Chương II. Vận động

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Linh Nhật

1) nêu các biện pháp tăng cường thể lực
2) Hiện tượng mỏi cơ là j? Nêu ng nhân dẫn đến hiện tương mỏi cơ
3) Khi bị đuối nước, bỏng hoặc gãy xương tay ta nên làm j
4) Kể tên 1 số tai nạn giao thông thường gặp trg cuộc sống? Nêu nguyên tắc chống tai nạn giao thông
5) phân biệt các tật khúc xạ của mắt. Nêu ng nhân gây cận thị, viễn thị. Trình bày cách phòng tránh tật cận thị
6) Trình bày ng nhân gây cong vẹo cột sống và cách phòng tránh
Jup mk vs mk cần gấp

Hải Đăng
21 tháng 10 2018 lúc 20:28

6) Trình bày ng nhân gây cong vẹo cột sống và cách phòng tránh

Cong vẹo cột sống có thể gặp ở mọi lứa tuổi, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các nguyên nhân có thể gặp:
- Do bẩm sinh, do tập ngồi, tập đi quá sớm
- Tư thế trong học tập, làm việc không đúng
- Yếu tố di truyền
- Chiều dài chân không đồng đều
- Các bệnh lý liên quan đến tùy sống hay thần kinh cơ
- Bệnh lý xương khớp như còi xương, suy dinh dưỡng, giảm mật độ xương, loãng xương
- Trong đó có đến 75% trường hợp dị tật cột sống không rõ nguyên nhân.

- Việc điều trị sớm có tầm quan trọng đặc biệt nhằm ngăn chặn sự biến dạng cột sống dẫn tới biến dạng tư thế, khung chậu, thậm chí ảnh hưởng tới khả năng hô hấp và tuần hoàn.
- Đối với trường hợp vẹo cột sống nhẹ và không tiến triển thì không cần điều trị. Một số trường hợp, các biện pháp kỹ thuật điều trị thông thường như vật lý trị liệu, thể dục liệu pháp, chỉnh lại tư thế đứng ngồi trong sinh hoạt tình trạng bệnh sẽ được ổn định.
- Đối với trẻ chưa thành niên bị vẹo cột sống, có thể áp dụng biện pháp chỉnh hình đôi nẹp. Tuy nhiên, phương pháp này không đảm bảo hiệu quả 100%. Trong một số trường hợp, nẹp chỉ có thể ngăn chặn tình trạng trở nên xấu đi hoặc trì hoãn phẫu thuật.
- Với người trưởng thành, cột sống không còn mềm dẻo, đã có biến dạng nặng thì việc điều trị có khó khăn. Trong trường hợp này, có thể phải phẫu thuật chỉnh hình nhờ vào một loại nẹp kim loại đặc biệt được đặt cố định vào cột sống trong thời gian dài để nắn chỉnh. Các bước phẫu thuật phụ thuộc vào mức độ biến dạng của cột sống, nói chung là khá tốn kém cả về tiền bạc và thời gian.

Hải Đăng
21 tháng 10 2018 lúc 20:33

5) phân biệt các tật khúc xạ của mắt. Nêu ng nhân gây cận thị, viễn thị. Trình bày cách phòng tránh tật cận thị

Cận thị

Là mắt có công suất khúc xạ quá mạnh so với chiều dài nhãn cầu, vì thế các tia sáng song song vào mắt sẽ hội tụ trước võng mạc. Nói cách khác, mắt cận thị có tiêu điểm sau trước võng mạc. Ảnh sẽ mờ đi.

Có 2 loại cận thị:

Cận thị trục (cận thị đơn thuần) như đã nói trên, là sự mất quân bình giữa chiều dài của mắt và lực khúc xạ của nó. Nhưng 2 chỉ số này vẫn nằm trong giới hạn bình thường. Đây là loại cận thị thường gặp, bắt đầu ở lứa tuổi đi học, nhỏ hơn 6 độ, không có những tổn thương thực thể ở mắt.

Cận thị bệnh lý: chiều dài của mắt, quá giới hạn bình thường. Cận trên 6 độ, có thể 20 - 30 độ. Có những tổn thương, hư biến ở mắt, có tính di truyền.

Viễn thị

Là mắt có công suất khúc xạ kém so với chiều dài của mắt, vì thế các tia sáng vào mắt sẽ hội tụ sau võng mạc. Nghĩa là tiêu điểm sau nằm sau võng mạc. Nhìn vật thấy mờ, không rõ nét.

Nguyên nhân phổ biến của viễn thị là trục nhãn cầu ngắn. Ở trẻ em mới sinh thường có một độ viễn thị nhẹ từ 2 - 3 độ. Trong quá trình phát triển, cùng với sự trưởng thành của cơ thể, nhãn cầu cũng dài thêm ra, mắt sẽ trở thành chính thị. Nếu sự phát triển này không trọn vẹn sẽ gây nên viễn thị.

Loạn thị

Là mắt có hệ quang học không phải là lưỡng chất cầu. Nghĩa là bề mặt giác mạc không phải đồng nhất hình cầu mà có những kinh tuyến với các đường kính khác nhau. Do đó ảnh của một điểm qua hệ quang học này không phải một điểm mà là một đường thẳng. Như vậy viễn thị và loạn thị khác nhau về khúc xạ. Mắt loạn thị có thể đi cùng với cận và viễn thị. Điều chỉnh kính cho mắt loạn thị phức tạp hơn so với mắt cận và viễn.

Triệu chứng chung của tật khúc xạ là nhìn xa không rõ, hay mỏi mắt, nhức đầu. Đối với trẻ em, khi nhìn trên bảng không rõ, hay nheo mắt, cầm sách đọc quá gần, hay đỏ mắt, nhức mỏi mắt, nhìn mờ, rất có thể là bị tật khúc xạ, cần cho trẻ đi khám.

Nguyên nhân cận thị

Cận thị xảy ra khi trục nhãn cầu quá dài, liên quan đến công suất hội tụ của giác mạc và thể thủy tinh của mắt, khiến những tia sáng đi vào mắt hội tụ tại một điểm trước võng mạc thay vì đúng ngay tại võng mạc. Bệnh cũng có thể xảy ra do giác mạc và/hoặc thể thủy tinh quá cong so với nhãn cầu. Trong một vài trường hợp, cận thị còn do sự kết hợp của các nguyên nhân trên.

Cận thị thường bắt đầu khi còn nhỏ và con cái sẽ có nguy cơ mắc tật cận thị cao hơn nếu cha mẹ cũng bị cận. Trong hầu hết trường hợp, bệnh sẽ ít tăng độ hơn khi trưởng thành; nhưng thỉnh thoảng nó vẫn tiếp tục tiến triển theo tuổi.

Nguyên nhân gây viễn thị

Viễn thị xảy ra khi các tia sáng đi vào mắt hội tụ sau võng mạc. Người viễn thị có trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường. Một số trẻ em sinh ra đã bị mắc tật viễn thị, và một số trẻ có khả năng hết viễn thị khi lớn. Đôi khi ta nhầm lẫn viễn thị với lão thị, vì cả hai đều gây ra khó khăn cho tầm nhìn gần, tuy nhiên nguyên nhân mắc hai tật này là khác nhau.

Phòng chống tật cận thị:

- Điều chỉnh sự điều tiết của mắt: khám mắt ở địa chỉ uy tín, đo thị lực và đeo kính hợp lý. Hướng dẫn các em học tập và giải trí đúng cách: ngồi học đúng tư thế, nơi đủ ánh sáng, giữ đúng khoảng cách khi xem ti vi, chơi vi tính…

- Chế độ ăn uống hợp lý: Thực đơn hàng ngày nên có nhiều các loại rau xanh thẫm, cà rốt, bí đỏ, cà chua cung cấp các vitamin dưỡng mắt như Vitamin A, vitamin E, vitamin B. Nên hạn chế thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều đường, dầu mỡ.

- Chăm sóc mắt hàng ngày bằng cách sử dụng thuốc nhỏ mắt nhằm bổ sung các vitamin, acid amin cho mắt.


Các câu hỏi tương tự
huy nhat
Xem chi tiết
Cậu Bé Họ Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Phượng
Xem chi tiết
Đan Khánh
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hiền
Xem chi tiết
cu_bin
Xem chi tiết
Văn Thắng
Xem chi tiết
Jungkook Jeon
Xem chi tiết
My friends
Xem chi tiết