Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 1
Số lượng câu trả lời 36
Điểm GP 7
Điểm SP 74

Người theo dõi (16)

Đang theo dõi (2)

Kẹo dẻo
Tiểu_Thư_Ichigo

Câu trả lời:

1/_Vai trò của quần chúng nhân dân lao động:Dân chúng công nông là gốc cách mệnh, là lực lượng sản xuất và tạo ra của cải vật chất. là những chủ thể cách mạng. là động lực cơ bản nhất của cách mạng. nắm vai trò quyết định đến sự thắng lợi của cách mạng. Họ thúc đẩy cuộc cách mạng lên tới đỉnh cao, lật đổ chế độ phong kiến và nền quân chủ chuyên chế .xóa bỏ chế độ đẳng cấp, mở đường cho CNTB phát triển.lập ra nền cộng hòa đầu tiên ở Pháp. đưa cách mạng đi đến thắng lợi triệt để nhất.. như vậy, quần chúng nhân dân có vai trò rất quang trọng đối với cuộc cách mạng pháp

_Vai trò của giai cấp tư sản:Trong cuộc cách mạng tư sản Pháp lực lượng lãnh đạo là giai cấp tư sản, nhưng trong quá trình phát triển của cách mạng, giai cấp tư sản lần lượt bị phân hóa sâu sắc trong hàng ngũ của mình. Điều này được thể hiện qua 3 giai đoạn cách mạng:
_Giai đoạn 1: ngày 14/7/1789 cách mạng do phái lập hiến( đại tư sản) lãnh đạo quần chúng nhân dân tấn công pháo đài Baxti giành thắng lợi và thiết lập lền thống trị của đại tư sản tìa chính. Nền dân chủ lập hiến được thành lập, hạn chế quyền hành của vua, xóa bỏ nền thống trị hà khắc chuyên chế tồn tại lâu đời ở Pháp.
-Giai đoạn 2: khi nắm quyền thống trị trong tay nhu cầu về quyền lợi đã được thỏa mãn, đại ư sản ngả về phía tư sản phong kiến chống lại nhân dân. Vì vậy ngyaf 10/8/1792 phái tư sản công thương Gi-rông-đanh đã lãnh đạo nhân dân lật đổ chính quyền quan chủ lập hiến và thiết lập nền cộng hòa Gi-rông-đanh.

_Giai đoạn 3 Phái Gi-rông –đanh nắm được chính quyền họ lại phản bội tổ quốc, nhan dân khitoor quốc bị Áo – Phổ tấn công. Ngày 2/6/1793 tư sản trí thức phái Gia –Cô- banh đã lãnh đạo nhân dân lật đỏ phái Gi-rông- đanh đưa cách mnagj lên đến đỉnh cao với nền chuyen chính dân chủ Gia cô-banh.Tuy vậy phái này cũng rời xa quần chúng nhân dân nên cũng bị lật đổ 27/7/1794, cách mạng Tư sản Pháp chấm dứt

2/ vì: 
- xóa bỏ được mọi tàn tích của xã hội phong kiến 
- Giải quyết được triệt để vấn đề ruộng đất cho nhân dân 
- xóa bỏ mọi sự cản trở đến việc phát triển công, thương nghiệp 
- thống nhất được thị trường dân tộc

3/  ý nghĩa:

Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hình: 
+ Lật đổ chế độ phong kiến cùng với những tàn dư của nó. 
+ Giải quyết được vấn đề dân chủ (ruộng đất cho nông dân, quyền lợi của công nhân). 
+ Hình thành thị trường dân tộc thống nhất mở đường cho lực lượng TBCN ở Pháp phát triển. 
- Mở ra thời thắng lợi và củng cố quyền thống trị của giai cấp tư sản trên phạm vi thế giới

hihi

 

Câu trả lời:

1/ Chủ nghĩa đế quốc Anh được gọi là "chủ nghĩa đế quốc thực dân” vì : Cho đến cuối thế kỉ XIX, cả hai đảng Tự do và Bảo thủ cầm quyền ở Anh đều thực hiện chính sách tích cực mở rộng hệ thống thuộc địa, đặc biệt ở châu Á và châu Phi. Đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, thuộc địa của Anh đã rải khắp Địa cầu, chiếm 1/4 diện tích lục địa (33 triệu km2) và 1/4 dân số thế giới (400 triệu người). Giai cấp tư sản Anh đã tự hào là "Mặt Trời không bao giờ lặn trên lãnh thổ Anh", Anh đã trở thành cường quốc thực dân hạng nhất. Khác với Pháp, Đức, phần lớn tư bản xuất cảng của Anh đều nằm ngoài châu Âu, chủ yếu là đầu tư sang các thuộc địa. Các công ti lũng đoạn thuộc địa của Anh đã dùng nhiều thủ đoạn bóc lột tinh vi, tàn nhẫn, nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc, thu vẻ những khoản lợi nhuận kếch xù.
2/ Chủ nghĩa đế quốc Pháp là "chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi" vì : Đặc điểm nổi bật của tổ chức độc quyền ở Pháp là sự tập trung ngân hàng đạt mức cao : 5 ngân hàng lớn ở Pa-ri nắm 2/3 tư bản của các ngân hàng trong cả nước. Không giống với Anh, Đức, hầu hết tư bản của Pháp được đầu tư ngay tại châu Âu, dưới hai hình thức chủ yếu : quốc trái (cho các nhà tư bản châu Âu vay) và thị trái (cho các tỉnh châu Âu vay). Pháp xuất khẩu rất ít tư bản sang thuộc địa (khoảng 10%). Năm 1913, tổng số lãi của tư bản xuất khẩu là 2,3 tỉ phrăng. Trong hệ thống kinh tế thế giới, Pháp là một trong những chủ nợ lớn nhất. Vào năm 1914, Pháp có 2 triệu/39 triệu dân sống bằng nghề cho vay lãi.

(chúc bạn học tốthihi)

 

Câu trả lời:

Mỗi một chúng ta, ai cũng có quê hương của mình. Quê hương là chùm khế ngọt, là nơi để lại những kỉ niệm đẹp trong cuộc đời. Dẫu có phải đi xa, bao giờ người ta cũng nhớ về quê cha đất tổ. 

Em lớn lên ở vùng chiêm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay. Và có lẽ cánh đồng lúa quê em luôn có sức hấp dẫn kéo những người, đi xa nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu. làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi, sóng lúa nhấp nhô từng đợt, từng đợt đuổi nhau ra mãi xa. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Nhất là những buổi khi bà con nông dân đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên bao câu ca tiếng hát. Từng đàn bướm đủ màu sắc sặc sỡ như đùa giỡn với thảm lúa xanh. Vào những mùa lúa chiêm đang chín rộ, nếu ai đứng ở xa nhìn lại sẽ thấy một biển vàng mênh mông. Rải rác khắp cánh đồng là cảnh bà con nông dân đang gặt lúa, nón trắng nhấp nhô trên đồng.Chiều đến khi gió nồm nhẹ thổi, lúa khẽ lay động rì rào như đang thì thầm tâm sự với nhau. Những buổi chiều thu, làn sương phủ trên cánh đồng, trông xa như một màn khói loãng, trắng nhờ nhờ. Sáng ra, màn sương tan đi để lại những giọt sương long lanh trên lá lúa.Đến khi mặt trời lên sưởi ấm cánh đồng, những tia nắng rọi vào hạt sương tưởng như muôn vàn hạt ngọc li ti, ánh lên những tia sáng muôn màu, muôn vẻ trông rất đẹp.Ở xóm em, có những anh chị đi xa, lần nào về thăm quê cũng ra thăm cánh đồng. Họ say sưa nhìn ngắm những con chim sẻ đi kiếm ăn bay là là trên thảm lúa. Thỉnh thoảng, chúng đỗ hẳn xuống rồi lại bay vút lên trời xanh ríu rít gọi nhau.

Em yêu mến cánh đồng làng em, yêu mến quê hương em. Nơi đây, em đã sinh ra và lớn lên. Giờ đây, vùng chiêm trũng này đã có những cậu “trâu sắt” băng băng chạy trên cảnh đồng. Điện cao thế bừng sáng xóm làng. Cuộc sống đang đi lên trên con đường hạnh phúc.(chúc bạn thi tốt hihi)

Câu trả lời:

Lý Bí (còn gọi là Lý Bôn), quê ở Thái Bình (mạn bắc Sơn Tây). Tổ tiên ông là người Trung Quốc nhưng sang nước ta lập nghiệp từ lâu. Ông được cử giữ chức chỉ huy quân đội ở Đức Châu (nam Nghệ An - Hà Tĩnh). Một thời gian ngắn sau, vì căm ghét bọn đô hộ, ông đã từ quan về quê, ngấm ngầm liên lạc với các hào kiệt trong vùng để chuẩn bị nổi dậy.Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng, ở vùng Chu Diên có Triệu Túc và con là Triệu Quang Phục, ở Thanh Trì (Hà Nội) có Phạm Tu, ở Thái Bình có Tinh Thiều...Trong vòng chưa đầy ba tháng, nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyện. Tiêu Tư hoảng sợ, vội bỏ thành Long Biên (nay thuộc Bắc Ninh) chạy về Trung Quốc.Tháng 4 năm 542, nhà Lương huy động quân từ Quảng Châu sang đàn áp. Nghĩa quân chủ động kéo quân lên phía bắc và đánh bại quân Lương, giải phóng thêm Hoàng Châu (Quảng Ninh).Đầu năm 543, nhà Lương tổ chức cuộc tấn công đàn áp lần thứ hai. Quân ta chủ động đón đánh địch ở Hợp Phố'. Quân Lương mười phần chết đến bảy, tám phần. Tướng địch bị giết gần hết Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế (Lý Nam Đê), đặt tên nước là Vạn Xuân, dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), đặt niên hiệu(ì) là Thiên Đức (đức trời); thành lập triều đình với hai ban văn, võ. Triệu Túc giúp vua cai quản mọi việc. Tinh Thiều đứng đầu ban văn. Phạm Tu đứng đầu ban võ.