Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 6
Số lượng câu trả lời 16
Điểm GP 1
Điểm SP 8

Người theo dõi (6)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Nhắc đến Xuân Quỳnh, người ta thường nghĩ tới những vần thơ nhẹ nhàng, sâu lắng của một trái tim phụ nữ đa cảm. Không da diết, khắc khoải như những sáng tác về tình yêu, trong giây phút hướng về tình cảm gia đình gần gũi, như tình mẹ con, tình bà cháu,… tiếng thơ Xuân Quỳnh thường cất lên với giọng trong trẻo nhưng vẫn thể hiện nét đẹp tâm hồn của một phụ nữ giàu yêu thương. Tiếng gà trưa là một bài thơ như vậy.
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
Bài thơ là phút lắng lòng của người chiến sĩ trên chặng đường hành quân mệt mỏi. Lúc dừng chân bên thôn xóm yên bình, vẳng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc của làng quê, người chiến sĩ để lòng mình cuốn vào âm thanh ấy và trải ra mênh mông theo sức lan tỏa của nó. Mỗi lần động từ nghe được lặp lại, trường lan tỏa của âm thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải là sự mở ra theo chiều rộng không gian mà là sự chuyển động theo chiều sâu của cảm xúc. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh: Nghe xao động nắng trưa, sau đó là sự xâm lấn vào cảm giác: Nghe bàn chân đỡ mỏi và cuối cùng là sự thấm sâu trong tâm hồn: Nghe gọi về tuổi thơ. Điệp từ nghe cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nhưng đến cuối khổ, nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức, khi người chiến sĩ chìm trong giây phút trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ.
Theo dòng hồi tưởng ấy, những kỉ niệm ùa về, sống động như đang hiện ra trước mắt. Điệp ngữ tiếng gà trưa mở đầu các đoạn thơ sau, lặp đi lặp lại bốn lần như một điệp khúc, điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình. Mỗi lần lặp lại, nó mở ra một ô cửa lung linh làm sáng bừng lên cả khung trời kỉ niệm:
Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng
Nhân vật trữ tình đã ngược dòng thời gian để trải nghiệm lại những cảm xúc trẻ thơ trong sáng. Đó là niềm thích thú khi nâng niu ổ trứng hồng ấm áp, là niềm vui say khi ngắm nhìn không chán mắt màu hoa, màu nắng trên mình mỗi chú gà. Từ hình ảnh đàn gà và ổ trứng, người bà xuất hiện trong sự kết nối tự nhiên của mạch cảm xúc. Đây chính là tâm điểm hội tụ mọi kí ức về những năm tháng tuổi thơ của người cháu.
Có giọng bà vang vọng:
Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
- Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng
Có bóng dáng thân thuộc của bà:
Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp
Tất cả đều hiện lên trong niềm xúc động của người cháu khi được sống lại trong tình yêu thương và sự chăm chút của bà. Tiếng bà mắng, bàn tay bà khum khum soi trứng, những mảnh kí ức ấy đã thức dậy trong lòng người cháu cả một tuổi thơ sống trong sự tần tảo, chắt chiu, hi sinh quên mình của bà:
Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông đến
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới
Sự kéo dài của chuỗi thời gian “cứ hàng năm hàng năm” cũng là sự lặp lại của bao nỗi lo âu, mong mỏi đã dệt nên đời bà. Bà đổi những lo âu, mong mỏi và chắt chiu ấy chỉ để lấy nụ cười được bộ quần áo mới của đứa cháu thơ. Đó là món quà gói trọn tình cảm yêu thương và hi sinh của bà nên ấm áp và thiêng liêng vô cùng.
Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt
Những câu thơ giản dị mà dồn nén bao cảm xúc. Đó không chỉ là niềm vui trong quá khứ của đứa cháu nhỏ được quà mà còn là niềm xúc động rưng rưng trong hiện tại của người chiến sĩ khi thấm thía tình cảm của người bà thân thương.
Tiếng gà, ổ trứng và niềm hạnh phúc mà bà mang lại đã trở thành suối nguồn yêu thương nuôi dưỡng và ghi dấu trong tâm hồn người cháu:
Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng
Từ những giấc ngủ bình yên và ấm áp niềm hạnh phúc trẻ thơ như thế, hình ảnh bà và những kỉ niệm tuổi thơ gắn với tiếng gà đã đi sâu vào tâm thức và trở thành một phần thiêng liêng trong lòng người cháu. Đó chính là một động lực mạnh mẽ để người chiến sĩ hôm nay quyết tâm chắc tay súng. Khổ cuối, mạch cảm xúc quay trở lại hiện tại một cách tự nhiên bởi chính mối liên hệ sâu sắc ấy:
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
Giọng thơ vẫn nhẹ nhàng nhưng mỗi lần điệp từ vì được lặp lại, dường như cảm xúc lại lắng sâu thêm để tìm về với ngọn nguồn gần gũi và thiêng liêng nhất. Những yếu tố tạo nên động lực của lòng quyết tâm chiến đấu ở người cháu qua từng dòng thơ mỗi lúc một thu hẹp lại về phạm vi: Tổ quốc - xóm làng - người bà - tiếng gà, ổ trứng đã nói lên một quy luật tình cảm vô cùng giản dị: tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước và sự thống nhất giữa hai tình cảm cao đẹp này là cội nguồn sức mạnh tinh thần của mỗi người lính. Lòng yêu nước cũng không phải là cái gì xa xôi, lớn lao hay trừu tượng. Đó có thể chỉ là yêu một bếp lửa ấp iu như Bằng Việt; yêu một tiếng gà cục tác, một ổ rơm trứng hồng như Xuân Quỳnh hay yêu cái cây trồng trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông như I-li-a Ê-ren-bua chẳng hạn. Nên ở một góc độ nào đó, sự thu hẹp phạm vi ở khổ thơ cuối là cách thức cụ thể hóa lòng yêu nước, làm nổi bật chân lí giản dị: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Bài thơ được mở đầu bằng tiếng gà trưa và kết thúc lại trở về với tiếng gà. Nhưng đó không đơn thuần là tiếng gà gọi về tuổi thơ nữa, mà là tiếng gà gọi dậy trong lòng người chiến sĩ bản chất của lòng yêu nước, cái lí do cao cả mà rất đỗi cụ thể, hối thúc bàn chân băng rừng lội suối đấu tranh vì độc lập, thống nhất nước nhà.
Bằng một hình thức nghệ thuật độc đáo: thể thơ năm tiếng kết hợp biểu cảm với tự sự, miêu tả; thỉnh thoảng, trong mỗi tiết đoạn liên tưởng được gợi ra từ tiếng gà, lại được ngưng nghỉ, phân định bởi một lời thơ ba tiếng (lời thơ: Tiếng gà trưa) như đánh dấu một nấc cảm xúc, bài thơ đã diễn đạt một cách tự nhiên những tình cảm bình dị mà thiêng liêng, sâu sắc của người chiến sĩ trẻ trên bước đường hành quân. Chất liệu dân gian thô mộc, cách lựa chọn tứ thơ thông minh, chất trữ tình vừa bồng bột, nhí nhảnh vừa sâu lắng, đằm thắm là đặc trưng của thơ Xuân Quỳnh trong giai đoạn này, cũng là một điểm chung của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ.

Câu trả lời:

Mở bài:

- Dẫn dắt và nêu được truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam từ xưa đến nay.

- Nêu khái quát cảm nhận của em về ý nghĩa câu chuyện

Thân bài:

* Những điều rút ra từ câu chuyện:

- Câu chuyện ngắn gọn, hấp dẫn… nhưng chứa đựng ý nghĩa triết lí lớn lao: lòng biết ơn và cách đối nhân xử thế thấu tình, đạt lí giữa con người với con người.

- Người học trò tuy đã trở thành một nhân vật nổi tiếng, có quyền cao chức trọng (một vị danh tướng) nhưng vẫn luôn nhớ tới những người thầy đã dạy dỗ, giáo dục mình nên người. Việc người học trò trở về thăm trường, gặp thầy giáo cũ và có những cách ứng xử rất khiêm tốn và đúng mực, thể hiện thái độ kính trọng và lòng biết ơn của người học trò đối với thầy giáo mình. Ngay cả khi người thầy giáo già gọi vị tướng là ngài thì ông vẫn không hề thay đổi cách xưng hô (con – thầy).

- Ngược lại, người thầy giáo cũ lại rất tôn trọng cương vị hiện tại của người học trò cũ nên gọi vị tướng là ngài. Đây là cách xưng hô lịch sự, cách đối nhân xử thấu tình đạt lí.

* Bình luận:

- Trong cuộc sống cần phải thể hiện rõ lòng biết ơn với những người đã giáo dục, dạy dỗ hay giúp đỡ mình. Lòng biết ơn thể hiện ở những hành động, lời nói, cử chỉ, thái độ...

- Cách cư xử, xưng hô giữa con người với con người cũng thể hiện nét đẹp của văn hóa giao tiếp.

- Biết ơn những người đã dạy dỗ mình là đạo lý tốt đẹp trong xã hội. Hãy sống đẹp, có cách cư xử đúng mực đó là một trong những con đường để hoàn thiện nhân cách con người.

(HS có thể lấy dẫn chứng trong cuộc sống và qua các tác phẩm văn học để làm rõ các ý trên)

* Liên hệ mở rộng rút ra bài học:

- Đề cao bài học đạo lí biết ơn thầy cô, tinh thần “tôn sư trọng đạo” và truyền thống “uống nước nhớ nguồn”.

- Xã hội văn minh luôn đề cao lối sống đẹp, hành vi ứng xử có văn hóa.

- Tuy nhiên, trong xã hội ta hiện nay vẫn có những con người có hành vi và thái độ ứng xử phi đạo lí, vô ơn với thầy cô; trong quan hệ giao tiếp có những lời lẽ phát ngôn, xưng hô thiếu chuẩn mực…

- Nêu những việc làm, hành động cụ thể của bản thân để thể hiện lòng biết ơn thầy cô giáo.

Kết bài

Từ câu chuyện, học sinh rút ra được bài học nhân sinh sâu sắc: lòng biết ơn, cách đối nhân xử thế thấu tình đạt lí là nét đẹp trong tâm hồn, nhân cách của con người.

 

Câu trả lời:

Mở bài:

- Dẫn dắt và nêu được truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam từ xưa đến nay.

- Nêu khái quát cảm nhận của em về ý nghĩa câu chuyện

Thân bài:

* Những điều rút ra từ câu chuyện:

- Câu chuyện ngắn gọn, hấp dẫn… nhưng chứa đựng ý nghĩa triết lí lớn lao: lòng biết ơn và cách đối nhân xử thế thấu tình, đạt lí giữa con người với con người.

- Người học trò tuy đã trở thành một nhân vật nổi tiếng, có quyền cao chức trọng (một vị danh tướng) nhưng vẫn luôn nhớ tới những người thầy đã dạy dỗ, giáo dục mình nên người. Việc người học trò trở về thăm trường, gặp thầy giáo cũ và có những cách ứng xử rất khiêm tốn và đúng mực, thể hiện thái độ kính trọng và lòng biết ơn của người học trò đối với thầy giáo mình. Ngay cả khi người thầy giáo già gọi vị tướng là ngài thì ông vẫn không hề thay đổi cách xưng hô (con – thầy).

- Ngược lại, người thầy giáo cũ lại rất tôn trọng cương vị hiện tại của người học trò cũ nên gọi vị tướng là ngài. Đây là cách xưng hô lịch sự, cách đối nhân xử thấu tình đạt lí.

* Bình luận:

- Trong cuộc sống cần phải thể hiện rõ lòng biết ơn với những người đã giáo dục, dạy dỗ hay giúp đỡ mình. Lòng biết ơn thể hiện ở những hành động, lời nói, cử chỉ, thái độ...

- Cách cư xử, xưng hô giữa con người với con người cũng thể hiện nét đẹp của văn hóa giao tiếp.

- Biết ơn những người đã dạy dỗ mình là đạo lý tốt đẹp trong xã hội. Hãy sống đẹp, có cách cư xử đúng mực đó là một trong những con đường để hoàn thiện nhân cách con người.

(HS có thể lấy dẫn chứng trong cuộc sống và qua các tác phẩm văn học để làm rõ các ý trên)

* Liên hệ mở rộng rút ra bài học:

- Đề cao bài học đạo lí biết ơn thầy cô, tinh thần “tôn sư trọng đạo” và truyền thống “uống nước nhớ nguồn”.

- Xã hội văn minh luôn đề cao lối sống đẹp, hành vi ứng xử có văn hóa.

- Tuy nhiên, trong xã hội ta hiện nay vẫn có những con người có hành vi và thái độ ứng xử phi đạo lí, vô ơn với thầy cô; trong quan hệ giao tiếp có những lời lẽ phát ngôn, xưng hô thiếu chuẩn mực…

- Nêu những việc làm, hành động cụ thể của bản thân để thể hiện lòng biết ơn thầy cô giáo.

Kết bài

Từ câu chuyện, học sinh rút ra được bài học nhân sinh sâu sắc: lòng biết ơn, cách đối nhân xử thế thấu tình đạt lí là nét đẹp trong tâm hồn, nhân cách của con người.

 

Câu trả lời:

Cuộc đời của con người là chuỗi những cuộc hành trình, đó là cuộc hành trình chinh phục những khó khăn, gặt hái những thành quả cho chính mình; là cách để con người khẳng định vị trí của trong cuộc sống này. Và có thể bắt đầu và hoàn thành một cuộc hành trình thì bên cạnh bản lĩnh kiên cường, ý chí quyết tâm thì còn cần những kiến thức, hiểu biết nhất định về cuộc sống, những hiểu biết ấy có thể bắt nguồn từ những trải nghiệm thực tiễn của con người. Hoặc dễ dàng hơn thì con người có thể tìm hiểu những tri thức này trong sách vở, vì đó là những cuốn bách khoa toàn thư về thế giới, mà ông cha ta đã dày công ghi chép qua bao thế hệ. Tuy nhiên, việc đọc sách là cần có sự chọn lựa, không phải sách nào cũng có thể đọc, đọc mà đạt được hiệu quả như mong muốn.

Sách là một sản phẩm vô giá của loài hàng. Qua hàng ngàn năm sinh sống và chinh phục tự nhiên, con người đã không ngừng tác động vào thế giới, cũng do những tác động đó mà con người dần hiểu hơn về chúng. Điều đặc biệt là ông cha ta qua các thế hệ đều có xu hướng ghi chép lại những kinh nghiệm, hiểu biết của mình về thế giới, lưu truyền từ đời này sang đời khác nhằm truyền lại cho các thế hệ con cháu sau này. Vì vậy mà con cháu đời sau có thể thông qua những cuốn sách này có thể đón nhận được những phát minh, phát hiện, những khám phá độc đáo về thế giới.

Qua sách vở con người có thể nâng cao tri thức, hiểu biết của mình về thế giới. Bên cạnh nền tảng là những thành tựu văn minh của các thế hệ trước, cùng với tinh thần học học, sáng tạo không ngừng mà con cháu thế hệ sau phát minh ra những thành tựu khoa học rực rỡ, hiện đại như ngày nay. Như vậy, ta có thể hiểu sách tuy là những thứ vật chất bên ngoài nhưng lại chứa đựng một thế giới tâm hồn, hiểu biết rộng lớn của loài người qua bao thế hệ. Đối với học sinh chúng ta, sách vở là một phương tiện để chúng ta hiểu hơn về thế giới, thông qua đó để có tri thức cải tạo thế giới, làm cho thế giới ngày càng trở nên tươi đẹp.

Tuy có vai trò quan trọng đối với cuộc sống của con người nhưng không phải cuốn sách nào cũng có giá trị để chúng ta học tập, hiểu biết. Tức là giúp chúng ta tiến bộ, tích cực hơn. Nhưng bên cạnh những cuốn sách có giá trị khoa học, nhân văn thì cũng còn có rất nhiều những cuốn sách có nội dung tiêu cực làm cho con người thay đổi theo hướng xấu đi. Đó là những cuốn sách có nội dung phản động, phản khoa học, thậm chí là những cuốn sách có nội dung đồi trụy. Những cuốn sách đó sẽ làm cho con người trở nên u mê, suy nghĩ tiêu cực, thay đổi tính chất, bản tính vốn có.

Cũng có lẽ vì vậy mà ngày nay nhà nước ta có sự quan tâm đúng mức, quản lí chặt chẽ các loại sách, đặc biệt là những cuốn sách, văn hóa phẩm đồi trụy, tránh ảnh hưởng đến thế hệ học sinh, sinh viên cũng như tất cả mọi người dân. Bên cạnh đó khuyến khích những cuốn sách có nội dung hay, có những kiến thức bổ ích đối với sự phát triển, có vai trò định hướng nhân cách cho con người.

Do đó, khi chúng ta tiếp cận với một cuốn sách nào đó thì cần phải có sự xem xét kĩ lưỡng, xem chúng có phù hợp với lứa tuổi của mình không, có giúp ích gì công việc, học hành hay cuộc sống của mình không. Vì nếu đọc được một cuốn sách hay, có nội dung bổ ích sẽ tích lũy cho người đọc những nền tảng kiến thức nhất định, và có thể vận dụng chúng vào cuộc sống để hoàn thành tốt những công việc, học hành. Nuôi dưỡng ở con người một thế giới tâm hồn phong phú, sinh động, nhân văn; biết yêu thương, quý trọng con người, biết sống phù hợp với những chuẩn mực đạo đức.

Khi đọc một cuốn sách có nội dung không phù hợp với lứa tuổi thì không những ta không lĩnh hội hết được những tri thức mà cuốn sách chứa đựng mà còn mất thời gian, tạo ra cảm giác chán nản, tâm lí bất ổn vì mình không thể lĩnh hội. Như vậy ta vừa mất thời gian mà cũng không thể đạt được mục đích của ta muốn. Qua đó ta mới thấy tầm quan trọng của việc đọc sách với việc chọn sách để đọc. Đó không chỉ đơn thuần là đọc để mua vui, đọc để giải trí mà trên hết là đọc để hiểu biết, đọc để trở thành con người có tri thức. Trong cuộc sống khi có tri thức, hiểu biết thì làm gì cũng dễ dàng, thuận lợi, và ngược lại, nếu như ta mơ hồ về thế giới xung quanh mình thì sẽ vấp phải những thất bại đáng tiếc.

Như vậy, ta có thể thấy đọc sách là để lĩnh hội, đọc sách là để tiếp thu những cái đẹp, phát triển bản thân theo hướng tiến bộ. Hiểu được mục đích của việc đọc sách ta sẽ thấy tầm quan trọng của việc chọn sách khi đọc.Khi còn là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần tích cực rèn luyện, bồi dưỡng tu luyện kiến thức bằng cách đọc nhiều sách. Nhưng cũng cần chú ý đến tính phù hợp cũng như hiệu quả lĩnh hội của những cuốn sách đó.

Câu trả lời:

Tục ngữ Việt Nam là kho kinh nghiệm ngàn đời, đúc kết từ trí tuệ người xưa. Cũng có câu tục ngữ được thốt ra từ trái tim nồng nàn của tiền nhân. Đó là câu : Thương người như thể thương thân.

Lời khuyên này có ý nghĩa gì ? Chúng ta hãy thử tìm hiểu xem.

Câu tục ngữ như một lời nói hết sức bình dị hàng ngày. Nó là một câu so sánh với hai vế: a và b. Thương người như thể thương thân. Vậy muốn hiểu thương người phải hiểu thương thân là gì ? Thân tức là thân thể hay thân xác; là phần vật chất sấng của mỗi người, được cha mẹ ban cho mà có. Thương thân là từ hết sức hàm súc, nó diễn tả tâm trạng của người tự lập, cô đơn phải biết thương lấy mình, tự mình chăm sóc, giữ gìn và chia sẻ vui buồn với chính mình. cũngchính vì thế thương thân thể hiện một tình thương dồi dào nhất, một sự chăm sóc tích cực nhất, vì “vị kỉ” và “ích kĩ” là bản tính của con người. Nhất là khi con người ta cô đơn. Tóm lại, thương thân là tình thương đậm đà nhất, sự giữ gìn, chăm sóc tích cực và cảm thông sâu xa nhất của mỗi người với chính mình. Thương người như thể thương thân chứa đựng một lời khuyên : hãy thương yêu, chăm sóc thông cảm và chia sẻ vui buồn, hoạn nạn với người khác như chính mình vậy.

Sở dĩ ông bà ta có lời khuyên này vì nhiều người trong xã hội có thói ích kỉ, ích kỉ đến độ tàn nhẫn và ngu ngốc. Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại, sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi là những câu thành ngữ, tục ngữ miêu .tả loại người ấy. Do đó, câu tục ngữ thương người như thể thương thân như một hồi chuông đánh thức lương tri, lay động tâm hồn của con người.

thuong-nguoi

Thương người như thể thương thân

Thật vậy, trong xã hội không ai sống lẻ loi, đơn độc mà tập hợp thành đoàn thể, cộng đồng. Trong gia đình, ta có mối quan hệ anh em, những người cùng huyết thống, cùng có những kỷ niệm vui buồn bên nhau. Họ chẳng khác nào như chân với tay trong cùng một cơ thể: Do đó khi gặp khó khăn, hoạn nạn ta làm sao có thể quay lưng làm ngơ cho được, bởi máu chảy ruột mềm.

Anh em như thể chân tay.

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

Rộng hơn tình anh em bè bạn, bà con hàng xóm, những người đã cùng chúng ta tối lửa tắt đèn có nhau, tuy không cùng máu mủ nhưng ho lai là người có tình có nghĩa sâu nặng với ta. Những lúc trái gió trở trời, những khi cùng đường bí lối, họ đến với ta bằng những tấm lòng chân thành để chia ngọt sẻ bùi. Tình nghĩa ấy thật sâu đậm nào Khác gì anh em một nhà. Vì vậy, khi họ không may rơi vào hoàn cảnh khó khăn, lẽ nào ta ngoảnh mặt thờ ơ cho đành. Lúc này, thái độ nhường cơm sẻ áo, chị ngã em nâng là một việc làm mà ta phải thực hiện tốt. Ngay đến cộng đồng xã hội mà ta sống, những người dù ở miền ngược hay miền xuôi, dù ở nơi rừng núi hay đồng bằng cũng đều là anh em, bởi lẽ họ với ta cùng một dân tộc, có chung một mẹ Âu Cơ. Chính mối quan hệ gắn bó này tạo nên tình cảm tương thân tương ái giữa con người với con người trong xã hội. Tình cảm ấy đã bao đời nay trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Trải qua những năm tháng kháng chiến gian khổ, cả nước đều chung lòng đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để đi đến thắng lợi vẻ vang. Cũng đã biết bao lần toàn dân ta đã hưởng ứng tích cực lời kệu gọi một miếng khi đói bằng một gói khi no những khi lũ lụt, hoả hoạn. Những lúc ấy, có người đã dũng cảm quên đó ý, quên lạnh, cứu sông bao nhiêu mạng người để lại gương sáng cho đời sau .

Câu tục ngữ thương người như thể thương thân là một bài học sâu sắc về đạo lí làm người. Hãy thương yêu người khác như yêu thương chính bản thân mình. Điều đó mãi mãi nhắc nhở ta về lòng nhân ái, về tình người mà ta cần thực hiện tốt. Để phát huy truyền thống tốt đẹp ấy của ông cha, em hứa sẽ luôn giúp đỡ những người hoạn nạn trong cuộc đời.

Trong một nhóm người cũng như trong một xã hội, lời nói thật là quan trọng vô cùng: lời nói làm cho được lòng người hay mất lòng người trong nháy mắt. Người khôn bao giờ cũng muôn được lòng người, người tu càng muốn được lòng người hơn nữa ! Nhân tâm thật là quý báu, nhân tâm không thể mua bằng tiền, đúng theo lời ca dao

Nhân tâm ai bán mà mua

Ai cho mà lấy, ai đưa mà mừng ?

Thế mà nhân tâm chỉ mua và mua bằng lời nói. Người khôn dùng lời nói dịu dàng mà mua nhân tâm. Người hiền dùng lời nói nhân hậu mà thu phục nhân tâm. Người tu dùng lời nói từ bi mà qui hợp nhân tâm. Lời nói quả thật có công dụng và hiệu lực thắng thế hơn tiền bạc