Dạng 2 : Bài tập về kim loại Fe, Cu tác dụng với axit HNO3

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Muội Bangtan

Hòa tan hòa toàn 1.2g hỗn hợp A gồm Fe và kim loại M vào dd HNO3 thì thu được dung dịnh hỗn hợp B và khí NO(duy nhất). Cô cạn dd B thì thu được chất rắn đem nung đến khối lượng không đổi thu được 1.6g hỗn hợp 2 oxit của hai kim loại. Mặt khác khi cho 1.2g A tác dung với dd H2SO4 loãng, dư đến khi phản ứng kết thúc thu được 0.224l khí H2.

a/ Xác định kim loại M. Biế trong hợp chất M có hóa trị II.

b/Tính khối lượng các muối trong dung dịch hỗn hợp B.

c/Nếu cho 1.2g A vào dd Ag2SO4 sau phản ứng thu được 3.56g chất rắn D. Tính thành phần % về khối lượng các chất trong D.

Hồ Hữu Phước
21 tháng 9 2017 lúc 14:57

Fe+4HNO3\(\rightarrow\)Fe(NO3)3+NO+2H2O

3M+8HNO3\(\rightarrow\)3M(NO3)2+2NO+4H2O

2Fe(NO3)3\(\rightarrow\)Fe2O3.......

M(NO3)2\(\rightarrow\)MO.....

Fe+H2SO4\(\rightarrow\)FeSO4+H2

M+H2SO4\(\rightarrow\)MSO4+H2

\(n_{H_2}=0,01mol\)

mO=1,6-1,2=0,4g\(\rightarrow\)nO=0,025mol

nO>nH2 suy ra M không tác dụng H2SO4

nFe=nH2=0,01mol

Gọi y là số mol M

56.0,01+My=1,2 suy ra My=0,64(1)

160.0,01/2+(M+16)y=1,6

(M+16)y=0,8(2)

từ (1) và (2) ta có: M+16=1,25M suy ra M=64(Cu)

Hồ Hữu Phước
21 tháng 9 2017 lúc 15:12

b) y=0,64:64=0,01mol

dd B có: Fe(NO3)3: 0,01mol và Cu(NO3)2: 0,01mol

\(m_{Fe\left(NO_3\right)_3}=0,01.242=2,42g\)

\(m_{Cu\left(NO_3\right)_2}=0,01.188=1,88g\)

Fe+Ag2SO4\(\rightarrow\)FeSO4+2Ag(1)

Cu+Ag2SO4\(\rightarrow\)CuSO4+2Ag(2)

nAg(1)=2nFe=0,02mol\(\rightarrow\)mAg=0,02.108=2,16g

nAg(2)=2nCu=0,02mol\(\rightarrow\)mAg=0,02.108=2,16g

2,16+2,16=4,32>3,56g vậy phản ứng (2) Cu còn dư

D(Ag,Cu dư)

gọi số mol Cu phản ứng (2) là x

nAg=0,02+2x

nCu dư=0,01-x

108(0,02+2x)+64(0,01-x)=3,56 suy ra x=0,005

D( Ag: 0,03mol; Cu: 0,005 mol)

%Ag=\(\dfrac{0,03.108.100}{3,56}\approx91\%\)

%Cu=9%