Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 13
Số lượng câu trả lời 4
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Chủ đề:

Chương I- Cơ học

Câu hỏi:

Câu 1: Ô tô đang chạy trên đướng sẽ chuyển động hoặc đứng yên so với vật mốc trong trường hợp nào dưới đây là đúng?

A. Đứng yên so với người lái xe B. Đứng yên so với cột điện bên đường

C. Chuyển động so với người lái xe D. Chuyển động so với hành khách ngồi trên xe

Câu 2: Một đoàn tàu hỏa đang chạy trên đường ray. Người lái tàu ngồi trong buồng lái. Người soát vé đi lại trên tàu. Các cây cối ven đường và tàu được xem là chuyển động so với vật nào?

A. Người lái tàu B. Đầu tàu C. Người soát vé D. Đường ray

Câu 3: Một người đi bộ với vận tốc không đổi là v = 4,4 km/h. Hỏi khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc là bao nhiêu km, biết thời gian cần để người đó đi từ nhà đến nơi làm việc là t = 15 phút?

A. S = 4.4km B. S = 1,5km C. S = 1,1km D. S = 15km

Câu 4: Khi chỉ có lực tác dụng lên vật nếu vật không bị biến dạng thì vận tốc của vật sẽ như thế nào?

A. Vận tốc không thay đổi B. Vận tốc giảm dần

C. Vận tốc tăng dần D. Vận tốc thay đổi

Câu 5: Có thể giảm lực ma sát bằng cách:

A. Giảm độ nhám giữa các mặt tiếp xúc B. Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc

C. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc D. Tăng diện tích của mặt tiếp xúc

Câu 6: Đặt một con búp bê đứng yên trên xe lăn rồi bất chợt đẩy xe chuyển động về phía trước. Hỏi búp bê sẽ ngã về phía nào?

A. Ngã sang trái B. Ngã sang phải C. Ngã ra phía sau D. Ngã về phía trước

Câu 7: Khi nói về áp suất của chất lỏng. Hãy chọn câu phát biểu đúng nhất trong các câu phát biểu sau:

A. Chất lỏng chỉ gây ra áp suất tại những điểm ở đáy bình.

B. Chất lỏng chỉ gây ra áp suất tại những điểm ở thành bình.

C. Chất lỏng chỉ gây ra áp suất lên vật nằm trong lòng nó..

D. Chất lỏng gây ra áp suất lên mọi phương, lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó.

Câu 8: Trong một bình đựng chất lỏng có hai điểm A và B, áp suất tại A gấp 4 lần áp suất tại B:

A. Độ sâu của điểm B gấp 4 lần độ sâu của điểm A.

B. Độ sâu của điểm A gấp 4 lần độ sâu của điểm B.

C. Độ sâu của điểm A và B chênh lệch 4 đơn vị chiều dài.

D. Hai điểm A và B có độ cao ngang nhau.

Câu 9:Trong các ví dụ sau, ví dụ nào liên quan đến mục đích làm tăng hay giảm áp suất?

A. Chất hàng lên xe ô tô

B. Tăng lực kéo của đầu máy khi đoàn tàu chuyển động

C. Lưỡi dao, lưỡi kéo thường mài sắc để giảm diện tích bị ép

D. Giảm độ nhám ở mặt tiếp xúc giữa hai vật trượt lên nhau

Câu 10: Một bể chứa dầu cao h = 12m đang chứa đầy dầu. Hỏi áp suất của dầu tại một điểm cách đáy bể 8m là bao nhiêu?(Biết trọng lượng riêng của dầu là d = 8000 N/m3)

A. P = 32000 Pa B. P = 64000 Pa C. P = 96000 Pa D. P = 48000 Pa

Câu 11: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào áp lực của người tác dụng lên mặt sàn là lớn nhất?

A. Người dùng cả hai chân

B. Người đứng cả hai chân nhưng cúi gập n gười xuống.

C. Người đứng cả hai chân nhưng tay cầm quả tạ

D. Người đứng một chân

Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về bình thông nhau?

A. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, lượng chất lỏng ở hai nhánh luôn bằng nhau

B. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, mực chất lỏng ở hai nhánh có thể khác nhau

C. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, không tồn tại áp suất chất lỏng

D. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở hai nhánh luôn có cùng độ cao.

Chủ đề:

Ôn tập phần III - Chăn nuôi

Câu hỏi:

giúp em với ạ

Câu 1: Chọn phối Lợn Ỉ đực với Lợn Ỉ cái là phương pháp lai :

A. Nhân giống

B. Lai tạo

C. Chọn phối khác giống

D. Tất cả đều đúng

Câu 2: Gà trống biết gáy là dấu hiệu của :

A. Phát dục

B. Phát triển

C. Tăng trọng

D. Tất cả đều sai

Câu 3: Giống vật nuôi quyết định đến

A. Năng suất và chất lượng sản phẩm vật nuôi

B. Lượng mỡ

C. Lượng thịt

Câu 4: Qua tiêu hoá Protein được hấp thu dưới dạng :

A. đường đơn

B. glyxerin

c. axitamin

d. axit béo

Câu 5: Thức ăn gọi là giàu gluxit khi có hàm lượng gluxit tối thiểu là:

A. trên 14%

B. trên 50%

C. trên 30%

D. trên 20%

Câu 6: Nhóm thức ăn có nguồn gốc từ động vật:

A. Giun, rau, bột sắn

B. Cá, bột sắn, ngô

C. Tép, vỏ sò, bột cá

D. Bột sắn, giun, bột cá

Câu 7: Chọn phối gà trống giống Rốt và gà mái giống ri là phương pháp

a. Lai tạo

b. Nhân giống

c. Chọn phối cùng giống

D. Tất cả đều đúng

Câu 8: Xương ống chân của bê dài thêm 5cm là dấu hiệu của:

A. Phát dục

B. Phát triển

C. Tăng trọng

D. Tất cả đều sai

Câu 9: Qua tiêu hoá Lipit được hấp thu dưới dạng:

A. Đường đơn

B. Glyxerin và axit béo

C. axitamin

D. axit béo

Câu 10: Thức ăn được gọi là giàu chất xơ khi có hàm lượng gluxit tối thiểu là

A. trên 14%

B. trên 50%

C. Trên 30%

D. Trên 20%

Chủ đề:

Văn bản ngữ văn 7

Câu hỏi:

Câu 1 . Hãy xác định người nói trong bài ca dao sau đây là ai và người đó đang nói với ai , trong hoàn cảnh nào. Nêu nội dung , nghệ thuật của bài : Công cha như núi ngất trời / Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông / Núi cao biển rộng mênh mông / Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !

Câu 2 . Bài ca dao sau có phải là lời khuyên đoàn kết giữa anh em trong một nhà ko ? Vì sao ? Phân tích các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong bài ca dao : Anh em nào phải người xa / Cùng chung bác mẹ , một nhà cùng thân / Yêu nhau như thể tay chân / Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy.

Câu 3 . Em hãy viết một đoạn văn ngắn phát biểu cảm nghĩ của em về quê hương đất nước VN ?

Câu 4 . Hãy nêu những nguyên nhân làm xuất hiện các câu hát than thân trong kho tàng văn học dân gian VN ?

Câu 5 . Bài ca dao sau sử dụng lối nói nào ? Hiệu quả nghệ thuật của nó ? Lập luận về "số cô" của thầy bói có gì đáng cười ? Bài ca dao này muốn phê phán chế giễu ai trong xã hội ? : Cái cò lặn lội bờ ao / Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng / Chú tôi hay tửu hay tăm / Hay nước chè đặc , hay nằm ngủ trưa / Ngày thì ước những ngày mưa / Đêm thì ước những đêm thừa trống canh.

Câu 6. Viết đoạn văn ngắn phát biểu cảm nhận của em về bài thơ Sông núi nước nam ?

Câu 7 . Viết đoạn văn ngắn phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Bánh trôi nước ?

Câu 8 . Em hãy viết đoạn văn ngắn phát biểu cảm nhận của em về bài thơ Qua đèo Ngang ? Phân tích tâm trạng của nhà thơ (Bà Huyện Thanh Quan ) trong bài thơ , nhất là hai câu cuối (Dừng chân đứng lại trời, non, nước / Một mảnh tình riêng , ta với ta )

Câu 9 . Viết một đoạn văn ngắn Nêu cảm nhận của em về bài thơ Bạn đến chơi nhà ?

Câu 10 . Từ tình bạn của nhà thơ Nguyễn Khuyến với người bạn trong bài thơ Bạn đến choi nhà , em hãy viết một đoạn văn ngắn phát biểu cảm nghĩ của em về tình bạn ?

Chủ đề:

Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Câu hỏi:

I. Trắc nghiệm (3 điểm). Học sinh chọn câu trả lời đúng nhất rồi điền câu trả lời vào bảng sau

1/ Trong những trường hợp sau, trường hợp nào không sử dụng phép hoán dụ?

A. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác. B. Miền Nam đi trước về sau.

C. Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy. D. Hình ảnh miền Nam luôn ở trong trái tim Bác.

2/ Hai câu thơ sau thuộc kiểu hoán dụ nào?

Bàn tay ta làm nên tất cả/ Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.

A. Lấy một phận để gọi toàn thể. C. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

B. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. D. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

3/ Câu trần thuật đơn được tạo thành bởi:

A. Một cụm C – V C. Hai cụm C – V

B. Hai hoặc nhiều cụm C – V D. Tất cả đều sai.

4/ Trong những ví dụ sau, trường hợp nào không phải là câu trần thuật đơn?

A. Hoa cúc nở vàng vào mùa thu. C. Chim én về theo mùa gặt.

B. Tôi đi học, còn em bé đi nhà trẻ. D. Tre còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ.

5/ Phó từ thường bổ nghĩa cho những từ loại nào?

A. Động từ, danh từ B. Động từ, tính từ C. Tính từ, danh từ D. Tất cả đều sai.

6/ Hãy đếm xem câu văn sau có bao nhiêu danh từ được dùng theo lối nhân hóa:

“Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, câu Chân, cậu Tay lại sống thân mật với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả”

A. 5 danh từ B. 7 danh từ C. 6 danh từ D. 9 danh từ

7/ Dòng nào thể hiện cấu trúc của phép so sánh đúng trình tự và đầy đủ nhất?

A. Sự vật được so sánh (vế A), từ so sánh, sự vật so sánh (vế B)

B. Từ so sánh, sự vật so sánh, phương diện so sánh.

C. Sự vật đượcc so sánh, phương diện so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh.

D. Sự vật được so sánh, phương diện so sánh, sự vật so sánh.

8/ Trong câu “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” thuộc loại so sánh:

A. So sánh không ngang bằng B. Không có phép so sánh.

C. So sánh ngang bằng D. Tất cả đều sai.

9/ Có mấy loại so sánh?

A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn.

10/ Phép nhân hóa trong câu ca dao sau được tạo ra bằng cách nào?

Vì mây chi núi lên trời/ Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng.

A. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật.

B. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật.

C. Dùng những từ vốn chỉ tính chất

D. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

11/ Câu thơ sau thuộc kiểu ẩn dụ gì? “Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”. (Khương Hữu Dũng)

A. Ẩn dụ hình thức. B. Ẩn dụ cách thức. C. Ẩn dụ phẩm chất. D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

12 / Từ “mồ hôi” trong hai câu ca dao sau được dùng để hoán dụ cho sự vật gì?

Mồ hôi mà đổ xuống đồng/ Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương

A. Chỉ người lao động. C. Chỉ công việc lao động.

B. Chỉ quá trình lao động nặng nhọc vất vả. D. Chỉ kết quả con người thu được trong lao động.

II. Tự luận (7 điểm).

13/ Tìm phó từ trong đoạn văn sau (1đ)

“Hoài Văn lấy đỡ quả cam, tạ ơn vua, lủi thủi bước lên bờ. Đằng sau có tiếng cười của Thiệu Bảo và các vương hầu. Hoài Văn nghe rõ cả tiếng cười của mấy vị tước vương chỉ nhỉnh hơn mình vài tuổi. Vua ban cho cam quý, vừa hờn, vừa tủi. Uất nhất là đám quân Thánh Dực cũng khúc khích cười chế nhạo.”

(Nguyễn Huy Tưởng)

13/ Tìm phó từ trong đoạn văn sau (1đ)

“Thế là mùa xuân mong ước đã đến. Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ sực nức. Trong không khí không còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo mà bây giờ đầy hương thơm và ánh sáng mặt trời. Cây hồng bì đã cởi bỏ hết những cái áo lá già đen thủi. Các cành cây đều lấm tấm màu xanh. Những cành xoan khẳng khiu đương trổ lá lại sắp buông toả ra những tàn hoa sang sáng, tim tím. Ngoài kia, rặng râm bụt cũng sắp có nụ.”

13/ Tìm phó từ trong đoạn văn sau (1đ)

"... Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng khôn không được. Đụng đến việc là em thở rồi, không còn hơi sức đâu mà đào bới nữa. Lắm khi em cũngnghĩ nỗi nhà cửa như thế là nguy hiểm, nhưng em nghèo sức quá, em đã nghĩ ròng rã hàng mấy tháng cũng không biết làm như thế nào. Hay là bây giờ em nghĩ thế này...Song anh có cho phép thì em mới dám nói..."

13/ Tìm phó từ trong đoạn văn sau (1đ)

"... Một hôm, thấy chị Cốc đang kiếm mồi, Dế Mèn cất giọng đọc một câu thơ cạnh khoé rồi chui tọt vào hang. Chị Cốc tức sôi máu, bèn đi tìm kẻ trêu mình. Không thấy Mèn đâu, nhưng chị Cốc thấy Choắt đang loay hoay trước cửa hang. Chị Cốc liền trút cơn giận lên đầu Choắt”

15/ (1đ) Cho câu: “Người ta gọi chàng là Sơn Tinh”; "Vua Hùng gọi bánh hình vuông là bánh chưng"

Đó có phải là câu trần thuật đơn có từ là không? Giải thích vì sao?