Xác định quan hệ ý nghĩa của các vế của câu ghép trong đoạn văn sau:
Dần buông chị ra, đi con ! Dần ngoan lắm nhỉ ! U van Dần, u lạy Dần ! Dần hãy để chị đi với u, đừng giữ chị nữa. Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ ! Sáng ngày người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không. Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa ông lí vào đây, ông ấy trói nốt cả u, trói nốt cà Dần nữa đấy.
Câu 1:(0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên ? Tác phẩm có chứa phần trích trên được viết theo thể loại nào? Câu 2 :(0,5) điểm Nêu nội dung chính của đoạn trích ? Câu 3(1.0 điểm): Tìm một trường từ vựng có trong đoạn trích và cho biết thuộc trường từ vựng nào? Câu 4: (1 điểm) Hình ảnh trong câu văn “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.” gợi cho em suy nghĩ nào ? Bản thân em đã làm những gì để thể hiện tình cảm với người mẹ của mình?
Tìm câu ghép và nêu tác dụng trong đoạn trích dưới đây cho biết trog mỗi câu ghép:
"Rồi 2 con mắt long lanh của cô tôi, chằm chặp nhìn tôi. Tôi lại im lặng cúi đầu xg đất: lòng tôi lại thắt lại, khóe mắt tôi đã cay2"
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Không hiểu bằng cách nào, một hạt cát lọt vào bên trong cơ thể của con trai. Vị khách không mời mà đến đó tuy rất nhỏ, nhưng gây rất nhiều khó chịu và đau đớn cho cơ thể mềm mại của con trai. Không thể tống hạt cát ra ngoài cuối cùng con trai quyết định đối phó bằng cách tiết ra một chất dẻo bọc quanh hạt cát.
Ngày qua ngày, con trai đã biến hạt cát gây ra nỗi đau cho mình thành một viên ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp…
(Theo “Lớn lên trong trái tim của mẹ”, Bùi Xuân Lộc)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
2. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: Vị khách không mời mà đến đó tuy rất nhỏ, nhưng gây rất nhiều khó chịu và đau đớn cho cơ thể mềm mại của con trai.
3. Em hiểu như thế nào về nghĩa tượng trưng của hai hình ảnh: hạt cát và chất dẻo.
4. Câu chuyện trên gửi đến cho em thông điệp gì trong cuộc sống?(khoảng 3 đến 5 dòng)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu
Bờ a đầu làng có một cây si già.Thân cây to cành lá xum xuê,ngả xuống mặt nước.Một câu bé đi qua.Sẵn con dao nhọn trong tay,cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây.Cây đau điếng nhưng cố lấy giọng vui vẻ,hỏi cậu:
– Chào cậu bé. Tên cậu là gì nhỉ?
– Cháu tên là Ngoan.
– Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!
Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói:
– Cảm ơn cây.
– Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? – Cây hỏi.
Cậu bé rùng mình, lắc đầu:
– Đau lắm, cháu chịu thôi!
– Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?
a, Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài văn
b, Xác định thán từ trong câu sau và cho biết nó thuộc kiểu thán từ nào: "Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu?"
c, cậu bé đã có hành động gì với cây si già? Hành động đó đúng hay sai? Vì sao
d, đặt tiêu đề cho văn bản trên
Đọc đoạn văn sau và tl các câu hỏi: "Chợt hai thầy trò...không phải là bọn khổng lồ" câu1: nội dung đoạn trích trên là gì? câu2: tìm trợ từ, tình thái từ? Câu3: Vì sao Đôn-ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió? Qua suy nghĩ và hành động của nhân vật trong đoạn trích trên, em hiểu gì về phẩm chất của nhân vật? Điều gì đáng khen, điều gì đáng cười, đáng chê?
Văn bản cô bé bán diêm đã gợi cho người đọc về tình yêu thương giữa con người từ bài văn này kết hợp với những hiểu biết xã hội hãy viết 1 đoạn văn nghị luận khoảng nửa trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về tình yêu thương con người trong cuộc sống hiện nay
Ý1 Lời dẫn vào bài về vấn đề nghị luận
ý 2 giải thích thế nào là tình yêu thương
ý 3 nêu biểu hiện của tình yêu thương trong cuộc sống ( đưa dẫn chứng cụ thể trong cuộc sống
ý 4 nêu ý nghĩa
ý 5 phản đề
ý 6 liên hệ bản thân rút ra bài học