Có thể chuyển hóa trực tiếp từ chất béo lỏng sang chất béo rắn bằng phản ứng
A. tách nước
B. hiđro hóa
C. đề hiđro hóa
D. xà phòng hóa
6) phản ứng hidro hóa triolein …………………………………………
7) phản ứng thủy phân chất béo trong mt kiềm ? ………………
8 Để chuyển chất béo lỏng thành chất béo rắn người ta dùng phản ứng gì ?…………………………
Cho các phát biểu sau:
(1). Số nguyên tử hiđro trong phân tử este đơn và đa chức luôn là một số chẵn.
(2). Sản phẩm của phản ứng xà phòng hóa chất béo là axit béo và glixerol.
(3). Trong công nghiệp có thể chuyển hóa chất béo lỏng thành chất béo rắn.
(4). Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có cùng phân tử khối.
(5). Phương pháp thường dùng để điều chế este của ancol là đun hồi lưu ancol với axit hữu cơ có H2SO4 đặc xúc tác.
(6). Lipit là trieste của glixerol với các axit monocacboxylic có số chẵn nguyên tử cacbon (khoảng từ 12 đến 24C), không phân nhánh
(7). Phân tử saccarozơ không còn nhóm OH hemiaxetal nên không có khả năng chuyển thành dạng hở.
(8). Các chất béo có thể tồn tại ở thể rắn hoặc lỏng ở điều kiện thường.
Số phát biểu đúng là?
A. 7
B. 6
C. 5
D. 4
Cho các phát biểu sau:
(a) Phản ứng xà phòng hóa chất béo xảy ra một chiều.
(b) Liên kết C=C bị oxi hóa chậm bởi O2 gây hiện tượng mỡ bị ôi.
(c) Chất béo là nguyên liệu sản xuất xà phòng và glixerol trong công nghiệp.
(d) Số nguyên tử cacbon trong một phân tử chất béo là một số lẻ.
Số phát biểu đúng là
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
xà phòng hóa hoàn toàn một loại chất béo thì cần vừa đủ 2,44 kg NaOH, sau phản ứng thu được 1,84 kg Glixerol và 17,202 kg xà phòng. Khối lượng chất béo ban đầu đem thủy phân là: ( Biết phản ứng xà phòng hóa xảy ra hoàn toàn).
A. 16,202kg.
B. 16,620kg
C. 16,602kg
D. 16,642kg.
Cho các phát biểu sau:
(1) Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.
(2) Lipit gồm chất béo, sáp, stearoid, photpholipit,…
(3) Chất béo là các chất lỏng.
(4) Ở nhiệt độ phòng, khi chất béo chứa gốc hidrocacbon không no thì chất béo ở trạng thái lỏng (dầu ăn). Khi chất béo chứa gốc hidrocacbon no thì chất béo ở trạng thái rắn (mỡ).
(5) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
(6) Chất béo là thành phần chính của mỡ động vật, dầu thực vật.
(7) Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
(8) Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.
(9) Hidro hóa hoàn toàn chất béo lỏng ta thu được chất béo rắn.
(10) Chất béo nhẹ hơn nước và tan nhiều trong nước.
Số phát biểu đúng là
A. 9.
B. 7.
C. 10.
D. 8.
Cho các phát biểu sau về este và chất béo:
(a) Các este thường nhẹ hơn nước nhưng chất béo ở dạng rắn thường nặng hơn nước.
(b) Các este và chất béo đều không tan trong nước nhưng tan tốt trong các dung môi hữu cơ.
(c) Thủy phân các este và chất béo trong môi trường kiềm đều thu được xà phòng.
(d) Phản ứng thủy phân este và chất béo trong môi trường kiềm đều gọi là phản ứng xà phòng hóa.
(e) Tổng số nguyên tử (C, H, O) trong phân tử chất béo luôn là số chẵn.
(g) Isoamyl axetat là este có mùi chuối chín.
(h) Khối lượng phân tử của este và chất béo càng lớn thì nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy càng cao.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 5.
C. 3.
D. 2.
Một mẫu chất béo có chỉ số axit bằng 7, chỉ số xà phòng hóa là 191,8. Xà phòng hóa hoàn toàn 1,0 tấn mẫu chất béo nói trên thu được m kg xà phòng natri. Biết rằng 5% chất béo này không phải là glixerit hoặc axit béo, và hiệu suất của qúa trình xà phòng hóa đạt 90%. Giá trị của m là
A. 1034,250
B. 885,200
C. 983,550
D. 889,695
Sự hyđro hóa các axit béo có mục đích:
1. Từ chất béo không no biến thành chất béo no bền hơn (khó bị ôi do phản ứng oxi hóa).
2. Biến chất béo lỏng (dầu) thành chất béo rắn (magarin).
3. Chất béo có mùi dễ chịu hơn.
Trong 3 mục đích trên, chọn mục đích cơ bản nhất
A. Chỉ có 1
B. Chỉ có 2
C. Chỉ có 3
D. 1 và 2