Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Quảng Bình , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 1
Số lượng câu trả lời 31
Điểm GP 10
Điểm SP 69

Người theo dõi (1)

chút lỳ lợm

Đang theo dõi (1)

Quốc Đạt

Câu trả lời:

Uống nước nhớ nguồn là một câu tục ngữ đã trở nên quen thuộc với người Việt Nam bao đời nay. Dưới hình thức rất đỗi giản dị, câu tục ngữ này là bài giáo dục về nhân cách làm người của cha ông ta, thể hiện sâu sắc truyền thống đạo lí của người Việt Nam: luôn luôn trân trọng, biết ơn người đi trước.

Theo nghĩa đen, “nguồn” là nơi bất đầu cùa dòng nước. Theo nghĩa bóng, “nguồn” là ẩn dụ chỉ công lao tạo lập nên những thành quả của con người đi trước dành cho các thế hệ sau. “Nước có nguồn” nên “uống nước” hiểu theo nghĩa bóng là thừa hưởng thành quả mà người đi trước, thế hệ trước để lại. Câu tục ngữ mượn mối quan hệ khăng khít giữa “nguồn” và “nước” trong tự nhiên để nói với chúng ta một cách thấm thía về triết lí sống: Khi hưởng thụ một thành quả nào đó, người ta phải nhớ ơn và đền ơn xứng đáng những người đã đem lại thành quả mà mình đang được hưởng.

Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn” là hoàn toàn đúng đắn. Lẽ thường, khi hưởng thụ một thành quả, người ta thường quên đi sự khó nhọc của những người đã làm nên thành quả ấy. Chính vì thế, người lao động xưa đã chọn thời điểm “bưng bát cơm đầy” thời điểm của sự hưởng thụ - để cất lên riếng nhắn nhủ thật thấm thía:

“Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”.

Thì ra cái “dẻo thơm” của giờ phút hưởng thụ lại bắt nguồn từ giọt mồ hôi của:

“Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”.

Mở rộng ra, mọi thành quả mà chúng ta có được hôm nay đều có nguồn gốc từ công sức của bao người. Đất nước Việt Nam hôm nay là thành quả của tổ tiên ta suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, ta lớn lên trong bao sự tích: sự tích bánh chưng, bánh giầy, sự tích tre đằng ngà với chiến công của người anh hùng làng Gióng, sự tích trầu cau, sự tích hòn Trống Mái... Mọi thứ quanh ta: trang sách, ngòi bút, con đường đến trường, hàng cây bên đường, bài giảng của thầy có... tất cả đều ẩn chứa một sự tích, nguồn gốc đều là kết tinh từ công sức của bao người. Bản thân sự trương thành của mỗi chúng ta cũng nhờ thầy cô, cha mẹ.

Như vậy, trong cuộc sống, không có ,thành quả nào mà không có công lao của một ai đó tạo nên. Chính vì thế, trong kho tàng tục ngữ Việt Nam luôn có những lời thấm thía nhắc nhở ta về lòng biết ơn với người nghệ sĩ và công lao của những người đi trước:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Và:

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Hoặc:

Không thầy đố mày làm nên.

Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn” đã hóa thân thành nhừng lập tục đẹp đẽ của người Việt Nam. Biết ơn các vua Hùng dựng nước, dân ta có ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Biết ơn các thương binh, liệt sĩ đã đổ xương máu để giữ hòa bình, chúng ta có ngày 27-7. Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn" đã trở thành bản lĩnh sống, là một nét nhân cách đẹp đẽ. Nguyền Trãi ăn "lộc" vua nhưng lại tâm niệm “đền ơn kẻ cấy cày”. Trần Đăng Khoa biết từ những khó nhọc của cha mẹ để thấy rõ hơn trách nhiệm của mình:

“Áo mẹ mưa bạc màu

Đầu mẹ nắng cháy tóc

Mẹ ngày đêm khó nhọc

Con chưa ngoan chưa ngoan”

(Khi mẹ vắng nhà)

Trong thực tế, không phải không có những kẻ vô ơn, thậm chí quay lưng phản bội lại những người đã có công lao đối với mình. Đó là những kẻ ích kỉ, giả dốì, như nhân vật Lí Thông trong truyện cổ tích “Thạch Sanh”. Những kẻ vô ơn đó bị xã hội khinh ghét và sớm muộn cũng sẽ phải trả giá cho sự vô ơn của mình.

Dạy cho con người lòng biết ơn, câu tục ngữ “uổng nước nhớ nguồn” có một giá trị nhân vãn đẹp đẽ. Lòng biết ơn khiến con người biết sống thủy chung, ân nghĩa. Nhờ lòng biết ơn mà các thế hệ kết nối với nhau bởi tình người. Lòng biết ơn khi hóa thân thành hành động cụ thể là động lực đề giữ gìn, xây dựng cuộc sống ngày một đẹp hơn. Bác Hồ nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Câu nói ấy đã thể hiện cao nhất hành động “nhớ nguồn”. “Nhớ nguồn” là phải giữ gìn, bảo vệ thành quả của những người đi trước, khiến nó trở nên phóng phú, đẹp đẽ hơn. Chúng ta là thành quả của cha mẹ, thầy cô. Đến lượt mình, chúng ta phải đi xa hơn nữa, vươn tới những chân trời mới. Có như thế mới thật sự đền đáp công ơn dưỡng dục, sinh thành của thầy cô, cha mẹ. “Nhớ nguồn”, ở đây cũng đồng thời là lối sống có trách nhiệm, vị tha. Biết vì thế hệ sau - đó là biểu hiện đẹp nhất của “nhớ nguồn”. Có như thế, chúng ta chẳng những tỏ lòng biết ơn mà còn xứng đáng với nhân cách, tấm lòng của thế hệ đi trước. Một điều rất quan trọng nữa là phải biết tự tạo lập cho mình những thành quả cho thế hệ sau.

“Uống nước nhớ nguồn” là đạo lí làm người được đúc kết từ bao đời nay. Đó cũng là “nguồn nước” trong trẻo mà cha ông ta đã bao đời gạn đục, khơi trong để truyền lại cho chúng ta hôm nay. Chúng ta phải biết giữ gìn “nguồn nước" ấy và biến nó thành hiện thực trong nhân cách sống và lối sống của mỗi con người. Đối với học sinh chúng ta, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi là cách đền ơn thiết thực nhất với công lao của cha mẹ, thầy cô và xã hội.


Câu trả lời:

Năm 1777, Nguyễn Nhạc tự xưng là Tây Sơn vương, phong Nguyễn Huệ là phụ chính và xây thành Đồ Bàn làm thủ phủ, sau đó sai người ra Bắc xin vua Lê - chúa Trịnh cho trấn thủ đất Quảng và cử Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ đem quân đánh Gia Định. Quân Nguyễn bị đánh bại ở khắp nơi, chúa Nguyễn Phúc Thuần và Hoàng Tôn Nguyễn Phúc Dương đều bị giết. Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ cho người ở lại giữ thành Gia Định. Một người cháu Nguyễn Phúc Khoát là Nguyễn Ánh vẫn nuôi chí khôi phục nhà Nguyễn nên chạy sang Xiêm xin cầu viện.

Tháng 1 năm 1785, Nguyễn Huệ quyết chiến với quân Xiêm trên sông Mỹ Tho đoạn Rạch Gầm - Xoài Mút, quân Xiêm bị đánh tan tác chỉ còn vài ngàn quân chạy bộ về nước. Trên đà thắng lợi đó năm 1786, Tây Sơn vương Nguyễn Nhạc sai Nguyễn Huệ đem quân ra thành Thuận Hóa đánh chúa Trịnh với danh nghĩa phù Lê diệt Trịnh. Sau khi đánh bại thành Thuận Hóa quân Tây Sơn tiến ra Bắc Hà đánh vào Nam Định, Phố Hiến, vào thành Thăng Long lật đổ chính quyền họ Trịnh, Nguyễn Huệ trao quyền hành lại cho vua Lê, được vua Lê Hiển Tông phong tước Uy Quốc Công và gả con gái là Lê Ngọc Hân.

Sau khi từ Bắc Hà trở về, tháng 4 năm 1787 Nguyễn Nhạc chia vùng đất phía Nam ra làm ba:

- Từ đèo Hải Vân trở ra Bắc thuộc Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ

- Đất Gia Định thuộc Đông Định Vương Nguyễn Lữ

- Nguyễn Nhạc đóng đô ở Quy Nhơn xưng là Trung Ương hoàng đế.

Nguồn: Tóm tắt niên biểu lịch sử Việt Nam

Đại cương lịch sử Việt Nam

Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút (1785)

Giữa năm 1784, với ý đồ thôn tính vùng đất Gia Định, vua Xiêm Chakri I, lợi dụng sự cầu viện của Nguyễn Ánh, đã cử hai tướng Chiêu Tăng và Chiêu Sương chỉ huy 5 vạn quân và 300 thuyền chiến, chia làm hai đạo thủy-bộ cùng tiến sang xâm lược. Đạo quân thủy gồm 2 vạn và 300 thuyền chiến vượt biển đổ bộ lên Rạch Giá (Kiên Giang); đạo quân bộ gồm 3 vạn tiến qua nước Chân Lạp, nhằm thực hiện việc hội quân ở Trấn Giang (Cần Thơ) để sau đó tiến đánh thành Gia Định. Nguyễn Ánh và quân bản bộ cũng theo gót quân giặc trở về. Quân Xiêm đi đến đâu là đốt phá, cướp của, giết người đến đó, gây nên nhiều tội ác.

Trước tình hình đó, tướng Tây Sơn ở Gia Định là Trương Văn Đa vừa tổ chức chiến đấu nhằm thăm dò và tiêu hao sinh lực của địch, vừa rút lui từng bước để bảo toàn lực lượng, giữ vững thành Mỹ Tho và thành Gia Định.

Tại Quy Nhơn, bộ chỉ huy quân Tây Sơn theo dõi chặt chẽ hoạt động của quân Xiêm và tích cực chuẩn bị lực lượng để quét sạch bọn xâm lược. Nguyễn Huệ nhận lãnh trách nhiệm tổ chức cuộc phản công chiến lược này.

Cuối năm 1784, quân Xiêm tiến đến sông Tiền, đóng quân từ rạch Trà Lọt (Cái Bè) đến rạch Trà Tân (Cai Lậy), chuẩn bị tấn công Mỹ Tho.

Cũng vào thời điểm này, quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy, vượt biển tiến vào Mỹ Tho. Sau khi xem xét tình hình quân địch và địa bàn sông nước, Nguyễn Huệ quyết định chọn đoạn sông Tiền từ Rạch Gầm đến rạch Xoài Mút làm trận địa quyết chiến với quân Xiêm. Đoạn sông này dài khoảng 7km, ở giữa có cù lao Thới Sơn, hai bên bờ sông cây cối um tùm, cách Mỹ Tho khoảng 12km. Nguyễn Huệ đã cho bố trí một trận địa mai phục lớn ở tại đây. Thủy quân được giấu trong các con rạch. Bộ binh và pháo binh được bố trí trên bờ và ở cù lao giữa sông.

Đêm ngày 18 rạng ngày 19 tháng 1 năm 1785 (tức đêm mùng 8 rạng ngày mùng 9 tháng Chạp năm Giáp Thìn), nhân lúc nước thủy triều lên, Nguyễn Huệ cho chiến thuyền tấn công khiêu khích quân địch. Sau một hồi chiến đấu, chiến thuyền Tây Sơn giả vờ thua bỏ chạy. Hai tướng giặc huy động toàn bộ lực lượng đuổi theo và lọt vào trận địa mai phục của quân Tây Sơn. Sau đợt công kích phủ đầu bằng pháo binh, quân thủy - bộ Tây Sơn đồng loạt xông ra, chia cắt đội hình của quân địch và tấn công. Quân Xiêm hoàn toàn bị rối loạn, không còn khả năng chống trả. Toàn bộ chiến thuyền của giặc bị đánh chìm. Quân Xiêm bị tiêu diệt gần hết, chỉ còn một số ít thoát được theo đường bộ trốn chạy về nước; Nguyễn Ánh cũng theo đám tàn quân chạy sang Xiêm. Sử triều Nguyễn ghi:“Kể từ sau trận Giáp Thìn, người Xiêm sợ quân Tây Sơn như sợ cọp”.

Trận thủy chiến Rạch Gầm - Xoài Mút là một trận đánh mai phục kết hợp với bao vây tiêu diệt. Muốn mai phục được ở một vùng đất có dân như ở Rạch Gầm - Xoài Mút thì vấn đề cốt lõi đầu tiên là phải nắm được lòng dân. Nơi ẩn náu kín đáo nhất và lợi hại nhất của quân Tây Sơn không phải là địa hình hiểm trở mà chính là lòng dân. Nhân dân Tiền Giang đã một lòng theo Tây Sơn, biểu hiện qua việc hướng dẫn quân Tây Sơn đi trinh sát địa bàn, cung cấp về tình hình sông nước, thủy triều để thiết lập trận địa mai phục và lên phương án tác chiến; đồng thời, nhân dân đã giữ bí mật trận địa mai phục đến phút chót khiến quân địch không mảy may nghi ngờ. Bên cạnh đó, nhân dân còn đóng góp lương thực, thực phẩm và các vật dụng, như dầu mù u, vỏ dừa khô v.v … để nghĩa quân chiến đấu tiêu diệt giặc Xiêm.

Thắng lợi của trận thủy chiến Rạch Gầm-Xoài Mút không chỉ là thắng lợi của quân Tây Sơn mà còn là thắng lợi của nhân dân.

Lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân Nam bộ, trong đó có nhân dân Tiền Giang, cùng với quân Tây Sơn, dưới sự lãnh đạo tài ba của Nguyễn Huệ đã đánh bại sự xâm lược hung hãn của bọn phong kiến Xiêm, giữ vững nền độc lập dân tộc và sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ thành quả khai hoang của nhân dân Nam bộ.

Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút đánh dấu một bước ngoặt cơ bản, một sự chuyển biến về chất của phong trào nông dân Tây Sơn: từ cuộc đấu tranh giai cấp, phong trào đã nhận lãnh sứ mệnh lịch sử vẻ vang là đi đầu trong cuộc đấu tranh dân tộc. Chính điều này đã làm cho uy tín của phong trào Tây Sơn ngày càng được nâng cao trong nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào và nhân dân Bắc Hà đánh bại cuộc xâm lược của ngót 30 vạn quân Thanh vào năm 1789.

Câu trả lời:

Chúng ta đều đã nhìn thấy xe chở xăng dầu, phía sau gắn với bánh sau lại có một sợi dây xích, các em có biết tại sao lại như vậy không?

Đây là cách làm đề phòng cháy nổ trong khi vận chuyển nguyên liệu dầu. Chúng ta đều biết tĩnh điện có thể được sinh ra do ma sát giữa thể rắn và thể lỏng.Ví dụ như sự ma sát sinh ra ête, dầu hoả, xăng với những thứ đựng nó ở thể rắn đều có thể sinh ra điện. Khi vận chuyển những loại vật chất này, nếu không có biện pháp để khử tĩnh điện một cách hiệu quả thì rất dễ dẫn đến cháy nổ.Hiện nay có ba biện pháp chủ yếu để tránh tĩnh điện. Có tĩnh điện là do ma sát sinh ra, cho nên hạn chế tối đa ma sát chính là biện pháp chủ yếu để tránh sinh ra tĩnh điện. Thứ hai là tăng cường độ ẩm trong không khí cũng là một cách sinh ra tĩnh điện. Cách tránh tĩnh điện thực dụng nhất là tiếp đất truyền điện. Bởi vì đất cũng chính là chất dẫn điện cực mạnh. Cho nên tiếp đất là một biện pháp có hiệu quả.

Cho nên phía sau xe chở xăng dầu có thêm một dây xích kêu leng keng chính là một thiết bị tiếp đất. Nó có thể kịp thời dẫn điện được sinh ra do ma sát giữa thành hòm xe và các nhiên liệu trong quá trình vận chuyển, tránh được các sự cố cháy nổ.

Câu trả lời:

"Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền"
DỊCH SANG TIẾNG VIỆT_XUÂN THỦY_
"Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bác ngát trăng ngân đầy thuyền'

Đây là bài thơ được Bác viết vào những năm kháng chiến chống Pháp.Trong một đêm trăng đẹp có thực tại núi rừng Việt Bắc,bác đã ứng khẩu làm bài thơ này.
Bài thơ trước hết là một bức tranh đẹp,vừa cổ điển vừa hiện đại.Chất cổ điển hiện ra với đêm trăng,thi sĩ,dòng suối,hang sâu.Tính lãng mạng nằm ở chỗ;cảnh thiên nhiên khiến cho lòng buâng khuâng,xao xuyến.Nét hiện đại của bài thơ là ở chổ:giữa bộn bề tiếng súng kháng chiến lai có một không gian thơ hiện ravới một ánh trăng sáng hòa quyện cùng dòng sông lấp lánh.Càng hiện đại hơn là người làm thơ không phải là một thi sĩ ẩn dật xưa kia chỉ biết yêu thiên nhiẹnđep mà người thi sĩ này đang là người chiến sĩ,người chỉ huy,người lãnh đạo cuộc kháng chiến.
Bài thơ gồm bốn câu,dường như câu nào cũng có ánh trăng soi sáng,và hiện lên hình ảnh của mùa xuân.Theo bản dịch thì câu 1 có 1 chữ xuân, câu 2 có 2 chữ xuân,câu 3 và câu 4 tuy không có chữ xuân nhưng nếu đọc kĩ thì xuân xuất hiện trong lòng người và hòa quyện vào đất trời.
"Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền"
Những người chiến sĩ sau khi bàn bạc việc quân thì phơi phới một niềm tin là chở trăng về căn cứ_tức là chở mùa xuân,trăng xuân về cho mọi người.
Bài thơ miêu tả cảnh nhưng thực ra là miêu tả con người và tâm trạng con người.Trước cảnh thiên nhiên đẹp, các thi sĩ thường hay say đắm mình vào trong thiên nhiên,co khi còn để sa lãng việc đời.Bác ở đây thì không như vậy.Thiên nhiên càng đẹp thì làm Bác càng yêu đời hơn và càng yêu thiên nhiên thì làm Bác càng nhớ tới trách nhiệm của mình hơn,cho ne mới" giữa dòng bàn bạc việc quân",bàn về cuộc kháng chiến.
Bài thơ được viết ra giữa những năm tháng đầy gian khổ của cuộc kháng chiến chống Pháp.Với sự sáng tao và tinh tế của mình,Bác đã vẽ nên một bức tranh that đẹp và nên thơ.Một khát khao cháy bổng là mang 'mùa xuân"về cho đất nước mà bác và các đồng chí của mình đang phấn đấu thực hiện.