Câu 1:
Hãy chọn câu trả lời đúng.
Một vật có khối lượng 50 kg chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng nằm ngang khi có lực tác dụng là 35 N. Lực ma sát tác dụng lên vật trong trường hợp này có độ lớn là:
A. Fms = 35N.
B. Fms = 50N.
C. Fms > 35N.
D. Fms < 35N.
Câu 2:
Lực nào sau đây không phải là áp lực?
A. Trọng lượng của quyển sách đặt trên mặt bàn nằm ngang.
B. Lực búa tác dụng vuông góc với mũ đinh.
C. Lực kéo vật chuyển động trên mặt sàn.
D. Lực mà lưỡi dao tác dụng vào vật.
Câu 3:
Trong các hình trên hình nào cho biết trọng lượng của vật chính là áp lực của vật lên mặt sàn?
A. Hình 1.
B. Hình 1.
C. Hình 1.
D. Cả ba hình.
Câu 4:
Có các viên gạch giống hệt nhau với kích thước 5 x 10 x 20 (cm) được xếp ở ba vị trí như hình vẽ.Biết tại vị trí 2 có hai viên gạch được xếp chồng lên nhau. Hỏi áp lực do các viên gạch tác dụng lên mặt đất tại vị trí nào lớn nhất?
A. Tại vị trí 1.
B. Tại vị trí 2.
C. Tại vị trí 3.
D. Tại ba vị trí áp lực như nhau.
Câu 5:
HÃy chọn câu trả lời đúng.
Công thức tính áp suất là:
A. p = .
B. p = .
C. F = .
D. F = .
.
Câu 6:
Trường hợp nào trong các trường hợp sau có thể làm tăng áp suất của một vật lên vật khác?
A. Giữ nguyên áp lực tác dụng vào vật, tăng diện tích mặt bị ép.
B. Giữ nguyên áp lực tác dụng vào vật, giảm diện tích mặt bị ép.
C. Giữ nguyên diện tích mặt bị ép, giảm áp lực tác dụng vào vật.
D. Vừa giảm áp lực tác dụng vào vật vừa tăng diện tích mặt bị ép.
Câu 7:
Khi đi chân không vào nền nhà vừa láng xi măng thì ta thường để lại các vết chân. Muốn không để lại các vết chân thì người ta thường lót một tấm ván rộng lên và đi lên đấy. Ở đây chúng ta áp dụng nguyên tắc nào? Hãy chọn câu trả lời đúng.
A. Lót tấm ván để tăng trọng lượng của người tác dụng vào mặt sàn.
B. Lót tấm ván để giảm trọng lượng của người tác dụng vào mặt sàn.
C. Lót tấm ván để giảm áp suất tác dụng vào mặt sàn.
D. Lót tấm ván để tăng áp suất tác dụng vào mặt sàn
Câu 8:
Một người tác dụng áp suất 18000 N / m2 lên mặt đất. Biết diện tích mà chân người đó tiếp xúc với đất là 250cm2. Khối lượng của người đó là:
A. m = 45kg.
B. m = 72 kg.
C. m= 450 kg.
D. Một kết quả khác.
Câu 9:
Một vật có khối lượng 5kg được đặt trên mặt bàn nằm ngang với diện tích tiếp xúc là 40 cm2.
Áp suất của vật đó tác dụng lên mặt bàn là bao nhiêu? Hãy chọn kết quả đúng trong các kết quả dưới đây.
A. 125 N / m2.
B. 800 N / m2.
C. 1250 N / m2.
D. 12500 N / m2.
Câu 10:
Câu nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về áp suất chất rắn.
A. Chất rắn truyền áp lực đi theo phương song song với mặt bị ép.
B. Chất rắn truyền áp lực đi theo mọi phương.
C. Áp suất là độ lớn của áp lực trên mặt bị ép.
D. Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
Câu 11:
Điều nào sau đây đúng khi nói về áp suất:
A. Áp suất là độ lớn của áp lực trên mặt bị ép.
B. Áp suất tỉ lệ nghịch với độ lớn của áp lực.
C. Với áp lực không đổi áp suất tỉ lệ nghịch với diện tích bị ép.
D. Áp suất không phụ thuộc diện tích bị ép.
Câu 12:
Trong các trường hợp sau trường hợp nào làm tăng áp suất lên mặt bị ép?
A. Kê gạch vào các chân giường.
B. Làm móng to và rộng khi xây nhà.
C. Mài lưỡi dao cho mỏng.
D. Lắp các thanh tà vẹt dưới đường ray xe lửa.
Câu 13:
Khi đóng đinh vào tường ta thường đóng mũi đinh vào tường mà không đóng mũ đinh vào. Tại sao vậy? Hãy chọn câu trả lời đúng.
A. Đóng mũi đinh vào tường để tăng áp lực tác dụng nên đinh dễ vào hơn.
B. Mũi đinh có diện tích nhỏ nên với cùng áp lực thì có thể gây ra áp suất lớn nên đinh dễ vào hơn.
C. Mũ đinh có diện tích lớn nên áp lực nhỏ vì vậy đinh khó vào hơn.
D. Đóng mũi đinh vào tường là do thói quen còn đóng đầu nào cũng được.
Câu 14:
Khi nằm trên đệm mút ta thấy êm hơn khi nằm trên phản gỗ. Tại sao vậy?
Hãy chọn câu trả lời đúng.
A. Vì đệm mút mềm hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người giảm.
B. Vì đệm mút dầy hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người giả
C. Vì đệm mút dễ biến dạng để tăng diện tích tiếp xúc vì vậy giảm áp suất tác dụng lên thân người.
D. Vì lực tác dụng của phản gỗ vào thân người lớn hơn.
Câu 15:
Cho hình vẽ trên. Kết luận nào sau đây đúng khi so sánh áp suất tại các điểm A, B, C, D.
A. pA > pB > pC > pD .
B. pA > pB > pC = pD .
C. pA < pB < pC = pD .
D. pA < pB < pC < pD .
Câu 16:
Điều nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng.
A. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.
B. Áp suất tác dụng lên thành bình không phụ thuộc diện tích bị ép.
C. Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ nghịch với độ sâu.
D. Nếu cùng độ sâu thì áp suất như nhau trong mọi chất lỏng khác nhau.
Câu 17:
Hãy chọn câu trả lời đúng.
Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc:
A. Khối lượng lớp chất lỏng phía trên.
B. Trọng lượng lớp chất lỏng phía trên.
C. Thể tích lớp chất lỏng phía trên.
D. Độ cao lớp chất lỏng phía trên.
Câu 18:
Một thùng đựng đầy nứơc cao 80 cm. Áp suất tại điểm A cách đáy 20 cm là bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N / m3.
Hãy chọn đáp án đúng.
A. 8000 N / m2.
B. 2000 N / m2.
C. 6000 N / m2.
D. 60000 N / m2.
Câu 19:
Hai bình đáy rời có cùng tiết diện đáy được nhúng xuống nước đến độ sâu nhất định (hình).
Nếu đổ 1 kg nước vào mỗi bình thì vừa đủ để đáy rời khỏi bình. Nếu thay 1kg nước bằng 1kg chất lỏng khác có khối lượng riêng nhỏ hơn của nước thì các đáy bình có rời ra không?
Hãy chọn câu trả lời đúng.
A. Đáy bình A rời ra, đấy bình B không rời.
B. Đáy bình B rời ra, đấy bình A không rời.
C. Cả hai đáy cùng rời ra.
D. Cả hai đáy cùng không rời ra.
Câu 20:
Điều nào sau đây đúng khi nói về sự tạo thành áp suất khí quyển?
A. Do không khí tạo thành khí quyển có trọng lượng.
B. Do mặt trời tác dụng lực vào trái đất.
C. Do mặt trăng tác dụng lực vào trái đất.
D. Do trái đất tự quay.
Câu 21:
Câu nhận xét nào sau đây là SAI khi nói về áp suất khí quyển?
A. Độ lớn của áp suất khí quyển có thể được tính bằng công thức p= hd.
B. Độ lớn của áp suất khí quyển có thể được tính bằng chiều cao của cột thủy ngân trong ống Tôrixenli.
C. Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm.
D. Ta có thể dùng mmHg làm đơn vị đo áp suất khí quyển.
Câu 22:
Trong các hiện tượng sau đây hiện tượng nào KHÔNG do áp suất khí quyển gây ra.
A. Một cốc đựng đầy nước được đậy bằng miếng bìa khi lộn ngược cốc thì nước không chảy ra ngoài.
B. Con người có thể hít không khí vào phổi.
C. Chúng ta khó rút chân ra khỏi bùn.
D. Vật rơi từ trên cao xuống.
Câu 23:
Có một khúc gỗ và một thỏi sắt có kích thước hoàn toàn giống nhau được nhúng chìm trong nước. Hỏi lực đẩy Acsimet của nước lên vật nào lớn hơn?
Hãy chọn câu trả lời đúng.
A. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên thỏi sắt lớn hơn.
B. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên khúc gỗ lớn hơn.
C. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên hai vật như nhau.
D. Không so sánh được.
Câu 24:
Có một khúc gỗ và một thỏi sắt có cùng khối lượng được nhúng chìm trong nước. Hỏi lực đẩy Acsimet của nước lên vật nào lớn hơn? Biết khối lượng riêng của gỗ nhỏ hơn khối lượng riêng của sắt.
Hãy chọn câu trả lời đúng.
A. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên thỏi sắt lớn hơn.
B. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên khúc gỗ lớn hơn.
C. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên hai vật như nhau.
D. Không so sánh được.
Câu 25:
Câu nhận xét nào sau đây là đúng:
A. Chỉ khi vật bị nhúng trong chất lỏng thì mới chịu lực đẩy Acsimet.
B. Chỉ khi vật bị nhúng trong chất khí thì mới chịu lực đẩy Acsimet.
C. Chỉ khi vật đặt trên mặt đất thì mới chịu lực đẩy Acsimet.
D. Khi vật nhúng trong chất lỏng hoặc chất khí thì chịu lực đẩy Acsimet.
Câu 26:
HAi quả cầu được làm bằng đồng có thể tích bằng nhau, một quả đặc và một quả bị rỗng ở giữa ( không có khe hở vào phần rỗng ), chúng cùng được nhúng chìm trong dầu. Quả nào chịu lực đẩy Acsimet lớn hơn?
A. Quả cầu đặc.
B. Quả cầu rỗng.
C. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên hai quả cầu như nhau.
D. Không so sánh được.
Câu 27:
Hai thỏi nhôm có trọng lượng bằng nhau được treo thăng bằng về hai phía của một cân treo.
Đồng thời nhúng ngập một quả vào dầu, một quả vào nước. Hiện tượng gì sẽ xảy ra?
Hãy chọn câu trả lời đúng.
A. Cân nghiêng về phía thỏi nhôm nhúng trong dầu.
B. Cân nghiêng về phía thỏi nhôm nhúng trong nước.
C. Cân vẫn nằm thăng bằng.
D. Kim cân dao động xung quanh vị trí cân bằng.
Câu 28:
Hãy chọn câu trả lời đúng.
Một vật được thả vào dầu. Khi trọng lượng cuả vật lớn hơn lực đẩy Acsimets thì:
A. Vật bị chìm.
B. Vật nổi trên mặt thoáng.
C. Vật lúc nổi lúc chìm.
D. Vật lơ lửng.
Câu 29:
Bỏ đinh sắt vào một cái ly rỗng. Nếu rót thủy ngân vào ly thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? Biết trọng lượng riêng của sắt là 78000 N/ m3, trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000 N/ m3.
A. Đinh sắt chìm dưới đáy ly.
B. Đinh sắt nổi lên.
C. Lúc đầu nổi lên sau lại chìm xuống.
D. Đinh sắt lơ lửng trong thủy ngân.
Câu 30:
Một viên gạch thì chìm trong nước nhưng một mẩu gỗ lại nổi trên mặt nước. Câu trả lời nào sau đây là đúng?
A. Vì trọng lượng của gỗ nhỏ hơn trọng lượng viên gạch.
B. Vì lực đẩy Acsimet của nước vào gỗ lớn hơn vào gạch.
C. Vì viên gạch có kích thước lớn hơn mẩu gỗ.
D. Vì trọng lượng riêng của gạch lớn hơn trọng lượng riêng của nước còn trọng lượng riêng của gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của nướ