Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 2
Điểm GP 0
Điểm SP 1

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN:

+ Sau khi giành được độc lập, nhiều nước Đông Nam Á ngày càng nhận thức rõ sự cần thiết phải cùng nhau hợp tác để phát triển, hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài...

+ Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước (In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Thái Lan và Xin-ga-po).

Mục tiêu hoạt động:

- “Tuyên bố Băng Cốc” (8/1967) đã xác định mục tiêu hợp tác kinh tế, văn hóa, duy trì hòa bình, ổn định khu vực.

Nguyên tắc hoạt động:

- “Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á” - Hiệp ước Ba-li (2/1976) xác định nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên.

+ Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.

+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

+ Không sử dụng và đe doa bằng vũ lực với nhau.

+ Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

+ Hợp tác phát triển có hiệu quả trong kinh tế, văn hóa, xã hội.

Hiện nay ASEAN có mười nước thành viên là:

1. Việt Nam

2. Lào

3. Cam-pu-chia

4. Ma-lai-xi-a

5. In-đô-nê-xi-a

6. Thái Lan

7. Phi-líp-pin

8. Xin-ga-po

9. Mi-an-ma

10. Brunây

Và 2 nước quan sát viên là: Pa-pua Niu Ghi-nê; Đông Ti-mo

Cơ hội hợp tác phát triển:

Sau Chiến tranh lạnh, nhất là khi “vấn đề Cam-pu-chia” được giải quyết, tình hình Đông Nam Á được cải thiện, các nước lần lượt gia nhập ASEAN: Việt Nam 1995, Lào và Mi-an-ma 1997, Cam-pu-chia 1999.

Với 10 nước thành viên, qui mô dân số trên 500 triệu, ASEAN trở thành 1 tổ chức khu vực ngày càng có uy tín với những hợp tác kinh tế (AFTA, 1992) hợp tác an ninh (Diễn đàn khu vực ARF, 1994) với sự tham gia của nhiều nước ngoài khu vực như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mĩ, Ấn Độ,...

(Bạn cần liên hệ thêm các cuộc đối thoại ASEAN +1, +2;+3... với các nước như Hoa Kỳ, trung Quốc, Nhận Bản... để thấy thêm được vị thế và uy tín của Hiệp hội này...)

Câu trả lời:

Làm sao con người có thể biết được nguồn gốc xa xưa của mình?

Trước hết, bạn cần phải hiểu, mọi sự vật, con người, làng xóm, phố phường, dòng họ, dân tộc, đất nước… mà chúng ta thấy hiện nay đều trải qua quá trình hình thành, phát triển và biến đổi. Nghĩa là đều có một quá khứ. Quá khứ đó chính là lịch sử hay (nguồn gốc xa xưa)…

Vậy con người chúng ta muốn biết được nguồn gốc xa xưa của mình thì phải tìm hiểu (học tập, khám phá,…) lịch sử hình thành và phát triển của xã hội loài người. Hay nói cách khác là tìm hiểu những gì đã diễn ra trong quá khứ. Bởi Lịch sử còn là một khoa học, có nhiệm vụ tìm hiểu và khôi phục lại quá khứ của con người và xã hội loài người.

Họ biết được điều đó bằng cách nào?

Cách để biết được điều nêu trên chính là mỗi cá nhân phải biết cách học tập, nghiên cứu, khám phá lịch sử đó bạn.

Muốn thế ta phải biết sưu tầm, tìm hiểu, khám phá những tư liệu lịch sử. Tư liệu lịch sử là tất cả những dấu tích của con người trong quá khứ được lưu giữ, truyền lại dưới nhiều dạng khác nhau giúp chúng ta hiểu biết và dựng lại được lịch sử.

Tư liệu truyền miệng là những câu chuyện, những lời mô tả được truyền từ đời này sang đời khác ở rất nhiều dạng khác nhau.

Tư liệu hiện vật là những di tích, đồ vật của người xưa còn lưu giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất.

Tư liệu chữ viết là những bản ghi, sách vở chép tay hay được in, khắc bằng chữ viết.

Tóm lại, học lịch sử để biết được gốc tích, cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước, dân tộc mình. Từ hiểu biết ấy, chúng ta phải trân trọng và tự hào trước cuộc sống đấu tranh và lao động sáng tạo của dân tộc mình và của cả loài người trong quá khứ xây dựng nên xã hội văn minh như ngày nay. Khi đã hiểu được những gì chúng ta đang thừa hưởng của ông cha trong quá khứ và biết mình phải làm gì cho tương lai.

(Bạn tự liên hệ với lịch sử gia đình, dòng họ và quê hương nhé)