Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nam , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 1
Số lượng câu trả lời 7
Điểm GP 0
Điểm SP 1

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (2)

Lightning Farron
Nguyen Thi Mai

Câu trả lời:

Hồ Chí Minh không chỉ là 1 vị lãnh tụ vĩ đại mà người còn là 1 nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc ta. Bài thơ '' Cảnh khuya" được Bác viết năm 1947 tại chiến khu Việt Bắc đã để lại những cảm xúc sâu đậm trong người đọc.

Hai câu thơ đầu mở ra khung cảnh núi rừng Việt Bắc vô cùng đẹp đẽ, nên thơ trong đêm trăng:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Trong đêm khuya thanh vắng nơi núi rừng dường như tất cả âm thanh đều lặng chìm đi để bật lên âm thanh trong trẻo tựa như tiếng hát của tiếng suối xa vọng lại. Nhà thơ đã thật tài tình và tinh tế khi sử dụng hình ảnh so sánh: Tiếng suối trong tựa như tiếng hát xa. Cách so sánh ấy làm bật âm thanh tiếng suối không chỉ trong trẻo mà còn thật ấm áp, gần gũi với con người.

Nhà thơ như 1 hoạ sĩ tài ba tiếp tục phác hoạ cảnh đẹp của đêm trăng qua câu thơ thứ hai: " Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa". 1 bức tranh phong cảnh cuốn hút lòng người bởi nhiều tầng lớp, đường nét và hình khối đa dạng. Có dáng hình vươn cao tảo rộng của những vòm cây cổ thụ, ở trên bầu trời cao lồng lộng có vầng trăng lung linh toả sáng, có bóng lá, bóng cây bóng trăng in vào khóm hoa, in trên mặt đất tạo thành muôn vàn những bông hoa. Bức tranh chỉ có hai gam màu sáng tối, trắng đen mà tạo ra vẻ lung linh chập chờn mà thật ấm áp hoà hợp quấn quít bởi âm hưởng của hai từ lồng trong một câu thơ.

Hai câu thơ cuối bài lại đi sâu vào bộc lộ vẻ đẹp và tâm hồn của nhà thơ:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Câu thơ thứ ba gợi lên hình ảnh nhà thơ đang trằn trọc thao thức không ngủ được. Phải chăng vẻ đẹp của đêm trăng đã khiến tâm hồn thi sĩ Hồ Chí Minh rung động say mê khiến Người không ngủ được. Thế nhưng câu thơ thứ tư là lời giải thích thật rõ ràng: Bác không ngủ vì mải suy nghĩ cho dân cho nước, lo cho cuộc kháng chiến của đất nước.

Hai câu thơ đã khắc hoạ đậm nét khung cảng núi rừng Việt Bắc trong đêm trăng, đồng thời thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết của Bác, bởi nếu không yêu thiên nhiên thì Bác không thể phác hoạ lên bức tranh đẹp và quyến rũ như thế.

Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, nhiều hình ảnh thiên nhiên đẹp mang đậm màu sắc cổ điển mà bình dị tự nhiên, bài thơ đã thể hiện rõ nội tâm nhạy cảm, tình yêu thiên nhiên tha thiết và lòng yêu nước sâu lặng của Bác. Bài thơ đã khơi dậy ở mỗi chúng em tình yêu đối với quê hương đất nước.

Chúc bạn học tốt haha

P/s: Đánh máy mỏi tay lắm đó.