- Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày
Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
- Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
- Chiều chiều ra đứng Sơn Trà
Lòng ta thương bạn nước mắt và trộn cơm
- Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
Nhớ người yếm trắng dải điều thắt lưng
Mở đầu các bài ca dao như vậy có tác dụng nhấn mạnh và tạo thói quen để người nghe dễ tiếp nhận
b, Các hình ảnh so sánh ẩn dụ trong các bài ca dao: thân em- củ ấu gai, thân em- giếng giữa đàng, ta – sao Vượt, mặt trăng- Mặt trời, sao hôm- sao mai
Nhân dân lao động sử dụng các hình ảnh thực tế trong lao động sản xuất hằng ngày. Những hình ảnh so sánh, ẩn dụ trong ca dao làm cho tình cảm của người bình dân được diễn tả một cách kín đáo, sâu sắc, tinh tế và đậm đà tính dân tộc.
c, - Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
- Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng:
“Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?”
- Bao giờ trạch đẻ ngọn đa
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.