Bài 23. Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI - XVIII

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Bxxsdfc

1.Ở Đàng Ngoài, chúa Trịnh có quan tâm đến phát triển nông nghiệp không?

2. Cường hào đem cầm bán ruộng công đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và

đời sống nông dân như thế nào?

3. Ở Đàng Trong, chúa Nguyễn có quan tâm đến sản xuất không? Nhằm mục đích

gì?

4. Chúa Nguyễn có biện pháp gì để khuyến khích khai hoang?

5. Chúa Nguyễn đã làm gì để mở rộng đất đai, xây dựng cát cứ?

6. Sự phát triển sản xuất có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình xã hội?

7. Thảo luận: Kinh tế nông nghiệp Đàng Trong và Đàng Ngoài khác nhau như thế

nào ?

8. Ở thế kỉ XVII, thủ công nghiệp phát triển như thế nào?

9. Việc xuất hiện nhiều chợ chứng tỏ điều gì?

10.Chúa Trịnh, chúa Nguyễn có thái độ như thế nào trong việc buôn bán với người

nước ngoài?

Help me! Đang cần gấp!!!

Phúc
12 tháng 3 2020 lúc 19:13

1.Ở Đàng Ngoài, chúa Trịnh có quan tâm đến phát triển nông nghiệp không?

Ở Đàng Ngoài, chúa Trịnh không quan tâm đến phát triển nông nghiệp.Những cuộc xung đột kéo dài giữa các tập đoàn phong kiến làm cho sản xuất nông nghiệp bị phá hoại nghiêm trọng. Chính quyền Lê - Trịnh ít quan tâm đến thuỷ lợi và tổ chức khai hoang.Ruộng đất bỏ hoang. Mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập

2. Cường hào đem cầm bán ruộng công đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân như thế nào?

- Ruộng đất công trong làng xã bị cường hào đem cầm bán đã gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân:

- Sản xuất nông nghiệp: Ruộng công không còn nhiều, tư liệu sản xuất bị đem bán => sản xuất nông nghiệp giảm sút nghiêm trọng.

- Đời sống nông dân: Ruộng công là ruộng nhà nước cấp phát cho nông dân để cày cấy nhưng nay bị cường hào đem bán => Nông dân mất ruộng đất, phải bỏ làng đi phiêu bạt khắp nơi, đời sống vốn đã cực khổ này càng khó khăn hơn.

3. Ở Đàng Trong, chúa Nguyễn có quan tâm đến sản xuất không? Nhằm mục đích gì?

Ở Đàng Trong, chúa Nguyễn rất quan tâm đến sản xuất.Để phát triển nông nghiệp, các chúa Nguyễn đã đưa ra hàng loạt các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp như:

+ Chính quyền tổ chức di dân khai hoang, cấp nông cụ, lương ăn, lập thành làng ấp.

+ Riêng ở Thuận Hóa năm 1771, chúa Nguyễn chiêu tập dân lưu vong, tha tô thuế binh dịch 3 năm, khuyến khích họ trở về quê hương làm ăn.

=> Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi nền nông nghiệp ở Đàng Trong phát triển rõ rệt.

4. Chúa Nguyễn có biện pháp gì để khuyến khích khai hoang?

Những biện pháp để khuyến khích khai hoang của Chúa Nguyễn

+) Cung cấp nông cụ, lương ăn, lập làng ấp.

+) Khuyến khích nhân dân về quê quán làm ăn.

+) Tha tô thuế binh dịch 3 năm.

8. Ở thế kỉ XVII, thủ công nghiệp phát triển như thế nào?

* Thủ công nghiệp:

- Các nghề thủ công truyền thống ngày càng phát triển, đạt trình độ cao như: làm gốm sứ, dệt vải lụa, làm giấy, làm đồ trang sức, rèn sắt, đúc đồng,…

- Nhiều nghề thủ công mới xuất hiện như: nghề khắc in bản gỗ, nghề làm đường trắng, nghề làm đồng hồ, làm tranh sơn mài.

- Số làng nghề tăng lên, một số thợ giỏi đã họp nhau rời làng ra các đô thị, lập phường vừa sản xuất vừa bán hàng.

- Nghề khai mỏ trở thành nghành kinh tế phát triển ở Đàng Trong và Đàng Ngoài.

10.Chúa Trịnh, chúa Nguyễn có thái độ như thế nào trong việc buôn bán với người nước ngoài?

Ban đầu tạo điều kiện cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán.Về sau hạn chế ngoại thương.

Khách vãng lai đã xóa
Trịnh Long
12 tháng 3 2020 lúc 21:37

Câu 4:

Ở Đàng trong, để phát triển nông nghiệp, các chúa Nguyễn đã đưa ra hàng loạt các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp như:

+ Chính quyền tổ chức di dân khai hoang, cấp nông cụ, lương ăn, lập thành làng ấp.

+ Riêng ở Thuận Hóa năm 1771, chúa Nguyễn chiêu tập dân lưu vong, tha tô thuế binh dịch 3 năm, khuyến khích họ trở về quê hương làm ăn.

=> Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi nền nông nghiệp ở Đàng Trong phát triển rõ rệt.

Câu 10:

Vì lo sợ rằng Thiên chúa giáo xâm nhập có ảnh hưởng mạnh mẽ.Nho giáo(hệ tư tưởng bảo vệ địa chủ,quý tộc phong kiến) đang ngày càng sơ cằn,li khai với quần chúng.Thiên chúa giáo lúc đó dựa vào quyền lợi con người và một số giáo sĩ hoạt động Đạo cũng là gián điệp cho thực dân xâm lược.Trước tình cảnh đó nhà Nguyễn đóng cửa không giao lưu buôn bán với các nước.

Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến thực dân Pháp xâm lược nước ta.

=>Hạn chế ngoại thương.

Khách vãng lai đã xóa
B.Thị Anh Thơ
13 tháng 3 2020 lúc 0:02

5.

Năm 1744, sau một thời kì phát triển ổn định của xã hội Đàng Trong, chúa Nguyễn Phúc Khoát quyết định xưng vương, thành lập triều đình trung ương, đổi 3 ti thành 6 bộ và đặt thêm quan chức. Các dinh vẫn giữ như cũ.

=> Với những việc làm như vậy, ta thấy việc làm của chúa Nguyễn Phúc Khoát có công trong việc mở mang vùng đất Đàng Trong, mở rộng lãnh thổ quốc gia. Các chúa Nguyễn nối tiếp nhau xây dựng chính quyền riêng của mình. Việc chúa Nguyễn Phúc Khoát quyết định xưng vương, thành lập chính quyền riêng ở Đàng Trong tạo ra nguy cơ chia cắt đất nước lâu dài.

7.Tham khảo tại đây nha :

Giáo án Lịch sử lớp 7 : Tên bài dạy : KINH TẾ, VĂN HÓA THẾ KỶ XVI XVIII - TaiLieu.VN

9.Chợ miêu tả khung cảnh buôn bán sôi động, hoạt động chủ yếu là buôn bán

→ Kinh tế phát triển.

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn uyên
Xem chi tiết
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Diệu Vy
Xem chi tiết
Huỳnh Văn Lực
Xem chi tiết
Karma Akabane
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Nhật Anh
Xem chi tiết
makhanhviet
Xem chi tiết
Nguyen Ngọc Thao
Xem chi tiết