Tại một nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2, một con lắc đơn gồm một dây treo nhẹ không giãn có chiều dài l = 1m, vật nặng có khối lượng m = 400g. Kéo con lắc lệch khỏi vị trí cân bằng để dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc 45o rồi thả nhẹ cho con lắc chuyển động. Chọn mốc tính thế năng là mặt phẳng nằm ngang đi qua vị trí cân bằng của vật. Bỏ qua lực cản của không khí. Khi động năng của vật có giá trị bằng 1/3 cơ năng, hãy:
+ Xác định vị trí của vật
+ Xác định lực căng dây treo vật
Một lò xo nhẹ có chiều dài tự nhiên l0 = 20cm, k = 50N/m, đầu trên cố định, đầu dưới treo một vật khối lượng m = 100g. Từ vị trí cân bằng của vật, đưa vật tới vị trí sao cho lò xo nằm ngang mà ko biến dạng rồi thả nhẹ, bỏ qua ma sát, lấy g = 10m/s2. Tính chiều dài lò xo khi vật qua vị trí cân bằng.
hai vật nặng có cùng khối lượng m được buộc vào 2 đầu của thanh cứng,nhẹ AB có chiều dài 3l=1,5(m).thanhAB quay mặt phẳng thẳng đứng quanh trục O nằm ngang, cách B 1 đoạn OB=2l=1(m).lúc đầu AB ở vị trí thẳng đứng .cho thanh chuyển động không vận tốc ban đầu .tìm vận tốc của B tại vị trí thấp nhất
Một thanh AB tiết diện đều, khối lượng m=10kg được gắn đầu A vào tường và có thể quay ko ma sát quanh A. Buộc một dây BC nối đầu B với tường sao cho BC nằm ngang, treo thêm 1 quả nặng m1=10kg vào đầu B. Biết thanh AB hợp với tường 1 góc 30đ.
a) Tính lực căng dây BC.
b) Xác định lực đỡ của tường lên thanh AB.
Một buồng cáp treo chở người với khối lượng tổng cộng là 800kg đi từ vị trí xuất phát cách mặt đất 10 m tới một trạm dừng trên núi ở độ cao 550 m, sau đó lại đi tiếp tục tới trạm khác ở độ cao 1300 m.
a. Tìm thế năng trọng trường của vật tại vị trí xuất phát và tại các trạm trong các trường hợp:
- Lấy mặt đất làm mốc thế năng, g = 9,8m/s2.
- Lấy trạm dừng thứ nhất làm mốc thế năng.
b. Tính công do trọng lực thực hiện khi buồng cáp treo di chuyển từ
- Từ vị trí xuất phát đến trạm 1; từ trạm 1 đến trạm kế tiếp.
Một con lắc đơn gồm 1 dây nhẹ, không giãn dài l=0,8m, đầu trên của dây được gắn cố định tại I, còn đầu dưới gắn vật có khối lượng m=0,2kg. Từ vị trí cân bằng người ta truyền cho vận tốc ban đầu có độ lớn vo và có phương vuông góc với dây. Biết gia tốc trọng trường là g=10m/s2. Chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng của vật
a. Biết v0=5m/s. Tính vận tốc và lực căn của dây khi dây treo có phương nằm ngang.
b. Vận tốc vo phải có giá trị như thế nào để vật chuyển động tròn trong mặt phẳng thẳng đứng quanh I.
c. Nếu ban đầu con lắc được treo trên một chiếc xe lăn đang đứng yên có khối lượng M=0,4 kg xe có thể chuyển động không ma sát trên sàn ngang. Biết vo= 10m/s . Tính vận tốc cảu vật và của xe lăn khi vật ở vị trí cao nhất.
Từ h=20m so với mặt đất, 1 vật có m=800g với v=54km/h. Bỏ qua lực cản không khí, lấy g=10m/s2. a, Cơ năng của vật lúc ném lên, độ cao cực đại vật lên được. b, Tính động lượng cua vật và công của trọng lực đến khi vật chạm đất. c, Tìm vị trí vật có Wđ=4Wt
Câu 11. Tính công cần thiết để làm một vật có khối lượng 30kg đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 1m/s phải dừng lại. Coi lực tác dụng làm vật dừng lại là không đổi. Câu 12. Tính thế năng trọng trường của một vật có khối lượng 10kg đặt tại điểm A có độ cao 1m so với mặt đất, và khi đặt vật tại điểm B ở đáy giếng sâu 5m. Chọn mặt đất làm mốc tính thế năng và lấy g= 10m/s2.
CÂU 1: Chọn phát biểu đúng.
Động lượng của một hệ cô lập là một đại lượng
A. không xác định. B. bảo toàn.
C. không bảo toàn. D. biến thiên.
CÂU 2: Đơn vị của động lượng là:
A. N/s. B. Kg.m/s C. N.m. D. Nm/s.
CÂU 3: Vật chuyển động như thế nào thì động lượng của nó được bảo toàn?
A. Vật chuyển động thẳng đều.
B. Vật chuyển động tròn đều.
C. Vật chuyển động thẳng biến đổi đều.
D. Vật chuyển động thẳng biến đổi.
CÂU 4: Phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Khi không có ngoại lực tác dụng lên hệ thì động lượng của hệ được bảo toàn.
B. Vật rơi tự do không phải là hệ kín vì trọng lực tác dụng lên vật là ngoại lực.
C. Hệ gồm "Vật rơi tự do và Trái Đất" được xem là hệ kín khi bỏ qua lực tương tác giữa hệ vật với các vật khác (Mặt Trời, các hành tinh...).
D. Một hệ gọi là hệ kín khi ngoại lực tác dụng lên hệ không đổi.
CÂU 5: Chọn câu sai. Một hệ vật được xem là hệ kín khi
A. chỉ có các lực của các vật trong hệ tác dụng lẫn nhau.
B. không có ngoại lực tác dụng vào hệ.
C. các nội lực từng đôi trực đối nhau theo định luật III Niu-tơn.
D. ngoại lực tác dụng lên hệ vật rất lớn so với nội lực.
CÂU 6: Chọn câu đúng.
A. Trong một hệ kín, động lượng của mỗi vật luôn được bảo toàn.
B. Vectơ tổng động lượng của hệ hai vật luôn luôn có độ lớn bằng tổng độ lớn động lượng của mỗi vật.
C. Vectơ động lượng của vật luôn cùng hướng với chuyển động của vật.
D. Vật chuyển động thẳng biến đổi đều thì có động lượng không thay đổi.
CÂU 7: Chọn câu sai. Động lượng của mỗi vật phụ thuộc vào
A. vận tốc chuyển động của vật.
B. khối lượng của vật.
C. hệ quy chiếu được chọn để khảo sát chuyển động của vật.
D. quãng đường vật chuyển động.
CÂU 8: Chọn câu nhận định sai về động lượng.
A. Vectơ động lượng của một vật cho biết hướng chuyển động của vật.
B. Độ biến thiên động lượng của một vật bằng với ngoại lực tác dụng lên vật.
C. Tổng vectơ động lượng của một hệ kín được bảo toàn.
D. Động lượng của một vật phụ thuộc vào hệ quy chiếu.