Con Rồng, Cháu Tiên

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
 phan minh phu

Câu 1:Phát biểu của em về bài Con Rồng Cháu Tiên (giúp mình cái nha, mình đang cần gấp)

Ai sinh ra là người Việt Nam, lớn lên trong vành nôi lời ru của bà, của mẹ đều được nghe những truyện dân gian lý thú. “Con rồng cháu tiên” hay truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ là một trong những truyền thuyết hay và lâu đời nhất trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam. Em yêu thích truyền thuyết “Con rồng cháu tiên” từ thuở nhỏ. Truyện với những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo và hình tượng đặc sắc đã giải thích được nguồn gốc của giống nòi dân tộc Việt Nam cao quý.

Truyện kể về hai nhân vật là Lạc Long Quân và Âu Cơ đều là những vị thần tiên giỏi giang thần kỳ, tài năng xuất chúng, phẩm chất cao quý. Lạc Long Quân vốn thuộc nòi rồng, con trai Long nữ sống ở vùng biển. Lạc Long Quân vô cùng tài năng và đức độ, mình rồng, có sức mạnh phi thường và nhiều phép lạ. Thần giúp người dân diệt trừ nhiều loài yêu quái “Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh, những loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành. Thần còn dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và ăn ở”. Hình ảnh Lạc Long Quân trong truyền thuyết là biểu tượng đẹp về vị thần lớn của dân tộc ta, biểu tượng của đức tính nhân hậu của nhân dân và khí phách tinh hoa có từ xa xưa của dân tộc Việt. Còn Âu Cơ được tác giả dân gian miêu tả cũng vô cùng cao quý. Âu Cơ “thuộc dòng họ thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần”. Qua hình ảnh Lạc Long Quân và Âu Cơ, chúng ta thấy được sự cao quý, ấn tượng của các vị thần cũng như sự cao quý của nòi giống Việt.

Bên cạnh xây dựng hình tượng hai nhân vật là vị thần tiên, tác giả dân gian còn mang đến chi tiết mối lương duyên lạ kỳ. Đó là sự gặp gỡ đầy bất ngờ và kết duyên giữa rồng biển Lạc Long Quân và tiên trên núi là Âu Cơ. Chi tiết thể hiện sự đoàn kết, thống nhất giữa nhân dân Việt sống vùng đồng bằng, đồi núi với vùng biển sâu tạo nên một cộng đồng dân tộc Việt ngày nay. Âu Cơ mang thai và “sinh ra một bọc trăm trứng, trăm trứng lại nở ra trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn nhanh như thổi. Mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần”. Đây là một chi tiết kỳ ảo, thú vị, rất đặc sắc và có ý nghĩa lớn trong việc giải thích toàn dân tộc Việt Nam dù ở nơi đâu cũng xuất xứ là con một nhà, cùng chui ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ. Qua đó, tác giả dân gian thể hiện một niềm tự hào sâu sắc về nguôn cội con cháu của thần rồng, thần nông. Chi tiết đàn con lớn nhanh như thổi, mặt mũi khôi ngô ẩn chứa sức mạnh và nội lực của con người Việt Nam từ thuở xưa của dân tộc.

Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con, năm mươi người theo cha xuống miền biển sinh sống, năm mươi người theo mẹ sống trên miền đồng bằng, núi non. Bởi lẽ, Lạc Long Quân “vốn nòi rồng, ở miền nước thẳm”, Âu Cơ là “ròng tiên, ở chốn “non cao”, “kẻ ở cạn, người ở nước tính tình tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được”. Đó là chi tiết giải thích vì sao nhân dân ta có mặt ở khắp nơi trên mọi miền đất nước, cùng làm ăn sinh sống. Lạc Long Quân dặn dò Âu Cơ “kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn”. Lời dặn dò giúp đỡ lẫn nhau như nhắc nhở tinh thần đoàn kết, gắn bó keo sơn của toàn dân tộc sống trên đất Việt bởi chúng ta đều là anh em một nhà. Qua đó, tác giả dân gian ca ngợi tinh thần đoàn kết vốn đã là truyền thống lâu đời của dân tộc từ xa xưa, một đức tính vô cùng cao đẹp cần gìn giữ và phát huy

Người con trai cả của Lạc Long Quân và Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng vương, đóng đô ở Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Chi tiết nói lên sự ra đời của nhà nước Văn Lang và thời các vua Hùng. Bằng việc đan xen giữa các chi tiết lịch sử có thật và truyền thuyết về nguồn gốc con rồng cháu tiên, truyền thuyết càng khiến cho người đọc tin tưởng rằng toàn thể dân tộc Việt Nam đều được sinh ra từ bọc trăm trứng, khơi gợi niềm tự hào, tự tôn dân tộc cùng tinh thần đoàn kết của nhân dân ta từ bao đời. Các chi tiết tưởng tượng kỳ ảo đã đề cao nguồn gốc cao quý và mag lại những chi tiết ly kỳ, hấp dẫn cho người đọc.

Lắng nghe truyền thuyết Con rồng cháu tiên, chúng ta luôn cảm thấy tự hào sâu sắc và nêu cao tinh thần đại đoàn kết dân tộc để xây dựng đất nước giàu mạnh. Đọc truyện, em nhớ tới lời dạy của Bác Hồ kính yêu “các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

trần khởi my
29 tháng 5 2018 lúc 14:44

Nhiều dân tộc trên thế giới có truyền thuyết suy ngẫm và giải thích về nguồn gốc của dân tộc mình. Đấy là một trong những biểu hiện của tấm lòng “uống nước nhớ nguồn", “thờ kính tổ tiên". Dân tộc Việt Nam cũng vậy. Đã có một câu chuyện thật đẹp kể về nguồn gốc cao quý, trở thành niềm tự hào của người Việt Nam: Người Việt Nam ta là “con Rồng, cháu Tiên".

Câu chuyện khẳng định: tổ tiên người Việt chính là Tiên, Rồng.

Có một vị thần nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân, “sức khỏe vô địch", “nhiều phép lạ", giúp dân diệt trừ nhiều loài yêu quái hại dân lành, rồi dạy dân trồng trọt, chăn nuôi, cách ăn ở. Đó là những công đức lớn lao mà Lạc Long Quân đã đem lại cho người Việt, những công đức đó chỉ có tâm lòng người Cha mới làm được cho con cháu của mình.

Cũng không phải ngẫu nhiên mà trong các dinh chùa, miếu mạo ở Việt Nam ta, đều có hình ảnh con Rồng. Rồng trong tâm trí người Việt là tượng trưng cho sự cao quý, đẹp đẽ, đáng kính trụng, tôn thờ.

Lạc Long Quân kết hôn với một vị tiên nữ là Âu Cư, “xinh đẹp tuyệt trần".

Chúng ta là con cháu của những vị thần tiên khoẻ mạnh, nhiều phcp lạ, nhiều tài năng ấy.

Tại sao người Việt lại chọn hai vị thần này? Điều đó có lẽ không phải là ngẫu nhiên. Rồng như tinh hoa của đất trời kết tụ ở “vùng nước thẳm", còn tiên là người tập hựp được mọi vỏ đẹp của “chốn non cao". Núi và biển, giang và sơn, nước và non, chẳng phải là tất cả thế giới rồi hay sao? Sự hòa hựp tuyệt diệu ấy sẽ làm nảy sinh những điều kì lạ.

Đó là một trăm người con trai! Một lực lưựng đủ chinh phục một “giang sơn rộng lân".

“Bọc trăm trứng" là hình ảnh độc đáo nhân mạnh sự cùng chung một huyết thống, chung một lòng mẹ, cùng chung hưởng trí tuệ và sức mạnh người cha của dân tộc Việt Nam.

Những người con trai đó, “hồng hào", “đẹp đẽ", “tự lân lên như thối", “mặt mũi khôi ngô" là sự khẳng định dòng máu thần tiên cũng như khẳng định những phẩm chất đẹp đẽ về dáng vóc cơ thể cũng như trí tuệ của con người Việt Nam.

Khi Lạc Long Quân trở về thủy cung, Âu Cơ lại một mình “nuôi đùn con nhỏ", “tháng ngày chờ mong". Đó chính là hình ảnh muôn đời của tấm lòng Mẹ.

Chuyện năm mươi người con theo mẹ lên rừng, năm mươi người con theo cha xuống biển phản ánh quá trình lập nghiệp, khai phá đất đai, chinh phục tự nhiên, xây dựng cơ đồ từ thuở xa xưa của người Việt. Trong đó, tất cả người Việt, từ non cao núi thẳm đến biển xa sông rộng, đều cùng một cội rễ chung, đoàn kết bên nhau trong công cuộc dựng nước và giữ nước.

Cả câu chuyện là một bài ca tự hào về nguồn gốc cao quý và sự khẳng định cội nguồn thống nhất đã làm nên sức mạnh vững bền của dân tộc Việt Nam từ thuở cha ông bắt đầu lập nghiệp trên mảnh đất ven bờ biển Đông này.



leu

nguyễn thu thảo
29 tháng 5 2018 lúc 16:18

Ai sinh ra là người Việt Nam, lớn lên trong vành nôi lời ru của bà, của mẹ đều được nghe những truyện dân gian lý thú. “Con rồng cháu tiên” hay truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ là một trong những truyền thuyết hay và lâu đời nhất trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam. Em rất yêu thích truyền thuyết “Con rồng cháu tiên” từ thuở nhỏ. Truyện với những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo và hình tượng đặc sắc đã giải thích được nguồn gốc của giống nòi dân tộc Việt Nam cao quý.

Truyện kể về hai nhân vật là Lạc Long Quân và Âu Cơ đều là những vị thần tiên giỏi giang thần kỳ, tài năng xuất chúng, phẩm chất cao quý. Lạc Long Quân vốn thuộc nòi rồng, con trai Long nữ sống ở vùng biển. Lạc Long Quân vô cùng tài năng và đức độ, mình rồng, có sức mạnh phi thường và nhiều phép lạ. Thần giúp người dân diệt trừ nhiều loài yêu quái “Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh, những loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành. Thần còn dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và ăn ở”. Hình ảnh Lạc Long Quân trong truyền thuyết là biểu tượng đẹp về vị thần lớn của dân tộc ta, biểu tượng của đức tính nhân hậu của nhân dân và khí phách tinh hoa có từ xa xưa của dân tộc Việt. Còn Âu Cơ được tác giả dân gian miêu tả cũng vô cùng cao quý. Âu Cơ “thuộc dòng họ thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần”. Qua hình ảnh Lạc Long Quân và Âu Cơ, chúng ta thấy được sự cao quý, ấn tượng của các vị thần cũng như sự cao quý của nòi giống Việt.

Bên cạnh xây dựng hình tượng hai nhân vật là vị thần tiên, tác giả dân gian còn mang đến chi tiết mối lương duyên lạ kỳ. Đó là sự gặp gỡ đầy bất ngờ và kết duyên giữa rồng biển Lạc Long Quân và tiên trên núi là Âu Cơ. Chi tiết thể hiện sự đoàn kết, thống nhất giữa nhân dân Việt sống vùng đồng bằng, đồi núi với vùng biển sâu tạo nên một cộng đồng dân tộc Việt ngày nay. Âu Cơ mang thai và “sinh ra một bọc trăm trứng, trăm trứng lại nở ra trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn nhanh như thổi. Mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần”. Đây là một chi tiết kỳ ảo, thú vị, rất đặc sắc và có ý nghĩa lớn trong việc giải thích toàn dân tộc Việt Nam dù ở nơi đâu cũng xuất xứ là con một nhà, cùng chui ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ. Qua đó, tác giả dân gian thể hiện một niềm tự hào sâu sắc về nguôn cội con cháu của thần rồng, thần nông. Chi tiết đàn con lớn nhanh như thổi, mặt mũi khôi ngô ẩn chứa sức mạnh và nội lực của con người Việt Nam từ thuở xưa của dân tộc.

Nguyễn hà vy
29 tháng 5 2018 lúc 16:23

Theo một nét đẹp văn hoá cổ truyền, các dân tộc trên thế giới thường sáng tác những truyện thần thoại, những truyền thuyết nhằm giải thích cội nguồn, tổ tiên của dân tộc mình. Mỗi dân tộc lấy một con vật nào đó làm vật tổ, gọi là “tôtem”. Có tôtem là một con rắn, một con đại bàng, một con bò, một “gấu mẹ”, hoặc một “gà trống”,…

Riêng ở nước ta, tổ tiên dân tộc Việt Nam chúng ta đã giải thích cội nguồn của mình bằng một “tôtem” độc đáo trong một truyền thống đẫm chất thần thoại, chất thơ. Đó là truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên. Chúng ta biết rằng : truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tô tưởng tượng, kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật được kể. Trong kho tàng truyền thuyết Việt Nam, truyện Còn Rồng cháu Tiên là trang đầu vàng son óng ánh để mở tiếp những trang sau lung linh kì ảo. Nghe kể lại, hoặc được đọc trên văn bản (do các nhà sưu tầm ghi chép) về áng văn chương cổ xưa này, chúng ta hiểu và rung động về biết bao điều thú vị.

Đó là nguồn gốc và hình dạng của tổ tiên – bố Rồng, mẹ Tiên với hai cái tên thật là đẹp: Lạc Long Quân, Âu Cơ. Cả hai người đều là “thần”. Lạc Long Quân là thần nòi rồng, ở dưới nước, con thần Long Nữ. Âu Cơ là thần nòi Tiên, ở trên núi, thuộc dòng họ Thần Nông – vị thần chuyên trách nghề nông, dạy loài người trồng trọt và cày cấy. Lạc Long Quân “sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ”, còn Âu Cơ thì “xinh đẹp tuyệt trần”. Cả hại đều là trai tài, gái sắc, xứng đôi vừa lứa nên đã tìm đến nhau thành duyên chồng vợ. Mối duyên tình ấy đẹp đẽ biết bao! Đẹp đẽ và cao quý hơn nữa là sự nghiệp khai mở đất nước, tạo lập gia đình của hai người. Lạc Long Quân “giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh” – những loại yêu quái làm hại dân ở vùng biển, đồng bằng, rừng núi, tức những nơi dân ta thuở ấy khai phá, ổn định cuộc sống. Thần còn “dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở”. Còn Âu Cơ vốn là dòng Thần Nông – rất giỏi về nông nghiệp đã tìm đến vùng đất Lạc – đất tổ Việt Nam có nhiều hoa thơm cỏ lạ. Nàng đã cùng Long Quân lập cung điện Long Trang, xây dựng gia đình hạnh phúc. Điều kì lạ, khác thường là đến kì sinh nở, nàng “sinh ra một cái bọc trăm trứng”, rồi “trăm trứng nở ra một trăm người con…”.

Điều thú vị thứ nhất của câu chuyện Con Rồng cháu Tiên là : bằng nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo, thần tiên hoá nguồn gốc, nòi giống dân tộc, cha ông ta đã ca ngợi cội nguồn, tổ tiên người Việt chúng ta. Nói khác đi, ta có thể hiểu rằng dân tộc Việt Nam bắt nguồn từ một nòi giống thần tiên, tài ba, xinh đẹp, rất đáng tự hào. Mỗi người Việt Nam ngày nay vinh dự là con cháu thần tiên hãy tin yêu, tôn kính tổ tiên dân tộc mình .

Phải chăng đó là hình ảnh những người con và cuộc phân chia gia đình của Lạc Long Quân và Âu Cơ ? Muốn hiểu rõ điều này, ta hãy bắt đầu từ những chi tiết thánh thần, kì ảo. Chỉ một lần sinh mà Âu Cơ cho ra đời những… một trăm con. Những người con ấy không ra đời từ bụng mẹ mà “nở ra” từ những quả trứng, vừa nở ra thì “một trăm người con” đều “hồng hào, đẹp đẽ lạ thường”. Đúng là con của Thần dưới biển và Tiên trên trời ! Điều kì lạ, kì diệu hơn nữa là những người con thần tiên ấy “không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần”. Một gia đình có tới một trăm con, thật là đông đúc, vui vầy !

Trăm người con ấy ai cũng “tự lớn lên, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh…”, đúng là nòi giống Rồng, Tiên, cùng một bọc nên giống nhau cả về dáng hình, sức sống và bản lĩnh làm người. Khi trăm người con ấy trưởng thành thì cha mẹ phân chia gia đình để sinh sống và cai quản đất đai. Cuộc phân chia ấy giản dị và hợp nghĩa tình biết bao. Năm mươi con theo cha xuống biển, năm mươi con theo mẹ lên núi. Biển là biểu tượng của Nước. Núi là biểu tượng của Đất. Chính nhờ sự khai phá mở mang của một trăm người con Long Quân và Âu Cơ mà Đất Nước Văn Lang xưa, Tổ quốc Việt Nam ngày nay của chúng ta hình thành, tồn tại và phát triển.

Điều cần ghi nhớ là lời căn dặn của cha Rồng trước khi chia tay : “Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn”. Rõ ràng, cùng với ý nghĩa tôn vinh, ca ngợi nguồn gốc dân tộc, truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên còn thể hiện một ước mơ, cũng chính là lời nhắn gửi của cha ông đối với con cháu rằng : là dòng dõi Thần Tiên, con cháu đông vui, khoẻ mạnh, giàu bản lĩnh, phải biết yêu thương nhau như anh em ruột thịt, phải luôn luôn đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Hình ảnh “bọc trăm trứng, nở trăm người con” là một chi tiết kì ảo, lãng mạn, giàu chất thơ, gợi cho chúng ta nhớ tới từ “đồng bào” – một từ gốc Hán, nghĩa là người cùng một bọc. “Ý niệm về giống nòi cũng bắt đầu từ đó và mở rộng ra thành tình cảm của dân tộc lớn đoàn kết nhiều nhóm người lại với nhau như anh em ruột thịt – dù người miền núi hay miền xuôi, người vùng biển hay trên đất liền.

Hình tượng “sinh ra trong cùng một bọc” là cội nguồn của hai tiếng “đồng bào” mãi mãi nghe rất thân thương…”. Cùng với truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên như ta đang tìm hiểu, suy ngẫm, một số dân tộc khác ở Việt Nam cũng sáng tác những truyền thuyết nhằm giải thích nguồn gốc dân tộc, ước mơ và khẳng định tình đoàn kết các cư dân trên lãnh thổ Việt Nam như truyện Quả trứng to nở ra con người của dân tộc Mường, truyện Quả bầu mẹ của người Khơ-mú,… Tình anh em ruột thịt, nghĩa đồng bào gắn bó keo sơn trong đại gia đình Việt Nam, dưới một mái nhà Tổ quốc, chung một cội nguồn cha mẹ,… thiêng liêng, cao quý mà rất đỗi gần gũi, giản dị xiết bao.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” (Ca dao) Tình đồng bào, tình đoàn kết dân tộc là một nét đẹp trong bản sắc văn hoá, cũng là đạo lí lớn lao của dân tộc chúng ta, luôn nhắc nhở thế hộ trẻ chúng ta phải thấu hiểu để thêm tự hào, tin yêu, ghi nhớ và thực hiên. Tóm lại, truyện Con Rồng cháu Tiên với nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo là một truyền thuyết mở đầu cho các truyền thuyết Việt Nam về thời đại Hùng Vương, vừa giải thích vừa ngợi ca nguồn gốc, giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết thống nhất cộng đồng người Việt chúng ta. Nghe kể, hay được đọc văn bản ghi lại truyền thuyết này, ấn tượng không thể mờ phai trong chúng ta như một lời tâm niêm, lời răn dạy về nét văn hoá truyền thống dân tộc: Cha mẹ là thần Tiên, con cháu khoẻ mạnh, đông vui, đoàn kết…

Kim Tuyến
29 tháng 5 2018 lúc 16:40

Trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam, em rất thích truyện Con Rồng, cháu Tiên. Truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên hay Sự tích trăm trứng, Lạc Long Quân và Âu Cơ… vốn là một thần thoại có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo như các nhân vật thần linh có nhiều phép lạ và hình tượng cái bọc trăm trứng… đã biến nó thành một truyền thuyết hay và đẹp vào bậc nhất, nhằm giải thích và suy tôn nguồn gốc giống nòi cao quý của dân tộc Việt. Lạc Long Quân và Âu Cơ là sản phẩm của trí tưởng tượng hồn nhiên, phong phú của người xưa. Hình tượng Lạc Long Quân và Âu Cơ được dệt nên từ những chi tiết lạ thường. Lạc Long Quân là con trai của thần Long Nữ ở Đông Hải (biển Đông); còn Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Mỗi thần có một vẻ đẹp riêng, vẻ đẹp của Lạc Long Quân được nhấn mạnh là vẻ đẹp của tài năng. Thân có thân hình Rồng, sống được cả dưới nước lẫn trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ, trấn áp được lũ yêu quái (Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh) làm hại dân lành. Thần lại có lòng thương người, thường dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Âu Cơ là Tiên nữ xinh đẹp tuyệt trần. Nàng thích đi đây đi đó. Nghe nói vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm và tình cờ gặp Lạc Long Quân ở đó. Câu chuyện hấp dẫn người nghe bởi những chi tiết ngẫu nhiên lạ lùng: Rồng ở dưới nước gặp Tiên trên non cao rồi yêu nhau, kết duyên thành vợ chồng. Đây là biểu tượng của sự kết hợp giữa hai thành phần chính trong cộng đồng mới hình thành của dân tộc Việt.Đời Hùng vương, cư dân Văn Lang chủ yếu là người Lạc Việt và Âu Việt. Họ thường xuyên quan hệ với nhau về kinh tế, văn hóa. Cuộc hôn nhân thần thoại giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ phản ánh mối quan hệ và sự thống nhất giữa cư dân của hai bộ tộc này. Truyện Con Rồng, cháu Tiên phản ánh sự hình thành của đất nước Lạc Việt trong buổi bình minh của lịch sử qua các chi tiết: Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đật tên nước là Văn Lang. Triều đình có tướng văn, tướng võ… Khi cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều lấy danh hiệu Hùng Vương, không hề thay đổi. Đây là thời kì mở đầu kỉ nguyên độc lập của người Việt, hay còn gọi là thời kì Hùng Vương dựng nước. Nội dung truyện nhằm giải thích nguồn gốc dân tộc Việt là con Rồng, cháu Tiên. Tổ tiên ta là hai vị thần khỏe mạnh, tài năng, xinh đẹp, đức độ. Cuộc hôn nhân giữa Long Quân – Âu Cơ như một mối lương duyên tiền định và kết quả thật tạ thường! Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở thành một trăm ngươi con hồng hào, đẹp đẽ… Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần. Dấu ấn thần tiên được khắc sâu trong cuộc sinh nở này. Hình ảnh cái bọc một trăm trứng mang ý nghĩa tượng trưng rất thiêng liêng. Nó khẳng định rằng tất cả các dân tộc sống trên đất Việt đều chung một mẹ sinh ra, do đó mối quan hệ giữa các dân tộc là mối quan hệ anh em thân thiết. Hai tiếng đồng bào (cùng một bọc) đã gợi lên đầy đủ và cảm động nghĩa tình keo sơn, máu thịt ấy. Sự tích Lạc Long Quân chia tay với Âu Cơ, đem theo năm mươi con xuống biển, còn năm mươi người con theo mẹ lên núi, ngoài lí do kẻ ở trên cạn, người ở dưới nước, tính tình, tập quán khác nhau, khó mà ăn, ở cùng nhau một nơi lâu dài còn nhằm giải thích sự phân bố vùng định cư của các dân tộc trên đất Lạc Việt. Ngay từ buổi đầu dựng nước, dân tộc ta đã tiến hành những cuộc sắp đặt giang sơn. Địa bàn đất nước rộng, các dân tộc đã biết phân chia nhau cai quản, Kẻ ở chốn núi rừng, kẻ đồng bằng, người biển cả… lập nghiệp khắp nơi, khắp chốn. Khi có việc quan trọng, lớn lao, họ lại tìm đến nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Điều đó thể hiện truyền thống đoàn kết tốt đẹp trong suốt mấy ngàn năm lịch sử của dân tộc ta Con Rồng, cháu Tiên là một truyền thuyết đặc sắc trong kho tàng truyện cổ dân gian. Nó thể hiện lòng tự hào, tự tôn về nguồn gốc cao quý của dân tộc ta, đồng thời khẳng định và ca ngợi mối quan hệ gắn bó thân thiết cùng truyền thống đoàn kết tốt đẹp có từ lâu đời của các dân tộc anh em sống trên đất nước Việt Nam. Mỗi người chúng ta dù sinh sống ở bất cứ nơi đâu cũng luôn nhớ tới cội nguồn và tự hào là dòng giống Tiên Rồng, là con cháu của các vua Hùng.

Đạt Trần
29 tháng 5 2018 lúc 21:45

Lạc Long Quân là nòi rồng, sống ở thủy cung con trai của Thần Long Nữ. Lạc Long Quân đẹp trai, khôi ngô, sức khỏe phi phàm, có nhiều phép biến hóa, tài năng liệt vào bậc nhất. Thần đã ra tay trừ rất nhiều yêu quái như Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh … đem lại cuộc sống yên vui cho dân lành. Lạc Long Quân còn dạy dân trồng trọt, đánh cá, săn bắn, chăn nuôi và cách ăn ở. Lạc Long Quân là vị phúc thần vô cùng vĩ đại.

Không có yếu tố kì diệu thì sẽ không có truyền thuyết. Yếu tố kì diệu hoang đường tạo nên sức hấp dẫn và mău sắc thần kì của truyền thuyết. Ngư Tinh thân dài hơn 50 trượng, đuôi xòe như cánh buồm, chân nhiều như chân rết…, Hồ Tinh có 9 đuôi, sống trên nghìn năm… Mộc Tinh cao hàng ngàn trượng, tàng hình ẩn hiện. Ba con yêu quái này tượng trưng cho cái 4 ác, cho sức khỏe ghê gớm của lực lượng siêu nhiên rất kì lạ. Lạc Long Quân phải có sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ mới tiêu diệt được. Cái bọc trứng của Âu Cơ nở ra 100 người con trai tuấn tú, lớn nhanh như thổi. Câu gọi của mẹ con Âu Cơ: "Bố ở nơi nào mà để mẹ con tôi cô độc, ngày đêm buồn khổ thế này!” Tuy ở tận thủy phủ xa cách nghìn vạn dặm, mà Lạc Long Quân cũng nghe được, chỉ nháy mắt đã hiện về, v.v… Đó là những yếu tố hoang đường kì diệu nhất của truyền thuyết "Con Rồng, cháu Tiên".

Lạc Long Quân lấy Âu Cơ là một thiên diễm tình kì diệu. Cha Rồng mẹ Tiên nên mới có thể sinh ra được một cái bọc có một trăm trứng, nở ra một trăm đứa con trai tuấn tú, con cả là Hùng Vương. Hai tiếng "đồng bào" nghĩa là cùng chung một bọc, bắt nguồn từ sự tích thiêng liêng "Con Rồng, cháu Tiên”. Nó nói lên mỗi con người Việt Nam chúng ta đều cùng chung một cội nguồn, chung một dòng giống, cùng một huyết hệ vô cùng thân thiết. Hai tiếng "đồng bào" biểu lộ một cách chân thành tình yêu thương đoàn kết dân tộc.

Truyện "Con Rồng, cháu Tiên" là một huyền thoại tuyệt đẹp, giàu ý nghĩa. Nó giải thích, ca ngợi và khẳng định nguồn cội, dòng giống của con người Việt Nam ta là vô cùng cao quý (dòng giống Rồng Tiên). Truyện đã thể hiện một cách sâu xa niềm tự tôn tự hào dân tộc, khơi dậy tình yêu thương, đoàn kết dân tộc trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam chúng ta. Nó nhắc nhở tình nghĩa đổng bào và tình nghĩa cốt nhục vô cùng cao cả thiêng liêng. Đúng như nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã viết:

… "Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ…"
("Đất nước" – Trường ca mặt đường khát vọng)



Huong San
3 tháng 6 2018 lúc 8:22

Lạc Long Quân là nòi rồng, sống ở thủy cung con trai của Thần Long Nữ. Lạc Long Quân đẹp trai, khôi ngô, sức khỏe phi phàm, có nhiều phép biến hóa, tài năng liệt vào bậc nhất. Thần đã ra tay trừ rất nhiều yêu quái như Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh … đem lại cuộc sống yên vui cho dân lành. Lạc Long Quân còn dạy dân trồng trọt, đánh cá, săn bắn, chăn nuôi và cách ăn ở. Lạc Long Quân là vị phúc thần vô cùng vĩ đại.

Không có yếu tố kì diệu thì sẽ không có truyền thuyết. Yếu tố kì diệu hoang đường tạo nên sức hấp dẫn và mău sắc thần kì của truyền thuyết. Ngư Tinh thân dài hơn 50 trượng, đuôi xòe như cánh buồm, chân nhiều như chân rết…, Hồ Tinh có 9 đuôi, sống trên nghìn năm… Mộc Tinh cao hàng ngàn trượng, tàng hình ẩn hiện. Ba con yêu quái này tượng trưng cho cái 4 ác, cho sức khỏe ghê gớm của lực lượng siêu nhiên rất kì lạ. Lạc Long Quân phải có sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ mới tiêu diệt được. Cái bọc trứng của Âu Cơ nở ra 100 người con trai tuấn tú, lớn nhanh như thổi. Câu gọi của mẹ con Âu Cơ: "Bố ở nơi nào mà để mẹ con tôi cô độc, ngày đêm buồn khổ thế này!” Tuy ở tận thủy phủ xa cách nghìn vạn dặm, mà Lạc Long Quân cũng nghe được, chỉ nháy mắt đã hiện về, v.v… Đó là những yếu tố hoang đường kì diệu nhất của truyền thuyết "Con Rồng, cháu Tiên".

Lạc Long Quân lấy Âu Cơ là một thiên diễm tình kì diệu. Cha Rồng mẹ Tiên nên mới có thể sinh ra được một cái bọc có một trăm trứng, nở ra một trăm đứa con trai tuấn tú, con cả là Hùng Vương. Hai tiếng "đồng bào" nghĩa là cùng chung một bọc, bắt nguồn từ sự tích thiêng liêng "Con Rồng, cháu Tiên”. Nó nói lên mỗi con người Việt Nam chúng ta đều cùng chung một cội nguồn, chung một dòng giống, cùng một huyết hệ vô cùng thân thiết. Hai tiếng "đồng bào" biểu lộ một cách chân thành tình yêu thương đoàn kết dân tộc.

Truyện "Con Rồng, cháu Tiên" là một huyền thoại tuyệt đẹp, giàu ý nghĩa. Nó giải thích, ca ngợi và khẳng định nguồn cội, dòng giống của con người Việt Nam ta là vô cùng cao quý (dòng giống Rồng Tiên). Truyện đã thể hiện một cách sâu xa niềm tự tôn tự hào dân tộc, khơi dậy tình yêu thương, đoàn kết dân tộc trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam chúng ta. Nó nhắc nhở tình nghĩa đổng bào và tình nghĩa cốt nhục vô cùng cao cả thiêng liêng. Đúng như nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã viết:

… "Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ…"

Mun Chăm Chỉ
29 tháng 5 2018 lúc 14:37

Truyện Con Rồng, cháu Tiên là truyền thuyết mang lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc khi tìm hiểu về nguồn cội của dân tộc ta.

“Con Rồng, Cháu Tiên” là loại truyện dân gian truyền miệng, kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến quá khứ; thường mang các yếu tố hoang đường, kì ảo. Truyện không chỉ hấp dẫn người đọc về cốt truyện, đặc sắc về nội dung lẫn nghệ thuật mà còn thể hiện ở cách đặt nhan đề.

Những chi tiết hoang đường có vị trí quan trọng trong việc tạo nên cốt truyện, không những vậy nó còn xuất hiện với tần suất lớn. Lạc Long Quân và Âu Cơ đều là “Thần”. Lạc Long Quân là thần nòi rồng, sống ở dưới nước, là con của thần Long Nữ, Âu Cơ là dòng tiên, sống ở trên núi, thuộc họ thần nông, nàng dạy loài người cách trồng trọt, chăn nuôi, cày cấy. Lạc Long Quân “sức mạnh vô địch, có nhiều phép lạ” còn Âu Cơ “xinh đẹp tuyệt trần”. Hai người đem lòng yêu nhau và Âu Cơ sinh ra được một bọc một trăm trứng, nở ra thành một trăm người con, năm mươi người con trai tài giỏi, tuấn tú giống bố và năm mươi người con gái xinh đẹp giống mẹ. Chi tiết kì lạ nhưng mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, cả đồng bào, dân tộc ta đều do một mẹ Âu Cơ sinh ra cùng trong một bọc trứng, cùng chung một cội nguồn, huyết thống, thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân ta, đồng thời cũng ngụ ý dù có khó khăn thì chúng ta hãy cùng tương trợ tương ái lẫn nhau bởi dân tộc ta là một gia đình. Như vậy, tưởng tượng giản dị đó của người Việt thật cao đẹp, thể hiện ngay ở nhan đề “Con Rồng cháu Tiên”, đó là sự kết tinh của tình yêu, là kết quả của mối lương duyên Lạc Long Quân- Âu Cơ.

Yếu tố kì ảo còn thể hiện ở sự nghiệp mở nước của Lạc Long Quân. Thần diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh đem lại cuộc sống ấm no, yên bình cho nhân dân. Đây là những loài yêu tinh sống hàng nghìn năm nhưng Lạc Long Quân là thần tài giỏi, sức mạnh phi thường và có nhiều phép biến hóa mới diệt được bọn chúng.

Truyện “Con Rồng Cháu Tiên” sử dụng phần lớn các yếu tố hoang đường, kì ảo nhằm khắc họa, to đậm vẻ đẹp phi thường của nhân vật, linh thiêng hóa nguồn cội, của con người, của dân tộc ta, để chúng ta thêm yêu, thêm tự hào về đất nước mình, đồng thời nó còn là yếu tố không thể thiếu tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện.

Qua tác phẩm, “Con Rồng Cháu Tiên” em càng thấy trân trọng nguồn cội của dân tộc hơn và luôn nhắc nhở em về tình đoàn kết, tình nghĩa đồng bào thiêng liêng mà cao cả.

-Chúc bạn học tốt-

Yukina Trần
29 tháng 5 2018 lúc 14:52

Trong kho tàng truyện dân gian của nước ta có một câu chuyện mà chúng ta không ai là không biết đó chính là Truyền thuyết về "Con Rồng cháu Tiên" việc người mẹ Âu Cơ lấy cha Lạc Long Quân rồi sinh ra một bọc trứng rồng 100 cái ấp ra được một trăm người con.

Nhưng sau đó, vì sự chia cắt nên Lạc Long Quân mang năm mươi người con xuống biển sinh sống còn mẹ Âu Cơ mang năm mươi người con trai lên rừng cai quản núi non của mình. Dù ở xa nhau người trên rừng, kẻ xuống biển nhưng trong dòng máu chảy của tất cả chúng ta đều chung một huyết thống, đều có tình anh em cùng cha cùng mẹ.

Câu chuyện này là sản phẩm của trí tưởng tượng của con người. Nên trong câu chuyện có những yếu tố ly kỳ hoang tưởng không có thật. Những người xưa muốn thông qua những tình tiết ly kỳ đó để giải thích với con cháu mai sau một truyền thống đạo lý tốt đẹp đó chính là ở đâu con người với nhau cũng đều là anh em, cùng chung huyết thống. Chính vì vậy, chúng ta phải thương yêu nhau không nên tranh giành, chém giết lẫn nhau.

Đồng thời thông qua câu chuyện Con Rồng cháu Tiên người xưa muốn ca ngợi, suy tôn nguồn gốc cao quý của giống nòi người Việt Nam chúng ta. Chúng ta chính là hậu duệ của tầng lớp con Rồng cháu Tiên, phải sống sao cho xứng đáng với truyền thống hào hùng anh dũng mà cha ông để lại.

phát biểu cảm nghĩ truyện con rồng cháu tiên

Lạc Long Quân chính là con trai của thần Long nữ ở Đông Hải vùng biển phía Đông, còn mẹ Âu Cơ chính là dòng dõi Thần Nông sống ở trên vùng núi phương Bắc

Mỗi vị thần đều có một vẻ đẹp và quyền lực riêng của mình. Trong đó, vẻ đẹp của Lạc Long Quân chính là sức mạnh và sự tài năng trong trí tuệ của người, thể hiện tinh thần dũng mãnh, anh hùng, tráng kiệt.

Thân hình của thần Lạc Long Quân được ví như một con Rồng cạn, vô cùng oai vệ, có thể sống được ở trên cạn cũng như dưới nước. Thần có sức mạnh vô song có thể trấn áp được bọn quỷ dữ, yêu tinh làm hại những người dân lương thiện.



Aoi Kiriya
8 tháng 6 2018 lúc 20:45

Ai sinh ra là người Việt Nam, lớn lên trong vành nôi lời ru của bà, của mẹ đều được nghe những truyện dân gian lý thú. “Con rồng cháu tiên” hay truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ là một trong những truyền thuyết hay và lâu đời nhất trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam. Em rất yêu thích truyền thuyết “Con rồng cháu tiên” từ thuở nhỏ. Truyện với những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo và hình tượng đặc sắc đã giải thích được nguồn gốc của giống nòi dân tộc Việt Nam cao quý.

Truyện kể về hai nhân vật là Lạc Long Quân và Âu Cơ đều là những vị thần tiên giỏi giang thần kỳ, tài năng xuất chúng, phẩm chất cao quý. Lạc Long Quân vốn thuộc nòi rồng, con trai Long nữ sống ở vùng biển. Lạc Long Quân vô cùng tài năng và đức độ, mình rồng, có sức mạnh phi thường và nhiều phép lạ. Thần giúp người dân diệt trừ nhiều loài yêu quái “Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh, những loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành. Thần còn dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và ăn ở”. Hình ảnh Lạc Long Quân trong truyền thuyết là biểu tượng đẹp về vị thần lớn của dân tộc ta, biểu tượng của đức tính nhân hậu của nhân dân và khí phách tinh hoa có từ xa xưa của dân tộc Việt. Còn Âu Cơ được tác giả dân gian miêu tả cũng vô cùng cao quý. Âu Cơ “thuộc dòng họ thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần”. Qua hình ảnh Lạc Long Quân và Âu Cơ, chúng ta thấy được sự cao quý, ấn tượng của các vị thần cũng như sự cao quý của nòi giống Việt.

Bên cạnh xây dựng hình tượng hai nhân vật là vị thần tiên, tác giả dân gian còn mang đến chi tiết mối lương duyên lạ kỳ. Đó là sự gặp gỡ đầy bất ngờ và kết duyên giữa rồng biển Lạc Long Quân và tiên trên núi là Âu Cơ. Chi tiết thể hiện sự đoàn kết, thống nhất giữa nhân dân Việt sống vùng đồng bằng, đồi núi với vùng biển sâu tạo nên một cộng đồng dân tộc Việt ngày nay. Âu Cơ mang thai và “sinh ra một bọc trăm trứng, trăm trứng lại nở ra trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn nhanh như thổi. Mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần”. Đây là một chi tiết kỳ ảo, thú vị, rất đặc sắc và có ý nghĩa lớn trong việc giải thích toàn dân tộc Việt Nam dù ở nơi đâu cũng xuất xứ là con một nhà, cùng chui ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ. Qua đó, tác giả dân gian thể hiện một niềm tự hào sâu sắc về nguôn cội con cháu của thần rồng, thần nông. Chi tiết đàn con lớn nhanh như thổi, mặt mũi khôi ngô ẩn chứa sức mạnh và nội lực của con người Việt Nam từ thuở xưa của dân tộc.

Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con, năm mươi người theo cha xuống miền biển sinh sống, năm mươi người theo mẹ sống trên miền đồng bằng, núi non. Bởi lẽ, Lạc Long Quân “vốn nòi rồng, ở miền nước thẳm”, Âu Cơ là “ròng tiên, ở chốn “non cao”, “kẻ ở cạn, người ở nước tính tình tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được”. Đó là chi tiết giải thích vì sao nhân dân ta có mặt ở khắp nơi trên mọi miền đất nước, cùng làm ăn sinh sống. Lạc Long Quân dặn dò Âu Cơ “kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn”. Lời dặn dò giúp đỡ lẫn nhau như nhắc nhở tinh thần đoàn kết, gắn bó keo sơn của toàn dân tộc sống trên đất Việt bởi chúng ta đều là anh em một nhà. Qua đó, tác giả dân gian ca ngợi tinh thần đoàn kết vốn đã là truyền thống lâu đời của dân tộc từ xa xưa, một đức tính vô cùng cao đẹp cần gìn giữ và phát huy

Người con trai cả của Lạc Long Quân và Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng vương, đóng đô ở Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Chi tiết nói lên sự ra đời của nhà nước Văn Lang và thời các vua Hùng. Bằng việc đan xen giữa các chi tiết lịch sử có thật và truyền thuyết về nguồn gốc con rồng cháu tiên, truyền thuyết càng khiến cho người đọc tin tưởng rằng toàn thể dân tộc Việt Nam đều được sinh ra từ bọc trăm trứng, khơi gợi niềm tự hào, tự tôn dân tộc cùng tinh thần đoàn kết của nhân dân ta từ bao đời. Các chi tiết tưởng tượng kỳ ảo đã đề cao nguồn gốc cao quý và mag lại những chi tiết ly kỳ, hấp dẫn cho người đọc.

Lắng nghe truyền thuyết Con rồng cháu tiên, chúng ta luôn cảm thấy tự hào sâu sắc và nêu cao tinh thần đại đoàn kết dân tộc để xây dựng đất nước giàu mạnh. Đọc truyện, em nhớ tới lời dạy của Bác Hồ kính yêu “các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Minh Tiến
Xem chi tiết
Trần Linh
Xem chi tiết
FC K-POP
Xem chi tiết
Phạm Phương Chi
Xem chi tiết
Lùn Gei
Xem chi tiết
Name?
Xem chi tiết
Gia Phát
Xem chi tiết
Makoto Kino
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Yến Nhi
Xem chi tiết