Văn bản ngữ văn 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Jang Min

Câu 1: (2,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:

Nếu được làm hạt giống để mùa sau

Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa

Vùi gì hơn làm người lính đi đầu

Trong đêm tối, tim ta làm ngọn lửa!

(Tố Hữu – Chào xuân 67)

a. Trong đoạn trích này, “điểm tựa” được dùng như một thuật ngữ vật lý hay không? Ở đây, nó có ý nghĩa gì?

b. Gọi tên biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn từng hình ảnh “tim” và “ngọn lửa”.

Câu 2: (2 điểm)

Lý giải tại sao tất cả các “nhân vật trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long đều không mang tên thật của mình? Từ đó hãy hát biểu chủ đề của cốt truyện.

Câu 3: (6 điểm)

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng.

Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy quanh lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao...

Ðất nước bốn nghìn năm

Vất vả và gian lao

Ðất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước.

(Thanh Hải – Mùa xuân no nhỏ)

Cảm nhận của em về đoạn thơ trên

Thời Sênh
27 tháng 11 2018 lúc 14:01

Câu 1: (2,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:

Nếu được làm hạt giống để mùa sau

Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa

Vùi gì hơn làm người lính đi đầu

Trong đêm tối, tim ta làm ngọn lửa!

(Tố Hữu – Chào xuân 67)

a. Trong đoạn trích này, “điểm tựa” được dùng như một thuật ngữ vật lý hay không? Ở đây, nó có ý nghĩa gì?

b. Gọi tên biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn từng hình ảnh “tim” và “ngọn lửa”.

BPTT : So sánh

Câu 2: (2 điểm)

Lý giải tại sao tất cả các “nhân vật trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long đều không mang tên thật của mình? Từ đó hãy hát biểu chủ đề của cốt truyện.

tất cả các nhân vật trong truyện đều không được gọi tên riêng,hay nói cách khác là tác giả đã cố tình vô danh hóa họ,bình thường hóa họ để phản ánh một sự thật rằng:Họ không phải là những con người cá biệt cụ thể mà là những con người bình dị nhất mà chúng ta có thể bắt gặp bất kì nơi đâu trên mọi nẻo đường,tổ quốc thân yêu.Bao nhiêu con người không tên không tuổi ấy đang âm thầm cống hiến hi sinh cho đất nước nhân dân. Câu 3: (6 điểm)

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng.

Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy quanh lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao...

Ðất nước bốn nghìn năm

Vất vả và gian lao

Ðất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước.

(Thanh Hải – Mùa xuân no nhỏ)

Cảm nhận của em về đoạn thơ trên

Mở đầu bài thơ là bức tranh mùa xuân của thiên nhiên được phác hoạ bằng vài nét chấm phá:

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc,

Ơi! con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời.

Chỉ bằng vài nét đơn sơ mà đặc sắc, với những hình ảnh nho nhỏ, thân quen, bình dị, nhà thơ đã vẽ lên bức tranh xuân thơ mộng, đậm phong vị xứ Huế. Bức tranh có không gian thoáng đãng, sắc màu tươi tắn, hài hoà và âm thanh rộn rã tươi vui của tiếng chim chiền chiện. Cách lựa chọn hình ảnh "dòng sông xanh", "bông hoa tím", cách sử dụng các từ ngữ "ơi", "chi" đi liền sau động từ "hót" khiến người đọc liên tưởng đến quê hương xứ Huế và cả tâm trạng say đắm hân hoan của tác giả

Văn mẫu lớp 9

Dường như thấp thoáng đâu đó trong câu thơ là màu xanh của dòng Hương Giang mềm mại và những tà áo dài tím biếc của những cô gái Huế mộng mơ, cùng với âm thanh rộn rã, tươi vui của tiếng chim chiền chiện, khiến mùa xuân của cố đô trầm mặc, chợt trở nên rực rỡ, rộn ràng. Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân còn được miêu tả ở chi tiết rất tạo hình:

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

Giọt âm thanh của tiếng chim thật trong, thật tròn, vang ngân giữa không gian, đọng lại thành từng giọt hữu hình long lanh như hạt ngọc, nhà thơ đưa tay hứng với tất cả sự trân trọng, đắm say. Sự chuyển đổi cảm giác khiến hình ảnh thơ trở nên lung linh, đa nghĩa góp phần diễn tả trọn vẹn hơn niềm say sưa, ngây ngất của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên, trời đất vào xuân

Từ mùa xuân của thiên nhiên, trời đất nhà thơ chuyển sang cảm nhận về mùa xuân của đất nước. Tác giả hướng tình cảm của mình tới những con người đang làm đẹp mùa xuân:

Mùa xuân người cầm súng

Lộc dắt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ.

Những câu thơ tạo ra hình ảnh sóng đôi đẹp như hai vế của câu đối mừng xuân nói về những người chiến sỹ bảo vệ và những người lao động dựng xây đất nước. "Lộc" theo bước chân người cầm súng ra trận, theo bàn tay người lao động ra đồng và gieo mùa xuân đến khắp mọi miền đất nước. Có lẽ bởi vậy mà không khí khẩn trương, rộn ràng, náo nức lan toả khắp tứ thơ:

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao.

Điệp từ "tất cả", từ láy "hối hả", "xôn xao" tạo nên nhịp điệu mùa xuân hối hả, hào hùng, mở ra những cảm nhận chan chứa tự hào về đất nước:

Đất nước bốn ngàn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước

Hình ảnh so sánh đẹp: "đất nước như vì sao" toả sáng, luôn vận động và phát triển không ngừng, có ý nghĩa định hướng, giục giã mọi người hăng say cống hiến xây dựng quê hương


Các câu hỏi tương tự
Lê Phạm Nhật Minh
Xem chi tiết
vũ thị thanh hảo
Xem chi tiết
Lê Phạm Nhật Minh
Xem chi tiết
Quỳnh Trần Thị Thúy
Xem chi tiết
Kau Nhok Tinh Nghich
Xem chi tiết
Hằng Nguyễn Thị
Xem chi tiết
Hằng Nguyễn Thị
Xem chi tiết
Phong Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Huyền My
Xem chi tiết