảng hơn 1 triệu người mỗi năm. - Công tác xoá đói giảm nghèo đạt nhiều kết quả ấn tượng, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. - Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. |
Văn hóa | - Trong thời kì Đổi mới, nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc được chú trọng xây dựng và phát triển; đời sống văn hoá được cải thiện; giao lưu, hợp tác và hội nhập quốc tế về văn hoá được mở rộng. - Việt Nam đã chú trọng bảo tồn, kế thừa và phát huy nhiều giá trị văn hoá truyền thống, di sản văn hoá của dân tộc. - Các lĩnh vực, loại hình, sản phẩm văn hoá phát triển ngày càng phong phú, đa dạng. - Lĩnh vực giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ có nhiều tiến bộ. Việt Nam đã hoàn thành xoá mù chữ, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000, đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2010. |
Hội nhập quốc tế | - Mở rộng quan hệ hợp tác với các quốc gia và vùng lãnh thổ, các tổ chức khu vực và quốc tế. - Tham gia các hiệp ước, hiệp định song phương và đa phương về thương mại, an ninh, ngoại giao, trao đổi văn hoá, du lịch,... - Đề xuất sáng kiến và tham gia giải quyết các vấn đề chính trị, xã hội, an ninh, kinh tế,... của khu vực và quốc tế. |