Câu 1: Cho ví dụ về tính đặc trưng của bộ NST ở một loài sinh vật cụ thể? Phân biệt bộ NST lưỡng bội và đơn bội.
Câu 2: Thế nào là di truyền liên kết? Hiện tượng này đã bổ sung cho quy luật phân ly độc lập của Menden như thế nào?
Câu 4: Thể đa bội là gì? Có thể nhận biết thể đa bội bằng mắt thường thông qua những biểu hiện gì?
1) -VD về tính đặc trưng của bộ NST:
Tế bào của mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về số lượng, hình dạng được duy trì ổn định qua các thế hệ.
+VD về số lượng NST: Ở người 2n=46, tinh tinh =48, gà =78, ruồi giấm =8, ngô =20, cà chua =24, mèo =38, thỏ =44,...
+VD về hình dạng NST: Ở ruồi giấm có 4 cặp NST với hình dạng khác nhau: 2 cặp hình chữ V, 1 cặp hình hạt, 1 cặp NST giới tính hình que (XX) ở con cái hay 1 hình que (X), 1 hình móc (Y) ở con đực.
-Phân biệt bộ NST lưỡng bội, đơn bội:
+Trong tế bào sinh dưỡng (tế bào xôma), NST tồn tại thành từng cặp tương đồng. Trong cặp NST tương đồng, 1 chiếc có nguồn gốc từ bố, 1 chiếc có nguồn gốc từ mẹ. Các gen trên cặp NST tồn tại thành từng cặp tương ứng. Bộ NST chứa các cặp NST tương đồng gọi là bộ NST lưỡng bội (2n).
+Trong tế bào sinh dục (giao tử) chỉ chứa 1 NST của mỗi cặp tương đồng. Bộ NST trong giao tử có NST giảm đi 1 nửa so với tế bào sinh dưỡng được gọi là bộ NST đơn bội (n).
4)-Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n (nhiều hơn n).
-Có thể nhận biết thể đa bội bằng mắt thường thông qua những biểu hiện là: Kích thước tế bào đa bội lớn, cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng phát triển mạnh và chống chịu tốt với điều kiện không thuận lợi của môi trường.
2)-Di truyền liên kết là hiện tượng 1 nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được qui định bởi các gen trên 1 NST cùng phân li trong quá trình phân bào.
-Hiện tượng này đã bổ sung cho quy luật phân li độc lập của Menđen là:
+Trong tế bào, số lượng gen lớn hơn số lượng NST rất nhiều, nên mỗi NST phải mang nhiều gen.
+Các gen phân bố theo chiều dài của NST và tạo thành nhóm gen liên kết.
+Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài thường ứng với số NST trong bộ đơn bội (n) của loài. VD ở ruồi giấm có 4 nhóm liên kết ứng với n=4.
+Sự PLĐL chỉ đúng trong trường hợp các gen qui định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST khác nhau.
+Sự di truyền liên kết phổ biến hơn sự di truyền PLĐL.