Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 11
Số lượng câu trả lời 38
Điểm GP 5
Điểm SP 60

Người theo dõi (20)

Đang theo dõi (7)

Nguyễn Huy Tú
Trieu Nguyen
Hà Đức Thọ
Nguyễn Như Ý

Câu trả lời:

Sông nước Cà Mau được trích trong tác phẩm Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi. Mở đầu của văn bản là một cảnh sông nước Cà Mau, cảnh quan mảnh đất tận cùng của Tổ quốc trên một vùng sông nước mênh mông, sông ngòi bủa giăng chi chít như mạng nhện và tất cả được bao trùm bởi màu xanh cây lá. Màu xanh của trời, nước và rừng cây bất tận. Màu xanh đã lấn chiếm không gian nên nó trở thành đơn điệu, không hài hòa màu sắc thiên nhiên. Cùng với màu xanh ấy là âm thanh từ rừng cây, sóng biển. Nó triền miên rì rào trong hơi gió muối, một thứ âm thanh ngày đêm không ngớt vọng về. Tiếp theo là kênh rạch ở Cà Mau được tác giả kể lại qua những cái tên lạ và những lời giải thích thú vị. Qua cách đặt tên, ta thấy thiên nhiên ở đây còn rất hoang dã nhưng phong phú, con người rất gần gũi thiên nhiên, biết được đặc điểm của từng nơi, từng vùng, từng con kênh, bờ rạch. Nổi bật ở đây là dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên, hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Ôm lấy dòng sông là rừng đước bạt ngàn, rừng đước dựng lên cao ngất như dãy trường thành vô tận. Bức tranh hiện lên với vẻ hùng vĩ, trù phú nhưng cũng còn cái vẻ hoang sơ. Vẻ hoang sơ ấy ẩn chứa trong rừng được trải dài theo bãi, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia cùng với nhiều cung bậc màu xanh tiếp nối. Quả thật là một sự quan sát tinh tế của nhà văn. Bằng sự cảm nhận của thị giác và thính giác, tác giả đã mở ra trước mắt người đọc những vẻ đẹp riêng biệt và độc đáo của vùng sông nước Cà Mau. Qua các động từ “thoát qua”, “đổ ra”, “xuôi giữa dòng” mà tác giả sử dụng đã giúp chúng ta hình dung được cảnh sông nước ở đây. Muốn tới dòng sông Năm Căn rộng lớn ấy phải qua những con kênh rạch nhỏ rất khó khăn, trắc trở. Hình ảnh xuôi dòng đã diễn tả con thuyền đang nhẹ nhàng xuôi theo dòng nước êm ả sau những phút thăng trầm nơi kênh, rạch. Nghệ thuật miêu tả của tác giả thật đặc sắc, tài tình. Nghệ thuật miêu tả của nhà văn không chỉ dừng lại ở dòng sông Năm Căn mênh mông, rộng lớn ngàn thước, chợ Năm Căn hiện lên thật sinh động. Chợ nằm sát bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập. Chợ họp ngay trên sông nước với những ngôi nhà bè như khu phố nổi. Bằng các chi tiết liệt kê: những đống gỗ cao như núi, những bến vân hà nhộn nhịp dọc dài theo sông; những thuyền đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn dập dềnh trên sóng… Đoạn văn đã sử dụng nhiều chữ “những” để thể hiện sự trù phú của chợ Năm Căn, nó như kiêu hãnh phô phang sự độc đáo của mình trên vùng đất cuối cùng của Tổ quốc. Chợ Năm Căn có những nét riêng biệt, hấp dẫn. Đó là những con thuyền bán hàng len lỏi mọi nơi, có thể mua được mọi thứ mà không cần bước ra khỏi thuyền. Những người con gái Hoa kiều bán hàng lởi xởi, những người Chà Châu Giang bán vải, những cụ già người Miên bán rượu, với đủ các giọng nói líu lô, đủ kiểu ăn vận sặc sở, đã điểm cho Năm Căn một màu sắc tươi vui, không còn cái dáng vẻ lặng lẽ một màu xanh đơn điệu nữa.
Văn bản được khép lại sau cảnh cho Năm Căn và đã gợi ra những suy nghĩ cho người đọc. Tác giả đã đưa chúng ta đến với cảnh thiên nhiên hoang dã mà rất phong phú, sống động, đã truyền cho chúng ta một tình yêu đất nước, yêu mảnh đất tận cùng của Tổ quốc Việt Nam.

Câu trả lời:

Để có được ngày hôm nay ông cha ta đã phải vượt qua vô vàn khó khăn gian khổ. Để có được thành công con người phải bền gan, vững chí, phải có lòng quyết tâm, kiên trì, tinh thần vượt khó. Nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ về phẩm chất tinh thần đặc biệt ấy, trong một lần nói chuyện với thanh niên, Bác Hồ đã ân cần khuyên bảo:

"Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên."

Chỉ với vài câu thơ ngắn ngủi, Bác Hồ đã dạy bảo chúng ta một chân lí trong cuộc sống: Nếu có ý chí, quyết tâm thì dù công việc khó khăn đến đâu cũng có thể vượt qua.Chân lí đó đã được hiện thực cuộc sống khẳng định và chứng minh. Lời thơ của Bác vô cùng giản dị, dễ hiểu, giống như những lời nói thường ngày: Không có việc gì khó khăn, chỉ sợ ta không có ý chí, lòng kiên trì, sự nhẫn nại; công việc dù gian nan đến đâu, chỉ cần ta quyết chí thì ắt sẽ thành công. Hình ảnh “đào núi và lấp biển” chỉ là hình ảnh mang tính ước lệ, khái quát tượng trưng cho những công việc phi thường tưởng chừng khó thực hiện được. Bài thơ của Bác đã phản ánh một chân lí giàu tinh thần nhân văn: nếu có ý chí, sự nỗ lực con người nhất định sẽ đạt được ước mơ. Chân lí ấy giản dị biết bao và cũng có biết bao con người trên thế gian này đã mang hết sức lực của mình để chứng minh cho điều đó.

Những tấm gương trong cuộc sống mà thế hệ trước đã để lại cho con cháu bài học về sự kiên trì bền bỉ, vượt qua khó khăn gian khổ. Hẳn nhiều người biết đến câu chuyện, vợ chồng nhà bác học người Pháp Pi-e Quy-ri và Ma-ri Quy-ri, họ đã kì công trong bốn năm trời lọc đi lọc lại tám lần bã quặng để tìm được một phần mười gam chất phóng xạ Radium. Thế mới biết muốn tìm ra một nguyên tố hóa học cũng đòi hỏi sự bền bỉ, kiên trì mãnh liệt. Ca sĩ Ô-pê-ra nổi tiếng En-ri-cô Ca-xu-rô từng bị thầy giáo chê là thiếu chất giọng và không thể nào hát được. Lúc còn học phổ thông, Lu-I Pa-xtơ chỉ là một học sinh đứng thứ 15 trong số 22 học sinh về môn Hóa…

Đó là những tấm gương của người nước ngoài còn ở Việt Nam ta, không ai không biết đến tấm gương đầy nghị lực của thầy Nguyễn Ngọc Kí. Thuở nhỏ, thầy bị liệt cả hai tay không viết được. Trải qua bao đau đớn, bao khó khăn, chật vật của những lần bị chuột rút cuối cùng thầy đã có thể viết chữ bằng chân. Không những thế, chữ của thầy còn rất đẹp. Sau này, thầy trở thành người Nhà giáo ưu tú được nhiều thế hệ học sinh yêu mến, cảm phục. Thầy thực sự là một tấm gương lớn cho thế hệthanh niên Việt Nam. Tiếp sau thầy Nguyễn Ngọc Kí còn có nhà văn Mai Xuân Thưởng. Trong một vụ tai nạn giao thông, anh đã bị mất hai cánh tay nhưng vượt lên trên những mặc cảm, những khổ đau anh đã tự học rồi trở thành một nhà văn. Trong lao động sản xuất, ta có thể kể đến tấm gương của những bác Lương Định Của, bác sĩ Đặng Văn Ngữ, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch… Bác Lương Định Của là một nhà bác học nghiên cứu về nông nghiệp. Để tạo một giống lúa mới có năng suất cao, có khả năng chống rầy tốt, bác phải làm việc vô cùng vất vả, khó nhọc. Hằng ngày từ tờ mờ đất bác đã ra ruộng lội bì bõm nghiên cứu, thử nghiệm đến tối mịt mới về. Qua nhiều vụ lúa dày công, một giống lúa mới được tạo lập đáp ứng tốt yêu cầu của tình hình đất nước đã ghi công sự kiên nhẫn, bền bỉ của bác trong nỗ lực đem lại sự no ấm cho cuộc đời…

Những trường hợp kể trên chỉ là một số trong vô vàn những tấm gương đầy nghị lực trong cuộc sống mà chúng ta không thể kể hết được. Còn nhiều hơn nữa những con người thành công, vượt qua mọi khó khăn gian khổ bằng khả năng của bản thân. Những nghị lực phi thường đó sẽđược đời sau tôn vinh. Còn với thế hệ chúng em, những tấm gương đó đã và đang động viên chúng em vượt qua khó khăn đồng thời tận dụng những thuận lợi của hoàn cảnh để cố gắng nỗ lực đạt được những thành tích tốt nhất trong học tập, sáng tạo.

Bốn câu thơ trên của Bác là một lời khuyên vô cùng quý báu. Bằng trí tuệ sắc sảo, Bác đã vạch ra chân lý đúng đắn nhất cho thế hệ trẻ, bằng trái tim tràn đầy tình yêu thanh niên, Bác đã ân cần khuyên nhủ, động viên mọi thế hệ hôm nay và mai sau có được phương pháp hành động và suy nghĩ đúng đắn để thành người có ích hơn cho xã hội, cuộc sống sẽ ấm lo hạnh phúc hơn.

Câu trả lời:

Miếu hiệuThụy hiệuTên húyNămNiên hiệuLăng

Thái Tổ Thống Thiên Khải Vận Thánh Đức Thần
Công Duệ Văn Anh Vũ Khoan Minh Dũng
Trí Hoàng Nghĩa Chí Minh Đại Hiếu Cao hoàng đế
Lê Lợi 1428-1433 Thuận Thiên Vĩnh Lăng
Thái Tông Kế Thiên Thể Đạo Hiển Đức Thánh Công
Khâm Minh Văn Tư Anh Duệ Triết Chiêu
Hiến Kiến Trung Văn hoàng đế
Lê Nguyên Long 1433-1442 Thiệu Bình (1434-1439)
Đại Bảo (1440-1442)
Hựu Lăng
Nhân Tông Khâm Văn Nhân Hiếu Tuyên Minh
Thông Duệ Tuyên hoàng đế
Lê Bang Cơ 1442-1459 Thái Hòa (1443-1453)
Diên Ninh (1454-1459)
Nguyên Lăng
Giáng làm Lệ Đức hầu Lê Nghi Dân 1459-1460 Thiên Hưng (1459-1460) Không có
Thánh Tông Sùng Thiên Quảng Vận Cao Minh Quang Chính
Chí Đức Đại Công Thánh Văn Thần Vũ
Đạt Hiếu Thuần hoàng đế
Lê Tư Thành
(Lê Hạo)
1460-1497 Quang Thuận (1460-1469)
Hồng Đức (1470-1497)
Chiêu Lăng
Hiến Tông Thể Thiên Ngưng Đạo Mậu Đức Chí
Chiêu Văn Thiệu Vũ Tuyên Triết Khâm
Thành Chương Hiếu Duệ hoàng đế
Lê Sanh[22]
(Lê Tăng)[23]
(Lê Huy)[23]
1497-1504 Cảnh Thống Dụ Lăng
Túc Tông Chiêu Nghĩa Hiển Nhân Ôn Cung Uyên Mặc
Đôn Hiếu Doãn Cung Khâm hoàng đế
Lê Thuần 1504 Thái Trinh Kinh Lăng
Uy Mục Đế Lê Tuấn
(Lê Huyên)
1505-1509 Thái Trinh
Đoan Khánh
An Lăng
Tương Dực Đế Lê Oanh 1510-1516 Hồng Thuận Nguyên Lăng
Lê Quang Trị[24] 1516
Chiêu Tông Thần hoàng đế Lê Y
(Lê Huệ)
1516-1522 Quang Thiệu Vĩnh Hưng
Lê Bảng 1518-1519 Đại Đức
Lê Do 1519 Thiên Hiến
Cung hoàng đế Lê Xuân
(Lê Lự)
1522-1527 Thống Nguyên Hoa Dương