Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Bình Thuận , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 9
Số lượng câu trả lời 17
Điểm GP 1
Điểm SP 3

Người theo dõi (5)

Nguyễn Nghĩa
Kim Taehyung
kim oanh
Huyền Thoại IS

Đang theo dõi (3)

Netflix
Bao thi
Rain Tờ Rym Te

Chủ đề:

Violympic Vật lý 9

Câu hỏi:

Các bạn cho mình hỏi bài này, mình đã có coi một số bài giải rồi nhưng vẫn không hiểu được :

Trong 1 bình hình trụ tiết diện S chứa nước có chiều cao H=15cm, người ta thả vào bình 1 thanh đồng chất, tiết diện đều sao cho nó nổi trong nước thì mực nước dâng lên 1 đoạn h=8cm
a) Nếu nhấn chìm thanh đồng trong nước hoàn toàn thì mực nước sẽ cao bao nhiêu? Lực cần phải tác dụng vào thanh lúc này sẽ bằng bao nhiêu?
b) Tính công thực hiện khi nhấn chìm hoàn toàn thanh. Biết thanh có chiều dài l=20cm, tiết diện S=10cm^2

a) Gọi tiết diện và chiều dài thanh S là S' và L. Ta có trọng lượng của thanh S là

P = 10.D2.S'.L

Thể tích nước dâng lên bằng thể tích phần thanh sắt chìm trong nước

V = ( S - S' ).h

Lực đẩy acsimet tác dụng lên thanh S

F1 = 10.D1.( S - S' ).h

Do thanh sắt ở trạng thái cân bằng nên P = F1

=> 10.D2.S'.L = 10.D1.( S - S' ).h

<=> L = [ D1/D2 ].[ ( S - S' )/S' ].h (*)

Khi thanh sắt bị nhấn chìm hoàn toàn trong nước thì thể tích nước dâng lên = thể tích thanh.

Gọi Vo là thể tích thanh sắt ta có Vo = S'.L

Thay (*) vào ta có

Vo = D1/D2.( S - S' ).h

Khi đó; mực nước dâng lên 1 đoạn ∆h so với khi chưa thả thanh sắt vào

∆h = Vo/( S - S' ) = D1/D2.h

=> Chiều cao cột nước khi nhúng hoàn toàn thanh sắt là

H' = H + ∆h = H + D1/D2.h

Thay D1 = 1g/cm³ và D2 = 0,8g/cm³ ( Tra bảng SGK lí 8 ) vào ta có

H' = 15 + 10 = 25

b) Lực tác dụng lên thanh đồng lúc nhấn chìm gồm P; Lực đẩy Acsimet F2; và lực đẩy F chìm xuống, do thanh sắt cân bằng nên ta có

F = F2 - P = 10.D1.Vo - 10.D2.S'.L

mà Vo = S'.L

=> F = 10.S'.L( D1 - D2 ) = 2.S'.L = 2.0,2.0,1 = 0,4 N

Từ (*) => S = [ ( D2/D1 )( L/h ) + 1 ].S' = 3.S' = 30 cm²

Do đó; khi thanh đi thêm vào nước 1 đoạn x thì ∆V = x.S' thì nước dâng thêm 1 đoạn:

y = ∆V/( S - S' ) = ∆V/2S' = x/2

Mặt khác, nước dâng thêm do với lúc đầu một đoạn

∆h - h = ( D1/D2 - 1 ).h = 2 cm

=> x/2 = 2 => x = 4

Vậy thanh đồng đã di chuyển được quãng đường dài x + x/2 = 4 => x = 8/3 cm

Và lực tác dụng tăng từ 0 → F = 0,4 N => công thực hiện là

A = 1/2.F.x = 1/2.0,4.8/3.10‾ ² = 5,33.10‾ ² J

* Ngay câu a) mình hiểu rồi nhưng câu b mình thực sự không hiểu cho lắm.

Ngay lời giải cuối là: Lực tác dụng tăng từ 0 --> F=0,4(N) => công thực hiện là

A = 1/2.F.x = 1/2.0,4.8/3.10‾ ² = 5,33.10‾ ² J

Theo mình biết công thức công là A=F.s, nhưng tại sao mình xem hầu hết qua các bài giải đều giải 1/2F nhân cho quảng đường.

Các bạn nói rõ cho mình chỗ này nha. Với lại tại sao quãng đường thanh đồng đi di chuyển được phải gồm QĐ nước dâng lên và quảng đường bằng độ dài của thanh. Nhưng tại sao người giải chỉ tính quảng đường thanh đồng đi được có bằng nước dâng lên không vậy. Mong bạn trả lời giùm mình.

Câu trả lời:

Câu 1:

n ba(oh)2=0,15.1=0,15(mol)

n h2so4=0,2.1,5=0,3(mol)

vì n h2so4 > n ba(oh)2 ---> h2so4 dư, lấy ba(oh)2 tính

Ba(OH)2 + H2SO4 ---> BaSO4 \(\downarrow\) + 2H2O

0,15----------0,15-----------0,15------

n h2so4 dư= 0,3-0,15=0,15(mol)

V dd sau pứ= 0,15+0,2=0,35(l)

--> CM h2so4(dư)=0,15/0,35\(\approx\) 0,43(M)

n naoh=0,05.0,1=0,005(mol)

2NaOH + H2SO4 ---> Na2SO4 + 2H2O

0,005------0,0025-----0,0025

Vậy sau phản ứng dung dịch Y có 0,0025 mol Na2SO4 tạo thành và (0,15-0,0025)=0,1475 (mol) h2s04 dư.

--> CM Na2SO4=\(\dfrac{0,0025}{0,15+0,2+0,1}=\dfrac{1}{180}\left(M\right)\)

---> C M h2so4(dư)=\(\dfrac{0,1475}{0,15+0,2+0,1}\approx0,33\left(M\right)\)

Ngay chỗ tính nồng độ mol của các chất mình không biết là thể tích dung dịch sau phản ứng là bằng tổng 3 cái dd cộng lại hay sao, do mình thấy đề không nói đến việc tách bỏ ra mà tiếp tục phản ứng nha bạn. Sai đừng chửi mình nha. ^^

Câu 2:

Zn + H2SO4 ---> ZnSO4 + H2

0,1----0,1------------0,1----0,1

FeO + H2SO4 ----> FeSO4 + H2O

0,05----0,05---------0,05

n Zn= 6,5/65=0,1(mol)

n FeO=3,6/72=0,05(mol)

n H2SO4 =150.20/100.98\(\approx\) 0,306(mol)

vì n Zn + n FeO< n H2SO4 ---> H2SO4 dự, hh hết.

m ZnSO4=0,1.161=16,1(g)

m FeSO4=0,05.152=7,6(g)

m h2so4 dư= 150.20/1000-(0,1+0,05).98=15,3(g)

m dd sau Pứ= 6,5+3,6+150-0,1.2=159,9(g)

--->C% ZnSO4=16,1.100/159,9\(\approx\)10,07(%)

---> C% FeSO4=7,6.100/159,9\(\approx\)4,75(%)

--->C% H2SO4=15,3.100/159,9\(\approx\)9,57(%)

Mình không biết đúng hay sai nha bạn. Chúc bạn học tốt.

Chủ đề:

Violympic Vật lý 9

Câu hỏi:

Mình đang ôn luyện Vật Lý để lớp 9 đi thi học sinh giỏi nên mình chọn lụi là phần Violympic lớp 9, nhưng thật ra nó là phần vận tốc nâng cao, mong các bạn giải hộ mình hai bài này, cảm ơn bạn trước.

Câu 1: Một người đang đứng trên một cây cầu bắc ngang trên một dòng sông cao 90m so với mặt nước. Người đó quan sát một ca-nô đang chuyển động dọc theo dòng sông về phía cầu với vận tốc không đổi. Khi ca-nô còn 15m trước khi chui qua gầm cầu thì người đó thả rơi một hòn đá. Hòn đá chạm mặt nước tại vị trí trước mặt ca-nô và cách ca-nô 3m. Biết vận tốc rơi của hòn đá tăng 10m/s sau mỗi giây chuyển động. Tính vận tốc ca-nô?

Câu 2: Một xe bắt đầu khởi hành để đi từ A đến B. Quãng đường AB dài 80km. Xe cứ chạy 20 phút dừng lại nghỉ 10 phút. Trong 20 phút đầu xe chạy với vận tốc v1=12 km/h. Trong 20 phút tiếp theo sau kì nghỉ, xe chạy với vận tốc không đổi là 2v1,3v1,...kv1,...

a) Tính thời gian xe chạy từ A đến B.

b) Vận tốc trung bình của xe từ lúc bắt đầu chạy tới thời điểm đang xét biến thiên như thế nào trong thời gian 50 phút đầu? Tìm tất cả các thời điểm mà xe có vận tốc trung bình từ lúc bắt đầu chạy đến thời điểm đó là 12km/h.

Câu 3: Một động tử xuất phát từ A trên đường thẳng hướng về B với vận tốc ban đầu V=1m/s, biết rằng cứ sau 4 giây chuyển động, vận tốc động tử lại tăng gấp 3 lần và cứ chuyển động được 4 giây thì động tử ngừng chuyển động trong 2 giây. Trong khi chuyển động thì động tử chỉ chuyển động thẳng đều. Sau bao lâu động tử đến B biết AB dài 6km?

Câu 4: Một viên bi được thả lăn từ đỉnh dốc xuống chân dốc. Bi đi xuống nhanh dần và quãng đường mà bi đi được trong giây thứ i là S1=4i-2(m). Với i=1;2;...;n

a) Tính quãng đường bi đi được trong giây thứ 2; sau 2 giây.

b) Chứng minh rằng quãng đường tổng cộng bi đi được sau n giây (i và là các số tự nhiên) là L(n)=2\(n^2\)(m)