Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Mạnh Nguyễn

1.Gần mực thì đen

  Gần đèn thì sáng

2.Uống nước nhớ nguồn

3.Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

4.Thương người như thể thương thân

5.Lá lành đùm lá rách

6.Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

Bài tập:

1. Giải thích nghĩa đen,nghĩa bóng 

2. Lấy dẫn chứng thể hiện nội dung của các câu ca dao

3. Nêu ý nghĩa

Lm đc câu nào thì lm nhé

>>>Ai nhanh mik tik nhé<<<

 

Tết
17 tháng 1 2020 lúc 19:27

Dàn ý Giải thích câu Uống nước nhớ nguồn

I. Mở bài: Giới thiệu về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”

Đây là câu tục ngữ nói về lòng biết ơn của con người. Kho tàng ca dao tục ngữ của nước ta rất phong phú và đa dạng, những câu ca dao, tục ngữ của ông bà ta luôn mang một ý nghĩa hết sức chân thực và dễ hiểu, mỗi câu tục ngữ đều mang một lời khuyên, một sự nhắc nhở tốt. Bên cạnh câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng” có ý khuyên ta về lòng biết ơn, thì câu “uống nước nhớ nguồn” cũng có ý nghĩa như vậy.

II. Thân bài

1. Giải thích câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn”

“Uống nước”: Là thành quả, là kết quả của người khác, chỉ việc hưởng thụ mà không làm gi hết

“Nguồn”: Là nơi bắt nguồn của nguồn nước, chúng ta có thể hiểu từ dung để thể hiện cho sự bắt nguồn của thành quả mà mình hưởng dược.

>> Câu tục ngữ như nhắc nhở chúng ta biết ơn những thành quả của thế hệ đi trước hay những người khác để lại

2. Lí do cần phải uống nước nhớ nguồn

Trong cuộc sống hằng ngày, trong xã hội thì các thành công và thành quả không có cái nào là không có nguồn gốc , không do sức lao động của con người tạo nênCủa cải do bàn tay ta lao động tạo nên, con cái do cha mẹ tạo nên, đất nước trở nên giàu đẹp là do cha ông ta đã giữ gìn và xây dựngLòng biết ơn là một đức tính tốt, ta cần phải có lòng biết ơn

3. Cần làm gì để có được lòng biết ơn

Chúng ta cần tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộcRa sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình và đồng thời tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài.Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người

III. Kết bài

Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn”Bài học kinh nghiệm rút ra từ câu tục ngữ

Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn

Từ ngàn đời xưa, ông cha ta đã để lại cho thế hệ sau những bài học đáng giá và đáng để chúng ta học hỏi và suy ngẫm. Những câu ca dao tục ngữ đó được đúc kết từ những bài học kinh nghiệm quí giá. Một trong những câu tục ngữ có tính chất răn dạy con người chúng ta chính là câu tục ngữ. “Uống nước nhớ nguồn”. Ngay ở câu tục ngữ khi chúng ta đọc lên cũng có thể suy luận ra nhiều bài học đáng giá.

“Uống nước nhớ nguồn” là một câu tục ngữ đã được đúc rút từ hàng nghìn đời nay và cho tới bây giờ nó vẫn chứa đựng nhiều ý nghĩa và răn dạy cho những người thế hệ sau đặc biệt là thế hệ trẻ có bổn phận học hỏi và ghi nhớ những công ơn của những con người đi trước.

Theo nghĩa đen của câu tục ngữ. “Uống nước nhớ nguồn” thì chúng ta có thể hiểu rằng. Mỗi con sông mỗi con suối đều bắt nguồn từ một nguồn lớn và cho dù hàng trăm dòng chảy lớn bé như thế nào thì cũng bắt đầu từ một nguồn. Chính vì vậy mỗi khi chúng ta lấy nước lấy nước để ăn uống để sinh hoạt thì càng phải biết ơn những nguồn lớn đã sản sinh ra những dòng nước như bây giờ cho chúng ta sinh hoạt, cho chúng ta có để uống để tưới tiêu. Đây chính là lúc mà con người chúng ta cần phải biết ơn từ những cái đơn giản nhất, biết ơn thiên nhiên vì tạo hóa đã cho ta đã ban tặng cho ta một nguồn sống quí giá.

Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn theo nghĩa bóng cũng mang tới cho chúng ta những bài học mang tính giáo dục sâu sắc. Câu tục ngữ khuyên răn chúng ta phải biết sống biết ơn, ghi nhớ những công lao và những gì người khác đã phải hi sinh xương máu để giành giật được. Câu tục ngữ mang ý nghĩa xuyên suốt nhiều mặt của cuộc sống của mỗi con người

Từ khi chúng ta sinh ra trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước có biết bao con người đã hi sinh và nằm xuống bỏ lại mạng sống của chính họ nơi chiến trường mà cũng có thể là viễn xứ để đánh đổi lấy cuộc sống yên bình cho những người dân Việt Nam. Và để có cuộc sống ấm no như bây giờ thì chúng ta cần biết ơn những người đã nằm xuống vì cuộc sống hòa bình hiện tại.

Bản thân chúng ta sinh ra mỗi người con người cháu lại có bổn phận phải biết ơn kính trọng những người lớn tuổi phải biết kính trên nhường dưới kính trọng ông bà cha mẹ. Họ là những người sinh ra chúng ta là người dạy dỗ chỉ bảo cho chúng ta nên người. Có họ mới có cuộc sống của chúng ta ngày hôm nay.

Những hạt lúa hạt gạo thơm dẻo là công lao bao ngày chăm sóc của những người nông dân chân lấm tây bùn, khi chúng ta cầm bát cơm lên chúng ta phải biết những gì là quan trọng những gì là quí giá. Có họ chúng ta mới có cơm ăn mới có ấm no.

Những bài học làm người bắt đầu từ sự biết ơn và lời nói cảm ơn. Những hành động nhỏ nhặt đó sẽ không mất nhiều thời gian của chúng ta nhưng đổi lại thì mỗi chúng ta lại thấy bản thân làm được những điều có ý nghĩa vô cùng. Nó sưởi ấm và đổi lại nụ cười của mỗi con người trên môi. Lòng biết ơn quí trọng những người đã tạo cho mình cuộc sống này, hãy biết ơn rằng chính hôm nay bạn phải cảm ơn cha mẹ cảm ơn bạn bè cảm ơn những người nông dân vì đã cho bạn một sự sống đáng quí hơn thế.

Khách vãng lai đã xóa

câu 3 : 

Nội dung : 

+  nghĩa đen : ăn quả cây nào nhớ người trồng cây đó

+ nghĩa bóng : khi được hưởng thành quả phải nhớ đến công người gây dựng lên

Dẫn chứng thể hiện nội dung của các câu ca dao : khuyên con người sống theo đạo lý tốt đẹp

Khách vãng lai đã xóa

câu 7 : 

Nội dung : khuyên con người biết yêu thương người khác như chính bản thân mình

- cách sống cách đối xử giữa người với người

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Văn Nguyênn
17 tháng 1 2020 lúc 19:43

câu 1 TN 1

-Ngĩa đen:

+Mực : Là loại mực Tàu thường được các thầy đồ dùng để viết chữ thời xưa. Có màu đen tuyền

+"Gần mực thì đen" : Tức là nếu ở gần mực sẽ bị dây bẩn, lấm lem

+Đèn: Là vật dụng thắp sáng cho con người

+  "Gần đèn thì rạng" : Tức là nếu gần ánh sáng những nơi có ánh sáng thì cũng sẽ được chiếu sáng, rạng rỡ.

- Nghĩa bóng:

+ "Mực" : Tức là những môi trường, những phần tử xấu xa, tiêu cực trong cuộc sống.

+ "Đèn" : Tức là những điều tốt đẹp, tích cực.

2 - Dẫn chứng:

+ Mẹ của Trang Tử ba lần chuyển trường học cho con.

+ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đã lánh xa chốn quan trường đầy những âm mưu đen tối để về làm bạn cũng núi rừng "Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn người đến chốn lao xao".

- Liên hệ với thực tế hiện nay: Lời khuyên răn của ông cha còn nguyên giá trị

+ Đối với gia đình: Một gia đình hạnh phúc, bố mẹ luôn giáo dục con cái, hướng con cái tới những điều tốt đẹp thì chúng sẽ trở thành những người có ích cho xã hội. Ngược lại gia đình bố mẹ bất hòa, con cái sẽ dễ dẫn tới sa ngã, thành những người xấu.

+ Đối với xã hội: Phải luôn biết chọn người để giao lưu học hỏi, biết chọn lựa những người có đạo đức, ngay thẳng để học được những điều hay. Nếu gặp những người bạn chưa tốt, có thể khuyên răn để họ trở thành những người tốt hơn.

3 - Ý nghĩa của câu tục ngữ: Ông cha ta muốn răn dạy con cháu rằng trong cuộc sống phải biết học những điều tốt đẹp, chọn những người bạn tốt để học được điều hay. Nên tránh xa những cái xấu, cái tiêu cực, thói hư tật xấu, không lành mạnh dễ ảnh hưởng trở thành người xấu.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Văn Nguyênn
17 tháng 1 2020 lúc 19:44

chi tiết câu TN 1

I. Lập Dàn Ý

1. Mở bài:

- Tục ngữ là những lời khuyên răn của ông cha dành cho con cháu

- Môi trường sống và những người xung quanh ảnh hưởng tới nhân cách và đạo đức của con người.

- Vậy nên ông cha đã dạy bảo con cháu qua câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng".

2. Thân bài:

- Giải thích câu tục ngữ:

+ "Mực": Là loại mực Tàu thường được các thầy đồ dùng để viết chữ thời xưa. Có màu đen tuyền

+ "Đèn": Là vật dụng dùng để thắp sáng cho con người.

+ "Gần mực thì đen" : Tức là nếu ở gần mực sẽ bị dây bẩn, lấm lem

+ "Gần đèn thì rạng" : Tức là nếu gần ánh sáng những nơi có ánh sáng thì cũng sẽ được chiếu sáng, rạng rỡ.

- Nghĩa bóng:

+ "Mực" : Tức là những môi trường, những phần tử xấu xa, tiêu cực trong cuộc sống.

+ "Đèn" : Tức là những điều tốt đẹp, tích cực.

+ "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng": Muốn khuyên mọi người, nhất là lớp trẻ cần biết "chọn bạn mà chơi", chọn những con người tốt đẹp để học được những điều hay, điều phải trong cuộc sống.

- Ý nghĩa của câu tục ngữ: Ông cha ta muốn răn dạy con cháu rằng trong cuộc sống phải biết học những điều tốt đẹp, chọn những người bạn tốt để học được điều hay. Nên tránh xa những cái xấu, cái tiêu cực, thói hư tật xấu, không lành mạnh dễ ảnh hưởng trở thành người xấu.

- Dẫn chứng:

+ Mẹ của Trang Tử ba lần chuyển trường học cho con.

+ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đã lánh xa chốn quan trường đầy những âm mưu đen tối để về làm bạn cũng núi rừng "Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn người đến chốn lao xao".

- Liên hệ với thực tế hiện nay: Lời khuyên răn của ông cha còn nguyên giá trị

+ Đối với gia đình: Một gia đình hạnh phúc, bố mẹ luôn giáo dục con cái, hướng con cái tới những điều tốt đẹp thì chúng sẽ trở thành những người có ích cho xã hội. Ngược lại gia đình bố mẹ bất hòa, con cái sẽ dễ dẫn tới sa ngã, thành những người xấu.

+ Đối với xã hội: Phải luôn biết chọn người để giao lưu học hỏi, biết chọn lựa những người có đạo đức, ngay thẳng để học được những điều hay. Nếu gặp những người bạn chưa tốt, có thể khuyên răn để họ trở thành những người tốt hơn.

3. Kết bài:

- Rút ra bài học cho bản thân từ câu tục ngữ

- Cần học tập rèn luyện để xứng đáng với lời dạy của cha ông để lại.

II. Bài Viết

Từ xưa, ông cha ta đã luôn đúc kết những lời khuyên răn từ những điều giản đơn trong cuộc sống, đó là kho tàng ca dao tục ngữ với ngụ ý khuyên dạy con cháu nên người trong đó có câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng". Đây là một câu dạy bảo của ông cha với hàm ý cho chúng ta biết tầm quan trọng của môi trường sống cũng như những người xung quanh đến nhân cách cũng như đạo đức của một con người.

Tục ngữ là một kho tàng vốn sống, kinh nghiệm sống vô cùng quý báu của thế hệ trước dành cho những lớp thế hệ sau. Từ những hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống thường ngày, ông cha đã đúc kết ra những bài học sâu xa qua từng câu chữ. Với câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng", cha ông đã mượn những vật dụng vô cùng thân thuộc với mỗi người để dạy ta một đạo lý, một bài học. "Mực" vốn là loại mực Tàu dùng để viết của những ông đồ ngày xưa, có màu đen tuyền, dùng để mài cùng nước lấy mực viết. "Đèn" là một vật dụng dùng để thắp sáng cho con người, soi tỏ mọi vật. "Gần mực thì đen" tức là nếu khi tiếp xúc, sử dụng mực mà không khéo, ta có thể bị vấy bẩn bởi mực, dễ bị lem nhem, xấu xí. "Gần đèn thì rạng" tức là nếu gần nơi có ánh sáng thì ta sẽ được soi tỏ bởi lớp ánh sáng ấy, dễ tỏa ra hào quang rực rỡ hơn người khác.

Mượn những hình ảnh dễ thấy, dễ hiểu, người xưa muốn khuyên răn con cháu một bài học về tầm quan trọng của môi trường sống khi nó ảnh hưởng tới nhân cách của một con người. Con người ta khi sống trong một môi trường lành mạnh, được giáo dục và dạy bảo những điều hay điều tốt thì nhất định cũng sẽ trở thành một người có nhân cách, có đạo đức tốt.Giống như đèn hay cách so sánh "Gần đèn thì rạng", nếu ta được sống trong một môi trường với những người có đạo đức tốt, giỏi giang, biết cách cư xử, lễ phép thì đó chính là ngọn "đèn" soi tỏ, giúp người đó hình thành nhân cách cũng như phẩm chất đạo đức tốt. "Đèn" là tượng trưng cho những điều tốt đẹp, điều hay lẽ phải trong cuộc sống. Còn "Mực" tức là những điều xấu, điều không tốt, không lành mạnh, "gần mực" tức là gần những cái xấu, dễ bị ảnh hưởng, bị vấy bẩn nếu "gần mực" mà không khéo léo, chắc chắn sẽ bị dính bẩn.

Qua những hình ảnh trên, hẳn mỗi người trong chúng ta cũng nhận ra lời khuyên mà ông cha ta muốn dành cho chúng ta qua câu tục ngữ trên. Rằng mỗi người phải biết tu dưỡng đạo đức, phải biết chọn những người bạn hiền để cùng tu tập đạo đức, nhân cách cũng như trí tuệ. Ngoài ra, ta cũng nên tạo ra những môi trường lành mạnh để mọi người có thể cùng nhau phát triển, soi sáng lẫn nhau, mỗi người đều là ngọn "đèn" để người khác được soi tỏ. Đừng sa đà vào những điều xấu xa sẽ bị "lấm bẩn" trở thành một vệt mực xấu xí, bao người xa lánh. Mỗi chúng ta cũng cần tôi rèn ý chí kiên cường trước mọi hoàn cảnh khó khăn, để dù trong hoàn cảnh khó khăn, ta vẫn biết vươn lên, biết tránh những điều xấu, bảo vệ được nhân cách đạo đức của mình.

Không phải ngày nay, mà từ xưa, câu nói của cha ông đã được bao đời kiểm nghiệm và thực hiện, Chúng ta biết đến một Trang Tử đạo cao, đức trọng, hiểu biết thâm sâu, nhưng lại không hề biết sau ông có một người mẹ hiền đã nuôi dạy ông nên người. Xưa kia, nhà Trang Tử vốn ở gần trường học, nhưng trường học đó lại có những đứa trẻ hay gây gổ, bắt nạt bạn bè, không chịu khó học hành. Lo sợ Trang Tử sẽ bị ảnh hưởng bởi những điều xấu xa, những vết "mực" từ bạn bè, bà đã chuyển nhà tới gần một trường học khác. Nhưng trường học này cũng không có những người bạn hiền, giỏi giang để Trang Tử có thể học hỏi, chính vì thế bà lại chuyển nhà. Đến lần thứ ba, bà đã tìm được một ngôi trường ưng ý để Trang Tử có thể học hành, tu dưỡng tại đó, và sau này là người được lưu danh muôn thuở, là kẻ học sâu hiểu rộng. Vậy ta mới thấy môi trường và bạn bè ảnh hưởng tới việc hình thành nhân cách cũng như đạo đức của một đứa trẻ đến mức nào!

Cũng như một Nguyễn Bỉnh Khiêm tài giỏi một đời không chịu đựng nổi chốn quan trường quỷ kế đã một mình cáo quan về ở ẩn tại rừng trúc

"Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người tới chốn lao xao"

Ông lo sợ chốn quan trường ấy sẽ biến mình trở thành một kẻ đầy mưu mô, tham lam. Vậy nên môi trường không chỉ hình thành nhân cách mà còn ảnh hưởng vô cùng tới nhân cách một người. Phải luôn biết chọn cho mình con đường trong sáng, lành mạnh để giữ được nhân cách làm người.

Không chỉ với người xưa, mà lời khuyên cha ông ta "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" còn nguyên giá trị tới tận ngày nay. Trong một gia đình, nếu cha mẹ hòa thuận, yêu thương nhau, luôn giáo dục con cái phải biết lễ phép, học hỏi những điều tốt thì chắc chắn những đứa trẻ đó lớn lên sẽ là những người có phẩm cách tốt. Bởi vì cha mẹ chính là tấm gương, là ngọn "đèn" soi tỏ con đường con cái mình đi. Chính môi trường mà cha mẹ tạo dựng cũng như tính cách, sự giao tiếp, đối xử lẫn nhau của cha mẹ là kim chỉ cho mỗi đứa con của mình. Gia đình là một phần nhỏ của xã hội, gia đình tốt thì xã hội tốt. Tuy nhiên, không phải ai cũng là những người bạn tốt, những người thầy tốt mà ta đáng học hỏi, vậy nên phải biết chọn lấy người để chơi, để học tập cùng. "Học thầy không tày học bạn", hãy biết chọn những người có tư cách đạo đức tốt, ngay thẳng để cùng nhau học hỏi. Chỉnh bản thân ta cũng phải biết tu dưỡng học hỏi tốt để có thể trở thành một ngọn "đèn" soi tỏ cho người khác.

Trong xã hội, vẫn còn đâu đó những thành phần cá biệt, là "mực", là những điều xấu. Vậy nên mỗi con người cần chú ý tu tập, rèn luyện để có thể hướng những người khác trở thành một con người tốt, một ngọn "đèn" rạng chứ không phải một viên "mực" đen.

Từ câu tục ngữ trên, ta đã rút ra được bài học cho chính mình, phải biết học hỏi bạn bè, cũng như biết cách chọn lấy những người bạn tốt, những môi trường tốt để rèn luyện, tránh xa những cái xấu, cái không lành mạnh và phải luôn rèn luyện cho xứng đáng với lời dạy của cha ông ta.

Bên cạnh nội dung Giải thích câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" các em cần tham khảo thêm những bài phân tích, giải thích tục ngữ khác như Giải thích câu tục ngữ "Có chí thì nên" hay phần Giải thích câu tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim" nhằm củng cố kiến thức Ngữ Văn của mình.

Khách vãng lai đã xóa
Mạnh Nguyễn
22 tháng 1 2020 lúc 19:47

Viết theo từng ý chứ ko phải viết ra thành bài văn luôn đâu nha^~^

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Black Haze
Xem chi tiết
_____Teexu_____  Cosplay...
Xem chi tiết
Phạm Việt Trinh
Xem chi tiết
~Tiểu Hoa Hoa~
Xem chi tiết
Nguyễn Quỳnh Như
Xem chi tiết
khánh
Xem chi tiết
_____Teexu_____  Cosplay...
Xem chi tiết
Thư Nguyễn
Xem chi tiết
haidang
Xem chi tiết