Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
(1) Luật Bình đẳng giới năm 2006
Điều 13. Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động (trích)
1. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn. độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.
2. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.
(2) Bộ luật Lao động năm 2019
Điều 90. Tiền lương (trích)
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
(3) Nghị định số 125/2021/NĐ-CP ngày 18— 12-2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới.
Điều 8. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến lao động (trích)
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
d) Từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế người lao động thuộc một giới tinh nhất định.
(4) Trường Mầm non dân lập B có nhu cầu mở rộng quy mô đào tạo, tăng thêm số lớp học trong trường. Đề đáp ứng nhụ cầu nảy, nhà trường đã thông báo tuyển dụng thêm giáo viên. Trong thông báo tuyển dụng ghi rõ: Nhà trường chỉ tuyển dụng giáo viên nữ.
1/ Em hãy cho biết, nội dung quy định tại khoản 3 Điều 90 Bộ luật Lao động năm 2019 nhằm mục đích gì? Vì sao?
2/ Thông báo tuyển dụng giáo viên của Trường Mầm non dân lập B có vi phạm pháp luật vẻ bình đẳng giới trong lĩnh vục lao động không? Trường Mầm non dân lập B có thể phải chịu hậu quả gì về hành vi này? Vì sao?
3/ Em hãy lấy ví dụ trong thực tiễn về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động ở nước ta hiện nay.
1/ Nội dung quy định tại khoản 3 Điều 90 Bộ luật Lao động năm 2019 nhằm mục đích thúc đẩy và bảo đảm thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động, vì những quy định đó có thể ngăn chặn và tạo điều kiện để xử lí những người sử dụng lao động do định kiến giới mà đối xử bất bình đẳng, trả lương cho lao động nữ thấp hơn lao động nam khi họ làm công việc có vị trí như nhau.
2/ Thông báo tuyển dụng giáo viên của Trường Mầm non dân lập B đã vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động, bởi vì, thông báo đó đã thể hiện sự từ chối tuyển dụng người lao động thuộc giới tính nam. Theo khoản 2 Điều 8 Nghị định số 125/2021/ NĐ-CP ngày 18/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới thì Trường Mầm non A có thể bị phạt tiền từ 10 000 000 đồng đến 15 000 000 đồng.
3/ Ví dụ về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động ở nước ta hiện nay:
- Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2019, có 54,6 triệu lao động Việt Nam có việc làm, trong đó, lao động nam đạt gần 28,8 triệu người (chiếm khoảng 52.7%) và lao động nữ là 25,9 triệu người (chiếm khoảng 47.3%).
- Theo báo cáo của Tổ chức lao động quốc tế, phụ nữ Việt Nam tham gia lực lượng lao động với tỉ lệ cao hơn mức trung bình của toàn cầu và khu vực. Năm 2019, có 70,9% phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi lao động tham gia thị trường lãnh đạo. Tỷ lệ tương ứng ở cấp độ toàn cầu là 47,2%, và tỷ lệ ở Châu Á - Thái Bình Dương thậm chí còn thấp hơn, ở mức 43,9%.