Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
HOC24

Cho \(2cm^3\) nước vào trong một ống nhỏ giọt nước có đường kính miệng \(d=0,4mm\) , người ta nhỏ được tất cả \(200\) giọt. Tính hệ số căng bề mặt của nước. Lấy \(g=9,8m\text{/}s^2\)

Sky SơnTùng
7 tháng 2 2016 lúc 13:13

 

Quan sát và phân tích hiện tượng nước chảy ở ống nhỏ giọt ta thấy: đầu tiên giọt nước to dần nhưng chưa rơi xuống, đó là vì có các lực căng bề mặt tác dụng lên đường biên \(BB'\) của giọt nước, các lực này có xu hướng kéo co mặt ngoài của giọt nước lại, vì thế hợp lực của chúng  hướng lên trên và có độ lớn \(\text{F=σl}\), với \(\text{l=πd}\),( \(d\) là đường kính miệng).
Đúng lúc giọt nước tách ra và rơi xuống thì trọng lượng \(P\) của giọt nước bằng lực căng bề mặt \(F\);
             \(F=P\)
suy ra :
             \(\text{σπd=mg}\)    hay     \(\sigma=\frac{mg}{\pi d}\left(1\right)\)
với \(m\) là khối lượng của \(1\) giọt nước. Theo đề bài \(2cm^3\) chứa \(200\) giọt nước, khối lượng \(2cm^3\) bằng \(2g\); vì vậy khối lượng của một giọt nước bằng 
             \(m=\frac{2g}{200}=0,01g=10^{-5}kg\)
Thay số vào (1) ta được: \(\sigma=\frac{9,8.10^{-5}}{3,14.0,4.10^{-3}}\approx0,078N\text{/}m\)


Hệ số căng bề mặt của nước bằng \(0,078N\text{/}m\)

 

Trần Ngọc Mai Anh
10 tháng 2 2016 lúc 15:08

mk chưa học vật lí


Các câu hỏi tương tự
HOC24
Xem chi tiết
Hoàng Đức Long
Xem chi tiết
Hoàng Đức Long
Xem chi tiết
hyduyGF
Xem chi tiết
Quang Nguyễn
Xem chi tiết
Kiên M
Xem chi tiết
Hồ Mỹ Linh
Xem chi tiết
Hoàng Đức Long
Xem chi tiết
Hoàng Đức Long
Xem chi tiết