Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Nghệ An , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 1
Số lượng câu trả lời 17
Điểm GP 1
Điểm SP 3

Người theo dõi (1)

Đang theo dõi (37)

JiHoon Oppa
Thảo Phương
_silverlining
Thời Sênh

Câu trả lời:


* Tình hình phát triển:
_ Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật là nước bại trận, đất nước bị chiến tranh tàn phá, kinh tế khó khăn, mất hết thuộc địa, nghèo tài nguyên, thất nghiệp, thiếu nguyên liệu, lương thực và lạm phát. Sản xuất công nghiệp năm 1946 chỉ bằng 1/4 so với trước chiến tranh. Nhật phải dựa vào "viện trợ" kinh tế của Mỹ dưới hình thức vay nợ để phục hồi kinh tế.
_ Quá trình phát triển kinh tế Nhật trải qua các giai đoạn:
+ 1945 - 1950: Thời kỳ phục hồi kinh tế: kinh tế phát triển chậm chạp và phụ thuộc chặt chẽ vào kinh tế Mỹ.
+ Từ tháng 6-1950, sau khi Mỹ phát động chiến tranh xâm lược Triều Tiên, kinh tế Nhật phát triển nhanh chóng nhờ những đơn đặt hàng quân sự của Mỹ.
+ Từ những năm 60: do Mỹ sa lầy trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, kinh tế Nhật có cơ hội phát triển "thần kỳ", đuổi kịp rồi vượt các nước Tây Âu, vươn lên đứng hàng thứ 2 sau Mỹ trong thế giới TBCN.
+ Từ những năm 70 trở đi: Nhật trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới, trở thành một siêu cường kinh tế. Nhiều người gọi là "Thần kỳ Nhật Bản".
* Nguyên nhân của sự phát triển:
_ Biết lợi dụng và thu hút nguồn vốn của nước ngoài, để tập trung đầu tư vào các ngành công nghiệp then chốt: cơ khí, luyện kim, hóa chất, điện tử ...
_ Biết sử dụng có hiệu quả các thành tựu KH - KT để tăng năng suất, cải tiến kỷ thuật và hạ giá thành hàng hóa.
_ Biết "len lách" xâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế.
_ Lợi dụng sự bảo hộ của Mỹ, ít phải chi tiêu về quân sự, tập trung phát triển công nghiệp dân dụng, xây dựng kinh tế. Biên chế Nhà nước gọn nhẹ.
_ Những cải cách dân chủ sau chiến tranh tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển.
_ Truyền thống "tự lực, tự cường" của nhân dân vươn lên xây dựng đất nước, cộng với tài điều hành kinh tế của giới kinh doanh và vai trò điều tiết của nhà nước.
* Nguyên nhân quan trọng nhất: Tận dụng thành tựu KHKT.

Câu trả lời:

vì :

Đầu tên phải kể đến tinh thần Samurai của người Nhật, không bao giờ chùn bước trước khó khăn và thử thách. Nhân tố con người luôn là nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại.

Nguyên nhân thứ 2 phải kể đến vai trò của nhà nước và tầm nhìn của những người lãnh đạo. Họ biết khuyến khích áp dụng những thành tựu mới nhất của khoa học kỹ thuật và tận dụng tốt nguồn vốn hỗ trợ từ Mỹ.

Ngoài ta còn nguyên nhân nữa là do áp dụng Đường lối Dodge: Cuối năm 1948, chính phủ Mỹ cử Joseph Dodge sang Nhật Bản để điều hành nền kinh tế ở đây. Ông này chủ trương cân đối ngân sách thông qua hạn chế chi tiêu, ngừng kiểm soát giá, cố định tỷ giá hối đoái Yên Nhật/Dollar Mỹ là 360 : 1. Nhờ đường lối này, nền kinh tế tự do được khôi phục, năng suất lao động ở Nhật Bản được nâng lên, lạm phát được khống chế, thậm chí còn đưa tới nguy cơ giảm phát.

Một nhận quan trọng là ảnh hưởng của cuộc chiến tranh Triều Tiên: Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ vào tháng 6 năm 1950. Mỹ và Nhật Bản liền ký hiệp định hòa bình để Mỹ rảnh tay hơn đối phó với chiến sự. Những đơn đặt hàng của lực lượng quân sự Mỹ để cung cấp cho mặt trận Triều Tiên gần đó đã làm tăng tổng cầu của Nhật Bản. Nó tạo điều kiện cho Nhật Bản khắc phục một số lệch lạc của nền kinh tế, thúc đẩy tiêu dùng.

Câu trả lời:

Cu Ba là hòn đảo anh hùng vì:

Trong chiến đấu chống chế độ độc tài Ba-ti-xta (1953 – 1959) 1953, được Mĩ giúp, Batixta đã thiết lạp chế độ độc tài quân sự, thi hành nhiều chính sách phản động...-> nhân dân CuBa bền bỉ đáu tranh. 26/7/1953, Phi đen lãnh đạo 135 thanh niên tấn công pháo đài Môn-ca-đa, mở đầu thời kì đấu tranh vũ trang Mặc dù lực lượng chênh lệch, gặp nhiều khó khăn nguy hiểm, nhưng từ năm 1956 – 1958, phong trào cách mạng lan rộng khắp cả nước và chuyển sang thế phản công. Ngày 1/1/1959, chế độ độc tài Batixta bị lật đổ. Cách mạng giành thắng lợi, chấm dứt ách thống trị của chính quyền tay sai. CuBa là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ la tinh Trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc (1959 – nay) Từ 1959 -1961, Cu Ba tiến hành cải cách dân chủ. Là nước đầu tiên ở Tây bán cầu tuyên bố tiến lên chủ nghĩa xã hội (1961) giữa vòng vây của Mĩ. Từ 1961 đến nay, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã họi đạt nhiều thành tựu...Mặc dù bị Mĩ bao vây cấm vận, chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ nhưng Cu Ba vẫn kiên trì con đường chủ nghĩa xã hội.

Như vậy, những thành tựu trong chiến đấu và trong xây dựng bảo vệ tổ quốc đã chứng minh rằng Cu Ba là "hòn đảo anh hùng"

Câu trả lời:

vai trò :

Biển Việt Nam là vùng biển đảo đầy tiềm năng. Biển nước ta có khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình thuộc 6 vùng đa dạng sinh học biển khác nhau. Trữ lượng hải sản biển Việt Nam dao động trong khoảng 3,1 – 4,2 triệu tấn/năm, với khả năng khai thác 1,4 – 1,6 triệu tấn/năm. Trong đó, trữ lượng cá nổi và đáy tập trung nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Bộ. Bên cạnh đó, diện tích nuôi trồng thủy sản của Việt Nam khoảng 2 triệu héc-ta với 3 loại hình nước ngọt, nước lợ và vùng nước mặn ven bờ. Ngoài ra, vùng biển nước ta còn có các loại động vật quý khác như đồi mồi, rắn biển, chim biển, thú biển, hải sâm… Với 48 vũng, vịnh nhỏ và 12 đầm, phá ven bờ, khoảng 1.120 km rạn san hô, 252.500 ha rừng ngập mặn, cùng các thảm cỏ biển phân bố từ Bắc vào Nam… hệ sinh thái ven biển Việt nam mỗi năm đem lại lợi nhuận ước tính từ 60-80 triệu USD

Dọc ven biển Việt Nam có 37 vạn ha có khả năng nuôi trồng thủy sản, trong đó có khoảng 30 vạn ha có thể nuôi tôm và 50 vạn ha có thể nuôi cá, trai, sò huyết … Đến nay, tuy sản lượng nuôi trồng thủy sản của ta vẫn còn thấp (35 tấn/1km2), nhưng cũng đã tạo ra một hướng làm ăn mới cho nhiều địa phương ở nước ta.

Do nằm trong vành đại quặng thiếc của Thái Bình Dương, nên Biển Việt Nam chứa đựng một khối lượng lớn về sa khoáng sản quý hiếm như: titan, nhôm, sắt, muối mangan, cát thủy tinh và đất hiếm. Một nguồn lợi không nhỏ mà biển Việt Nam mang lại là cát thủy tinh có hàm lượng Si02 cao tới 99%, rất có giá trị trong công nghệ chế tạo thủy tinh cao cấp.

Nước biển Việt Nam là một nguồn tài nguyên lớn có thể khai thác, sử dụng. Theo phân tích, mỗi km3nước biển có 37,5 triệu tấn vật chất thể rắn, trong đó 30 triệu tấn Clrua natri, 4,5 triệu tấn Mage, nhiều nguyên tố Kali, Uranium .. nếu biết tinh chiết nên, giá trị của chúng có thể đạt 1 tỷ USD. Mặt khác, nước biển Việt Nam không chỉ có muối mặn mà còn chứa đựng tiềm năng lớn về năng lượng gió, sóng và thủy triều biển.

Ven bờ biển Việt Nam có nhiều vịnh và đảo đẹp, nổi tiếng thế giới như Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, đảo Cát Hải, Cát Bà, Bạch Long Vĩ … là đại điểm lý tưởng cho việc phát triển ngành du lịch biển và du lịch sinh thái.

Đặc biệt, những điều tra sơ bộ và những phát hiện trong hơn hai thập kỷ qua cho thấy: dưới biển Việt Nam có khoảng 50 vạn km2 vùng đáy biển có triển vọng dầu khí (trong đó 3 khu vực lớn là: Vịnh Bắc Bộ, thềm lục địa khu vực Quảng Trị – Thừa Thiên và vùng thềm lục địa phía Nam). Theo ước tính ban đầu, trữ lượng dầu mỏ của Việt Nam có thể đạt tới 3 – 4 tỷ thùng dầu và trữ lượng khí là khoảng 50 – 70 tỷ m3. Đến nay đã xác định được nhiều bể trầm tích như: bể trầm tích Cửu Long; Nam Côn Sơn; các bể trầm tích Trung bộ và bể trầm tích Thổ Chu Mã Lai (thuộc vịnh Thái Lan).

Câu trả lời:

giữa 1978, Trung Quốc vẫn mong muốn lôi kéo Việt Nam khỏi quan hệ đồng minh thân thiết với Liên Xô[15]. Nhờ có viện trợ của Trung Quốc nên Khmer Đỏ cảm thấy tự tin hơn và tiến hành quấy phá biên giới phía nam Việt Nam cũng như Lào và Thái Lan. Khi quân đội Việt Nam lật đổ chính quyền Khmer Đỏ, Trung Quốc càng thù địch với Việt Nam hơn. Năm 1978, chính quyền Việt Nam cải tạo công thương nghiệp tại miền Nam Việt Nam khiến cộng đồng người Hoa ở đây chịu thiệt hại nặng trong khi đó quan hệ Việt Trung ngày càng xấu đi khiến người Hoa ồ ạt di tản khỏi Việt Nam[15]. Trung Quốc tố cáo Việt Nam đã xua đuổi người Hoa khỏi nước này. Quan hệ giữa hai quốc gia cực kỳ căng thẳng.

Chiến tranh biên giới Việt Trung xảy ra tháng 2 năm 1979 là cực điểm của quan hệ căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trong thời gian đó, Việt Nam gọi Trung Quốc là "phản động", "bành trướng", "bá quyền". Đồng thời Trung Quốc cũng gọi Việt Nam là "côn đồ", "tiểu bá". Việt Nam cũng thường chỉ trích Trung Quốc đã theo chiến lược "liên Mỹ đả Việt" và xem đó là quốc sách của Trung Quốc trong thời điểm đó, đặc biệt sau khi Việt Nam biết được những cuộc mật đàm giữa Chu Ân Lai và Henry Kissinger. Trong khi đó Trung Quốc muốn cải thiện quan hệ Mỹ Trung để phá vỡ thế bị cô lập trong quan hệ quốc tế và cải cách kinh tế, mở cửa giao thương với toàn thế giới[17]. Tại thời điểm này Việt Nam bị rất nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nướcĐông Nam Á lên án vì đã can thiệp quân sự vào Campuchia. Chỉ có Liên Xô và các đồng minh thân cận của nước này ủng hộ Việt Nam.

Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979 xảy ra, kéo dài suốt hơn 10 năm, để lại nhiều hậu quả cho phía Việt Nam. Phía Trung Quốc cho rằng cuộc chiến 1979 chủ yếu để "dạy cho Việt Nam một bài học" vì "xâm lăng Campuchia", nước khi đó là đồng minh của Trung Quốc.[18] Theo Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Trung Quốc đánh Việt Nam "Cũng một cách nữa là họ trả thù cho Pol Pot. Đồng thời lúc bấy giờ ông Đặng Tiểu Bình cũng muốn quan hệ với Mỹ cho nên đánh chúng tôi để cho Mỹ thấy rằng là giữa Trung Quốc và Việt Nam không phải là đồng minh, không phải là cùng nhau Cộng sản nữa. Trung Quốc muốn cho Mỹ tin để phát triển quan hệ với Trung Quốc. Vì Trung Quốc lúc bấy giờ muốn phát triển quan hệ với Mỹ. Đánh Việt Nam là một món quà tặng cho Mỹ."[19] Cuộc chiến với Việt Nam cũng là cách để quân đội Trung Quốc tập luyện sau một thời gian dài không có chiến tranh cũng như thúc đẩy quá trình hiện đại hóa quân đội Trung Quốc.

Năm 1988, Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Hoa đưa quân chiếm đóng bãi đá Colin, bãi đá Len Đao và bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa, do 3 bãi đá này không có quân đội đồn trú nên Hải quân Nhân dân Việt Nam phải đưa quân ra bảo vệ, đánh trả và cuộc chiến nổ ra vào ngày 14 tháng 3 năm 1988. Phía Việt Nam mất 3 tàu vận tải của hải quân Việt Nam, 64 chiến sỹ hải quân Việt Nam đã hy sinh. Trung Quốc bị hư hại tàu chiến, thương vong 24 thủy binh. Kể từ đó Trung Quốc đã chiếm đóng bãi đá Gạc Ma và hai nước cùng cho hải quân ra đóng giữ một số bãi ngầm khác mà hai bên cùng tuyên bố chủ quyền.

Năm 1989, với việc rút quân của Việt Nam khỏi Campuchia, quan hệ Việt Trung có cơ sở để bình thường hóa. Hội nghị Thành Đô ngày 3-4/9/1990 là bước ngoặt của quan hệ Trung Việt. Tại đây, phía Việt Nam có Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Đỗ Mười, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và Phạm Văn Đồng, cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Phía Trung Quốc có Tổng Bí thư Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng. Cuộc gặp mặt này được thực hiện theo gợi ý của Đặng Tiểu Bình. Hai bên ký kết Kỷ yếu Hội nghị đồng thuận bình thường hóa quan hệ hai nước. Nhưng người được cho là đóng vai trò liên lạc trong mật nghị là ông Lê Đức Anh, nguyên Bộ trưởng Bộ quốc Phòng, đã có những buổi tiếp bí mật với ông Trương Đức Duy, Đại sứ toàn quyền Trung Quốc tại Việt Nam. Tất cả những cuộc gặp mặt bí mật này vẫn còn nằm trong vòng bí mật.

Ngày 5/11/1991, Đỗ Mười, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và Võ Văn Kiệt, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đến thăm Trung Quốc. Ngày 7/11/1991, hiệp định mậu dịch Trung - Việt và hiệp định tạm thời về việc xử lý công việc biên giới hai nước đã được ký tại Nhà khách quốc gia Điếu Ngư Đài, Bắc Kinh.

Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong những năm đầu thế kỷ 21 phát triển theo hướng Việt Nam ngày càng có quan hệ sâu rộng với Trung Quốc trong hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế và chính trị. Báo chí Việt Nam những năm gần đây luôn luôn ca ngợi tình hữu hảo hai nước, cho dù hai bên có tranh chấp tại khu vực biển Đông mà cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền. Dưới thời Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, Việt Nam ký hai Hiệp định Biên giới trên bộ và phân chia vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc. Theo báo chí chính thống của Việt Nam, Việt Nam có quan hệ mật thiết "môi hở răng lạnh" với Trung Quốc. Hai nước đều do hai Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Giai đoạn sau này đánh dấu bằng một số mốc sau:

Hiệp định Biên giới trên Bộ Việt Trung Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ

Các vấn đề còn nổi cộm trong quan hệ giữa hai nước bao gồm:

Phân chia biên giới trên biển: Đường lưỡi bò của Trung Quốc trên vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền Chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tháng 1/1974, hải quân Trung Quốc đụng độ với hải quân Việt Nam Cộng hòa tại Hoàng Sa và chiếm đóng các đảo này. Năm 1988, Trung Quốc đưa quân chiếm một số đảo tại quần đảo Trường Sa.[20] Năm 2009, Trung Quốc tuyên bố lãnh thổ của họ tại biển Đông (hay Nam Trung Hoa) kéo dài toàn bộ vùng biển này, theo hình lưỡi bò. Ngược lại, chính phủ Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền với 2 quần đảo, bác bỏ những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và gọi đó là những tuyên bố vô căn cứ. Trung Quốc tiếp tục có những ảnh hưởng về Văn hóa tới Việt Nam kể từ sau khi bình thường hóa quan hệ, cho phép các loại hình văn hóa của Trung Quốc được xuất bản rộng rãi tại Việt Nam. Rất nhiều các loại phim Trung Quốc được dịch và trình chiếu tại các đài truyền hình Trung ương và địa phương.

Trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tháng 5-2008, hai bên nhất trí phát triển "quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện". Hiện nay, Việt Nam mới chỉ thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Nga và Trung Quốc.

Từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến nay, quan hệ kinh tế thương mại Trung Quốc – Việt Nam được khôi phục và phát triển nhanh chóng. Kim ngạch thương mại giữa hai nước từ hơn 30 triệu USD năm 1991 lên 22,5 tỷ USD năm 2009, tăng gấp gần 700 lần. Trung Quốc đã trở thành bạn hàng lớn nhất của Việt Nam[22], vừa là nguồn nhập khẩu lớn nhất vừa là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam[23][24]. Lợi ích thương mại song phương mang lại cho hai nước là điều dễ dàng nhìn thấy. Hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc của Việt Nam chủ yếu gồm dầu thô, than đá và một số nông sản nhiệt đới, sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu có máy móc thiết bị, thép, sản phẩm hóa chất, thiết bị vận tải, linh kiện điện tử, điện thoại, nguyên phụ kiện dệt may, da giày, phân bón và vật tư nông nghiệp, và hàng tiêu dùng. Có thể thấy, những năm gần đây, kết cấu hàng thương mại giữa hai nước thay đổi không lớn, Việt Nam vẫn dựa vào xuất khẩu khoáng sản, nguyên liệu thô và nông sản là chủ yếu trong đó có xuất khẩu bauxite sang Trung Quốc theo thỏa thuận hợp tác kinh tế giữa hai quốc gia.[25]; còn nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, hàng công nghiệp và hàng tiêu dùng do khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam so với Trung Quốc còn yếu, nhiều mặt hàng Việt Nam chưa tự sản xuất được nên phải nhập khẩu từ Trung Quốc.[26] Nhưng cùng với thương mại song phương liên tục tăng trưởng, vấn đề mất cân bằng trong thương mại giữa hai nước đã ngày càng bộc lộ. Việt Nam hết sức coi trọng vấn đề nhập siêu trong thương mại với Trung Quốc.[27] Việt Nam cố gắng tăng xuất khẩu sang Trung Quốc để cân bằng cán cân thương mại nhưng cơ cấu hàng xuất khẩu không có sự thay đổi lớn vì hàng công nghiệp của Việt Nam vẫn chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường Trung Quốc. Đến đầu năm 2018, Trung Quốc đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp tăng, một số mặt hàng nông nghiệp và dầu thô giảm; Trung Quốc hiện vẫn là thị trường tiêu thụ rau quả lớn nhất của Việt Nam[28][29][30]. Nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào thương mại song phương giữa hai nước.

Các doanh nghiệp Trung Quốc cũng tham gia đầu tư nhiều dự án lớn tại Việt Nam. Nhiều dự án lớn được các nhà thầu Trung Quốc thắng thầu và triển khai[31]. Trong các dự án nhiệt điện, cơ sở hạ tầng, vốn vay của Trung Quốc ngày càng tăng trong tổng lượng vốn vay của Việt Nam.[32] Sự tham gia của Trung Quốc trong một số dự án như trồng rừng ở biên giới, dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên gây ra dư luận lo ngại sự hiện diện của họ tại các địa điểm này có thể ảnh hưởng đến an ninh - quốc phòng của Việt Nam[33][34].

Vị trí địa lý nằm phía Nam Trung Quốc, thị trường hơn 1 tỷ dân, là một điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế mà Việt Nam phải tận dụng nhưng đồng thời cũng là thách thức lớn khi Trung Quốc là công xưởng của thế giới vì họ có khả năng sản xuất ra hàng hóa với chi phí thấp, đa dạng về chủng loại và mẫu mã, có sức cạnh tranh cao.

Sau khi bình thường hóa quan hệ, hai nước đã nỗ lực đẩy mạnh quan hệ chính trị. Hai bên tránh nhắc lại những bất đồng, xung đột trong quá khứ để hướng đến tương lai. Về mặt ngoại giao chính thức, Việt Nam luôn cam kết tuân theo "Phương châm 16 chữ vàng", là láng giềng tốt của Trung Quốc. Việt Nam và Trung Quốc sẽ kiềm chế những xung đột, tranh chấp trên biển Đông, không để ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai nước. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng họp báo (ngày 10.4.2007 tại Bắc Kinh) và tuyên bố: "Quan hệ Trung-Việt chưa lúc nào tốt đẹp như lúc này".

Kỷ niệm 64 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt-Trung (18.1.1950 - 18.1.2014) ngày 17.1, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc đã tổ chức chiêu đãi trọng thể. Đại sứ Nguyễn Văn Thơ cho biết Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam luôn trân trọng sự ủng hộ quý báu và hiệu quả của Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc đối với sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ngày nay. Đại sứ cho biết năm 2013, quan hệ Việt-Trung về tổng thể đã đạt được nhiều phát triển mới cả chiều rộng lẫn chiều sâu.[35]

Việt Nam tiếp tục học hỏi kinh nghiệm của Trung Quốc trong hoạt động điều hành kinh tế - xã hội do Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, hơn nữa Trung Quốc cũng đang trong quá trình chuyển đổi kinh tế như Việt Nam.

Tuy nhiên một số phương tiện truyền thông của Trung Quốc tuyên truyền làm đa số người dân Trung Quốc luôn nhầm lẫn rằng Việt Nam là kẻ thù của nước họ. Báo Trung Quốc viết rằng Việt Nam chiếm đất, chiếm các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Trung Quốc nhằm đoạt nguồn dầu khí và hải sản của Trung Quốc.[36] Còn tại Việt Nam, một số cá nhân, tổ chức luôn nói đến những tranh chấp, xung đột giữa hai nước trong quá khứ lẫn hiện tại để định hướng dư luận xem Trung Quốc là mối đe dọa an ninh của Việt Nam từ đó chỉ trích chính quyền Việt Nam vì đã duy trì quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc, thậm chí lên án chính quyền là tay sai của Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc và Việt Nam luôn ý thức rằng phải kiềm chế những thành phần cực đoan ở mỗi nước, không để họ gây ảnh hưởng xấu đến quan hệ Việt Trung.

Câu trả lời:

Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc (Quan hệ Việt Trung) là chủ đề nóng bỏng trong hơn 4.000 năm lịch sử của Việt Nam, cho dù thời đại nào và chế độ nào, giống hay khác nhau đều mang tính thời sự. Là hai nước láng giềng, chung biên giới trên bộ và trên biển, lại có quá trình gắn bó tương tác về văn hóa lịch sử, cũng như các cuộc chiến tranh qua lại giữa hai nước, đã làm cho Quan hệ Việt Trung trở nên vô cùng phức tạp và nhạy cảm. Có thể tóm gọn mối quan hệ Việt Trung trong 6 chữ "vừa hợp tác, vừa đấu tranh"[1]

Quan hệ Việt-Trung trong gần 2.200 năm tồn tại từ thế kỷ 2 trước Tây lịch đến nay có thể chia ra bốn thời kỳ cơ bản. Thời kỳ thứ nhất quen gọi là "thời kỳ Bắc thuộc", dài khoảng một ngàn năm, từ lúc nước Âu Lạc của An Dương Vương thuộc về nước Nam Việt của Triệu Đà (năm 179 tr. TL), khi mối liên hệ địa chính trị đầu tiên giữa miền châu thổ sông Hồng với miền Trung nguyên Trung Quốc được thiết lập thông qua quan hệ Hán-Nam Việt, cho đến thời điểm Ngô Quyền thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng (năm 938 sau TL). Thời kỳ thứ hai gọi chung là "thời kỳ Đại Việt", dài tương đương, từ khi Ngô Quyền xưng vương (939) đến khi Pháp đặt nền bảo hộ ở Việt Nam và nhà Thanh công nhận chủ quyền của Pháp ở đây (1883). Thời kỳ thứ ba quen gọi là "thời kỳ Pháp thuộc", kéo dài khoảng 6 thập niên, từ 1883 đến 1945, khi Việt Nam tuyên bố độc lập. Thời kỳ thứ tư từ 1945 đến nay. Thời kỳ này gồm 3 giai đoạn: (1) từ cuối thập niên 40 đến cuối thập niên 60, (2) từ đầu thập niên 70 đến cuối thập niên 80, (3) từ đầu thập niên 90 đến nay.[2][3]