Câu 2
Trong đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga", nhân vật Lục Vân Tiên có nói:
" Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng".
(Trích Truyện Lục Vân Tiên- Nguyễn Đình Chiểu)
a) Hãy lấy những việc là của Lục Vân Tiên trong đoạn trích"Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" để chứng minh anh đã làm đúng như thế.
b) Em hãy nên một vài việc nghĩa mà học sinh có thể làm trong cuộc sống hàng ngày.
Các bạn giúp mình nha mình rất cần gấp vào tối thứ 4 nha.
a)
Kiến nghĩa bất vi nghĩa là thấy việc chính nghĩa, việc tốt mà không ra tay giúp đỡ
b
Lục Vân Tiên là một anh hùng lí tưởng của nhà thơ mù yêu nước Nguyễn Đình Chiểu. Có biết bao tình tiết hào hùng và cảm động về trang anh hùng nghĩa hiệp này. Chiến công đánh cướp của Lục Vân Tiên mãi mãi là bài ca hùng tráng của người anh hùng trong một xã hội loạn lạc.
Sau khi giết chết Phong Lai, đánh tan lũ giặc sơn đài, trừ hậu họa cho nhân dân, giải thoát cho Kiều Nguyệt Nga, Lục Vân Tiên đã thể hiện một cách ứng xử vô cùng cao thượng và hào hiệp. Người đẹp băn khoăn về chuyện “báo ssức thù công” thì Lục Vân Tiên “liền cười” rồi đĩnh đạc nói:
“Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.
“Kiến nghĩa bất vi” nghĩa là thấy việc nghĩa mà không làm. “Phi anh hùng” là không phải anh hùng. Hai câu thơ nêu lên một phương châm, một lẽ sống: Thấy việc nghĩa mà không làm thì con người như thế không đáng mặt anh hùng, thậm chí đó là kẻ tầm thường. Tự phủ định để đi khẳng định về một lẽ sống cao đẹp của người anh hùng ngày xưa đề cao tinh thần nghĩa hiệp, hành dộng hướng tới nhân nghĩa; coi việc nghĩa là đời là trách nhiệm cao cả thiêng liêng.
Tại sao lại khi thấy việc nghĩa mà không làm, như thế không phải là anh hùng? Việc nghĩa ở đây là nhân nghĩa, là tình thương người, chở che bênh vực người bị áp bức, bị hại. Là tinh thần cương quvết chống lại cái ác, chống lại hung tàn bạo ngược để bảo vệ hạnh phúc, tài sản và tính mệnh của nhân dân. Đã là người anh hùng thì phải xả thân vì việc nghĩa, coi việc nghĩa là lẽ sống cao đẹp của mình, sẵn sàng đem tài năng và lòng dũng cảm để làm cho việc nghĩa tỏa sáng trong lòng người. Đạo li nhân dân đề cao và coi trọng nhân nghĩa. Bởi vậy, những kẻ thấy việc nghĩa mà không làm, dửng dưng trước nỗi đau buồn, bất hạnh của đồng loại, thì nhửng kẻ ấy không đáng mặt là anh hùng, thậm chí đó là những kẻ đạo đức giả rất tầm thường. Anh hùng phải gắn bó với nhân dân, với nỗi lo, nỗi đau, niềm vui và sự mơ ước của nhân dân. Anh hùng phải bảo vệ và phấn đấu cho hạnh phúc của nhân dân. Có như thế mới xứng đáng là người anh hùng chân chính.
Hai câu thơ:“Nhớ câu kiến nghĩa bất vi /Làm người thế ấy cũng phi anh hùng” nêu lên một quan niệm về anh hùng rất đúng đắn, tích cực.
Nhân nghĩa là nội dung đạo lí nhân dân. Người có nhân nghĩa mới được nhân dân quý mến, kính trọng. Người anh hùng sống và chiến đấu vì lợi ích của nhân dân, đem tài năng bảo vệ nhân dân, đó là con người nhân nghĩa.
Bọn bất lương, lũ hung tàn bạo ngược thì bất nhân bất nghĩa. Vì nhân nghĩa mà phải chống lại bạo ngược hung tàn. Muốn chống lại cái ác, chống lại cường quyền, bạo ngược đâu dễ mà ai cũng làm được? Phải có lòng dũng cảm và quyết tâm như sắt đá, phải có tài năng mưu trí, dám xả thân vì việc nghĩa, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng - Làm được thế, có phẩm chất như thế mới xứng đáng là anh hùng. “Xả thân, thủ nghĩa” là phương châm xử thế của tráng sĩ xưa nay.
Quan niệm về anh hùng của Nguyễn Đình Chiểu mang tính nhân dân sâu sắc. Lục Vân Tiên xuống núi về Kinh ứng thí, giữa đường gặp cướp, chàng nói với dân chạy giặc:
“Tôi xin ra sức anh hào,
Cứu người cho khỏi lao đao buổi này”.
Chàng đã “bẻ cây làm gậy", căm thù lên án tên tướng cướp Phong Lai:
“Tiên rằng bớ đảng hung đồ,
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”.
Sau đó chàng đã “tả đột hữu xông” đánh tan lũ cướp! Vân Tiên đã hành động theo đúng quan niệm người anh hùng nghĩa hiệp.
Người anh hùng nghĩa hiệp rất coi thường danh lợi. Họ trọng nghĩa khinh tài (tiền tài). Làm việc nghĩa không mảy may vụ lợi, rất coi trọng lời thề chung thủy sắt son. Tình huynh đệ tâm giao, tình sư phụ cao cả, tình đồng loại bao la, đối với họ là nghĩa nặng nghìn non, không gì có thể lay chuyển được.
Tóm lại, quan niệm anh hùng của Ngúyễn Đình Chiểu thể hiện trong truyện Lục Vân Tiên rất cao cả, rất đẹp. Vì anh hùng gắn với nhân nghĩa, nhân nghĩa gắn liền với trung, hiếu, tiết, hạnh. Sống giữa loan lac, rối ren, một xã hội đầy rẫy kẻ lừa thầy phản bạn, bất nghĩa bất nhân, mà Nguyễn Đình Chiểu đã đề cao anh hùng nhân nghĩa, điều đó chứng tỏ cái “tâm” của ông rất sáng. Đúng như Bảo Định Giang đã ca ngợi: “Nguyễn Đình Chiểu tuy bị mù lòa, nhưng tâm hồn ông vằng vặc như sao bắc đẩu.
Câu thơ của Nguyễn Đình Chiểu bắt nguồn từ một câu nói bất hủ của người xưa: “Kiến ngãi bất vi dũng giả”. “Dũng giả” là con người dũng cảm. Thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải là con người dũng cảm. Người dũng cảm thì không sợ nguy nan, coi thường cái chết, ra sức cứu nguy phò đời. Với thanh gươm nghĩa hiệp họ sống và hành động theo phương châm: “Lộ kiến bất bình, bạt đao tương trợ". Nghĩa là: Trên đường thấy việc nghĩa liền vung đao cứu giúp, bênh vực. Các anh hùng hảo hán ngày xưa đã thẳng tay trừng trị bọn ác bá quan lại gian tham độc ác... họ hành động theo phương châm ấy. Nhân vật Từ Hải trong “Truyện Kiều”, một con người khao khát tự do "Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo” đã từng tuyên bố:
“Anh hùng tiếng đã gọi rằng.
Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha”.
Quan niệm về anh hùng của nhân dân ta rất sâu sắc. Chí bốn phương vẫy vùng là tầm vóc của đấng nam nhi, của trang anh hùng:
“Làm trai cho đáng nên trai,
Phú Xuân đã trải. Đồng Nai cũng từng”.
Quan niệm về anh hùng lại mang màu sắc thời đại. Mỗi thời đại lại có một mẫu lí tưởng về anh hùng. Trong lịch sứ 1000 năm xây dựng và bảo vệ đất nước, dân tộc ta đã có bao tấm gương anh hùng sáng chói lưu danh sử sách Với Trần Quốc Tuấn: "... Chí căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”. Với Nguyễn Trãi, người anh hùng phải là người nhân nghĩa, có tài năng và dũng lược, biết yêu ghét mạnh mẽ:
“Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược,
Có nhân, có trí, có anh hùng”.
Nguyễn Công Trứ là nhà nho văn võ toàn tài, sống trong nửa đầu thế kỉ XIX, là một con người có nhiều công danh: “Khi Thủ khoa, khi Tamtán, khi Tổng đốc Đông...” để lại nhiều bài thơ nói về “chí nam nhi", “chí anh hùng” bằng một giọng điệu hào hùng, một chí khí hăm hở phi thường:
“Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông’’.
“Cũng có lúc mây tuôn sóng vỗ,
Quyết ra tay buồm lái trận cuồng phong.
Chỉ những toan xẻ núi lấp sông,
Làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ”.
Những quan niệm anh hùng, lí tưởng anh hùng của tiền nhân đều mang tính thời đại và lịch sử sâu sắc. Tổ tiên, ông cha ta đã nêu cao lí tưởng anh hùng, lẫm liệt hiên ngang xả thân vì nước vì dân, hướng về nhân nghĩa. Đó là vốn quý của dân tộc rất đáng tự hào.
Trong nửa thế kỉ qua, nhân dân ta đã tiến hành hai cuộc kháng chiến vĩ đại, đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược. Có biết bao anh hùng xuất hiện, đúng là “ra ngõ gặp anh hùng”. Người chiến sĩ cầm súng bảo vệ Tổ quốc thì “Trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Ngày xưa “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, ngày nay người phụ nữ Việt Nam mang tầm vóc thời đại mới: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.
Qua nhân vật Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu đã ca ngợi một lí tưởng anh hùng vì nghĩa cao đẹp:
“Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.
Trong tâm hồn hàng triệu người Việt Nam hơn thế kỉ qua, hình ảnh Lục Vân Tiên hiện lên với nhiều ngưỡng mộ:
“Vân Tiên đầu đội kim khôi
Tay cầm siêu bạc, mình ngồi ngựa ô”.
Nguyễn Đình Chiểu đã suốt đời dùng thơ văn làm vũ khí bảo vệ đạo đức, đạo lí, góp phần đánh giặc vì nước vì dân:
“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm,
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”.
Quan niệm anh hùng của Nguyền Đình Chiểu đã gắn liền với đạo lí làm người, hướng về nhân dân. Đó là bài học sâu sắc nhất mà ta cảm nhận được. Trong thời đại mới “công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, chúng ta phải khơi dậy trí tuệ Việt Nam để làm nên động lực mới cho sức mạnh Việt Nam, chủ nghĩa anh hùng Việt Nam.