Bài 5: Khoảng cách

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Giangg Lươngg

1. Cho hình chóp SABC có đáy là tam giác vuông tại B,AB=a,AC=3a,SA vuông góc với đáy. Tính d(M,(SAB))

2. Cho hình chóp SABCD có đáy là hình vuông cạnh=a,SA vuông góc với đáy.SA=a căn3.Tính d(A,(SCD))

3. Cho hình chóp SABCD có đáy là hình thoi cạnh=a,góc ABC=60 độ,SA vuông góc tại đáy,SA=2a.Tính d(A,(SBD))

4. Cho hình chóp SABC có đáy là tam giác đều cạnh =a căn3.SB vuông góc (ABC),SB=a căn5.Tính d(B,(SAC))

5. Cho hình chóp SABCD có đáy là hình chữ nhật tâm O, SA vuông góc vs đáy và SB=3a,SA=2a.Tính d(O,(SBC))

6. Cho hình chóp SABC có đáy là tam giác vuông cân tại B,AC=4a.Hình chiếu vuông góc của S lên mặt đáy trùng với trung điểm của BC,biết chiều cao của khối chóp=a.Tính d(C,(SAB))

7.Cho hình chóp tam giác đều SABC có cạnh đáy=a,chiều cao khối chóp=2a.Tính d(A,(SBC))

8.Cho hình chóp tứ giác đều SABCD có cạnh bên=2a,cạnh đáy=a căn2.Tính d(B,(SCD))

9.Cho hình chóp SABC có đáy là tam giác vuông tại C,AC=a căn3,AB=a.(SAB) là tam giác đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với mặt đáy.Gọi M là trung điểm củaAC.Tínhd(M,(SBC))

10.Cho hình chóp SABCD có đáy là hình thang vuông tại A,B,AD=2BC=2a,AB=a.SA vuông góc tại đáy và SA=2a.Tính d(B,(SCD))

11.Cho hình chóp SABC có đáy là tam giác đều cạnh=2a.(SBC) là tam giác cân tại S và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy.Gọi G là trọng tâm tam giác SAB.Tính d(G,(SBC))

Giải nhanh giúp với ạ

Nguyễn Việt Lâm
21 tháng 4 2019 lúc 21:24

Làm cho bạn 2 bài làm mẫu, mấy bài sau cứ làm tương tự, chứ 1 nùi thế này ko ai muốn làm hết cả

Bài 1:

Vẽ xong cái tứ diện, đang đặt tên, đọc lại đề mới nhận ra chẳng có điểm M nào ở bài 1 cả, nên tiện hình chuyển nó thành bài 4, đây là bài 4, ko phải bài 1:

S C B A M H

Gọi M là trung điểm AC \(\Rightarrow BM\perp AC\)

\(SB\perp\left(ABC\right)\Rightarrow SB\perp AC\Rightarrow AC\perp\left(SBM\right)\Rightarrow\left(SAC\right)\perp\left(SBM\right)\)

Từ B kẻ \(BH\perp SM\Rightarrow BH\perp\left(SAC\right)\Rightarrow BH=d\left(B;\left(SAC\right)\right)\)

\(BM=\frac{a\sqrt{3}.\sqrt{3}}{2}=\frac{3a}{2}\); áp dụng hệ thức lượng cho tam giác vuông SBM:

\(\frac{1}{BH^2}=\frac{1}{BM^2}+\frac{1}{SB^2}\Rightarrow BH=\frac{SB.BM}{\sqrt{SB^2+BM^2}}=\frac{3a\sqrt{145}}{29}\)

Câu 2:

S A B C D H

\(SA\perp\left(ABCD\right)\Rightarrow SA\perp CD\), mà \(CD\perp AD\Rightarrow CD\perp\left(SAD\right)\)

\(\Rightarrow\left(SAD\right)\perp\left(SCD\right)\)

Từ A kẻ \(AH\perp SD\Rightarrow AH\perp\left(SCD\right)\Rightarrow AH=d\left(A;\left(SCD\right)\right)\)

Áp dụng hệ thức lượng cho tam giác vuông SAD:

\(\frac{1}{AH^2}=\frac{1}{SA^2}+\frac{1}{AD^2}\Rightarrow AH=\frac{SA.AD}{\sqrt{SA^2+AD^2}}=\frac{a\sqrt{3}}{2}\)


Các câu hỏi tương tự
Phạm Huyền
Xem chi tiết
Hà Mi
Xem chi tiết
Khoa Phạm
Xem chi tiết
Nguyễn Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Linh
Xem chi tiết
Duyy Kh
Xem chi tiết
Meo Con Nguyen
Xem chi tiết
Phạm Kim Oanh
Xem chi tiết
Nguyễn bá lương
Xem chi tiết
Đức Hùng Mai
Xem chi tiết