Dựa vào bản chất sự vật hiện tượng được đưa ra so sánh ngầm, ta chia ẩn dụ thành các loại sau:
+ Ẩn dụ hình tượng là cách gọi sự vật A bằng sự vật B.
VD:
Người Cha mái tóc bạc
(Minh Huệ)
Lấy hình tượng Người Cha để gọi tên Bác Hồ.
+ Ẩn dụ cách thức là cách gọi hiện tượng A bằng hiện tượng B.
VD:
Về thăm quê Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.
(Nguyễn Đức Mậu)
Nhìn “hàng râm bụt” với những bông hoa đỏ rực tác giả tưởng như những ngọn đèn “thắp lên lửa hồng”.
+ Ẩn dụ phẩm chất là cách lấy phẩm chất của sự vật A để chỉ phẩm chất của sự vật B.
VD:
Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.
Tròn và dài được lâm thời chỉ những phẩm chất của sự vật B.
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là những ẩn dụ trong đó B là một cảm giác vốn thuộc một loại giác quan dùng để chỉ những cảm giác A vốn thuộc các loại giác quan khác hoặc cảm xúc nội tâm. Nói gọn là lấy cảm giác A để chỉ cảm giác B.
VD:
Mới được nghe giọng hờn dịu ngọt
Huế giải phóng nhanh mà anh lại muộn về.
(Tố Hữu)
Hay:
Đã nghe rét mướt luồn trong gió
Đã vắng người sang những chuyến đò
(Xuân Diệu)
Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp:
- Ẩn dụ hình thức;
- Ẩn dị cách thức;
- Ẩn dụ phẩm chất;
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp:
+ Ẩn dụ hình thức – tương đồng về hình thức
+ Ẩn dụ cách thức – tương đồng về cách thức
+ Ẩn dụ phẩm chất – tương đồng về phẩm chất
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác – chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác, cảm nhận bằng giác quan khác.
có 4 cách ẩn dụ
ẩn dụ hình thức
ẩn dụ cahs thức
ẩn dụ phẩm chất
ẩn dụ chuyển đổi cam giác
VD :
-Ẩn dụ hình thức:Về thăm nhà Bác làng Sen/Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.
-Ẩn dụ cách thức:Thuyền đây nhớ bến vô cùng/Ngặt vì đồn bót ngại ngùng khó qua.
-Ẩn dụ phẩm chất:Lửa gần rơm lâu này cũng bén.
-Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:1 tiếng chim kêu sáng cả rừng.