Ôn tập Tam giác

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nha Phuong

Cho Δ ABC cân tại A(A<90độ).Kẻ AH⊥BC(H∈BC).Chứng minh:

a)ΔABH=ΔACH

b)Từ H kẻ HM⊥AB(M∈AB),HN⊥AC(N∈AC). Chứng minh :AM=AN

c)ΔBHM=ΔCHN

d)MN//BC

e)Biết BC=12cm,AH=8cm,MH=4,8cm. Tính AB,AN?

Nguyễn Lê Phước Thịnh
8 tháng 4 2020 lúc 14:07

a) Xét ΔABH vuông tại H và ΔACH vuông tại H có

AB=AC(ΔABC cân tại A)

AH là cạnh chung

Do đó: ΔABH=ΔACH(cạnh huyền-cạnh góc vuông)

b) Ta có: ΔABH=ΔACH(cmt)

\(\widehat{BAH}=\widehat{CAH}\)(hai góc tương ứng)

hay \(\widehat{MAH}=\widehat{NAH}\)

Xét ΔAMH vuông tại M và ΔANH vuông tại N có

AH là cạnh chung

\(\widehat{MAH}=\widehat{NAH}\)(cmt)

Do đó: ΔAMH=ΔANH(cạnh huyền-góc nhọn)

⇒AM=AN(hai cạnh tương ứng)

c) Ta có: ΔAHB=ΔAHC(cmt)

⇒HB=HC(hai cạnh tương ứng)

Xét ΔBMH và ΔCNH có

HB=HC(cmt)

\(\widehat{B}=\widehat{C}\)(hai góc ở đáy trong ΔABC cân tại A)

Do đó: ΔBMH=ΔCNH(cạnh huyền-góc nhọn)

d) Xét ΔAMN có AM=AN(cmt)

nên ΔAMN cân tại A(định nghĩa tam giác cân)

\(\widehat{AMN}=\frac{180^0-\widehat{A}}{2}\)(số đo của một góc ở đáy trong ΔAMN cân tại A)(1)

Ta có: ΔABC cân tại A(gt)

\(\widehat{ABC}=\frac{180^0-\widehat{A}}{2}\)(số đo của một góc ở đáy trong ΔABC cân tại A)(2)

Từ (1) và (2) suy ra \(\widehat{AMN}=\widehat{ABC}\)

\(\widehat{AMN}\)\(\widehat{ABC}\) là hai góc ở vị trí đồng vị

nên MN//BC(dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song)

e)

*Tính AB

Ta có: HB=HC(cmt)

mà HB+HC=BC(H nằm giữa B và C)

nên \(BH=CH=\frac{BC}{2}=\frac{12cm}{2}=6cm\)

Áp dụng định lí pytago vào ΔABH vuông tại H, ta được

\(AB^2=BH^2+AH^2\)

hay \(AB^2=6^2+8^2=100\)

\(AB=\sqrt{100}=10cm\)

Vậy: AB=10cm


Các câu hỏi tương tự
Trương Bảo Thy
Xem chi tiết
Dương Tú Vân
Xem chi tiết
xzcccccccccc
Xem chi tiết
Nguyễn hương Giang
Xem chi tiết
Hàn Tử Tuyết
Xem chi tiết
Lê Việt Anh
Xem chi tiết
Hoàng Quân Đinh
Xem chi tiết
Eun Junn
Xem chi tiết
Nguyễn Trà My
Xem chi tiết