Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nam , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 21
Điểm GP 7
Điểm SP 23

Người theo dõi (2)

그가
Trần Bảo Ly

Đang theo dõi (2)

Nguyễn Anh Thư
Thiên Hàn

Câu trả lời:

* Thành tựu:

- Kinh tế tăng trưởng tương đối vững chắc.

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa: trong công nghiệp đã hình thành một số ngành trọng điểm, nổi bật là các ngành dầu khí, điện, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dung.

- Nền sản xuất hàng hóa hướng ra xuất khẩu phát triển, thúc đẩy hoạt động ngoại thương và thu hút đầu tư nước ngoài.

- Nước ta đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới: là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế như ASEAN: 1995, APEC: 1998, WTO: 2007.

* Thách thức:

- Sự chênh lệch trong trình độ phát triển kinh tế giữa các vùng: Ở nhiều tỉnh, huyện, nhất là ở miền núi vẫn còn các xã nghèo.

- Nhiều loại tài nguyên đang bị khai thác quá mức.

- Ô nhiễm môi trường.

- Vấn đề phát trển văn hóa, giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo,…vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội.

- Sức ép của hàng hóa nước ngoài ở thị trường trong nước (đặc biệt hàng Trung Quốc).

- Hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, khi nước ta thực hiện các cam kết AFTA, Hiệp định thương mại tự do Việt –Mĩ, gia nhập WTO…cũng đem lại nhiều thách thức lớn cho Việt Nam:

+ Sự cạnh tranh khốc liệt trên thương trường quốc tế.

+ Chịu ảnh hưởng bởi những biến động của thị trường kinh tế thế giới và khu vực.

=> Đòi hỏi nước ta phải nỗ lực đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất, tận dụng cơ hội và vượt qua thử thách.



Câu trả lời:

Đường bộ: Hiện nay, cả nước có gần 205 nghìn km đường bộ, trong đó có hơn 15 nghìn km đường quốc lộ. Vận tải đường bộ chuyên chở được nhiều hàng hoá và hành khách nhất, đồng thời cũng được đầu tư nhiều nhất. Các tuyến đường quan trọng đang được mở rộng, nâng cấp, tiêu biểu là quốc lộ 1A chạy từ Lạng Sơn đến Cà Mau, quốc lộ 5, quốc lộ 18, quốc lộ 51, quốc lộ 22, đường Hồ Chí Minh. Nhiều phà lớn đã được thay bằng cầu, nhờ đó giao thông được thông suốt. Tuy nhiên, còn nhiều đường hẹp và chất lượng xấu.

Đường sắt: Tổng chiều dài đường sắt chính tuyến là 2632 km. Đường sắt Thống Nhất (Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh) cùng với quốc lộ 1A làm thành trục xương sống cùa giao thông vận tải ở nước ta. Các tuyến đường sắt còn lại đều nằm ở miền Bắc. Đường sắt luôn được cải tiến kĩ thuật.

Đường sông: Mạng lưới đường sông của nước ta mới được khai thác ở mức độ thấp, tập trung ở lưu vực vận tải sông Cửu Long là 4500 km và lưu vực vận tài sông Hồng là 2500 km.

Đường biển : Bao gồm vận tải ven biển và vận tải biển quốc tế. Hoạt động vận tải biển quốc tế được đẩy mạnh do việc mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại. Ba cảng biển lớn nhất là Hải Phòng, Đà Nẵng và Sài Gòn.

Đường hàng không: Hàng không Việt Nam đã và đang phát triển đội máy bay theo hướng hiện đại hoá. Đến năm 2004. hàng không Việt Nam đã sở hữu những máy bay hiện đại nhất như Boeing 777, Boeing 767,... Mạng nội địa có 24 đường bay đến 19 sân bay địa phương với ba đầu mối chính là Hà Nội (Nội Bài), Đà Nằng và Thành phố Hồ Chí Minh (Tân Sơn Nhất). Mạng quốc tế ngày càng được mở rộng, trực tiếp nối Việt Nam với nhiều nước ở châu Á, châu Âu. Bắc Mĩ và ô-xtrây-li-a.

Đường ống: Vận tải đường ống đang ngày càng phát triển, gắn với sự phát triển cùa ngành dầu khí. Vận chuyển bằng đường ống là cách hiệu quả nhất để chuyên chở dầu mỏ và khí.