Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Thái Bình , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 1
Số lượng câu trả lời 24
Điểm GP 5
Điểm SP 20

Người theo dõi (5)

Đang theo dõi (1)


Câu trả lời:

Nói đến nghệ thuật Bình Ngô đại cáo là nói đến thể văn. Bài cáo của Nguyễn Trãi được viết theo lối văn biền ngẫu cặn thể vừa có đối vừa có niềm. Chữ cuối của các vế thượng. hạ đều được đối thanh (bàng, trắc) tạo nên sự nhịp nhàng, trầm bổng lôi cuốn. Bán dịch của giáo sư Bùi Văn Nguyên đã bám sát sự đối thanh (niêm) của nguyên tác:

“Ngẫm thù lớn há đội trời chung (bâng)

Căm giặc nước thề không cùng sống ! (trắc)

Đau lòng nhức óc, chốc đã mười mấy năm trời; (bằng)

Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối…” (trắc)

hay:

Tuấn kiệt như sao buổi sớm (trắc)

Nhân tài như lá mùa thu (bằng)

Cáo là một trong những thể văn xuôi cổ; cách đặt câu mang tính quy phạm cổ điển. Nguyễn Trãi đã sử dụng biến hóa các kiểu câu tứ tự, bát tự, câu tứ lục, câu song quan, câu cách cú, câu gối hạc, làm cho nhịp văn lúc co ngắn, lúc duỗi dài, lúc nén xuống, lúc dồn dập. Khí văn mạnh mẽ, mang âm điệu anh hùng ca:

Câu song quan:

“Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật

Miền Trà Lân trúc chẻ tre bay”.

“Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu;

Muôn thuở nền thái bình vững chắc”.

Cứu tứ lục (mỗi vế có 416 hoặc 6/4):

“Thừa thắng ruổi dài Tây Kinh quân ta chiếm lại;

Tuyển binh tiến đánh Đông Đô đất cũ thu về”.

hay:

“Cứu binh hai đạo tan lành / quay gót chẳng kịp;

Quân giặc các thành khốn đốn / cởi giáp ra hàng”.

Câu gối hạc (mỗi câu có 3 vế nhỏ):

hay:

“Nhân dân bốn cõi một nhà / dựng cần trúc / ngọn cờ phấp phới.

Tướng sĩ một lòng phụ tử hòa nước sông / chén rượu ngọt ngào”.

hay:

“Mã Kỳ, Phương Chính / cấp cho năm trăm chiếc thuyền /

ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc;

Vương Thông, Mã Anh / phát cho vài nghìn cổ ngựa /

về đến nước mà vẫn tim đập chân run

Ta có thể tìm thấy nhiều ví du khác để khẳng định rằng bút lực của Nguyễn Trãi rất giàu có, sáng tạo và điêu luyện.

Để làm nổi bật giữa nhân nghĩa với hung tàn, giữa chính nghĩa với phi nghĩa, giữa chiến thắng và chiến bại,… Nguyễn Trãi đã sử dụng nghệ thuật đối lập, tương phản rất tài tình, đem đến nhiều niềm tin, lòng tự hào, sự hả hê cho người nghe, người đọc. Ta với giặc Minh khác nào như mặt trời với bóng tối, như văn minh với man rợ, như tất thắng với thất bại:

“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn;

Lấy chí nhân để thay cường bạo…

(…)

Thuận đà ta đưa lưỡi dao tung phá;

Bí nước giặc quay mũi giáo đánh nhau…

Tướng giặc bị cầm tù, như hổ đói, vẫy đuôi xin cứu mạng;

Thần vũ chẳng giết hai, thề lòng trời, ta mở đường hiếu sinh ”…

Một nét đặc sắc nữa về nghệ thuật là lời văn giấụ hình tượng. Bình Ngô đại cáo có ngôn ngữ trang trọng, hình tượng tráng lệ, kì vĩ. Các thủ pháp nghệ thuật như so sánh, thậm xưng, cảm thán… được Nguyễn Trãi sừ dụng rất đặc sắc gợi cảm kì lạ. Có khi là các thi liệu văn liệu cổ đi vào bài cáo một cách thanh thoát hấp dẫn như: cần trúc ngọn cờ, nước sông chén rượu, trúc chẻ tro bay, sạch không kình ngạc… Đoạn văn ghi lại những chiến công giòn giã của quân ta là hay nhất, hào hùng nhất. Cảnh tượng chiến trường, thảm đạm. Máu giặc chảy thành sông, xác giặc chất cao như núi:

“Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh trôi vạn dặm;

Tụy Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm”

Thành Đan Xá, thây chất thành núi, cỏ nội đầm đìa máu đen Câu cảm thán có lúc nỗi đau như nén xuống, căm giận chất chứa trong lòng: “Độc ác thay, trúc Lam Sơn không ghi hết tội – Dơ bẩn thay, nước Đông Hải, không rửa sạch mùi”. Có lúc cất lên như tiếng reo trước chiến công giòn giã:

Gươm mài đá, đá núi cũng mòn;

Voi uống nước, nước sông phải cạn”

(…)

“Ghê gớm thay sắc phong vẫn phải đổi;

Thảm đạm thay ! Ánh nhật nguyệt phải mờ”.

Mở đầu là hai chữ “yên dân”, kết thúc là”thái bình”, “chiến thắng”, là “thanh bình”, là “duy tân” điểu đó đã thể hiện tính nhất khí, nhất quân của Bình Ngô đại cáo. Chỉ nói về phương diện nghệ thuật, Bình Ngô đại cáo xứng dáng là bài ca thắng trận, khúc hát hòa bình của ông cha lưu mãi ngàn thu.