Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Thành phố Hồ Chí Minh , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 89
Điểm GP 8
Điểm SP 44

Người theo dõi (6)

.....
Jichu1995
Chooyoung
Phương Mai kute

Đang theo dõi (2)

Jichu1995
Sách Giáo Khoa

Câu trả lời:

Con người, bất cứ ai, sinh ra, lớn lên cũng đều gắn mình với một mái ấm tình thương, một bờ ao, một luống đất, một dòng sông, một khu phố, một con đường… với biết bao tình cảm mến thương khăng khít. Chính tình yêu đối với những sự vật nhỏ bé cụ thể ấy góp lại trở thành tình yêu quê hương, đất nước.
Ai cũng biết, tình yêu đất nước là một khái niệm trừu tượng khó hình dung. Người ta có thể tỏ bày tình yêu đất nước, Tổ quốc của mình bằng ước mơ hoài bão. Thế nhưng hiểu cụ thể, đầy đủ, rõ ràng thế nào là lòng yêu đất nước thì thật là khó khăn. Bởi vậy, ở đây, nhà văn giúp chúng ta hiểu thấu được khái niệm trên bằng một hình ảnh so sánh sinh động và cụ thể: đó là hình ảnh “dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Von- ga, con sông Von-ga đi ra biển" cũng chẳng khác chi: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc". Với hình ảnh so sánh này nhà văn cho rằng lòng yêu đất nước được hình thành trên cơ sở biểu hiện hết sức cụ thể, từ những việc làm nhỏ nhặt nhất góp lại. Nói rõ hơn tình yêu Tổ quốc cụ thể là “lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê” góp lại.
Cách “định nghĩa” của nhà văn Ê-ren-bua thật dễ hiểu. Con người, bất cứ ai cũng hiểu được là mình đã và đang yêu đất nước mình, Tổ quốc mình, bởi vì như đã nói ở bên trên, ai chẳng có một tình yêu đối với mái tranh nâu, với luống đất, bờ ao, nhịp cầu mồ mả ông bà, những người thân thuộc, nghĩa xóm tình làng và một miền quê gắn bó không rời cùng ta từ thuở lọt lòng đến khi khôn lớn. Đúng như một nhà văn đã nói: “Người ta có thể tách bước khỏi quê hương, nhưng không thề nào tách rời con tim mình khỏi quê hương được". Như thế, yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê, là tình cảm hết sức tự nhiên của con người. Nhưng do đâu mà nói là yêu Tổ quốc? Điều này thật dễ hiểu. Con người, bất cứ ai – cũng sinh ra, lớn lên trong một môi trường cụ thể là gia đình, làng xóm, miền quê.
Đó là những con người, những cảnh vật gần gũi, gắn bó máu thịt. Bởi vậy, nếu mỗi chúng ta không có tình yêu đối với các bậc sinh thành mình thì làm sao có được tình yêu đối với nhân dân rộng rãi. Không có chút xúc động nào trước cảnh vật: mái tranh nâu, bờ ao, luống đất, nhịp cầu… khăng khít với mình suốt tuổi bé thơ và trong cả cuộc đời thì làm gì có được tình yêu đất nước, tình yêu Tổ quôc. Bác Hồ nặng lòng yêu xứ Nghệ (đến độ trước phút đi xa, Bác còn thèm nghe một câu hò ví dặm) yêu mảnh đất “xứ dân gầy” non xanh nước biếc như tranh họa đồ nên Bác mới một đời tận tụy hi sinh, đấu tranh vì độc lập tự do của đất nước, vì hạnh phúc ấm no của nhân dân: “Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta. Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa. Chí biết quên mình cho hết thảy. Như dòng sông chảy phù sa'" (Bác ơi – Tố Hừu).
Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc
Nhà văn nói “lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê” là “yêu Tố quốc” cũng có ý phê phán một thứ lòng yêu nước chung chung, mơ hồ rỗng tuếch mà không biểu hiện bằng những tình cảm, những việc làm cụ thể, thiết thực và gần gũi.
“Ai yêu nước Việt hơn người Việt
Nhau rốn chôn sâu giữa đất lành”“.
(Tình quê tình nước — Kiên Giang)
Là người Việt Nam, chúng ta yêu đất nước Việt Nam của chúng ta hơn ai hết, dù đất nước này còn nghèo nàn, thiếu thốn. Chiến tranh đã đi qua hơn hai mươi năm, nhưng hậu quả của bom đạn tàn phá xưa đâu phải đã hết. Nhân dân ta xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một cơ sở vật chất yếu kém, lạc hậu, nên với sự nỗ lực phi thường của toàn Đảng, toàn dân từ ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, đặc biệt là với công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo, thực hiện từ mười năm nay – đã bù đắp phần nào mất mát, hàn gắn lại các vết thương chiến tranh xưa, và đem lại một số thành tựu đáng kể.
Tuy nhiên, một số mặt tiêu cực trong quản lí kinh tế, trong đời sống xã hội chưa thể khắc phục ngay được. Trong tình hình ấy, tinh thần yêu nước của mỗi người chúng ta, hơn bao giờ hết, phải được thể hiện bằng những tình cảm, những việc làm cụ thể, thiết thực góp phần đổi mới và xây dựng đất nước, chứ không thể nói chung chung, phải biến tình cảm cao quý thiêng liêng này thành một vật báu trưng bày trong tủ kính chứ đừng cất giấu kĩ trong rương, trong hòm như trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” Hồ Chủ tịch đã nói. Rất đỗi tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc, tinh thần nồng nàn yêu nước của biết bao thế hệ người Việt Nam và tin tưởng vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, mỗi người học sinh chúng ta phải làm gì để thể hiện một cách cụ thể, sinh động tinh thần yêu nước nồng nàn của mình?
Chúng ta hãy yêu thương những người thân gần gũi nhất của mình là ông bà, cha mẹ, họ hàng nội ngoại, thầy cô giáo, bạn hữu và thể hiện lòng yêu thương ấy bằng thái độ chăm sóc, vâng lời, lễ độ, giúp đỡ nhau… Phải biết vị tha, không nên chỉ đòi hỏi mọi người phải đặc biệt quan tâm chăm sóc đến riêng mình một cách vị kỉ. Ngoài ra, chúng ta còn phải biết yêu quý với ý thức giữ gìn các vật dụng bình thường nhất, gần gũi nhất trong đời sống của mình: đồ dùng trong gia đình, tài sản công cộng, biết gắn bó với làng xóm, khu phố mình đang sống.
Trong thời đại chúng ta, đặc biệt đất nước chúng ta hôm nay, yêu Tổ quốc chính là yêu chủ nghĩa xã hội, hòa mình vào mọi hoạt động đổi mới và xây dựng đất nước làm cho dân giàu nước mạnh. Khi còn là học sinh, tình yêu quê hương đất nước của chúng ta phải biểu hiện cụ thể bằng những việc làm thiết thực như chăm học, chăm làm, tu dưỡng rèn luyện mình để mai sau trở thành một người công dân tốt, phải biết yêu quý gìn giữ của công, tham gia tích cực vào mọi hoạt động xã hội công ích do nhà trường và địa phương tổ chức. Chính trên cơ sở đó, tình yêu đất nước nhân dân của chúng ta sẽ được bồi dưỡng thêm ngày càng sâu sắc hơn với một nhận thức rõ rệt là lòng yêu Tổ quốc ngày nay phải gắn chặt với việc xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, tiên tiến.
Tóm lại, lòng yêu Tổ quốc là tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi con người chúng ta được nhà văn Ê-ren-bua nêu lên bằng những biểu hiện cụ thể nhằm nhắc nhở chúng ta tình yêu ấy phải gắn liền với những hành động và việc làm cụ thể trong các hoàn cảnh cụ thể. Mỗi học sinh chúng ta cần hiểu sâu sắc câu nói nổi tiếng này của nhà văn để ra sức rèn luyện, tu dưỡng, phấn đấu trong những ngày còn ngồi trên ghế nhà trường để biểu hiện một cách cụ thể lòng yêu Tổ quốc của mình.

Câu trả lời:

Dàn ý chi tiết đây ạ, chúc bạn học tốt

Mở bài:

Nơi nào có sự đoàn kết, nơi đó có thắng lợi. Đoàn kết tạo ra sức mạnh to lớn. Khi có sự chung sức và hợp tác, ta có thể đạt được những điều tuyệt vời.

Thân bài:

Đoàn kết là tập hợp mọi sức mạnh, trí tuệ con người lại thành một khối mạnh mẽ, vượt qua khó khăn để dẫn đến thành công. Tinh thần đoàn kết giúp chúng ta biến những cái không thể thành có, chỉ cần đến sự hợp tác của tất cả mọi người. Mục đích là nhằm đem lại lợi ích vì sự phát triển của tập thể. Tinh thần đoàn kết thể hiện qua sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau bằng những hành động cụ thể. Nhất là những khi gặp hoạn nạn, khó khăn, cùng chung tay giúp đỡ người khác.

Sức mạnh tinh thần đoàn kết đã được thể hiện rõ ràng trong lịch sử của dân tộc Việt Nam. Chúng ta đã đi qua hàng trăm năm lịch sử với biết bao nhiêu cuộc xâm lược của các nước đế quốc và láng giềng. Người dân Việt Nam vốn yếu ớt và nhỏ bé như thế, nhưng khi có giặc ngoại xâm, lại biết đoàn kết với nhau tạo ra một tập thể vững chắc để đánh bay bọn xâm lược. Có thể nhớ rõ toàn thể người dân đã đồng lòng một dạ thế nào, khi cùng thực hiện chiến dịch “Vườn không nhà trống” trong cả ba lần đánh đuổi giặc Mông – Nguyên. Còn có việc toàn thể nhân dân Việt Nam trung thành với Bác Hồ, đoàn kết lại với nhau thì dù vũ khí có thô sơ đến mấy vẫn có thể đánh bay hàng ngàn chiến cơ loại tối tân của các nước đế quốc. Đúng như câu nói “Đoàn kết đại đoàn kết, thành công đại thành công”, tinh thần đoàn kết mãnh liệt của nhân dân đã đem lại chiến thắng cho đất nước, góp phần tạo nên một dân tộc ấm no, bình yên mà chúng ta được sống như hôm nay.

Trong bối cảnh ngày nay, tinh thần đoàn kết vẫn được thể hiện rõ ràng. Những lần nhân dân cả nước đồng lòng chống lại mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch. Nhân dân đồng lòng nhất quyết không tiếp tay cho mọi hành động đi ngược lại với chủ trương của Đảng và nhà nước. Quyết chí bảo vệ biên cương, biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa trước âm mưu xâm chiếm của kẻ thù.

Khi có bão hay thiên tai lũ lụt, chúng ta lại cùng nhau san sẻ những gánh nặng mà những người gặp nạn phải chịu đựng. Rất nhiều quỹ quyên góp ra đời, hàng ngàn máy bay cứu hộ đã tới giúp đỡ. Ai nấy đều hướng về Miền Trung đang trong cơn hoạn nạn. Gần đây nhất không thể không kể đến việc đội tuyển bóng đá U23 Việt Nam có phần thể hiện vô cùng xuất xắc tại giải đấu Châu Á.

Tất cả người dân cùng nhau theo dõi và cổ vũ cho nước nhà. Khi giành chiến thắng, mọi người đổ ra đường để ăn mừng, tay phất lá cờ đỏ sao vàng. Hình ảnh ấy đã khiến bạn bè quốc tế thích thú và bất ngờ, bởi lẽ hiếm có dân tộc nào có tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước nồng nàn như chúng ta cả. Đó chính là điều rất đáng ngưỡng mộ của dân tộc Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Đoàn kết là sức mạnh vô địch”. Người cũng nhấn mạnh rằng: “Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết”. Một khi đoàn kết lại với nhau, ta có thể sự dùng tài năng riêng của từng thành viên. Bởi một cá nhân dù tài năng đến đâu cũng không thể đạt được mục đích nếu không có sự giúp sức của nhiều người. Mọi người đều phải đoàn kết khi tất cả cùng nhìn về một hướng, biết đặt lợi ích chung lên cao nhất. Một khi đoàn kết, ta có đủ sức mạnh để vượt qua mọi trở ngại. Mỗi chúng ta chỉ là một cá thể bé nhỏ trong xã hội này, nhưng nếu từng cá thể biết hợp tác, nắm tay lại với nhau, điều đó sẽ tạo ra một tổ chức to lớn, vững mạnh và đảm bảo hơn về mức độ thành công. Chính vì vậy, ta có thể nói rằng đoàn kết chính là chiếc chìa khóa mở ra cánh cổng dẫn đến thành công.

Đáng lên án là những kẻ tự cao tự đại, chỉ sống cho bản thân mình mà không chịu hợp tác với bất cứ ai. Chính vì sự “ảo tưởng” rằng bản thân là nhất, họ thờ ơ, vô cảm với công việc chung. Họ cố tách mình ra khỏi tập thể vì lo sợ những trách nhiệm chung. Đó là những người rất đáng chê trách.

Là một học sinh, chúng ta cần phải đoàn kết với nhau để tạo nên một tập thể vững mạnh, xây dựng một môi trường giáo dục tốt. Đoàn kết giúp cho mọi người đến gần nhau, yêu thương nhau hơn. Biết đoàn kết và giúp đỡ nhau trong học tập, cùng phấn đấu để mai sau khi lớn có thể trở thành một công dân có ít cho đất nước.

Kết bài:

Muốn đi nhanh hãy đi một mình. Muốn đi xa phải đi cùng nhau. Tinh thần đoàn kết là động lực mạnh mẽ giúp ta vượt qua khó khăn và là một truyền thống quý báu của dân tộc. Phải biết đoàn kết để cùng bảo về nền hòa bình dân tộc và xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Nếu hay thì hãy tick cho mik nhé >v<