Văn mẫu lớp 9

Tào Khánh Duy
Xem chi tiết
Đắc Cơ Nguyễn
Xem chi tiết
Phương Thảo
5 tháng 5 2017 lúc 17:27

Là câu ghép . Vì câu đơn chỉ gồm một cụm CV

Bình luận (0)
Võ Thị Kim Dung
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hà Vi
24 tháng 4 2017 lúc 13:58

Lê Minh Khuê( 1949) quê ở Tĩnh Gia – Thanh Hóa, là cây bút chuyên viết về truyện ngắn. Trong chiến tranh các tác phẩm của chị viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ trên tuyến đường Trường Sơn. Tiêu biểu là truyện ngắn ” những ngôi sao xa xôi” ra đời năm 1971 khi cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt. Đây là một số tác phẩm đầu tay của chị, truyện kể về ba nữ thanh niên xung phong trong tổ trinh sát phá bom trên một cao điểm Trường Sơn. Họ luôn phải sống trong gian khổ, nhiệm vụ khiến họ phải đối mặt với cái chết. Vậy mà họ vẫn hồn nhiên trong sáng, dũng cảm và luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ.

Trước hết hoàn cảnh sống, chiến đấu nơi tuyến lửa đã gắn bó nhau thành một khối, họ ở trong một cái hang dưới chân cao điểm, giữa một vùng trọng điểm tức là nơi tập trung nhất, bom đạn và sự nguy hiểm, ác liệt. Nơi ở của họ có biết bao thương tích ” đường bị đáng lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn, hai bên đường không có lá xanh chỉ chó những thân cây bị tước khô cháy”. Chỉ với vài chi tiết miêu tả cũng đủ khiến người đọc hình dung được cuộc sống ở nơi đây đang bị hủy diệt tàn khốc. Hoàn cảnh sống của ba nữ thanh niên xung phong khiến ta liên tưởng đến hoàn cảnh sống và chiến đấu của những chiến sĩ lái xe mà ta bắt gặp trong thơ của Phạm Tiến Duật.

“Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi”

Không những thế công việc của họ lại càng ngày càng nguy hiểm, họ phải chạy trên cao điểm giữa ban ngày, phơi mình dưới con mắt ” cú vọ của giặc Mỹ”. Sau mỗi trận bom họ phải lao ra trọng điểm để” đo khối lượng đất đá, san lấp mặt đường, đánh dấu vị trí những quả bom chưa nổ nếu cần thì phá bom”. Đó là một công việc nguy hiểm có khi cận kề với cái chết, “thần chết là một tay không thích đùa, hắn ta lẩn trong ruột của những quả bom”, làm công việc ấy thần kinh ta luôn căng thẳng đòi hỏi phải có lòng dũng cảm và sự bình tĩnh: ” có ở đâu như thế này không thần kinh căng như chảo, tim đập bất chấp nhịp điệu, xung quanh có nhiều quả bom cưa nổ, nó có thể nổ bây giờ, có thể nổ chốc nữa nhưng nhất định sẽ nổ”. Có thể nóicông việc vô cùng nguy hiểm nhưng với các cô thì đây là việc hết sức bình thường.

Chính trong hoàn cảnh gian khổ ác liệt ấy những phẩm chất đáng quý của các cô gái dần được bộc lộ. Trước hết họ đều có những phẩm chất chung của những chiến sĩ thanh niên xung phong ở tuyến đường trường Sơn, đó là tinh thần trách nhiệm cao với nhiệm vụ và lòng dũng cảm không sợ hi sinh. Theo tiếng gọi của Tổ Quốc họ phải lên đường và khi đã lên đường là phải hoàn thành tốt nhiệm vụ với họ những ai phải ngồi trực điện thoại trong hang là một cực hình, có bao nhiêu trái bom chưa nổ họ không cần ai giúp à phân công nhau phá cho hết ” tôi một quả bom trên đồi, Nho hai quả bom dưới lòng đường, chị Thao một quả dưới chân cái hầm Barie cũ. Đặc biệt tinh thần dũng cảm của các cô gái trẻ được bộc lộ rõ nét trong những lần phá bom. Mặc dù không phải đối mặt trực tiếp với kẻ thù nhưng các cô phải đối mặt với thần chết do kẻ thù ném bom xuống. Trong những lúc như vậy họ đã suy nghĩ gì và làm như thế nào để hoàn thành tốt nhiệm vụ? chiến thắng thần chết”. Bản thân vốn là nữ thanh niên xung phong nên Lê Minh Khuê tỏ ra am hiểu sâu sắc, miêu tả cụ thể, tinh tế đến từng cảm giác, ý nghĩ của ba nữ thanh niên xung phong trong truyện. Nhất là Phương Định, trong một lần phá bom, một mình Phương Định phá quả bom trên đồi quang cảnh vắng lặng đến phát sợ, lẽ ra Phương Định phải đi khom người nhưng sợ các anh cao xa có cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt nhìn thấy từng hành động cử chỉ của mình nên Phương Định cứ : ” đàng hoàng mà bước tới” và thế là lòng dũng cảm củ cô đã được kích thích bằng sự tự trọng. Khi đến gần quả bom, từng cảm giác của cô cũng trở nên sắc nhọn hơn, cô bình tĩnh trong các thao tác chạy đua với quả bom ” thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào vỏ bom một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí, vỏ quả bom nóng một dấu hiệu chẳng lành” Thế nhưng Phương Định vẫn không hề run tay, vẫn tiếp tục công việc ” tôi cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào châm ngòi, dây mìn dài cong mềm. Tôi khỏa đất rồi chạy vào chỗ ẩn lấp của mình, cuối cùng là cảm giác căng thẳng chờ đợi tiếng nổ của quả bom. Điều đáng chú ý là công việc khủng khiếp không chỉ diễn ra một lần trong ngày mà nó diễn ra thường xuyên ” quen rồi một ngày chúng tôi phá bom đến 5 lần ngày nào ít cũng 3 lần. Những lúc phá bom Phương Định có nghĩ đến cái chết nhưng đó chỉ là một cái chết mờ nhạt không cụ thể cái chính là bom có nổ hay không. Đó chính là tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, là lòng quả cảm vô song, một ngày trong những năm tháng trường Sơn của các cô là như vậy. Những trang sử Trường Sơn không thể quên đi một ngày như thế, không chỉ có lòng dũng cảm trong công việc họ còn gắn bó với nhau trong tình đồng đội. Điều này được thể hiện sâu sắc trong một lần phá bom Nho bị thương Phương Định và chị Thao đã chăm sóc cho Nho như một người em gái. Phương Định ” tôi bé Nho lên, rửa vết thương cho Nho bằng nước đun sôi, tiêm thuốc cho Nho”, còn chị Thao lo cuống cuồng không chỉ vậy với Phương Định mỗi lần đồng đội đi làm nhiệm vụ ở ngoài cao điểm là cô lo lắng và căng thẳng. Đặc biệt cô dành tình cảm yêu mến khâm phục những chiến sĩ hàng đêm cô gặp trên con đường ra mặt trận đối với cô:” những người đẹp nhất thông minh, can đảm, cao thượng nhất là những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ.

Mang vẻ đẹp của những chiến sĩ thanh niên xung phong ở họ còn có những nét chung rất đáng yêu của những cô gái trẻ dễ xúc cảm, mơ mộng, trong sáng. Họ thích làm đẹp cho cuộc sống của mình ngay trong hoàn cảnh ác liệt: Nho thích ăn kẹo, chị Thảo thích chép bài hát, thích thêu thùa, còn Phương Định thích ngắm mắt mình trong gương và ngồi bó gối mơ màng và chỉ cần mưa đá thoáng qua cũng khiến họ vui thích cuống cuồng, những niềm vui của con trẻ. Những cảm xúc hồn nhiên ấy như nguồn sống, như điểm tựa giúp họ thêm vững vàng để họ vượt qua những khó khăn gian khổ.

sống trong một tập thể nhỏ rất gắn bó với nhau nhưng mỗi người vẫn có một nét cá tính. Nhp có nét trẻ trung xinh xắn ” trông nó mát mẻ như một que kem trắng” đồng thời cũng rất hồn nhiên.” Nho thích tắm suối, dù biết khúc suối ấy đang có bom nổ chậm” hồn nhiên nhưng cô vẫn rất kiên định dũng cảm khi Nho bị thương không hề rên la, không muốn đồng đội phải lo lắng cho mình. Còn Phương Định là cô gái thành phố rất nhạy cảm và hay quan tâm đến hình thức của mình. Đặc biệt cô thường sống với những kỉ niệm vì thế khi trận mưa đá thoáng qua là tất cả những kỉ niệm về gia đình, về thành phố thân yêu sống dậy trong lòng cô một cách say sưa tràn đầy. Cuối cùng chị Thao là đội trưởng từng trải hơn, không còn hồn nhiên như hai người đồng đội nhưng cũng không thiếu những khát khao những rung động tuổi trẻ. Chị chiến đấu dũng cảm nhưng lại rất sợ khi nhìn thấy máu, thấy vắt.Những nét riêng đó làm cho nhân vật hiện lên một cách sống động và đáng yêu hơn hơn.

Có thể nói ngòi bút của Lê Minh Khuê rất thành công trong việc làm nổi bật vẻ đẹp của những nữ thanh niên xung phong. Điều đầu tiên là tác giả đã chọn một trong ba nhân vật là Phương Định kể lại câu truyện làm cho nó vừa chân thật nhưng cũng hết sức khách quan. Đặc biệt là nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật rất suất sắc.

Như vậy, bằng việc chọn ngôi kể thứ nhất, khắc học nhân vật qua lời nói, hành động đồng thời sự am hiểu tâm lý nhân vật Lê Minh Khuê đã khắc họa tâm hồn trong sáng hồn nhiên và tính cách của Nho, Phương Định và chị Thao – những nữ thanh niên trong truyện: ” những ngôi sao xa xôi”. Qua họ Lê Minh Khuê đã giúp người đọc hình dung rõ vẻ đẹp của thế hệ trẻ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Họ sống chiến đấu đầy gian khổ hi sinh nhưng vô cùng lạc quan dũng cảm. Họ tiêu biểu cho thế hệ thanh niên xung phong trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Bình luận (0)
Lưu Hạ Vy
24 tháng 4 2017 lúc 14:53

1. Mở bài:

* Giới thiệu vài nết tác giả và tác phẩm:

- Lê Minh Khuê thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ.

- Những tác phẩm của chị viết về cuộc sống, chiến đấu dũng cảm và hi sinh thầm lặng của lực lượng thanh niên xung phong Trường Sơn đã gây được sự chú ý và tình cảm yêu mến của bạn đọc.

- Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” phản ánh chân thực tâm hồn trong sáng, mơ mộng cùng tinh thần lạc quan cách mạng của những cô gái mở đường Trường Sơn giữa trọng điểm ném bom ác liệt của máy bay Mĩ.

2. Thân bài:

* Tóm tắt nội dung:

Ba nữ thanh niên xung phong làm thành tổ trinh sát mặt đường (Thao, Định, Nho). Nhiệm vụ của họ là quan sát máy bay địch ném bom, đánh dấu và phá bom nổ chậm, ước chừng số lượng đất đá để lấp hố bom... Công việc hết sức nguy hiểm vì phải đối mặt với cái chết, nhưng họ vẫn sống hồn nhiên, thanh thản và lạc quan, đúng như tuổi trẻ đáng yêu của họ. .

* Phân tích:

- Ba cô gái sống và chiến đấu trên một cao điểm, giữa vùng trọng điểm tập trung bom đạn của giặc Mĩ bắn phá tuyến đường ra mặt trận.

- Ban ngày, họ phải phơi mình dưới tầm đánh phá của máy bay. Sau mỗi trận bom, họ phải lao ngay ra trọng điểm để làm nhiệm vụ.

- Họ phải mạo hiểm với cái chết, thần kinh luôn căng thẳng, đòi hỏi sự bình tĩnh, sáng suốt và dũng cảm.

- Với ba cô gái, công việc nguy hiểm ấy đã thành chuyện bình thường hằng ngày.

+ Đời sống tâm hồn phong phú, đáng yêu:

- Cả ba cô gái đều là người Hà Nội, tính cách mỗi người mỗi khác nhưng họ có chung những phẩm chất tốt đẹp của thanh niên xung phong tiền tuyến gan dạ, dũng cảm, không sợ gian khổ, hi sinh, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.

- Đoàn kết, gắn bó trong tình đồng đội; dễ xúc động; hay mơ mộng, thích làm đẹp cho cuộc sống của mình, dù là giữa bom đạn khốc liệt, dữ dội.

- Nhân vật Phương Định là cô gái trẻ trung, xinh đẹp... tập trung những nét đáng yêu, đáng khâm phục của lực lượng nữ thanh niên xung phong.

3. Kết bài:

- Người đọc có thể tìm thấy chân dung tinh thần đẹp đẽ, phong phú của thế hệ trẻ Việt Nam thời đánh Mĩ qua truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.

- Tác giả không rơi vào tình trạng minh hoạ giản đơn mà đã miêu tả và thểhiện đời sống nội tâm của họ với những nét tinh tế, sâu sắc và giàu nữ tính.

Bình luận (0)
nguyễn thành đạt
Xem chi tiết
nguyễn thành đạt
16 tháng 4 2017 lúc 9:31

giúp với ạ

Bình luận (0)
Tran Ngoc Viet
Xem chi tiết
Việt Anh Hồ
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Nguyệt
24 tháng 3 2017 lúc 21:45

Bài thơ "Nói với con'' của Y Phương hướng ta tới cảm xúc thiêng liêng về tình cảm gia đình gắn bó và quê hương thân thuộc.Và có lẽ đi suốt cuộc đời này của con vai trò người mẹ luôn là quan trọng nhất ,mẹ vẫn sẽ luôn là người đồng hành bên con,chia sẻ khó khăn và vất vả cùng con.Người mẹ là người chăm sóc,giáo dục ta từ thuở lọt lòng,mẹ là người mang ta đến chân trời của hạnh phúc.Đặc biệt nhất,mẹ là người luôn sẻ chia và giúp ta vượt qua khó khăn ,sóng gió trong cuộc đời.Từ lúc chập chững bước những bước đi đầu tiên của cuộc đời,mẹ là người dìu dắt và đông viên ta.Đến khi ta lớn hơn một vài tuổi,mẹ là người sát cánh bên ta trên nhưng trang sách ngày đêm ta cần mẫn.Hơn vài tuổi nữa , khi ta gặp khó khăn trong trường lớp với bạn bè,và mẹ sẽ lại là người đưa ra lời khuyên giúp ta.Và khi ta tốt nghiệp đại học,mẹ sẽ là người cùng ta chia sẻ niềm vui ấy,vấp ngã lại có mẹ kề bên.Bạn thấy đấy ,chẳng có j quý giá hơn mẹ của chúng ta cả.Mẹ luôn là người hy sinh ,tần tảo ,chịu khó và thật hiểu tâm lí con trẻ.Xa hơn một chút,hãy biết tôn trọng mẹ mk khi còn có thể nhé,cuộc đời người sẽ chẳng là bao đâu,thời gian chẳng chờ một ai cả.Có bao giờ bạn để ý đến mái tóc mẹ đã ngả màu hơn chưa,có bao h bạn để ý nếp nhăn trên da mẹ bạn chưa.Nếu ai đó có đủ kiên nhẫn để đọc những dòng văn này,hãy trân trọng những giây phút có mẹ kề bên,nhé!!

Bình luận (3)
Dịch Thiên Sâu
Xem chi tiết
Vũ Trung Đức
6 tháng 8 2018 lúc 15:37

Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

Mở đầu tác phẩm , Huy Cận đã miêu tả đoàn thuyền đánh cá ra khơi lúc hoàng hôn thật đẹp
Với nghệ thuật miêu tả kết hợp so sánh tác giả đã giới thiệu cảnh hoàng hôn trên biển thật đẹp , kì vĩ tráng lệ . Mặt trời như một quả cầu lửa đỏ rực đang lặn dần và mất hút dưới lòng đại dương . Ngày đã tàn đêm lại đến với trí tưởng tượng phong phú bay bổng nhà thơ đem đến cho thiên nhiêu một tâm hồn . Ngôi nhà chung của vũ trụ đang đi vào trạng thái nghỉ ngơi mà sóng biển là then cài , màn đêm là cánh cửa . Trong thời buổi này , ngư dân bắt tay vào lao động . Công việc đánh cá vốn vất vả nhọc nhằn . Đánh cá về đêm thì lại càng gian khổ hiểm nguy vì họ phải chịu đựng sương gió sóng nước đại dương và có thể gặp nhiều tai họa bất ngờ . Dù thế nhưng với họ với ngư dân công việc đánh cá đêm trở thành thông lệ qua từ " lại ". Họ bất chấp khó khăn . Hình ảnh cánh buồm căng phồng no giáo cùng với những tiếng hát của ngư dân thể hiện niêm vui hăng say lao động của họ khi bắt đầu lao động cảnh ra khơi thật tưng bừng nhộn nhịp , tràn đầy tiếng ca yêu lao động yêu cuộc sống yêu công việc

\\\tham khảo nhé///

Bình luận (0)
Nguyễn Đắc Định
Xem chi tiết
Phạm Xuân Trường
14 tháng 3 2017 lúc 22:26

tự làm nha bạn

Bình luận (2)
Ngọc Mai
Xem chi tiết
thiên thần buồn
7 tháng 4 2018 lúc 18:13

Tình yêu làng:

Ông Hai luôn tự hào về làng, thường khoe làng. Khi đi tản cư, ông luôn nhớ về làng, theo dõi tin tức về làng, mong trở về làng.

Tình yêu làng gắn bó với tình yêu nước:

Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc: Bàng hoàng, sững sờ rồi nghi ngờ, cố chưa tin nên tìm cách hỏi gặng. Khi được xác nhận ông buộc phải tin và sống trong trong tâm trạng đau khổ, hoang mang, nơm nớp sợ hãi, xấu hổ, nhục nhã. Khi nghe tin người ta không chứa người làng chợ Dầu: Bị đẩy vào bước đường cùng, ông vô cùng bế tắc và quyết định dứt khoát: "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù". Đó chính là biểu hiện của lòng yêu nước thiết tha. Tình yêu làng vẫn âm ỉ, dai dẳng khiến ông rơi vào một tâm trạng đầy mâu thuẫn. Ông tâm sự với con cho vơi bớt nỗi đau. Khi nghe tin cải chính làng chợ Dầu không theo giặc: Gánh nặng tâm lý được trút bỏ, ông vui sướng, tự hào về làng.

Nghệ thuật thể hiện: Phân tích, miêu tả tâm lý nhân vật xuất sắc; tạo được tình huống giàu kịch tính.

* Nhận xét về tấm lòng của Kim Lân với người nông dân trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp: Tấm lòng gắn bó tha thiết, am hiểu, trân trọng, tin tưởng vào tình yêu làng, yêu nước và tinh thần giác ngộ cách mạng, tham gia kháng chiến của người nông dân.

Bình luận (0)
Trần Thị Ánh Nguyệt
Xem chi tiết
Son Hak
6 tháng 1 2019 lúc 20:38

Burke từng nói: “Không bao giờ có thể hoạch định cho tương lai bằng quá khứ”; quả không sai. Người Việt Nam xưa vẫn có câu:
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”

Đó là truyền thống được nhắc đến trong các tác phẩm văn học từ bao đời nay và “Ánh trăng” cũng là tâm sự thầm kín của Nguyễn Duy nằm trong mạch cảm xúc ấy. Qua bài thơ, tác giả đã kín đáo bộc lộ những suy nghĩ, chime nghiệm về một lối sống ân nghĩa thủy chung cao quý trong cuộc đời mỗi con người.

Bài thơ “Ánh trăng” ra đời vào năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc được ba năm. Trong suốt ba năm ấy không phải ai cũng còn nhớ những nghĩa tình trong quá khứ. Tác giả Nguyễn Duy viết bài thơ này như một lời tâm sự, một lời nhắn nhủ chân tình với chính mình và với mọi người về lẽ sống nghĩa tình thủy chung:
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ

Khổ thơ đầu mở ra như những lời tự sự ghi lại những dòng hồi ức của tác giả về quá khứ. Bằng sự vận động của thời gian gắn bó với sự trưởng thành của nhà thơ, người đọc như thấy thấp thoáng đâu đây bóng dáng một cậu bé hồn nhiên gắn liền với những người bạn khổng lồ: “đồng”; “bể”; “sông”; “rừng” trong quá khứ. Tuổi thơ chúng ta mấy ai có được những người bạn tri âm, những khoảnh khắc giao hòa diệu vợi với thiên nhiên thôn quê như thế? Thuở bé, nhà thơ Trần Đăng Khoa cũng đã có lần được “chơi” với trăng, được tắm mình trong thế giới thiên nhiên bao la nơi chính sân nhà mình:
Ông trăng tròn sáng tỏ
Soi rõ sân nhà em

Tuổi thơ tác giả được nô đùa với ánh trăng, với thiên nhiên, chan hòa đến mức “trần trụi” không còn khoảng cách:
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ

Đó là tình cảm gắn chặt keo sơn, để rồi đến khi tham gia kháng chiến, vầng trăng trở thành tri kỉ của người lính:
Hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ

Ánh trăng từ giã “đồng”; “bể”; “sông”; “rừng” để cùng người lính vào chiến trường, làm một người bạn tinh thần trong kháng chiến. Trăng với người lính, với nhà thơ trong những năm ở rừng thời chiến tranh đã trở thành “đôi bạn tri kỉ”. Ta bắt gặp những giây phút ấm nồng của sự gắn chặt keo sơn ấy trong thơ người lính lái xe Phạm Tiến Duật:
Cái vết thương xoàng mà đưa viện
Hàng còn chờ đó tiếng xe reo
Nằm ngửa nhớ trăng, nằm nghiêng nhớ bến
Nôn nao ngồi đợi nhớ lưng đèo

hay giữa rừng khuya sương muối, người chiến sĩ đứng chờ giặc tới với tư thế bồng súng:
đầu súng trăng treo
(Đồng chí_Chính Hữu)

và ngay cả trong thơ Hồ Chí Minh, vầng trăng đã trở nên quá đỗi quen thuộc với người lính:
“Gối khuya ngon giấc bên song trăng nhòm”

Trăng đã chia ngọt sẻ bùi suốt chặng đường hành quân, suốt những thời khắc nhuốm màu rực lửa bom đạn, trăng cùng người lính đánh phá, chống trả mưa bom quân thù:
Và vầng trăng, vầng trăng đất nước
Vượt qua quầng lửa mọc lên cao
(Phạm Tiến Duật)

…Trong giây phút khăng khít ấy, người lính đã tự hứa với bản thân mình
Ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa

Vậy mà cuối cùng, cái “lời hứa” ấy đành chôn vùi vào quên lãng với dòng chảy bộn bề của thời gian. Lời hứa năm xưa nay chỉ được nhớ lại bằng từng chữ “hồi” như một điệp khúc. “Hồi” – chỉ là “hồi ấy” thôi, còn bây giờ, nghĩa tình năm xưa bị vứt bỏ. Chữ “hồi” như một điểm dừng chân giữa ranh giới ngày ấy và hôm nay để bây giờ đưa người đọc lần về quá khứ. Lời thơ mỗi lúc một nhẹ nhàng, như lời thủ thỉ tâm tình kéo độc giả cuốn vào mẩu chuyện nhỏ. Điều “ngỡ không bao giờ quên ấy” nay đã không còn nữa
Từ hồi về thành phố
Quen ánh điện cửa gương
Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường

Vầng trăng là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, thủy chung. Hình ảnh ánh trăng đang dần được nhân hóa lên: lặng lẽ “đi qua ngõ”… Ba năm sau kháng chiến, hòa bình được lập lại trên đất nước phồn hoa, trên thành phố hoa lệ. Cái thiên nhiên vĩ đại nguyên sơ ngày xưa: “đồng”; “bể”; “sông”; “rừng” biến mất, thay vào đó là một kích cỡ nhân tạo, cũng đồ sộ nhưng lộng lẫy hơn, uy nghi hơn, chói lòa hơn. Cuộc đời đổi thay, con người thay đổi, người ta bon chen hơn, ích kỉ hơn, vật chất hơn, gác lại cuộc sống tâm hồn vào góc quá khứ. Cũng như con đường lúc thẳng lúc vòng, lúc ngoặt, cuộc đời cũng có những lúc như thế! Trở lại cuộc sống thị thành của những con người vừa về thành phố, ta bắt gặp người lính năm xưa nay đang sống trong bủa vây tiện nghi sang trọng “ánh điện cửa gương” và những phòng “buyn-đinh” cao chót vót. Cuộc sống quá sung túc, đầy đủ đã khiến cho “cái vầng trăng tình nghĩa” ngày nào dẫn vùi vào quên lãng. Những no đủ của cuộc sống hấp dẫn hơn cái tình nghĩa năm xưa hay sao? Hấp dẫn hơn cả quá khứ gian lao nơi chiến trường thắm tình đồng chí, đồng đội. Trăng nay thành “người dưng”, người xa lạ không quen không biết, tác giả không còn nhận ra người bạn tri kỉ hôm nào. Với kết cấu đối lập, “ánh điện cửa gương” sáng lòa lộng lẫy và “ánh trăng” dịu nhẹ thanh cao, tác giả như đang muốn bộc lộ một lời tự thú chân thành từ tận đáy sâu tấm lòng tác giả:
Thình lình đèn điện tắt
Phòng buyn-đinh tối om
Vội bật tung cửa sổ
Đột ngột vầng trăng tròn

“Thình lình”“đột ngột” không khỏi làm người đọc giật mình trước sự cố “mất điện” tại thành phố phồn hoa. Lúc ấy, mọi tầm cỡ tiện nghi bỗng trở về với nấc thanh số không tròn trĩnh. Cử chỉ “vội bật tung cửa sổ” như một phản xạ tự nhiên trong bóng tối con người hướng ra ánh sáng, chứ thực sự đó không phải là chủ ý đi tìm lại người bạn năm xưa của người lính. Và rồi không chỉ bạn đọc, mà ngay cả tác giả cũng phải giật mình khi “đột ngột vầng trăng tròn”. Ánh trăng năm xưa nay đang đứng im trước mặt người lính. Ánh trăng ấy vẫn đẹp, vẫn tròn, vẫn nồng diệu một thứ ánh sáng huyền ảo, lung linh. Nhưng vầng trăng kia xuất hiện đâu phải chỉ “cứu giúp” nguồn ánh sáng cho người lính mà nó còn mang lại sự xáo trộn trong tâm hồn người thi sĩ:
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng

Hai khuôn mặt tri âm tri kỉ ngày nào giờ đang đối diện nhau. Nguyễn Duy gặp lại người bạn năm xưa, kéo theo cả một vùng trời thôn quê quá khứ. Hai bên chẳng nói chẳng rằng, vầng trăng chỉ đứng yên vậy mà người lính lại thấy “có cái gì rưng rưng”. Kỉ niệm tuổi thơ ngày nào giờ lại ùa về đánh thức tâm hồn người chung cuộc
như là đồng là bể
như là sông là rừng

Cảm xúc dâng trào mạnh mẽ với nhịp thơ gấp gáp dồn dập “như là”. Phải chăng đó chính là xúc cảm trong nỗi niềm xót xa ân hận vừa chợt nhớ lại quá khứ? Hóa ra kí ức chỉ tạm lắng xuống do con người quá mải mê tìm những thứ vật chất vô danh trước cuộc sống bộn bề bởi khi có tác động, nó lại sống dậy mạnh mẽ như chưa từng quên đi.
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình

Hình ảnh ánh trăng “tròn vành vạnh” cho thấy quá khứ ngày đó nay vẫn vẹn nguyên, vẫn đẹp viên mãn, vẫn đầy đủ không khiếm khuyết dù ai kia vô tình, đổi thay. Và để rồi bởi chính trăng vô ngôn, không một lời trách móc đã khiến cho “người vô tình” nay bỗng “giật mình” tỉnh ngộ. Cái “im phăng phắc” của trăng vừa biểu thị sự bao dung độ lượng, vừa gây nỗi ám ảnh, dằn vặt bởi im lặng chính là sự trừng phạt đích đáng nhất dành cho những người lãng quên quá khứ, lãng quên lời hứa năm xưa của mình. Chính cái im lặng của ánh trăng đã gây xáo trộn những mơ mộng “ánh điện cửa gương” của con người, khiến con người phải dày xé tâm can, phải dằn vặt đau đớn.

Ánh trăng cũng chính là một biểu tượng thức tỉnh con người trở về với lối sống ân nghĩa thủy chung, “uống nước nhớ nguồn”. “Tòa án lương tâm” của con người ngay lập tức mở ra khi đối diện với quá khứ nghĩa tình, để con người nhận ra mình đang đứng ở đâu khi đã quên đi quá khứ. Người lính “giật mình” để nhìn lại chính mình, “giật mình” để thức tỉnh lương tam, “giật mình” để trân trọng lại quá khứ và “giật mình” để trở về với những giá trị cao đẹp vĩnh gằng. Cũng giống như Lí Bạch khi xa quê:
Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương
(ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương)

Giữa miền đất xa lạ, Lí Bạch nhìn vầng trăng để nhớ về quê hương mình, như níu lấy chút gì đó để sưởi ấm tam hồn người lữ khách. Còn với Nguyễn Duy, vầng trăng trên bầu trời kia còn gợi lại cả quá khứ đặc biệt làm cho tâm hồn thi sĩ và bạn đọc trở về với chính mình.

Bằng hình tượng “ánh trăng” thấm đượm ý nghĩa nhân văn, Nguyễn Duy đã gửi tới bạn đọc một lời nhắn gửi, một bức thông điệp thiết tha: “Hãy lắng lại một chút cái bận bịu cuộc sống để nhìn lại bản thân mình”. Qua thể thơ ngũ ngôn với giọng thơ chân thành, nhỏ nhẹ mà thấm sâu, hình ảnh giàu biểu tượng với ngôn ngữ bình dị, mộc mạc, tác giả đã bộc lộ những suy nghĩ về một lẽ sống ân nghĩa, thủy chung cao quý trong cuộc sống. Ngoài ra với chữ cái đầu câu thơ không viết hoa, tác giả đã thành công khi để cho mạch cảm xúc trôi theo dòng chảy thời gian, theo mạch tự sự để bạn đọc có thể giao cảm với một tâm hồn đang hướng tới cái đẹp đáng trân trọng. Như Anatole Francel đã nói: “Đừng đánh mất quá khứ vì với quá khứ, người ta xây dựng tương lai”.

Bình luận (0)
Thảo Phương
7 tháng 1 2019 lúc 15:02

I. Mở bài
- Ánh trăng là đề tài quen thuộc của thi ca, là cảm hứng sáng tác vô tận cho các nhà thơ
- Nguyễn Duy, một nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ trẻ sau năm 1975 cũng góp vào mảng thơ thiên nhiên một “Ánh trăng”.
- Với Nguyễn Duy, ánh trăng không chỉ là niềm thơ mà còn được biểu đạt một hàm nghĩa mới, mang dấu ấn của tình cảm thời đại: Ánh trăng là biểu tượng cho quá khứ trong mỗi đời người.
- Đối diện trước vầng trăng, người lính đã giật mình về sự vô tình trước thiên nhiên, vô tình với những kỉ niệm nghĩa tình của một thời đã qua. Bài thơ “Ánh trăng” giản dị như một niềm ân hận trong tâm sự sâu kín ấy của nhà thơ.
II. Thân bài.
1. Cảm nghĩ về vầng trăng quá khứ
- Ánh trăng gắn với những kỉ niệm trong sáng thời thơ ấu tại làng quê:
“Hồi nhỏ sống với đồng
Với sông rồi với biển”
- Con người khi đó sống giản dị, thanh cao, chân thật trong sự hoà hợp với thiên nhiên trong lành: “trần trụi với thiên nhiên - hồn nhiên như cây cỏ”
- Ánh trăng gắn bó với những kỉ niệm không thể nào quên của cuộc chiến tranh ác liệt của người lính trong rừng sâu.
“Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỉ
Trần trụi với thiên nhiên
Hồn nhiên như cây cỏ
Ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa”
Trăng khi đó là ánh sáng trong đêm tối chiến tranh, là niềm vui bầu bạn của người lính trong gian lao của cuộc kháng chiến - vầng trăng tri kỉ. Nhân vật trữ tình gắn bó với trăng trong những năm dài kháng chiến. Trăng vẫn thuỷ chung, tình nghĩa.
2. Cảm nghĩ về vầng trăng hiện tại.
Từ hồi về thành phố
Quen ánh điện cửa gương
Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường
- Vầng trăng tri kỉ ngày nào nay đã trở thành “người dưng” - người khách qua đường xa lạ
+ Sự thay đổi của hoàn cảnh sống- không gian khác biệt, thời gian cách biệt, điều kiện sống cách biệt
+ Hành động “vội bật tung cửa sổ” và cảm giác nhận ra “đột ngột vầng trăng tròn”, cho thấy quan hệ giữa người và trăng không còn là tri kỉ, tình nghĩa như xưa vì con người lúc này thấy trăng như một vật chiếu sáng thay thế cho điện sáng mà thôi.
+ Câu thơ dưng dưng - lạnh lùng - nhức nhối, xót xa miêu tả một điều gì bội bạc, nhẫn tâm vẫn thường xảy ra trong cuộc sống.
=> Từ sự xa lạ giữa người với trăng ấy, nhà thơ muốn nhắc nhở: đừng để những giá trị vật chất điều khiển chúng ta....
c. Niềm suy tư của tác giả và tấm lòng của vầng trăng.
- Trăng và con người đã gặp nhau trong một giây phút tình cờ.
+ Vầng trăng xuất hiện vẫn một tình cảm tròn đầy, không mảy may sứt mẻ.
+ “Trăng tròn”, hình ảnh thơ khá hay, tình cảm trọn vẹn, chung thuỷ như năm xưa.
+Tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt” là tư thế đối mặt: “mặt” ở đây chính là vầng trăng tròn (nhân hoá). Con người thấy mặt trăng là thấy được người bạn tri kỉ ngày nào. Cách viết thật lạ và sâu sắc!
- Ánh trăng đã thức dậy những kỉ niệm quá khứ tốt đẹp, đánh thức lại tình cảm bạn bè năm xưa, đánh thức lại những gì con người đã lãng quên.
+ Cảm xúc “rưng rưng” là biểu thị của một tâm hồn đang rung động, xao xuyến, gợi nhớ gợi thương khi gặp lại bạn tri kỉ.
+ Nhịp thơ hối hả dâng trào như tình người dào dạt. Niềm hạnh phúc của nhà thơ như đang được sống lại một giấc chiêm bao.
- Ánh Trăng hiện lên đáng giá biết bao, cao thượng vị tha biết chừng nào:
“Trăng cứ tròn vành vạnh
..............
Đủ cho ta giật mình”
+ Trăng tròn vành vạnh là hiện diện cho quá khứ đẹp đẽ không thể phai mờ. Ánh trăng chính là người bạn nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và cả mỗi chúng ta: con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.
+“Giật mình” là cảm giác và phản xạ tâm lí có thật của một người biết suy nghĩ, chợt nhận ra sự vô tình, bạc bẽo, sự nông nổi trong cách sống của mình. Cái “giật mình” của sự ăn năn, tự trách, tự thấy phải đổi thay trong cách sống. Cái “giật mình” tự nhắc nhở bản thân không bao giờ được làm người phản bội quá khứ, phản bội thiên nhiên, sùng bái tiện nghi mà coi rẻ thiên nhiên.
Câu thơ thầm nhắc nhở chính mình và cũng đồng thời nhắc nhở chúng ta, những người đang sống trong hoà bình, hưởng những tiện nghi hiện đại, đừng bao giờ quên công sức đấu tranh cách mạng của biết bao người đi trước.
III. Kết luận:
- Bài thơ “Ánh trăng” là một lần “giật mình” của Nguyễn Duy về sự vô tình trước thiên nhiên, vô tình với những kỉ niệm nghĩa tình của một thời đã qua.
- Nó gợi ra trong lòng chúng ta nhiều suy ngẫm sâu sắc về cách sống, cách làm người, cách sống ân nghĩa thuỷ chung ở đời.
- Ánh trăng thật sự đã như một tấm gương soi để thấy được gương mặt thực của mình, để tìm lại cái đẹp tinh khôi mà chúng ta tưởng đã ngủ ngon trong quên lãng.

Bình luận (0)
Võ Thị Ngọc Khánh
7 tháng 1 2019 lúc 15:42

Ăn năn là một trạng thái tinh thần mà trong đó người ta nghiêm khắc kiểm điểm mình, dũng cảm phán xét những tội lỗi, yếu kém của mình. Thực chất ăn năn là một cuộc đấu tranh âm thầm, một cuộc vật lộn không khoan nhượng: cái tốt, cái Thiện tuyên chiến với cái xấu, cái ác ; cái cao cả phủ định sự thấp hèn, lòng vị tha vượt lên sự vị kỷ ... Qua tâm sự sâu kín của Nguyễn Duy ở bài thơ “Ánh trăng”, chúng ta như được thanh lọc lại tâm hồn mình, như lay động miền ký ức mà có lúc vô tình chúng ta đã lãng quên.

Chắc hẳn chúng ta chưa thể quên những lời thơ mộc mạc, giản dị mà chan chứa tình cảm trong bài thơ “Tre Việt Nam” của tác giả. Nếu như “Tre Việt Nam” tựa như một khúc đồng dao ngân nga trong tâm hồn thì bước vào thế giới của “Ánh trăng” ta lại gặp những lời thơ chân thành, ẩn chứa niềm băn khoăn, day dứt:

“Hồi nhỏ sống với đồng
Với sông rồi với bể
Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỷ”

Chỉ bằng bốn câu thơ ngắn, Nguyễn Duy đã dựng lại được cả thời niên thiếu cho đến lúc trưởng thành của mình. Người đọc như thấy thấp thoáng bóng dáng một cậu bé hồn nhiên, lí lắc lớn lên theo tháng ngày nơi đồng ruộng, sông bể. Rồi cũng như thấy được cậu bé năm xưa thành chiến sĩ. Và đặc biệt trăng cũng như đồng, sông, bể những người bạn thuở ấu thơ - nay đã trở thành tri kỷ. Khổ thơ nhẹ nhàng đưa người đọc lần về quá khứ, hai chữ “hồi” ở câu một và ba làm cho khổ thơ như có một chỗ dừng chân. Cái dừng chân giữa ranh giới của ấu thơ và lúc trưởng thành! Và người dẫn đường chỉ lối cho dòng suy nghĩ ấy chính là ánh trăng. Dường như cái ánh sáng cao khiết ấy soi rọi đến từng ngõ ngách khiến con đường trở về quá khứ trở nên sáng rõ. Lời thơ như giọng nói thủ thỉ, tâm tình, như mở ra một không gian cổ tích. Truyện cổ thường bắt đầu rằng “Ngày xửa ngày xưa...” Phải chăng vì thế mà người đọc bị lôi cuốn theo lời tâm sự của tác giả? Và cái vầng trăng kia - cái vầng trăng từng làm mê đắm bao tâm hồn thi nhân của mọi thòi đại - hiện lên trong bài thơ vẫn rất mới mẻ, không hề trùng lặp:

“Trần trụi với thiên nhiên
Hồn nhiên như cây cỏ
Ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa”

Ở đây (và nói chung đối với thơ) tả không lấy tả là chính. Thơ là gợi là nhân trăng mà thổ lộ cảm xúc - ý tưởng. Vầng trăng hiện lên với vẻ đẹp hoang sơ mà gần gũi. Trăng hồn nhiên như trẻ thơ, trăng chân thành như bạn hữu, “cái vầng trăng tình nghĩa” ấy đã từng khiến tác giả “ngỡ không bao giờ quên”. Mạch thơ vẫn được tiếp nối tựa như người bộ hành tiếp tục chuyến đi sau lúc nghỉ chân.

Ánh trăng vẫn len lỏi, quấn quít và có phần nồng nàn, đậm sắc hơn. Lời thơ vẫn thủ thỉ, tâm tình nhưng dường như đã xuất hiện những biến chuyển trong lời tâm sự của thi nhân “Ngỡ không bao giờ quên”, ừ ngày ấy chỉ “ngỡ” là sẽ thế nhưng có lẽ việc đó đã xảy ra rồi. Câu thơ đột ngột trở về hiện tại:

“Từ ngày về thành phố
Quen ánh điện cửa gương
Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường”

Người đọc bị cuốn theo mạch cảm xúc của tác giả và cảm thấy có chút gì đó bàng hoàng như vừa nghe một lời thú tội. Xin đừng vội cho những lời thơ kia là những lời thanh minh. Đó chắc hẳn phải là những lời ‘‘thú tội” rất mực chân thành và dũng cảm. “Từ ngày về thành phố” có lẽ là khi chiến tranh đã qua rồi, cuộc sống yên bình đã trở lại và cũng có nghĩa là những gian khổ, ác liệt của cuộc chiến đấu đã lùi xa. Những no đủ hạnh phúc của cuộc sống mới hấp dẫn hơn vầng trăng tri kỷ năm nào. Có lẽ vì thế mỗi khi vầng trăng đi qua chỉ như người lạ mặt, dường như tác giả không còn nhận ra đó đã từng là người bạn tri kỷ năm nào, từng là người bạn nghĩa tình ngày trước. Lời thơ pha chút chua xót, dường như tác giả đang cố giữ nguyên không để cho lời tâm tình kia xao động. Mỗi khổ thơ lại gợi mở trong lòng ta những cảm xúc khác nhau. Điều gì đã làm nên sức hấp dẫn cho bài thơ ấy?. Cách viết giản dị, mộc mạc, thật khó tìm ra những lời thơ hoa mĩ hay những biện pháp tu từ nghệ thuật đặc biệt. Mà nếu có thì chúng cũng không đủ sức hấp dẫn đến thế?. Có lẽ chỉ có tấm lòng mới đủ sức níu kéo những tấm lòng. Nói như nhà thơ Vũ Quần Phương “chất thơ tinh tế chỉ đậu hờ vào chữ, tay phàm đụng vào dễ bay mất, nói chi mổ xẻ với phân tích”.

“Thình lình đèn điện tắt
Phòng buyn đinh tối om
Vội bật tung cửa sổ
Đột ngột vầng trăng tròn”

Bốn câu thơ với hai từ “thình lình”; “đột ngột” làm người đọc giật mình - cái giật mình như một phản xạ kéo ta ra khỏi luồng suy nghĩ miên man. Vẫn là những lời kể lại nhưng rất khó xác định được thời gian. Dường như sự việc vừa xảy ra, hay đã xảy ra rồi? Có lẽ điều đó không quan trọng, chắc hẳn sự việc đó có sức ám ảnh rất lớn mới khiến tác giả viết như thế. Nhưng vẫn có gì đâu? Chỉ là vì “mất điện” nên phải “bật tung cửa sổ”“đột ngột vầng trăng tròn”. Có lẽ hành động mở cửa cũng chỉ là một phản xạ bình thường, nhưng vầng trăng tròn đột ngột xuất hiện như đánh thức tâm hồn người đọc:

“Ngửa mặt lên nhìn mặt
Có cái gì rưng rưng
Như là đồng là bể
Như là sông là rừng”

Cái nút tâm lý giờ đây đã được nới rộng và niềm tâm sự đang dần được tháo gỡ. Đây có lẽ không phải là việc ngắm trăng. Ta nhớ lại khi xưa Bác Hồ đã từng viết:

“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song kích khán thi gia”

Người ngắm trăng, trăng ngắm người - người cũng đủ sức làm mê đắm hồn trăng. Giữa vầng trăng và thi nhân là mối giao cảm của những người tri kỷ, bởi thế song sắt nhà tù trở nên mong manh. Nhưng ở đây, cũng là mặt đối mặt, khung cửa sổ dường như không hiện hữu chỉ có hai tấm lòng đang đối diện. Cái nhìn đăm đắm mà như mờ ảo và “cái gì rưng rưng” thật khó gọi tên. Thế rồi bao nhiêu điều ùa về chiếm lĩnh tâm hồn Nguyễn Duy. Trăng đấy - người bạn tri kỷ năm xưa, kẻ tri âm dạo nào. Và rồi hiện lên là cả ấu thơ hồn nhiên, trong mát. Ánh trăng soi rọi tâm hồn và những nẻo đường trong ký ức:

“Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình”

Dường như khổ thơ cuối dồn nén biết bao niềm tâm sự. Trăng vẫn thế, trăng nhìn cố nhân vô tình kia vẫn bằng con mắt trong trẻo. Chỉ có lương tâm thi nhân đang lên tiếng, những lời sám hối ăn năn dù không cất lên nhưng chính vì thế càng trở nên ám ảnh, day dứt.

Thà rằng trăng cất lời trách móc hay ẩn mình sau đám mây nào đó, có lẽ lòng kẻ vô tình kia đỡ ân hận. Nhưng không, trăng lặng im không nói, cái lặng im làm “ta giật mình”. Nếu như người đọc đã từng giật mình như một phản xạ thì đến đây có lẽ sẽ cảm nhận được cái giật mình của lương tâm. Vẫn biết rằng vầng trăng trên kia khi ta chưa sinh ra cũng cứ khuyết lại tròn, khi ta tồn tại hay sau này ta có thành cát bụi trăng cứ tròn lại khuyết vậy thôi. Nhưng chính cái giật mình thức tỉnh đáng trân trọng của tác giả khiến lòng ta cảm động. Một sự thức tỉnh đầy ý nghĩa. Có người sẽ hỏi rằng nếu không mất điện liệu nhà thơ có được sự thức tỉnh ấy không? Một lần nữa xin đừng “mổ xẻ” câu chữ, hãy gượng nhẹ mà đón lấy niềm tâm sự sâu kín của thi nhân. Nguyễn Duy đã diễn tả rất thành công những biến thái tinh vi của một tâm hồn trong quá trình ăn năn, hối hận. Nếu ai đã có lần đọc “Hơi ấm ổ rơm” của tác giả sẽ nhận thấy cảm xúc của Nguyễn Duy rất dễ rung với những tình huống giản dị mà có lẽ ít nhà thơ có được:

“Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm
Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng
Trong hơi ấm hơn nhiều chăn đệm
Của những cọng rơm xơ xác, gày gò
Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta no
Riêng cái ấm nồng nàn như lửa
Cái mộc mạc lên hương của lúa
Đâu dễ chia cho tất cả mọi người”

Lớn lên trong cảnh nghèo ở nông thôn Thanh Hoá tác giả thường có những câu thơ xúc động, thâm thuý về đời sống lam lũ, vất vả của bà con lao động. Chính vì thế, những lời thơ của Nguyễn Duy thường rất mộc mạc, dân dã mà vẫn rất xúc động. Người đọc cảm nhận sâu sắc những gì tâm hồn nhà thơ muốn chia sẻ có lẽ nhờ vào nguồn mạch chân thành ấy.

Trở lại với “Ánh trăng”, có lẽ niềm tâm sự sâu kín giờ đây không chỉ còn là của riêng Nguyễn Duy nữa. Ý kết của bài thơ đã nâng những suy nghĩ của tác giả lên tầm khái quát - triết lý: ai cũng có những lúc vô tình quên đi những gì tốt đẹp của ngày xưa. Nếu như không có sự thức tỉnh, những lúc “giật mình”nhìn lại của lương tâm thì biết đâu chúng ta sẽ đánh mất chính mình? Và với Nguyễn Duy nếu tác giả không phải là người từng có một thòi sống như thế, làm sao có được niềm tâm sự đáng quý như vậy? Những chặng đường của quá khứ và hiện tại cứ nối tiếp nhau, lúc thì đan xen, khi thì tách rời khiến ta nhìn rõ nét băn khoăn, rối bời của tâm trạng, cả bài thơ được đẫm trong ánh trăng trong trẻo, ngời mát và ám ảnh. Lý Bạch đã từng có hai câu thơ rất nổi tiếng:

“Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cô hương”

Giữa miền đất xa lạ dẫu vẫn nằm trên đất Trung Hoa, Lý Bạch nhìn vầng trăng mà nhớ quê hương mình, như níu lấy chút gì thân quen để sưởi ấm tâm hồn người lữ khách. Thì với Nguyễn Duy, vầng trăng ngời tỏ trên bầu trời kia gợi lại cả một thời trong quá khứ và đặc biệt làm cho tâm hồn thi nhân bừng tỉnh và trở về chính mình. Có bao giờ ta tự hỏi tại sao cũng chỉ là vầng trăng ấy thôi, con người lại có thể nhìn thấy nhiều điều khác nhau đến thế. Lúc ấy, hãy nhớ lại câu nói của Macxen Prutxtơ: “Thế giới được tạo lập không phải một lần mà mỗi lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế giới được tạo lập”.

Đọc “Ánh trăng” của Nguyễn Duy, người đọc như một lần được đối diện với chính mình và cũng đồng thời giao cảm với một tâm hồn đáng trân trọng, vẫn còn trong trẻo trên cao, vầng trăng tròn vành vạnh, vẫn còn vương vấn đâu đây ánh sáng trong mát, nhẹ nhàng, im ắng quấn quện trong tâm hồn mỗi chúng ta .

Bình luận (0)