Chọn dụng cụ, hóa chất cần thiết, nêu cách tiến hành, cho biết hiện tượng và viết phương trình phản ứng để chứng minh :
a. Tính chất hóa học của bazo (natri hidroxit tác dụng với muối).
b. Tính chất hóa học của muối (bari clorua tác dụng với axit).
Chất béo tác dụng với dung dịch kiềm tạo ra muối của axit béo (xà phòng) và glixerol (phản ứng xà phòng hóa):
a) Viết phương trình hoá học xà phòng hóa chất béo có công thức là \(\left(C_{17}H_{33}COO\right)_3C_3H_5\) ?
b) Để điều chế được 10kg xà phòng bánh loại 72% là \(C_{17}H_{33}COONa\) thì phải lấy bao nhiêu kg chất béo và bao nhiêu kg natri hiđroxit (không có sự hao phí trong sản xuất)?
Cho các chất sau: Na2O; CO2; SO3; BaO; CuO; CaO; BaO; K2O, H2O; HCl; H2SO4 loãng, NaOH, Ba(OH)2
a. Những chất nào tác dụng với dung dịch Ca(OH)2.
b. Những chất nào có thể tác dụng được với SO2.
Viết phương trình hóa học để minh họa cho các phản ứng xảy ra?
Câu 2: Cho các chất sau: CO2, Cu, H2SO4, KOH, FeCl2. Chất nào tác dụng với:
a. Na2O. b. AgNO3 c. NaOH d. Ba(OH)2
Viết phương trình hóa học cho các phản ứng.
Câu 1: Ngâm một đinh sắt sạch trong dung dịch đồng (II) sunfat. Nêu hiện tượng quan sát được? Viết PTHH xảy ra ( nếu có)
Câu 2: Nhỏ vài giọt dung dịch bạc nitrat vào ống nghiệm đựng dd Natri clorua. Nêu hiện tượng quan sát được? Viết PTHH xảy ra (nếu có).
Câu 3: Dẫn từ từ 6,72 lít khí CO2 ( ở đktc) vào dung dịch nước vôi trong dư.
a) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
b) Tính số gam kết tủa thu được sau phản ứng.
Câu 4: Nêu và giải thích hiện tượng xảy ra trong các trường hợp sau:
a) Nhỏ vài giọt dung dịch Ba(OH)2 vào ống nghiệm chứa dung dịch H2SO4.
b) Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào ống nghiệm chứa dung dịch HCl có sẵn mẩu quỳ tím.
Câu 5: Cho các chất sau: Zn(OH)2, NaOH, Fe(OH)3, KOH, Ba(OH)2.
a) Những chất nào có phản ứng với khí CO2?
b) Những chất nào bị phân hủy bởi nhiệt?
c) Những chất nào vừa có phản ứng với dung dịch HCl, vừa phản ứng với dung dịch NaOH?
Câu 6: Cho những oxit sau: BaO, Fe2O3, N2O5, SO2. Những oxit nào tác dụng với: a. Nước b. Axit clohiđric c. Natri hiroxit
Viết phương trình phản ứng xảy ra
Câu 7: Có 3 ống nghiệm, mỗi ống đựng một dung dịch các chất sau: Na2SO4 ; HCl; NaNO3. Hãy nhận biết chúng bằng phương pháp hóa học. Viết các PTHH xảy ra (nếu có).
Câu 8: Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt các lọ đựng các dung dịch sau: KOH; Ba(OH)2 ; K2SO4; H2SO4; HCl. Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có).
A là một hiđrocacbon no, mạch hở. Khi đốt cháy hoàn toàn một lượng A với lượng oxi vừa đủ thì thấy tổng số mol các chất trước phản ứng và sau phản ứng bằng nhau.
a) Xác định công thức phân tử của A
b) Viết các phương trình hóa học (ghi rõ điều kiện) thực hiện dãy chuyển hóa sau:
Cho biết: các chất trên đều là hợp chất hữu cơ, mỗi mũi tên ứng với một phương trình hóa học. Phân tử Z chỉ chứa có 1 nguyên tử Cl, R là một nguyên liệu quan trọng trong ngành công nghiệp chất dẻo.
Câu 2: Cho các chất sau: SO2, Cu, HCl, NaOH, CuCl2. Chất nào tác dụng với:
a. K2O. b. AgNO3 c. KOH d. CO2
Viết phương trình hóa học cho các phản ứng.
Cho 80 gam dung dịch NaOH 10% tác dụng vừa đủ với dd MgSO4 10%.
a. Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học? Tính khối lượng chất rắn thu được ?
b. Tính khối lượng dd muối MgSO4 tham gia phản ứng ?
c. Tính nồng độ phần trăm dung dịch muối sau phản ứng
Câu 3: Cho 80 gam dung dịch NaOH 10% tác dụng vừa đủ với dd MgSO4 10%.
a. Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học? Tính khối lượng chất rắn thu được ?
b. Tính khối lượng dd muối MgSO4 tham gia phản ứng ?
c. Tính nồng độ phần trăm dung dịch muối sau phản ứng
Câu 4: Cho 11,2 gam bột sắt tan vừa đủ trong dung dịch axit sunfuric 20% (khối lượng riêng của dung dịch là 1,2 gam/ml). Tính thể tích dung dịch axit sunfuric cần dùng?
Câu 5: Cho 400ml dd HCl 0,5 M tác dụng với 100 gam dd Ba(OH)2 16%. Tính khối lượng các chất sau phản ứng?