Ôn tập Tam giác

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nhok Kobie

Cho \(\Delta\) ABC vuông ở C có góc A = 60\(^o\). Tia phân giác của \(\widehat{BAC}\) cắt BC ở E. Kẻ EK \(\perp\) AB (K \(\in\) AB). Kẻ BD \(\perp\) tia AE (D \(\in\) AE). Cm :

a) AC = AK và AE \(\perp\) CK.

b) KA = KB.

c) EB > AC.

d) Ba đường thẳng AC, BD, KE cùng đi qua một điểm.

Lê Ngọc Phương Nhung
3 tháng 5 2018 lúc 22:39

A C B E D K 1 2 a) * Xét ΔACE vuông tại C và ΔAKE vuông tại K có:

AE là cạnh huyền chung

\(\widehat{A_1}=\widehat{A_2}\) (vì AE là phân giác của \(\widehat{A}\) )

Vậy: ΔACE =Δ AKE (cạnh huyền-góc nhọn)

⇒ *AC =AK (2 cạnh tương ứng)

→ A ∈ đường trung trực của CK

* CE = KE (2 cạnh tương ứng)

→ E ∈ đường trung trực của CK

Vậy AE là đường trung trực của CK

=> AE⊥CK

b) Ta có: \(\widehat{A_1}=\widehat{A_2}=\dfrac{\widehat{A}}{2}=\dfrac{60^0}{2}=30^0\) (1)

Lại có: ΔABC vuông tại A có \(\widehat{A}=60^0\Rightarrow\widehat{ABC}=30^0\) (2)

Từ (1) và (2) => \(\widehat{A_2}=\widehat{ABC}\)

⇒Δ ABE cân tại E

mà EK ⊥AB => EK là đường cao của Δ ABE

=> EK cũng là đường trung tuyến của ΔABE

=> KA = KB

c) * ΔACE có: AE là cạnh huyền nên AE > AC

mà AE = EB ( vì ΔABE cân tại E)

nên: EB > AC

d) * ΔAEB có:

KE ⊥ AB => KE là đường cao của ΔAEB

AE ⊥ BD => BD là đường cao của ΔAEB

AC ⊥ EB => AC là đường cao của ΔAEB

Vậy: KE, BD, AC là 3 đường cao của ΔAEB

Do đó: KE, BD, AC cùng đi qua một điểm

(Câu d mình ko chắc lắm!!)


Các câu hỏi tương tự
Lê thị khánh huyền
Xem chi tiết
Bao Thy
Xem chi tiết
Nguyển Thủy Tiên
Xem chi tiết
Lê thị khánh huyền
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Trâm
Xem chi tiết
?????
Xem chi tiết
Linh Đặng
Xem chi tiết
Vô Ưu
Xem chi tiết
Bao Thy
Xem chi tiết