Cho tam giác ABC có 3 góc nhọn (AB<AC) nội tiếp đường tròn (O;R). Vẽ đường kính AD, tiếp tuyến với đường tròn (O;R) tại D cắt BC tại E. Vẽ OH vuông góc với BC.
a/ Chứng minh tứ giác OHDE nội tiếp
b/ Chứng minh \(ED^2=EC.EB\)
c/ Từ C vẽ đường thẳng song song với EO cắt AD tại I. Chứng minh HI song song với AB
d/ Qua D vẽ đường thẳng song song với EO cắt AB và AC lần lượt tại M và N. Chứng minh DM=DN
a) có \(\widehat{HOG}+\widehat{OGH}=90^o\) (do OH \(\perp\) BC)
mà \(\widehat{GED}+\widehat{EGD}=90^o\) (do tiếp tuyến tại D)
lại có \(\widehat{OGH}=\widehat{EGD}\) (đối đỉnh)
\(\rightarrow\widehat{GOH}=\widehat{GED}\) mà hai góc này cùng nhìn cung HD
\(\Rightarrow\) Tứ giác OHDE nội tiếp (đpcm)
b) Nối BD, CD
có \(\widehat{CBD}=\dfrac{1}{2}sđ\stackrel\frown{CD}\) (góc nội tiếp chắn cung CD)
có \(\widehat{CDE}=\dfrac{1}{2}sđ\stackrel\frown{CD}\) (góc giữa tiếp tuyến và một dây)
\(\rightarrow\widehat{CBD}=\widehat{CDE}\)
mà có \(\widehat{CED}\) chung
\(\Rightarrow\Delta EBD\) ~ \(\Delta EDC\) (g.g)
\(\Rightarrow\dfrac{ED}{EC}=\dfrac{EB}{ED}\rightarrow ED^2=EC.EB\) (đpcm)
c) CI // OE \(\Rightarrow\widehat{GCI}=\widehat{GEO}\) (so le trong) (1)
có tứ giác OHDE nội tiếp (câu a)
\(\Rightarrow\widehat{OEG}=\widehat{ODH}\) (cùng chắn cung OH) (2)
Từ (1) và (2) \(\Rightarrow\widehat{ICG}=\widehat{IDH}\)
Mà hai góc này cùng chắn cung IH
Suy ra tứ giác IHDC nội tiếp
\(\Rightarrow\widehat{DIH}=\widehat{BCD}\) (cùng chắn cung HD)
Dễ thấy tứ giác ABDC nội tiếp
\(\Rightarrow\widehat{BAD}=\widehat{BCD}\) (cùng chắn cung BD)
\(\Rightarrow\widehat{DIH}=\widehat{BAD}\)
Mà hai góc này ở vị trí so le trong suy ra HI // AB (đpcm)
Câu d) tạm thời mình chưa nghĩ được nha!
Chúc bạn học tốt
a) Do DE là tiếp tuyến của đường tròn (O) tại D nên \(OD\perp DE\Rightarrow\widehat{ODE}=90^o\)
Xét tứ giác OHDE có: \(\widehat{OHE}=\widehat{ODE}=90^o\) mà H, D là hai đỉnh kề nhau nên OHDE là tứ giác nội tiếp (Dấu hiệu)
b) Xét tam giác EDC và tam giác EBD có:
Góc E chung
\(\widehat{CDE}=\widehat{DBE}\) (Góc nội tiếp và góc tạo bởi tiếp tuyến dây cung cùng chắn cung DC)
\(\Rightarrow\Delta EDC\sim\Delta EBD\left(g-g\right)\)
\(\Rightarrow\frac{ED}{EB}=\frac{EC}{ED}\Rightarrow ED^2=EC.EB\)
c) Do tứ giác OHDE nội tiếp nên \(\widehat{OEH}=\widehat{ODH}\) (Hai góc nội tiếp cùng chắn cung OH)
Lại do IC // OE nên \(\widehat{OEH}=\widehat{ICH}\) (Hai góc đồng vị)
Vậy nên \(\widehat{ICH}=\widehat{IDH}\)
Suy ra tứ giác IHDC là tứ giác nội tiếp.
Từ đó ta có: \(\widehat{HID}=\widehat{HCD}\) (Hai góc nội tiếp cùng chắn cung DH)
Lại có tứ giác ABDC cũng nội tiếp nên \(\widehat{HCD}=\widehat{BAD}\)(Hai góc nội tiếp cùng chắn cung DB)
Vậy nên \(\widehat{HID}=\widehat{BAD}\). Chúng lại ở vị trí đồng vị nên HI // AB.
d) Gọi J là giao điểm của CI và AB.
Do OH vuông góc BC nên theo tính chất đường kính dây cung thì H là trung điểm BC.
Xét tam giác BCJ có H là trung điểm BC, HI // BJ nên HI là đường trung bình tam giác BCJ.
Suy ra I là trung điểm CJ.
Ta có CJ // OE, MN // OE nên CJ// MN.
Áp dụng hệ quả định lý Talet ta có:
\(\frac{IJ}{MD}=\frac{AI}{AD}=\frac{IC}{DN}\)
Do IJ = IC nên MD = DN (đpcm)
(Lời giải của cô Hoàng Thị Thu Huyền)