Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 12
Số lượng câu trả lời 16
Điểm GP 0
Điểm SP 4

Người theo dõi (3)

tik tok
Nguyễn An Thư
Ma Kết Trần

Đang theo dõi (13)

Dieu Linh
Vũ Minh Tuấn
SukhoiSu-35

Câu trả lời:

Con người là một trong các mối quan hệ tổng hòa của các yếu tố tự nhiên. Chịu tác động và ảnh hưởng trực tiếp bởi khí hậu và môi trường. Trong đó, nhiệt độ và độ ẩm không khí là hai yếu tố rất quan trọng nhưng chưa được quan tâm đúng mức.
Ở tại nơi sinh sống có độ ẩm quá cao gây cảm giác khó chịu cho con người và là môi trường lý tưởng cho sự phát triển của các loại muỗi, vi khuẩn, virus, nấm mốc,.. Độ ẩm không khí được cho là lý tưởng với cơ thể con người nằm trong khoảng từ 40 - 70 %, khi đó cơ thể dễ dàng thích nghi và có cảm giác dễ chịu thoải mái. Một yếu tố quan trọng đó là mối quan hệ tương tác giữa nhiệt độ và độ ẩm; sự thay đổi trong yếu tố này có thể dẫn tới những thay đổi yếu tố kia. Không khí ấm giữ nhiều độ ẩm hơn không khí mát, nên nếu lượng hơi ẩm trong không gian không đổi, thì độ ẩm tương đối (thể hiện dưới dạng phần trăm lượng nước trong không khí tương ứng với một lượng không khí nhất định) sẽ giảm khi nhiệt độ tăng và sẽ tăng khi nhiệt độ giảm (mối quan hệ giữa nhiệt độ và độ ẩm tương đối này có thể tính được bằng biểu đồ đo độ ẩm). Ví dụ: Trong một không gian ở nhiệt độ 60oF và độ ẩm tương đối 70%, thì độ ẩm tương đối sẽ giảm xuống còn khoảng 40% và nhiệt độ tăng lên 75oF. Mặt khác, nếu nhiệt độ giảm, độ ẩm tương đối sẽ tăng, và khi nó đạt đến 100%, lúc đó không khí sẽ sũng nước và hơi ẩm sẽ đọng thành nước (đây gọi là điểm ngưng tụ). Ví dụ, nếu một không gian ở nhiệt độ 70oF và độ ẩm tương đối là 50% và khi nhiệt độ đột ngột hạ xuống dưới 50oF, thì quá trình ngưng tụ sẽ xảy ra trên các đồ vật lưu trữ trong đó. Ngược lại, nhiệt độ tăng, thời tiết ấm dần lên, độ ẩm trong không khí cũng sẽ giảm xuống mức nhất định. Để kiểm soát độ ẩm về ngưỡng thích hợp với cơ thể bạn có thể sử dụng nhiệt độ để điều chỉnh. Độ ẩm giữ vai trò rất quan trọng, có nhiều tác động cả tích cực và tiêu cực nhưng nó lại không được chú ý đúng mực. Ở nơi có độ ẩm cao (mưa nhiệt đới) không khí thường xuyên ẩm ướt gây ẩm mốc, mật độ vi khuẩn cao, mầm bệnh phát triển ...đây chính là tác nhân gây nên những bệnh về hô hấp khó thở, sốt xuất huyết, bệnh tiêu hóa đối với cả người và động vật. Nhưng khi độ ẩm xuống quá thấp (vùng cực, sa mạc, núi cao) dưới mức lý tưởng với con người sẽ bị thiếu nước dẫn đến da khô, nứt nẻ khó chịu…sức để kháng của động thực vật cũng giảm hơn.
Đối với môi trường sản xuất, kiểm soát độ ẩm là một việc rất quan trọng. Công nghiệp thực phẩm đòi hỏi nhiệt độ và độ ẩm phải chuẩn để có thể chế biến và bảo quản thực phẩm được dài lâu. Chỉ cần tìm hiểu một chút về độ ẩm và để ý đến sinh hoạt hàng ngày là ta đã có thể biết được độ ẩm có vai trò quan trọng như thế nào. Độ ẩm mặc dù chỉ là một yếu tố của không khí những nó không chỉ ảnh hưởng đến độ bền của đồ vật, sức chịu đựng của vật nuôi, cây cối mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và đời sống của con người. Ngược lại khi độ ẩm ở mức quá thấp sẽ làm khô da, nứt nẻ, dễ nhiễm các bệnh về đường hô hấp như họng và phổi ...
Khi độ ẩm thấp hoặc độ ẩm cao quá đều có những tác hại nhất định đến đời sống con người, vì thế việc duy trì độ ẩm ở mức thích hợp là điều hết sức cần thiết.

Vì vậy, việc đảm bảo và duy trì độ ẩm ở mức thích hợp là việc cần thiết hơn bao giờ hết. Theo các nhà nghiên cứu, độ ẩm lý tưởng nhất, khiến con người cảm thấy sảng khoái nhất là khoảng 40-70%, quá trình thoát mồ hôi xảy ra tốt hơn, con người cảm thấy thoải mái, tinh thần sảng khoái hơn. Với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều đặc trưng như ở Việt Nam, độ ẩm không khí luôn cao nên mỗi người cần trang bị những kiến thức về độ ẩm để có thể khống chế được sự ảnh hưởng của độ ẩm đến của sống của chính bản thân và những người xung quanh. Để kiểm theo dõi và kiểm soát tốt nhiệt độ, độ ẩm hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm chuyên dụng và tiện ích như những chiếc đồng hồ đo nhiệt độ độ ẩm trong nhà, đồng hồ đo nhiệt độ độ ẩm trong nhà và ngoài trời vừa làm đồng hồ xem thời gian, vừa hiển thị nhiệt độ, độ ẩm hiện tại.

Câu trả lời:

Hình như người làng em khi đi xa, nghĩ về quê mình, đầu tiên đều nghĩ đến con sông quê.

Con sông không biết bắt nguồn từ những ngọn suối nào trên dãy Trường Sơn trùng điệp với những ngọn núi xanh biếc, xa xôi kia. Khi đi qua làng em, nó chảy êm ả, dịu dàng như để mọi người đủ thời gian để ngắm làn nước trong xanh của nó. Chỗ rộng nhất của nó khi qua làng cũng chỉ khoảng vài mét. Dòng sông như lặng đi trước cảnh đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đổ bóng mát rượi xuống đôi bờ. Đôi lúc từ trên ngọn tre cao vút, một chú cò trắng như vôi, mắt lim dim, giật mình nhìn thấy bóng mình soi trong đáy nước.

Ngay giữa làng em là con đường chạy thẳng xuống bờ sông, gặp bến đò? rồi nối với con đường bên kia sông. Người làng đi lên huyện lên tỉnh, qua làng khác đều theo con đường ấy mà đi, khiến cho bến đò lúc nào cũng đông người qua lại. Chúng em cũng ngày ngày qua bến đò ấy mà đến trường. Sáng nào, dòng sông cũng; xao động vì những chuyến đò qua lại. Mặt nước sông phẳng lặng cuộn lên những lớp sóng nhỏ dưới lưng đò, xô nhau lăn tăn chạy mãi vào bờ khiến cho buổi mai tĩnh lặng lao xao những âm thanh nho nhỏ. Trên màu xanh biếc của nước sông và lá tre, nổi lên màu trắng của áo học trò, màu vàng của đám cây ô rô, cóc kẻ pha lẫn với màu đỏ rực của khăn quàng thiếu niên. Tiếng chuyện trò nghe râm ran vang vọng mãi đến đầu sông. Đó là những ngày rất đẹp trên con sông.

Gặp những ngày mưa lũ, con sông không êm ả đi qua làng. Nó mang dòng nước đỏ màu phù sa và ngầu bọt, réo sôi và vội vã chảy đi như muốn đua nhanh sức mạnh dư thừa dó ra biển để tránh ngập lụt cho đồng ruộng, xóm làng. Trên bờ, những ngọn tre oằn oại cả thân mình như tuyệt vọng giục dòng nước chảy nhanh hơn. Những ngày ấy, qua đò để đên lớp thật là mọt công việc vất vả. Mưa và gió vi vút trên sông làm chúng tôi ướt lạnh. Con đò khó nhọc nhích từng quãng ngắn và thường không đến bờ đúng nơi quy định.

Dù có những ngày vất vả như thế, em vẫn yêu tha thiết con sông quê mình bằng một tình yêu muôn thuở – tình quê hương.