Cường độ âm tại một điểm trong môi trường truyền âm là 10 - 4 w/ m 2 . Biết cường độ âm chuẩn là 10 - 12 w/ m 2 . Mức cường độ âm tại điểm đó bằng
A. 80 dB. B. 8 dB. C. 0,8 dB. D. 80 B.
Tại một vị trí trong môi trường truyền âm, một sóng âm có cường độ âm I. Biết cường độ âm chuẩn là I0. Mức cường độ âm L của sóng âm này tại vị trí đó được tính bằng công thức :
A. L(dB) = 10lg I I 0 B. L(dB) = 10lg I 0 I
C. L(dB) = lg I 0 I D. L(dB) = lg I I 0
Tại một điểm, đại lượng đo bằng lượng năng lượng mà sóng âm truyền qua một đơn vị diện tích đặt tại điểm đó, vuông góc với phương truyền sóng trong một đơn vị thời gian là
A. độ to của âm. B. mức cường độ âm.
C. độ cao của âm. D. cường độ âm.
Cho nguồn âm là nguồn điểm, phát âm đẳng hướng trong không gian. Giả sử không có sự hấp thụ và phản xạ âm, tại một điểm cách nguồn âm 1 m, mức cường độ âm là L = 50 dB. Biết âm có tần số f = 1000 Hz, cường độ âm chuẩn là I0 = 10–12 W/m2. Hỏi tại điểm B cách nguồn đó 10 m, mức cường độ âm là bao nhiêu?
A. 40 dB.
B. 30 dB.
C. 5 dB.
D. 30 dB.
Ba điểm O, A, B cùng nằm trên một nửa đường thẳng xuất phát từ O. Tại O đặt một nguồn điểm phát sóng âm đẳng hướng ra không gian, môi trường không hấp thụ âm. Mức cường độ âm tại A là 50 dB, tại B là 30 dB. Cường độ âm chuẩn I0 = 10-12 W/m2, cường độ âm tại trung điểm M của đoạn AB là
A. 4,4. 10-9 W/m2
B. 3,3. 10-9 W/m2
C. 2,9. 10-9 W/m2
D. 2,5. 10-9 W/m2.
Người ta đo được mức cường độ âm tại điểm A là 76 dB và tại điểm B là 56 dB. Hệ thức liên hệ giữa cường độ âm tại A (IA) với cường độ âm tại B (IB) là
A. IA = 19IB
B. IA = 20IB
C. IA = 0,01IB
D. IA = 100IB
Một sóng âm truyền trong không khí. Mức cường độ âm tại điểm M và tại điểm N lần lượt là 40 dB và 80 dB. Cường độ âm tại N lớn hơn cường độ âm tại M.
A. 10 000 lần. B. 1 000 lần.
C. 40 lần. D. 2 lần.
Tại điểm A cách nguồn O một đoạn d có mức cường độ âm là LA = 90 dB, biết ngưỡng nghe của âm đó là I0 = 10-12 W/m2. Cường độ âm tại A là
A. IA = 0,02 W/m2
B. IA = 10-4 W/m2
C. IA = 0,001 W/m2
D. IA = 10-8 W/m2
Nguồn âm (coi như một điểm) đặt tại đỉnh A của tam giác vuông ABC (A = 900). Tại B đo được mức cường độ âm là L1 = 50,0 dB. Khi di chuyển máy đo trên cạnh huyền BC từ B tới C người ta thấy: thoạt tiên, mức cường độ âm tăng dần tới giá trị cực đại L2 = 60 dB sau đó lại giảm dần. Bỏ qua sự hấp thụ âm của môi trường. Mức cường độ âm tại C là
A. 55,0 dB
B. 59,5 dB.
C. 33,2 dB
D. 50,0 dB
Một sóng âm truyền trong không khí. Mức cường độ âm tại điểm M và tại điểm N lần lượt là 40 dB và 80 dB. Biết cường độ âm tại M là 0,05 W/m2. Tính cường độ âm tại N
A. 400 W/m2
B.450 W/m2
C.500 W/m2
D. 550 W/m2