Cả hai bài thơ đều thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc, tâm hồn nhạy cảm, lạc quan, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đặc sắc về nội dung của hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng là : *
A. Cảnh vật vừa có màu sắc cổ điển vừa toát lên sức sống của thời đại.
B. Tâm hồn thi sĩ kết hợp thật đẹp với phẩm chất chiến sĩ trong con người Hồ Chí Minh.
C. Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật có giá trị biểu cảm cao.
D. Gồm yếu tố A và B.
Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn như yêu con người, yêu thiên nhiên, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Các câu tục ngữ trong bài học Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất nói riêng và tục ngữ nói chung nên được hiểu theo nghĩa nào ?
A. nghĩa đen.
B. Nghĩa bóng
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A, B và C đều sai
Văn bản mùa xuân của tôi nói về cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc được cảm nhận, tái hiện trong nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Chỉ rõ màu sắc cổ điển trong hai bài thơ của Bác; "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng"
Ngôn ngữ thơ Bà Huyện Thanh Quan trong bài “Qua Đèo Ngang” điêu luyện, trang nhã, mực thước, giàu tính ước lệ, đậm chất hoài cổ”. Nhận xét đó đúng hay sai ?
A. Đúng
B. Sai
Giản dị là một đức tính, một phẩm chất nổi bật và nhất quán trong lối sống, sinh hoạt, trong quan hệ với mọi người, trong công việc và cả trong lời nói, bài viết của Hồ Chí Minh. Điều đó đúng hay sai? A. Sai B. Đúng