1/ Em hãy xác định quyền học tập của công dân được đề cập đến trong trường hợp 1 và 2.
2/ Em có nhận xét gì về việc thực hiện quyền học tập của công dân trong trường hợp 3? Nếu là N, em sẽ làm gì để thực hiện quyền học tập của mình?
3/ Theo em, những hành vi xâm phạm quyền học tập của công dân có thể dẫn tới hậu quả gì?
1/
- Trường hợp 1, đề cập đến quyền bình đẳng về cơ hội học tập (P được các cá nhân, cơ quan, tổ chức động viên, trao học bổng để tiếp tục đi học); quyền được học từ thấp đến cao, có quyền học không hạn chế (P học từ tiểu học đến đại học); quyền lựa chọn học bất cứ ngành, nghề nào phù hợp với sở thích, năng khiếu, khả năng và điều kiện của mình (P quyết định đăng kí học ngành công nghệ thông tin yêu thích ở trường đại học gần nhà).
- Trường hợp 2, đề cập đến quyền học thường xuyên, học suốt đời (ông Đ theo học chương trình đào tạo cử nhân hệ vừa học vừa làm dù tuổi cao sức yếu).
2/
- Trong trường hợp 3, việc bố mẹ bắt ép N học chuyên ngành tài chính dù N không thích và không phù hợp với năng lực là vi phạm quy định của pháp luật về quyền được lựa chọn ngành, nghề học tập của công dân.
- Nếu là N, trong trường hợp này, em nên giải thích để bố mẹ hiểu lí do vì sao mình không muốn lựa chọn học ngành tài chính và chia sẻ nguyện vọng, mong muốn của bản thân để nhờ bố mẹ góp ý, sau đó xem xét lựa chọn một ngành học phù hợp với năng lực bản thân và phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động.
3/
- Hành vi vi phạm quyền học tập của công dân có thể dẫn tới hậu quả như:
+ Xâm phạm quyền học tập của công dân;
+ Khiến công dân khó khăn, mất cơ hội được tiếp cận với những tri thức tiến bộ của xã hội;
+ Làm gián đoạn quá trình học tập của công dân;
+ Làm giảm cơ hội phát triển nghề nghiệp của công dân;
+ Gây bất bình đẳng trong giáo dục; ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước;
+ Người vi phạm có thể phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật;...