Văn mẫu lớp 9

Oanh Lê
Xem chi tiết
Trần Dương
20 tháng 9 2017 lúc 18:04

Là một nhóm các nhà văn Việt Nam thuộc dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam ( nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội ) . Ngô Chi Thất và Ngô Trân là người đề xướng và dựng nên Văn phái, về sau được mệnh danh là Ngô gia văn phái, gồm 20 tác giả thuộc 9 thế hệ, trên dưới 200 năm, từ đầu thế kỷ thứ 17 đến đầu thế kỷ thứ 20. Là tên một bộ sách tập hợp các tác phẩm của các thành viên trong Ngô gia văn phái. Bộ sách do Ngô Thì Chí đề xướng và khởi công biên soạn tập đầu tiên. Ngô Thì Điển làm công tác biên tập. Trong sách có 2 bài tựa, một là củaPhan Huy Ích, hai là của Ngô Thì Trí. Đây là bộ sách có tính chất sưu tập nhằm nêu cao truyền thống văn hóa, văn học của dòng họ Ngô Thì, chứ không có tính chất một hợp tuyển hay một tổng tập của những tác giả cùng một trường phái, một khuynh hướng tư tưởng và sáng tác.

Bình luận (0)
Hồng Ngọc
Xem chi tiết
Trần Việt Linh
6 tháng 10 2016 lúc 23:24

 

Tuổi thơ tôi gắn bó với cây bàng cổ thụ. Tôi nhớ những lần trốn nắng, trú mưa trong sự chở che hào phóng của tán bàng, những lần thưởng thức mùi vị ngọt chát hấp dẫn của quả bàng chín, những lần nhấm nháp vị bùi bùi khó tả của nhân quả bàng...  Hồi năm bảy tuổi cho đến khi đủ mười tám tuổi để nhập ngũ, dù đã đi ngược về xuôi, vào Nam ra Bắc, nhưng tôi chưa từng nhìn thấy một cây bàng nào từng trải và to lớn như cây bàng phố tôi. Thân nó to, phải hai, ba vòng tay người lớn mới ôm xuể. Còn tán nó rộng, che kín cả một cái sân lớn diện tích cả trăm mét vuông. Sinh thời bác tôi bảo: Cây bàng lớn này dễ thường đã sống cả trăm năm, đáng được gọi là cây bàng cổ thụ.  Tuổi thơ tôi gắn bó với cây bàng cổ thụ. Tôi nhớ những lần trốn nắng, trú mưa trong sự chở che hào phóng của tán bàng, những lần thưởng thức mùi vị ngọt chát hấp dẫn của quả bàng chín, những lần nhấm nháp vị bùi bùi khó tả của nhân quả bàng và nhớ cả những lần đi bắt ve, những lần chơi trốn tìm hớ hênh quanh gốc bàng. Tất cả cho tôi hình dung về một khái niệm bàng của riêng đám trẻ phố tôi.  Tôi thích nhất là vào tiết rét lộc vào cữ tháng 2 âm lịch, theo cách phân chia mùa đông của các cụ nhà ta: Tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng ba cộc rét. Vào thời điểm ấy, những lộc bàng râm ran như thể đang mời mọc nhau, mời gọi nhau mọc, mời gọi nhau lớn cho kịp phủ kín cành vào đầu mùa hạ. có thể nói: Lá bàng (cũng giống như một số cây khác thuộc hộ nhà xoan) có biểu hiện rõ nhất về sự chuyển mùa, nếu như có một ai đó chịu khó quan sát sự phát triển và tàn lụi lẫn sự đổi thay màu lá của nó. Có lẽ vì thế mà từ bao đời nay, đám trẻ hay lưu luyến mấy câu trong lời một vầi bài hát: Mùa đông lá đỏ, mùa hạ lá xanh…như một điệp khúc chào đón mùa hè quay trở lại (sau này tôi mới biết đây là phần mở đầu trong ca từ một ca khúc của nhạc sĩ Hoàng Vân viết cho thiếu nhi vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước). Có một nhà thơ, trong khi nhìn ngắm mùa đông, nhìn ngắm màu đỏ của lá bàng mà đã viết được một bài thơ thật xúc động: Vẫn gió bấc căm căm/ Vãn mơ hồ mưa bụi/ Vẫn những lá bàng uốn cong mình mà cháy/ Đỏ như khi phải từ biệt bầu trời/ Anh chẳng biết thế nào để yêu em thêm nữa/ Khi mùa đông tới gần….  Nhưng đến năm tôi hai mươi ba tuổi thì cây bàng cổ thụ ấy không còn nữa. Vì lấy đất dành cho sự mưu sinh, người ta đã triệt hạ nó. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về đứng trên mảnh đất từng gắn bó với cây bàng cổ thụ mà lòng không khỏi xót xa, tiếc nuối. Trong lòng tôi tự dưng thấy trống trải thiếu thốn…  Bây giờ, cứ mỗi khi nhìn thấy lá bàng đỏ rực lên sau khi hoàn tất chức phận của mình, để mà rụng về gốc, trong buổi giao mùa, tôi lại nao nao nhớ cây bàng cổ thụ. Cũng phải, vì nó là một phần kỷ niệm không thể thiếu trong khoảng trời thơ ấu và đáng nhớ của chúng tôi.
Bình luận (0)
Linh Phương
22 tháng 10 2016 lúc 11:41

Hậu Nghệ là một người bất tử, trong khi đó Hằng Nga là một tiên nữ xinh đẹp sống ở Thiên Đình và phục vụ cho Tây Vương Mẫu. Cả hai người là vợ chồng. Sắc đẹp của Hằng Nga và sự bất tử của Hậu Nghệ đã làm cho một số vị thần tiên khác ghanh ghét, và họ đã vu oan một tội lỗi phạm thiên đình cho Hậu Nghệ trước mặt Vua Nghiêu. Từ đó, Hằng Nga và Hậu Nghệ bị đuổi khỏi hoàng cung và phải sống cuộc đời thường dân. Từ đó, cuộc sống làm lụng, săn bắn đã làm cho chàng Hậu Nghệ trở thành một xạ thủ có tiếng trong dân gian.

Bấy giờ, có 10 mặt trời cùng lúc tồn tại, cứ một mặt trời thì chiếu một ngày, và cứ thay phiên như vậy trong vòng một ngày. Tuy nhiên, tai họa ập đến, một ngày kia cả 10 mặt trời cùng xuất hiện trong một ngày và đã thiêu cháy hầu hết sinh linh trên mặt đất. Trước hoàn cảnh “ngàn cân treo sợi tóc” trên, Vua Nghiêu đã sai Hậu Nghệ bắn rơi 9 mặt trời chỉ để một cái lại mà thôi. Chàng Hậu Nghệ đã hoàn thành sứ mạng xuất sắc. Để đáp lại, Vua Nghiêu đã cho chàng một viên thuốc trường sinh bất lão và dặn rằng “Tạm thời không được uống cái này vào, hay bắt đầu cầu nguyện và ăn chay trong một năm sau đó mới được uống”. Hậu Nghệ làm theo, chàng đem viên thuốc về nhà và giấu nó ở cái rui trên nóc nhà và tự khổ luyện tinh thần. Được khoảng nửa năm, Vua Nghiêu mời chàng đến kinh thành “chơi” . Hằng Nga ở nhà thì bỗng lưu ý đến một vật sáng lóng lánh trên mái nhà và phát hiện ra viên linh dược, sau đó, biết là linh dược, nàng đã uống ngay viên thuốc cũng đúng lúc Hậu Nghệ vừa về đến và ngay tức khắc chàng đã biết chuyện gì đã xảy ra. Nhưng tất cả đã quá muộn, Hằng Nga bắt đầu bay về trời.

Với chiếc nỏ trong tay, Hậu Nghệ đuổi theo Hằng Nga. Nhưng đi được đến nửa đường thì thần Gió đã cản chàng lại mặc cho nàng tiên nữ xinh đẹp kia bay đến mặt trăng. Khi vừa đến nơi Hằng Nga bỗng không thở được và viên thuốc bỗng văng ra. Kể từ đó, Hằng Nga mãi ở trên mặt trăng không thể nào trở lại. Truyền thuyết còn kể lại rằng nàng đã kêu gọi những con thỏ ở mặt trăng tạo ra viên thuốc giống như vậy để nàng còn quay về với người chồng ngày đêm mong nhớ, nhưng tất cả đều vô dụng.
Trong khi đó, ở dương thế, sự mong nhớ và nỗi hối hận ngày đêm cồn cào Hậu Nghệ. Cuối cùng, chàng xây một lâu đài trong mặt trời và đặt tên là “Dương”, trong khi đó thì Hằng Nga cũng xây một lâu đài tương tự đặt tên là “Âm”. Cứ mỗi năm một lần, vào ngày rằm tháng 8, hai người được đoàn viên trong niềm hân hoan hạnh phúc. Chính vì thế mà mặt trăng luôn thật tròn và thật sáng vào ngày này như đê nói đến niềm vui, sự hân hoan khi được gặp mặt của con người.

Bạn tham khảo nha!

Bình luận (0)
HoÀng NgỌc LaN
Xem chi tiết
Linh Phương
11 tháng 9 2017 lúc 20:36

Gợi ý:

- “Học cách viết nỗi đau buồn, thù hận trên cát” nghĩa là học cách tha thứ cho những ai đó đã gây ra cho ta những đau buồn, tai họa, bất hạnh trong cuộc đời.
- “Học cách khắc ghi những ân nghĩa trên đá” nghĩa là luôn biết trân trọng là khắc sâu mãi mãi lòng biết ơn đối với những ai đã giúp đỡ ta, nhất là trong những hoàn cảnh éo le.
Bàn luận
a. Phân tích – chứng minh
- Đau buồn, thù hận là những điều không may, nỗi bất hạnh xảy ra không ai muốn. Đối với mỗi con người, trong cuộc đời ít nhiều cũng trải qua đau buồn, gặp những xung đột, mâu thuẫn có khi dẫn đến thù hận.
- Không tha thứ, bỏ qua, quên đi những chuyện đau buồn, oán hận, lỗi lầm người khác gây ra cho mình thì sẽ mãi gây ra mâu thuẫn, luôn sống trong thù hận, và gây thù hận cho nhau không chỉ ở thế hệ này mà còn ở cả các thế hệ sau.
- Ân nghĩa là những điều tốt, những điều luôn cần có trong mỗi con người. Ghi nhớ, không quên ân nghĩa là truyền thống đạo lí của dân tộc, góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp.
- Dân tộc ta sống vốn trọng tình nghĩa, có lòng vị tha (“Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại”, “mình vì mọi người”)

b. Đánh giá – mở rộng
- Lời khuyên trên đúng với mỗi con người và luôn phù hợp với mỗi thời đại. Đây là một lời khuyên mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.
- Phê phán lối sống vô ơn, cũng như những kẻ nuôi dưỡng mầm mống của thù hận.
- Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, đối với cái xấu, cái ác lộng hành, chúng ta không nên bàng quan, xem thường mà cần phải đấu tranh không khoan nhượng, có thế mới góp phần cái thiện tồn tại để phát triển và mới tạo điều kiện tốt cho những điều tốt đẹp, cho ân nghĩa trường tồn.
Bài học nhận thức và hành động
a. Nhận thức
- Sống ân nghĩa và biết tha thứ là cách tốt nhất để nuôi dưỡng tâm hồn và làm cho cuộc sống của ta trở nên đẹp đẽ, thực sự có ý nghĩa.

b. Hành động
- Bản thân mỗi người cần nỗ lực vượt lên lòng thù hận, sống nhân ái, vị tha, biết trọng ân nghĩa, … Đó là nét đẹp trong nhân cách làm người.
- Ứng xử cao thượng trong cuộc sống thường ngày, từ những điều nhỏ nhất.

Bình luận (1)
Thảo Phương
13 tháng 9 2017 lúc 17:25

1. Giải thích
-“Viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát”: Cách nói hình ảnh để chỉ thái độ khoan dung với những lỗi lầm, biết buông bỏ những điều buồn đau, thù hận.
- “Khắc ghi những ân nghĩa lên đá”: cách nói hình ảnh để chỉ thái độ sống biết ơn với những gì ta được trao tặng trong cuộc sống.
=> Câu nói đề nghị chúng ta hướng tới một thái độ sống, một lối sống tích cực: khoan dung và tri ân.
- Tại sao con người cần biết sống khoan dung (Viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát )?
+ Vì khoan dung đem lại niềm hạnh phúc, sự thanh thản, nhẹ nhõm cho tâm hồn chính chúng ta (VD: câu chuyện “Cậu bé và bao khoai”…)
+ “Nhân vô thập toàn” => Khoan dung đem lại cơ hội sửa chữa lỗi lầm cho người mắc lỗi, hướng họ tới những điều tốt đẹp. Nhiều người nhờ được khoan dung mà trở thành người có ích. “Sự khoan dung là vị thuốc duy nhất để chữa những lỗi lầm đang làm bại hoại con người khắp vũ trụ” (Vôn-te)
(Dẫn chứng: trong VH: “Lỗi lầm và sự biết ơn”, nhân vật Giăng Van-giăng; trong đời sống: những tù nhân được hoàn lương…)
- Tại sao con người cần biết sống tri ân (Khắc ghi những ân nghĩa lên đá)?
+ Vì “cây có cội, nước có nguồn”; mỗi con người được sinh ra, được khôn lớn trưởng thành đều do cha mẹ, gia đình, nhà trường, xã hội… nuôi dưỡng, dạy dỗ, vun trồng, tạo điều kiện để họ phát triển. Do đó, phải biết ơn những người, những gì mà cuộc đời đã ban tặng cho ta.
+ Biết “Khắc ghi những ân nghĩa lên đá” không chỉ là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn là một lối sống cần có, phải có ở mỗi người. Bởi nếu không có lòng biết ơn, chúng ta sẽ trở thành những kẻ vô tâm, chỉ biết thụ hưởng thành quả mà không biết đến cội nguồn.
+ Biết tri ân, chúng ta không chỉ trân trọng hơn những giá trị đời sống mà còn có những hành động tích cực, làm đẹp hơn cho cuộc sống.
2. Chứng minh:
Nêu các biểu hiện của lối sống khoan dung và tri ân, dẫn chứng trong VH, thực tế, từ bản thân trải nghiệm của mỗi người.
3. Bình luận:
- Khẳng định ý kiến đúng đắn.
- Mở rộng vấn đề: Khoan dung cũng phải đúng lúc, đúng chỗ; tri ân không chỉ trong suy nghĩ mà phải qua hành động cụ thể…
- Liên hệ thực tế: Còn có những người sống ích kỉ, cố chấp, vô ơn, bội bạc…
- Rút ra bài học cho bản thân.

Bình luận (0)
thuongnguyen
12 tháng 9 2017 lúc 13:49

Bai 1

Trong cuộc sống có lẽ ai cũng cần đến sự quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ từ những người xung quanh để vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống. Và cũng không ít lần ta thất vọng vì những việc làm sai trái của bè bạn, người thân. Bạn nên làm gì trong những hoàn cảnh đó? Hãy tha thứ, quên đi những hận thù và phải luôn ghi nhớ công ơn của những người đã giúp đỡ bạn, người đã mang đến cho bạn cuộc sống tươi đẹp ngày hôm nay. Đó cũng chính là ý nghĩa giáo dục mà câu chuyện " Lỗi lầm và sự biết ơn" muốn gửi đến chúng ta.

" Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người".Đó là câu nói của người bị miệt thị trong câu chuyện. Thật vậy, câu nói đã mang đến cho người đọc, người nghe rút ra được bài học kinh nghiệm sống đẹp cho bản thân.


Điều mà anh chàng bị miệt thị ghi lên cát là lần anh bị người bạn tốt nhất miệt thị. Đó đúng là một kỷ niệm buồn, đáng quên đi. Anh ta đã ghi lên cát để điều đó bị xóa nhòa theo thời gian, bị cát vùi lấp đi cũng như sẽ tan biến dần trong lòng người. Còn khi người bạn tốt nhất của anh đã cứu anh thì điều đó được khắc lên đá, điều đó sẽ không bao giờ bị xóa nhòa cũng như điều tốt đẹp một khi đã đi sâu vào lòng người thì sẽ không bao giờ quên." Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá". Đó là câu cuối chuyện mà tác giả muốn gửi đến chúng ta. Đúng vậy, hãy biết quên đi sự hận thù, đừng mang nó trong lòng, hãy biết ghi nhớ ân nghĩa. Có như vậy chúng ta mới có thể sống đẹp và thấy cuộc đời này có ý nghĩa hơn.


Vậy nỗi buồn đau là gì mà ta phải ghi nó lên cát? Nỗi buồn là khi em bé bị ốm, gia đình khát khao có tiếng cười của em... Nỗi buồn là khi ông nội tôi qua đời, là khi đứa cháu bé bỏng ngày nào vẫn được ông thương yêu, chiều chuộng khóc sưng cả mắt vì nhớ ông... Hay nỗi buồn chỉ đơn giản là khi bị mẹ mắng vì làm sai, là khi bị điểm kém và hối hận vì đã đi chơi không lo học bài... Hàng ngày ta gặp phải nhiều nỗi buồn đau, bất hạnh và nhiều khó khăn thử thách trong cuộc sống. Nhưng hãy nhìn về phía tương lai đừng để những nỗi buồn giày vò bạn. Vì thế, hãy quên đi những nỗi buồn đau đã làm khổ bạn và tiếp tục bước đi.


Bạn biết không hậu quả ghê gớm và tai hại nhất do nỗi buồn gây ra chính là sự thù hận. Ta thù hận những người đã làm cản trở bước tiến trên con đường sự nghiệp mà ta hàng mơ ước. Ta thù hận những người bạn đã chế giễu ta chỉ vì ta sinh ra trong một gia đình nghèo. Hay ta hận những người đã chà đạp lên tình cảm trong trắng của lứa tuổi học trò, chúng đưa ra làm trò cười là đề tài chế giễu của những kẻ ngu ngốc. Bạn đừng nghĩ rằng sự thù hận chỉ là những ghen tức ở trong lòng, mà nó chính là thứ vũ khí sắc bén nhất cho những tội ác. Nó dẫn ta lấn sâu vào con đường tội lỗi. Và dường như cái đích của sự thù hận chính là khi ta đã " trả thù" cho những người đã gieo dắt vào trong long ta sự thù hận đó chính là những tội ác không thể tha thứ được. Và đau khổ hơn nữa, khi ta đã đi đến cái đích cuối cùng thì không chỉ đối phương hay nói cách khác là kẻ thù của ta bị tổn thương mà ngay cả bản thân mình cũng tan nát.


Thay vì luôn nhớ tới nỗi buồn và thù hận bạn hãy khắc ghi những ân nghĩa trong lòng. Vậy bạn có biêtd ân nghĩa là gì? Ân nghĩa là khi ta nhận từ bố món quà sinh nhật, là khi cầm trên tay quả khế do tay bà vun trồng. Ân nghĩ là những hành động thể hiện sự biết ơn được nhắc trong bài thơ " Biết ơn":


Ăn một đĩa muống
Nhớ người làm ao,
Ăn một quả đào
Nhớ người vun gốc,
Ăn một con ốc
Nhớ người đi mò,
Sang đò
Nhớ người chèo chống,
Nằm võng
Nhớ người mắc dây,
Đứng mát gốc cây
Nhớ người vun xới.


Ghi nhớ ân nghĩa là hành động thể hiện sự biết ơn, kính trọng người đã giúp đỡ mình, đó là một nghĩa cử cao đẹp làm tâm hồn mình trong sáng hơn. Đối với mỗi người ghi nhớ ân nghĩa trước hết là với những người đã sinh thành dưỡng dục hay cưu mang mình, đó là những người không thể thiếu trong cuộc đời mình. đặc biệt công lao của cha mẹ- người đã sinh ra và dạy dỗ ta nên người có lẽ không có giấy bút nào ghi hết:



Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy.


Đó là công ơn của mẹ, của những người phụ nữ nông dân, sự hi sinh đó là vì con cái, vì một tương lai tươi sáng hơn. Bên cạnh đó, chúng ta phải ghi nhớ ân nghĩa của mọi người xung quanh, của thầy cô, bạn bè. Họ luôn có mặt bên cạnh ta, an ủi chia sẻ những lúc ta gặp phải chuyện buồn hay có những niềm vui. Thầy cô luôn hết mình dạy dỗ cho ta những điều hay lẽ phải để sau này trở thành người có ích cho xã hội. Thầy cô như người chèo đò đưa ta đến bến bờ hạnh phúc. Phải biết ghi lòng tạc dạ những công ơn của thầy cô. Thật đáng xấu hổ cho những kẻ không biết trân trọng điều này!


Ân nghĩa còn là thủy chung với chính mình, với quá khứ đã qua, phải luôn nhớ về những kỉ niệm đẹp, hay những ngày nghèo khó đã trôi qua để sống tốt hơn, có ý nghĩa hơn trong tương lai. Đó cũng là việc làm thể hiện lòng biết ơn với những người đã góp công xây dựng và bảo vệ đất nước để ta được sống trong một đất nước độc lập, tự chủ. Trong thực tế mỗi người dân Việt luôn nhớ tới ngày giỗ Tổ Hùng Vương- Tổ tiên của người Viẹt đã có công lớn trong việc dựng nước và giữ nước:


Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giổ Tổ mùng 10 tháng 3.


Trong những ngày toàn dân đang hân hoan chào mừng đại lễ " 1000 năm Thăng Long- Hà nội" hãy hướng về cội nguồn của mình, về thủ đô Hà Nội thân yêu và làm những công việc thiết thể hiện lòng biết ơn, ghi nhớ ân nghĩa.


Qua câu chuyện " Lỗi lầm và sự biết ơn" và những việc làm thiết thực trong đời sống hãy rút ra kinh nghiệm sống cho bản thân để hướng tới một tương lai tốt đẹp đang chờ đón bạn. Phải biết quên đi nỗi dau buồn và sự thù hận, ghi nó lên bãi cát và luôn ghi nhớ ân nghĩa để nó được khắc ghi lên đá, trong lòng người. Và hãy nhớ rằng một trái tim khỏe mạnh là một trái tim luôn hướng về lòng nhân đạo, niềm vui và không có chỗ cho sự hận thù.


Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, tương lai đang rộng mở phía trước hãy sống hết mình vì mọi người và đừng bao giờ quên những ân nghĩa mà mọi người đã làm cho mình. Đừng làm mất thời gian cho nỗi buồn và sự hận thù để thấy cuộc sống mới tươi đẹp và có ý nghĩa làm sao.

diendan.hocmai.vn

Bai 2 :

Gợi ý:
“Mỗi chúng ta hãy học cách viết những đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa trên đá”.
Hãy nêu ý kiến kiến của anh/chị về lời khuyên trên.
Nêu vấn đề
Giải thích
- “Học cách viết nỗi đau buồn, thù hận trên cát” nghĩa là học cách tha thứ cho những ai đó đã gây ra cho ta những đau buồn, tai họa, bất hạnh trong cuộc đời.
- “Học cách khắc ghi những ân nghĩa trên đá” nghĩa là luôn biết trân trọng là khắc sâu mãi mãi lòng biết ơn đối với những ai đã giúp đỡ ta, nhất là trong những hoàn cảnh éo le.
Bàn luận
a. Phân tích – chứng minh
- Đau buồn, thù hận là những điều không may, nỗi bất hạnh xảy ra không ai muốn. Đối với mỗi con người, trong cuộc đời ít nhiều cũng trải qua đau buồn, gặp những xung đột, mâu thuẫn có khi dẫn đến thù hận.
- Không tha thứ, bỏ qua, quên đi những chuyện đau buồn, oán hận, lỗi lầm người khác gây ra cho mình thì sẽ mãi gây ra mâu thuẫn, luôn sống trong thù hận, và gây thù hận cho nhau không chỉ ở thế hệ này mà còn ở cả các thế hệ sau.
- Ân nghĩa là những điều tốt, những điều luôn cần có trong mỗi con người. Ghi nhớ, không quên ân nghĩa là truyền thống đạo lí của dân tộc, góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp.
- Dân tộc ta sống vốn trọng tình nghĩa, có lòng vị tha (“Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại”, “mình vì mọi người”)
(Học sinh chọn dẫn chứng minh họa phù hợp)
b. Đánh giá – mở rộng
- Lời khuyên trên đúng với mỗi con người và luôn phù hợp với mỗi thời đại. Đây là một lời khuyên mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.
- Phê phán lối sống vô ơn, cũng như những kẻ nuôi dưỡng mầm mống của thù hận.
- Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, đối với cái xấu, cái ác lộng hành, chúng ta không nên bàng quan, xem thường mà cần phải đấu tranh không khoan nhượng, có thế mới góp phần cái thiện tồn tại để phát triển và mới tạo điều kiện tốt cho những điều tốt đẹp, cho ân nghĩa trường tồn.
Bài học nhận thức và hành động
a. Nhận thức
- Sống ân nghĩa và biết tha thứ là cách tốt nhất để nuôi dưỡng tâm hồn và làm cho cuộc sống của ta trở nên đẹp đẽ, thực sự có ý nghĩa.

b. Hành động
- Bản thân mỗi người cần nỗ lực vượt lên lòng thù hận, sống nhân ái, vị tha, biết trọng ân nghĩa, … Đó là nét đẹp trong nhân cách làm người.
- Ứng xử cao thượng trong cuộc sống thường ngày, từ những điều nhỏ nhất.

273362126157479

Bình luận (0)
Tam Nguyen
Xem chi tiết
Chippy Linh
17 tháng 8 2017 lúc 15:54

1.Thuyết minh về con trâu ở quê em.

Nếu bạn đã từng đi qua những làng quê ở Việt Nam thì không thể không bắt gặp những chú trâu đăng cần mẫn cày ruộng hay đang thong thả gặm cỏ. Con Trâu đã là người bạn thân thiết của người dân và đã gắn bó lâu đời với nhau từ hang ngàn năm nay.Và đã được xem là biểu tượng của người nông dân Việt Nam.

Con trâu đã là biểu tượng của sự hiền lành, chăm chỉ, cần mẫn từ hàng ngàn năm nay. Nếu bạn có quê hoặc đã từng về quê thì bạn sẽ thường bắt gặp những con trâu đang cần mẫn kéo cày trên bờ ruộng. Giúp xới tơi những thửa đất cho người nông dân gieo trồng dễ dàng hơn. Có thể nói con trâu là một người bạn chuyên giúp công việc cho người nhân dân. Ngoài những việc cày bừa trâu có thể là một công cụ phương tiện vì vậy có thể nói trâu là công cụ không thể thiếu của người nông dân.

Trâu bắt nguồn từ trâu rừng, vì sau nhiều thế kỉ con người và loài vật đều được thuần hóa và trở thành một loài trâu hiền lành. Lông trâu thường có màu xám đen, thân hình vạm vỡ. Với đôi sừng nhọn, uống cong như hình một lưỡi liềm người ta sử dụng đôi sừng đó làm đồ trang sức. Trâu là loài động vật thuộc lớp có vú. Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày, trâu đực trung bình cày bừa từ 3~4 sào còn trâu cái có thể cày bừa từ 2~3 sào, không những vậy trâu còn được coi là một tài sản quý của của nhà nông.

Trong những thời đại trước trâu còn dùng để kéo xe, chở hàng và có thể kéo tải trọng từ 400~500kg . Con trâu còn có thể kéo gỗ củi và hàng hóa. Trâu cung cấp cho ta rất nhiều sản lượng về lương thực và sữa. Đem bán thịt trâu cũng thu được những khoản tiền đáng kể. Người ta thường trồng cây xen lẫn các cây ăn quả, phân trâu ủ xanh là thuốc bón tốt nhất cho cây. Trâu chính là tài sản nên rất được người dân chăm sóc rất chu đáo.

Hình ảnh con trâu ung dung gặm cỏ non, xanh mát và trên trời là những cánh diều bay cao giữa không trung đã in sâu trong tâm trí người Việt Nam. Chăn trâu thả diều là 1 trong những trò chơi của trẻ em nông thôn, 1 thú vui đầy lý thú. Trên lưng trâu còn có bao nhiêu là trò như đọc sách, thổi sáo... Những đứa trẻ đó lớn dần lên , mỗi người mỗi khác nhưng sẽ ko bao giờ quên được những ngày thơ ấu .

Ngoài ra trâu con gắn liền với những lễ hội truyền thống như chọi trâu đâm trâu . Lễ hội chọi trâu ở Hải Phòng là nổi tiếng nhất ở Việt Nam. Hải Phòng là vùng đất có truyền thống văn hoá với nhiều di tích lịch sử và danh thắng mang đặc trưng của miền biển. Trong những di sản văn hoá ấy, nổi bật là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn - một lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Lễ hội nói chung là một sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống phản ánh cuộc sống vật chất và tâm linh của một cộng đồng trong quá khứ. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được khôi phục lại hơn 10 năm nay và được Nhà nước xác định là 1 trong 15 lễ hội quốc gia, bởi lễ hội này không chỉ có giá trị văn hoá, tín ngưỡng, độc đáo mà còn là điểm du lịch hấp dẫn với mọi người. Ở Đồ Sơn vẫn có câu thành ngữ "Trống mọi làng cùng đánh, thánh mọi làng cùng thờ" để lập luận Hội chọi trâu ra đời cùng với việc trở thành hoàng làng.

Tìm hiểu nguồn gốc ấy để thấy rằng lễ hội chọi trâu có một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống người Đồ Sơn từ xưa tới nay. Ngoài nhu cầu vui chơi, tìm hiểu, qua lễ hội người ta tưởng nhớ đến công ơn của các vị thần, duy trì kỷ cương làng xã, để cầu nguyện cho "nhân khang, vật thịnh".

Người vùng biển đã gửi gắm tinh thần và ý chí của mình vào những "kháp đấu" giữa các "ông trâu". Mỗi "ông trâu" trên xới đấu thắng thua ra sao sẽ chứng tỏ tài năng của các ông chủ trâu, của phường xã mình. Như vậy các "kháp đấu" giữa những ông trâu đã trở thành nghệ thuật, có tính biểu tượng sinh động, thể hiện bản sắc văn hoá. Như vậy chọi trâu đã nói hộ tích cách của người dân vùng biển, nó đã được định hình từ lâu với nội dung phong phú gồm nhiều yếu tố văn hoá dân gian, lành mạnh kết tinh của cả một vùng văn hoá ven biển mà Đồ Sơn là trung tâm. Đây là một lễ hội độc đáo của người dân Đồ Sơn, nó gắn liền việc thờ cúng thuỷ thần với nghi lễ chọi và hiến sinh trâu, có cả sự giao thoa giữa những yếu tố văn hoá nông nghiệp đồng bằng với văn hoá cư dân ven biển.

Con trâu đã gắn bó với người những người nông dân Việt Nam .Nó không những mang lại cho những người nhân dân việt nam về mặt vật chất mà còn mang lại cả về mặt tinh thần.Con trâu còn gắn bó với những lễ hội tiêu biểu của người dân việt nam .Nó đã là biểu tượng của của làng quê việt nam và Đất nước Việt Nam .

2. Thuyết minh về loài hoa em yêu

Hoa sen là một lọai hoa thanh khiết và có truyền thống lâu đời nhất ở phương Đông. Đây là một loài thực vật sống dưới nước có nguồn gốc Á Châu và chiếm giữ một vị trí cổ xưa trong tất cả nền văn hóa đặc biệt của phật giáo. Những cánh, nhụy và gương hạt đã cấu thành một bông hoa sen có nét đẹp thanh thóat và màu tươi sáng. Hoa sen mọc trong bùn, sống trong bùn nhưng vượt lên khỏi nó để hướng đến mặt trời mà không hề bị bùn làm ô nhiễm, vấy bẩn. Cũng giống như một người được sinh ra trên thế giới, tồn tại giữa cuộc đời nhưng đã vượt thoát khỏi sự tham lam, sâu hận, dục vọng và không bị vấy bẩn, ô nhiễm bởi dòng đời. Ở Việt Nam, sen được xếp vào bộ tứ quý (4 mùa): Lan, sen, cúc, mai và xếp vào hàng “tứ quân tử” cùng tùng, trúc, cúc. Hoa sen rất thích hợp với môi trường có khí hậu nhiệt đới như nước ta. Từ Bắc vào Nam, nó có mặt khắp mọi nơi, gần gũi và thân thiết với mọi người như cây tre, cây đa… Nếu ở miền Bắc, hoa sen chỉ nở vào mùa hè, thì ở hầu khắp miền Nam quanh năm đâu đâu cũng thấy sen khoe sắc thắm, Làng quê nơi Bác sinh ra cũng có tên là Làng Sen, và có lẽ hoa sen đẹp nhất khi được ví với hình tượng Bác Hồ, người cha già dân tộc, vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta: “Tháp Mười đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ” Trong lòng mỗi người dân Việt, sen là loài hoa tượng trưng cho vẻ đẹp tươi sáng, cao sang và thuần khiết mang tính chất dân tộc. Chính vì thế, hoa sen luôn là nguồn cảm hứng bất tuyệt của thi ca và nghệ thuật… Có lẽ, không người Việt Nam nào không thuộc bài ca dao đầy tính triết lý này: “Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhuỵ vàng Nhuỵ vàng bông trắng là xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” Người Việt đã cảm nhận được ý hay “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, sen sống trong bùn nhưng sen vươn lên trên lầy, toả hương thơm ngát. Sen có một sức sống mạnh mẽ đến kỳ lạ và tự tính của sen là tinh khiết, vô nhiễm. Nó tượng trưng cho bản tính thân thiện, phong thái tao nhã, tinh thần “vươn dậy” trong mọi nghịch cảnh của con người Việt Nam. Đặc biệt trong tư tưởng Phật giáo, hoa sen được tôn quý và chiếm vị trí rất quan trọng. Tinh thần “cư trần bất nhiễm trần”, đó cũng chính là ý nghĩa của hoa sen biểu trưng cho những giá trị đạo đức, sự thuần khiết và thánh thiện, sự duy trì và phát triển của Phật pháp, trí tuệ dẫn đến niết bàn. Trong các công trình kiến trúc Phật giáo ở Việt Nam, sen luôn trở thành hình tượng nghệ thuật. Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu lấy cảm hứng từ hoa sen là chùa Một Cột. Theo truyền thuyết, ngôi chùa này được hình thành từ một giấc mộng đài sen của vua Lý Thái Tông. Chùa có hình dáng hoa sen, mọc lên từ hồ nước, chỉ với “một cột” như một cọng sen. Ở đây, hoa sen là sự giác ngộ, đạt được sự trong sáng và giải thoát khỏi bùn nhơ… Giản dị, tao nhã và thuần khiết, sen là hiện thân cho tính cách, lối sống và tâm hồn người Việt. Sen còn là món quà vô giá từ thiên nhiên, bởi từ sen có thể chế biến những thực phẩm bổ dưỡng, những bài thuốc đặc trị. Gương sen hình phễu, nhẹ, xốp, màu đỏ tía, không có mùi, có tác dụng cầm máu rất hiệu quả lên được chế biến thành nhiều loại thuốc để chữa bệnh băng huyết, cao huyết áp,… Hạt sen nhỏ, có màu vàng, vừa là món ăn dân dã quen thuộc, lại là một loại thuốc rất tốt dành để chữa bệnh mất ngủ, suy nhược thần kinh. Tâm sen màu xanh, nằm giữa hạt sen, có thể dùng để ướp trà, tạo lên hương vị thơm dịu. Lá sen khô nghiền vụn và lá sen tươi, tất cả đều thái nhỏ, hoà với nước uống mỗi ngày còn giúp thanh nhiệt. Ngó sen vừa là một loại thuốc chữa các bệnh về gan, lại vừa là món ăn quen thuộc của người Việt, trong bữa cơm mà có một bát nộm ngó sen, vừa ngon lại giúp dễ tiêu hóa, khó ai có thể từ chối được. Ngày xuân, nhà ai cũng đều có một hộp mứt sen đậm đà bản sắc dân tộc, kết hợp với trầu cau, nước trà mang lại một không khí ấm áp mà thân thương, vui vẻ mà lịch sự. Nhớ hồi bé, ngày hè, mẹ thường nấu cho bát chè sen với đường, vừa thơm, ngọt lại mát, đi chơi cả ngày nhưng vẫn yên tâm không sợ bị ốm. Hoa sen đúng là loại hoa mà thiên nhiên đã ban tặng cho đất nước chúng ta, một loại hoa mạng đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Hãng hàng không Vietnam-airline đã chọn hình ảnh bông sen sáu cánh làm biểu tượng của mình sau bao thời gian chắt lọ, suy nghĩ. Phải chăng đó cũng là biểu tượng mà người Việt Nam muốn cho bạn bè quốc tế trên khắp năm châu được biết đến. Đóa sen hồng giờ đã được nâng lên không trung, bay đến với khắp mọi nơi trên thế giới, mang niềm vui đoàn tụ, hạnh phúc, hòa bình và đã giúp khoảng cách giữa người và người, giữa các cộng đồng trên thế giới được xích lại gần nhau. Trong mắt của bạn bè thế giới, hình ảnh của bông sen sẽ in đậm và động lại trong tư tưởng của mọi người về một đất nước anh hùng, bất khuất dù phải trải qua bao cuộc bể dâu, bao trận chiến tang thương, khốc liệt nhưng giờ đây vẫn vững bước đi lên hội nhập với thế giới. Và rồi đây, tôi lại thầm cảm ơn, cảm ơn đóa sen mang tên “Việt Nam” đã tỏa hương thơm ngát. Dù thời gian đang hằn những bước chân vào tạo hóa nhưng tôi tin bông hoa sen dù có trải qua bao cuộc đổi thay vẫn sẽ giữ được vẻ đẹp thanh khiết, mùi hương dịu dàng giống như con người Việt Nam vẫn luôn vươn lên để tỏa sáng như đóa sen vươn mình đón nắng mai nơi bùn đất. Và rồi một ngày, sắc sen rạng rỡ giữa cuộc sống mến thương. “Sen vẫn thế, âm thầm và lặng lẽ Rồi một mai, bừng sáng giữa khung trời Từ sâu thẳm chốn bùn lầy đất mẹ Ngát hương sen, nét đẹp chẳng phai phôi” Sen thơm, hương lại hữu sắc. Dù trong hoàn cảnh nào sen cũng hàm chứa trong nó sự tinh tế, thuần khiết, cao đẹp. Nó thật sự là biểu trưng tiêu biểu nhất cho văn hoá và cốt cách nhân văn của người Việt Nam.
Bình luận (0)
Trần Nguyễn Bảo Quyên
17 tháng 8 2017 lúc 15:54

1.THUYẾT MINH VỀ CON TRÂU Ở QUÊ EM :

I – Mở bài:
– Giới thiệu chung về hình ảnh con trâu trên đồng ruộng, làng quê Việt Nam.
II – Thân bài:
1. Nguồn gốc, đặc điểm của loài trâu:
– Trâu Việt Namcó nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy.
– Là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen; thân hình vạm vỡ,thấp, ngắn; bụng to; mông dốc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừnghình lưỡi liềm…
– Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ một đến hai lứa, mỗi lứa một con…
2. Lợi ích của con trâu:
a. Trong đời sống vật chất:
– Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày, bừa, giúp người nông dân làm ra hạt lúa, hạtgạo.
– Là tài sản quý giá của nhà nông.
– Cung cấp thịt; cung cấp da, sừng để làm đồ mĩ nghệ…
b. Trong đời sống tinh thần:
– Trâu là người bạn thân thiết với tuổi thơ của trẻ em ở nông thôn một buổi đihọc, một buổi đi chăn trâu:thổi sáo, đọc sách, thả diều, đánh trận giả khi chăntrâu…
*Bổ sung hai câu thơ của nhà thơ Giang Nam viết về tuổi thơ chăn trâu:
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
“Ai bảo chăn trâu là khổ ?”
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
– Con trâu với lễ hội ở Việt Nam:
+ Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng.
+ Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên.
+ Là biểu tượng của Sea Game 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam.
+…
III – Kết bài:
– Khẳng định lại vai trò của con trâu trong đời sống người nông dân ở làng quê Việt Nam.
– Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân.

2. THUYẾT MINH VỀ LOÀI HOA EM YÊU :

a) MB:

Giới thiệu về hoa sen: gắn liền với con người VN
b) TB:

-Nguồn gốc: Có truyền thống lâu đời, có nguồn gốc từ Châu Á

-Ý nghĩa:

+ Chiếm một vị trí cố xưa trong tất cả nền văn hóa đặc biệt của phật giáo
+ Là biểu tượng của người con gái VN
+ Là quốc hoa của nước ta

-Cấu tạo: gồm cuống đài cánh và nhụy
+ Cánh và nhụy cấu tạo thành một hoa sen với một vẻ đẹp thanh thoát
+ Hoa sen được đỡ bằng một cuống hoa dài và đưa sen mọc lên trên mặt nước để khoe vẻ đẹp thanh thoát của mình
+ Lá sen rất xanh và lớn. Trên mặt lá có một lớp nhung trắng, khi có ánh nắng chiếu vào làm cho lớp nhung đó óng ánh li ti huyền ảo rất đẹp
-Công dụng: có rất nhiếu công dụng
+ Dùng để trang trí làm cho ngôi nhà thêm đẹp và trang trọng
+ Hạt sen nhỏ màu vàng là loại thuốc rất tốt để chửa bệnh mất ngủ, suy nhược,...
+ Cánh và gạo sen dùng để làm trà ăn với cốm thì rất tuyệt
+ ... ... ...
c) KB:

Khẳng định lại giá trị của hoa sen
Nêu cảm nghĩ về hoa sen

Bình luận (0)
Nguyễn Bảo Trung
17 tháng 8 2017 lúc 16:20

1 .

Nếu bạn đã từng đi qua những làng quê ở Việt Nam thì không thể không bắt gặp những chú trâu đang cần mẫn cày ruộng hay đang thong thả gặm cỏ. Con trâu đã là người bạn thân thiết của người dân và đã gắn bó lâu đời với nhau từ hàng ngàn năm nay. Và đã được xem là biểu tượng của người nông dân Việt Nam.

Con trâu đã là biểu tượng của sự hiền lành, chăm chỉ, cần mẫn từ hàng ngàn năm nay. Nếu bạn có quê hoặc đã từng về quê thì bạn sẽ thường bắt gặp những con trâu đang cần mẫn kéo cày trên bờ ruộng, giúp xới tơi những thửa đất cho người nông dân gieo trồng dễ dàng hơn. Có thể nói con trâu là một người bạn chuyên giúp công việc cho người nhân dân. Ngoài những việc cày bừa trâu có thể là một công cụ phương tiện, vì vậy có thể nói trâu là công cụ không thể thiếu của người nông dân.

Trâu bắt nguồn từ trâu rừng, vì sau nhiều thế kỉ con người và loài vật đều được thuần hóa và trở thành một loài trâu hiền lành. Lông trâu thường có màu xám đen, thân hình vạm vỡ. Với đôi sừng nhọn, uống cong như hình một lưỡi liềm người ta sử dụng đôi sừng đó làm đồ trang sức. Trâu là loài động vật thuộc lớp có vú. Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày, trâu đực trung bình cày bừa từ 3~4 sào còn trâu cái có thể cày bừa từ 2~3 sào, không những vậy trâu còn được coi là một tài sản quý của của nhà nông.

Trong những thời đại trước trâu còn dùng để kéo xe, chở hàng và có thể kéo tải trọng từ 400~500kg. Con trâu còn có thể kéo gỗ củi và hàng hóa. Trâu cung cấp cho ta rất nhiều sản lượng về lương thực và sữa. Đem bán thịt trâu cũng thu được những khoản tiền đáng kể. Người ta thường trồng cây xen lẫn các cây ăn quả, phân trâu ủ xanh là thuốc bón tốt nhất cho cây. Trâu chính là tài sản nên rất được người dân chăm sóc rất chu đáo.

Hình ảnh con trâu ung dung gặm cỏ non, xanh mát và trên trời là những cánh diều bay cao giữa không trung đã in sâu trong tâm trí người Việt Nam. Chăn trâu thả diều là một trong những trò chơi của trẻ em nông thôn, một thú vui đầy lý thú. Trên lưng trâu còn có bao nhiêu là trò như đọc sách, thổi sáo... Những đứa trẻ đó lớn dần lên, mỗi người mỗi khác nhưng sẽ không bao giờ quên được những ngày thơ ấu.

Ngoài ra trâu con gắn liền với những lễ hội truyền thống như chọi trâu đâm trâu. Lễ hội chọi trâu ở Hải Phòng là nổi tiếng nhất ở Việt Nam. Hải Phòng là vùng đất có truyền thống văn hoá với nhiều di tích lịch sử và danh thắng mang đặc trưng của miền biển. Trong những di sản văn hoá ấy, nổi bật là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn - một lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Lễ hội nói chung là một sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống phản ánh cuộc sống vật chất và tâm linh của một cộng đồng trong quá khứ. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được khôi phục lại hơn 10 năm nay và được Nhà nước xác định là 1 trong 15 lễ hội quốc gia, bởi lễ hội này không chỉ có giá trị văn hoá, tín ngưỡng, độc đáo mà còn là điểm du lịch hấp dẫn với mọi người. Ở Đồ Sơn vẫn có câu thành ngữ "Trống mọi làng cùng đánh, thánh mọi làng cùng thờ" để lập luận Hội chọi trâu ra đời cùng với việc trở thành hoàng làng.

Tìm hiểu nguồn gốc ấy để thấy rằng lễ hội chọi trâu có một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống người Đồ Sơn từ xưa tới nay. Ngoài nhu cầu vui chơi, tìm hiểu, qua lễ hội người ta tưởng nhớ đến công ơn của các vị thần, duy trì kỷ cương làng xã, để cầu nguyện cho "nhân khang, vật thịnh".

Người vùng biển đã gửi gắm tinh thần và ý chí của mình vào những "kháp đấu" giữa các "ông trâu". Mỗi "ông trâu" trên xới đấu thắng thua ra sao sẽ chứng tỏ tài năng của các ông chủ trâu, của phường xã mình. Như vậy các "kháp đấu" giữa những ông trâu đã trở thành nghệ thuật, có tính biểu tượng sinh động, thể hiện bản sắc văn hoá. Như vậy chọi trâu đã nói hộ tích cách của người dân vùng biển, nó đã được định hình từ lâu với nội dung phong phú gồm nhiều yếu tố văn hoá dân gian, lành mạnh kết tinh của cả một vùng văn hoá ven biển mà Đồ Sơn là trung tâm. Đây là một lễ hội độc đáo của người dân Đồ Sơn, nó gắn liền việc thờ cúng thuỷ thần với nghi lễ chọi và hiến sinh trâu, có cả sự giao thoa giữa những yếu tố văn hoá nông nghiệp đồng bằng với văn hoá cư dân ven biển.

Con trâu đã gắn bó với người những người nông dân Việt Nam. Nó không những mang lại cho những người nhân dân việt nam về mặt vật chất mà còn mang lại cả về mặt tinh thần. Con trâu còn gắn bó với những lễ hội tiêu biểu của người dân Việt Nam. Nó đã là biểu tượng của của làng quê Việt Nam và Đất nước Việt Nam.

Bình luận (0)
Phạm Trang
Xem chi tiết
Đàm Thị Thúy Nga
Xem chi tiết
Đỗ Thư
Xem chi tiết
Kaori Miyazono
22 tháng 8 2017 lúc 16:15

* Mở bài:

Cùng với quá trình hội nhập thế giới, sự giao thoa văn hóa xã hội đòi hỏi ngôn ngữ phải có những thay đổi để đáp ứng các nhu cầu giao tiếp mới. Vì thế từ khi nước ta bắt đầu hội nhập thì ngôn ngữ cũng dần dần xuất hiện những hiện tượng mới mẻ. Đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh. Tuy nhiên, bên cạnh những từ ngữ mới, tiến bộ thì không ít những từ ngữ tối nghĩa, tục tĩu cũng xuất hiện. Kèm với nó là thái độ giao tiếp của học sinh hiện nay cũng xuống cấp trầm trọng đến mức báo động.

* Thân bài: - Ngôn ngữ là j?

Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu đồng thời là phương tiện để con người tư duy và giao tiếp, thiết lập các mối quan hệ trong xã hội.

* Thực trạng văn hóa ngôn ngữ giao tiếp ở giới trẻ hiện nay (biểu hiện):

Hiện nay, nảy sinh vấn đề lệch chuẩn trong giao tiếp trong giới trẻ. Xu hướng lệch chuẩn văn hóa ngôn ngữ biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau.

Một thực trang cho thấy ngày nay năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp thậm chí là trong học tập của học sinh rất kém. Không những sử dụng không đúng chức năng ngôn ngữ mà lối giao tiếp còn bộ lộ sự thô lỗ, thiếu lịch sự tế nhị.

Học sinh ngày nay làm dụng quá nhiều tiếng lóng, tiếng bồi trong giao tiếp, điều mà trước đây ít thấy. Không thể đổ lỗi cho quá trình hội nhập quốc tế hay sự phát triển công nghệ thông tin tạo cơ hội giao lưu mở rộng. Trước đây, khi nền văn hóa phương Tây ồ ạt xâm nhập vào nước ta thông qua các nhà truyền giáo, người Pháp hay người Mỹ, có làm cho ngôn ngữ giao tiếp nước ta thay đổi nhưng theo chiều hướng tích cực, bổ sung hệ thống từ vựng và làm trong sáng thêm Tiếng Việt dựa trên các nguyên tắc chuẩn mực. Còn ngày nay, với ý thức sử dụng ngôn ngữ tùy tiện, cẩu thả, thiếu trách nhiệm của giới trẻ làm cho ngôn ngữ giao tiếp bị xáo trộn, tối nghĩa, dung tục.

Có thể đưa ra một vài minh chứng rõ ràng về hiện tượng này. Thay vì nói “đồng ý” họ lại dùng “oke”, “tình yêu” thành “tềnh iu”, biến đơn vị ngàn trong tiền tệ thành “k”. che bai ai thì gọi là” cùi bắp”, “cục gạch”, “sến”. Lại còn lối bắt chước thành ngữ tạo nên những cụm từ vô nghĩa như: “chán như con gián”, “ghét như con bọ chét”, “nhỏ như con thỏ”,… hay lối chơi chữ dung tục: “tốc độ bàn thờ” (tốc độ chết người), “báo lá cải”, “tin vịt”, “óc chó”,…

Lại còn có kiểu ghép từ nửa tây nửa ta hết sức khập khiễng: “Ugly tiger” nghĩa là “xấu hổ”, “bye nhé”, “4U” (For you – cho bạn), “2NT” (Tonight – tối nay), “G92U” (Good night to you)…

Không những thế, học sinh ngày nay còn nảy sinh lối viết tắt hết sức buồn cười: “dzạy là zui ròi đó”, “bjo mk di dau”, “vk ck vs nhau ko nen to tieng”, “m wen no tu bjo”,…

* Hậu quả của việc sử dụng ngôn ngữ tùy tiện trong giao tiếp của giới trẻ hiện nay:

Nhiều kiểu nói và viết như vậy dần làm mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt và gây ảnh hưởng nguy hại đối với văn hóa ứng xử của con người. Có thể nói trong những năm gần đây, Tiếng Việt đã đánh mất đi sức mạnh biểu đạt của mình. Nhiều từ ngữ tốt đẹp không còn được sử dụng nữa, thay vào đó là lớp từ ngữ mới có kết cấu ngữ pháp lỏng lẻo, ý nghĩa thiếu rõ ràng, trong sáng, sử dụng cẩu thả, tùy tiện, từ đó hàm nghĩa cũng không mấy tích cực.

Tiếng Việt đang bị nhiễm bẩn bởi nói tục, chửi bậy. Hiện tượng nói tục thì quốc gia nào cũng có. Nhưng nước ta có lẽ chiếm tỷ lệ cao nhất. Nói tục trở thành thói quen, nhu cầu, sự “khoái khẩu” ở mọi đối tượng, trừ trẻ chưa biết nói. Đặc biệt là trong lứa tuổi học sinh, vấn đề nói tục chửi thề đang bị lạm dụng đến mức đáng báo động.

Việc sử dụng ngôn ngữ thiếu chuẩn mực trong giao tiếp làm nảy sinh bạo lực trong xã hội .Chỉ vì lời nói mà làm nảy sinh mâu thuẫn ,dẫn đến nhiều cuocj xung đọt quyết liệt để lại hậu quả đáng tiếc. Theo thống kê của các cơ quan chức năng, hơn 60 ssos vụ đánh nhau hiện nay có liên quan đến vấn đề lời nói.

Tóm lại, trước trào lưu sử dụng tiếng lóng, lạm dụng tiếng nước ngoài hiện nay ở giới trẻ, tiếng Việt đang có nguy cơ bị xâm hại xét về phương diện văn hóa ngôn ngữ. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng, việc sử dụng tiếng lóng cũng có tác dụng nhất định đối với giới trẻ như: khả năng truyền đạt thông tin nhanh, tiết kiệm thời gian (chủ yếu dùng ký hiệu, viết tắt), có những yếu tố sáng tạo…làm cho hoạt động giao tiếp cũng phong phú hơn.

* Nguyên nhân sử dụng ngôn ngữ tùy tiện trong giao tiếp của giới trẻ:

Do các phương tiện thông tin đại chúng, trước hết là truyền hình là loại phương tiện thông tin đại chúng phổ biến nhất trong xã hội ảnh hưởng lớn nhất đối với sự hình thành các giá trị, thế giới quan, đạo đức của thế hệ trẻ nhưng có biểu hiện lệch chuẩn trong việc dùng từ phổ biến. Việc tiếp cận các văn hóa phẩm lệch lạc dễ dàng khiến cho giwois trẻ mất kiểm soát bản thân.

Một số báo cũng đang ra sức cổ xúy cho sự lệch lạc văn hóa ngôn ngữ ở giới trẻ qua những bài viết lạm dụng một cách có ý thức nhằm câu khách, gây ấn tượng đối với độc giả trẻ. Đặc biệt là hiện tượng ăn theo sự kiện, vụ lợi của các kênh truyền hình vô tình biến một hình tượng lệch lạc trở thành trào lưu nóng, thu hút giới trẻ quan tâm và bắt chước.

Mặt khác, các nhạc phẩm của các ban nhạc, lời của các bài hát có khả năng gây sosk ở bất kỳ một người có học vấn nào. Các nhà quảng cáo bán hàng cũng lợi dụng tiếng lóng, tiếng bồi, tiếng ghép để thu hút người tiêu dùng, từ đó tạo nên xu thế ngôn ngữ lệch chuản này.

Sự buông lỏng, thiếu sự quản lý chặt chẽ các trang báo mạng xã hội và các thông tin quảng cáo. Tình trạng chung: người tham gia không cần biết người đối thoại là ai vẫn sẵn sàng văng lời tục tĩu, thô thiển để thóa mạ, dìm “hàng” người khác.

Sự bùng nổ của công nghệ thông tin là mảnh đất để lệch chuẩn văn hóa ngôn ngữ có cơ hội phát triển (Internet, điện thoại…). Bởi giao tiếp gián tiếp nên người nói rất mạnh miệng, không hề nể sợ, tôn trọng hay giữ phép lịch sự đúng mức nên ngôn ngữ có phần quá đáng.

Trào lưu, “mốt” sử dụng tiếng lóng, tiếng nhại, ngoại ngữ, ngôn ngữ @ để giao tiếp trở thành yếu tố để muốn tự khẳng định đẳng cấp của mình đang xâm nhập và lan tỏa ở giới trẻ hiện nay.

* Giải pháp khắc phục hiện tượng sử dụng ngôn ngữ tùy tiện trong giao tiếp của giới trẻ:

Trước hết, bố mẹ phải làm gương trong việc sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ cũng như tiếng nước ngoài; những lệch lạc trong văn hóa ngôn ngữ (viết, nói, giao tiếp) trẻ tiếp thu, bắt chước rất nhanh.

Nhà trường giáo dục học sinh thức bảo vệ sự trong sáng tiếng Việt khi giao tiếp qua điện thoại, mạng xã hội, tự trau dồi và làm phong phú vốn ngôn ngữ cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài để nâng tầm văn hóa trong giao tiếp và tư duy; dạy đúng chuẩn tiếng Việt; không sử dụng tiếng lóng khi giao tiếp với học sinh…Không sử dụng sách giáo khoa, từ điển kém chất lượng và có nhiều sai sót; nghiêm cấm các hành vi chửi bậy, nói bậy trong nhà trường.
Ngành Giáo dục và Đào tạo phải có những biện pháp cứng rắn để bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt. Kiên quyết loại bỏ những chương trình phát sóng trên truyền hình không đảm bảo chất lượng và trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Kiểm soát chặt chẽ thông tin mạng, sàng lọc thông tin kĩ lưỡng trước khi người đọc tiếp cận.

Và trên hết là mỗi học sinh phải biết tự trau dồi và rèn luyện tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài để có vốn từ phong phú và sử dụng đúng chuẩn mực. Không nên chạy theo lối giao tiếp dễ dãi, lệch lạc mà làm mất đi văn hóa giao tiếp của chính mình.

* Phê phán: Nhiều học sinh dù được nhắc nhở nhiều nhưng vẫn cố chấp sử dụng Tiếng Việt lệch chuẩn, thiếu trong sáng trong giao tiếp. Xem việc nói tục chửi thề, tiếng lóng, tiếng ngoại là bình thường và vận dụng những kiểu nhại âm, cắt âm một cách tối nghĩa làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt và lệch lạc trong giao tiếp. Những người như thế thật đáng chê trách.

* Bài học: Luôn rèn luyện ngôn ngữ giáo tiếp, vận dụng đúng đắn các phương tiện giao tiếp để bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt. Đặc biệt là đối với lứa tuổi HS, khi nhân cách chưa định hình thì cần phải rèn luyện bản thân theo những chuẩn mực tốt đẹp, tránh lệch lạc nhân cách dẫn đến các hành vi sai trái.

* Kết bài:

Như vậy, vấn đề văn hóa ngôn ngữ và giáo dục văn hóa ngôn ngữ cho thế hệ trẻ nhất là cho học sinh, sinh viên trong giai đoạn hiện nay trở thành vấn đề cấp bách, cần sự chung tay của các lực lượng xã hội, trong đó bản thân giới trẻ - chủ thể của nhận thức và hành động đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt trên cơ sở “kế thừa và phát huy truyền thống đi đôi với việc sáng tạo những giá trị mới phù hợp với tinh thần thời đại…

Chúc bạn học tốt ^^

Bình luận (1)
Eren Jeager
22 tháng 8 2017 lúc 16:27

*Goi y

Mở bài:

Cùng với quá trình hội nhập thế giới, sự giao thoa văn hóa xã hội đòi hỏi ngôn ngữ phải có những thay đổi để đáp ứng các nhu cầu giao tiếp mới. Vì thế từ khi nước ta bắt đầu hội nhập thì ngôn ngữ cũng dần dần xuất hiện những hiện tượng mới mẻ. Đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh. Tuy nhiên, bên cạnh những từ ngữ mới, tiến bộ thì không ít những từ ngữ tối nghĩa, tục tĩu cũng xuất hiện. Kèm với nó là thái độ giao tiếp của học sinh hiện nay cũng xuống cấp trầm trọng đến mức báo động.

Thân bài: * Ngôn ngữ là gì?

Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu đồng thời là phương tiện để con người tư duy và giao tiếp, thiết lập các mối quan hệ trong xã hội.

* Thực trạng văn hóa ngôn ngữ giao tiếp ở giới trẻ hiện nay (biểu hiện)

Hiện nay, nảy sinh vấn đề lệch chuẩn trong giao tiếp trong giới trẻ. Xu hướng lệch chuẩn văn hóa ngôn ngữ biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau.

Một thực trang cho thấy ngày nay năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp thậm chí là trong học tập của học sinh rất kém. Không những sử dụng không đúng chức năng ngôn ngữ mà lối giao tiếp còn bộ lộ sự thô lỗ, thiếu lịch sự tế nhị.

Học sinh ngày nay làm dụng quá nhiều tiếng lóng, tiếng bồi trong giao tiếp, điều mà trước đây ít thấy. Không thể đổ lỗi cho quá trình hội nhập quốc tế hay sự phát triển công nghệ thông tin tạo cơ hội giao lưu mở rộng. Trước đây, khi nền văn hóa phương Tây ồ ạt xâm nhập vào nước ta thông qua các nhà truyền giáo, người Pháp hay người Mỹ, có làm cho ngôn ngữ giao tiếp nước ta thay đổi nhưng theo chiều hướng tích cực, bổ sung hệ thống từ vựng và làm trong sáng thêm Tiếng Việt dựa trên các nguyên tắc chuẩn mực. Còn ngày nay, với ý thức sử dụng ngôn ngữ tùy tiện, cẩu thả, thiếu trách nhiệm của giới trẻ làm cho ngôn ngữ giao tiếp bị xáo trộn, tối nghĩa, dung tục.

Có thể đưa ra một vài minh chứng rõ ràng về hiện tượng này. Thay vì nói “đồng ý” họ lại dùng “oke”, “tình yêu” thành “tềnh iu”, biến đơn vị ngàn trong tiền tệ thành “k”. che bai ai thì gọi là” cùi bắp”, “cục gạch”, “sến”. Lại còn lối bắt chước thành ngữ tạo nên những cụm từ vô nghĩa như: “chán như con gián”, “ghét như con bọ chét”, “nhỏ như con thỏ”,… hay lối chơi chữ dung tục: “tốc độ bàn thờ” (tốc độ chết người), “báo lá cải”, “tin vịt”, “óc chó”,…

Lại còn có kiểu ghép từ nửa tây nửa ta hết sức khập khiễng: “Ugly tiger” nghĩa là “xấu hổ”, “bye nhé”, “4U” (For you – cho bạn), “2NT” (Tonight – tối nay), “G92U” (Good night to you)…

Không những thế, học sinh ngày nay còn nảy sinh lối viết tắt hết sức buồn cười: “dzạy là zui ròi đó”, “bjo mk di dau”, “vk ck vs nhau ko nen to tieng”, “m wen no tu bjo”,…

* Hậu quả của việc sử dụng ngôn ngữ tùy tiện trong giao tiếp của giới trẻ hiện nay:

Nhiều kiểu nói và viết như vậy dần làm mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt và gây ảnh hưởng nguy hại đối với văn hóa ứng xử của con người. Có thể nói trong những năm gần đây, Tiếng Việt đã đánh mất đi sức mạnh biểu đạt của mình. Nhiều từ ngữ tốt đẹp không còn được sử dụng nữa, thay vào đó là lớp từ ngữ mới có kết cấu ngữ pháp lỏng lẻo, ý nghĩa thiếu rõ ràng, trong sáng, sử dụng cẩu thả, tùy tiện, từ đó hàm nghĩa cũng không mấy tích cực.

Tiếng Việt đang bị nhiễm bẩn bởi nói tục, chửi bậy. Hiện tượng nói tục thì quốc gia nào cũng có. Nhưng nước ta có lẽ chiếm tỷ lệ cao nhất. Nói tục trở thành thói quen, nhu cầu, sự “khoái khẩu” ở mọi đối tượng, trừ trẻ chưa biết nói. Đặc biệt là trong lứa tuổi học sinh, vấn đề nói tục chửi thề đang bị lạm dụng đến mức đáng báo động.

Suy nghĩ về mối quan hệ giữa tiền bạc và hạnh phúc Nghị luận: Bàn về văn hóa đọc của người Việt Nam Suy nghĩ về lý tưởng của thanh niên trong đời sống hiện nay Suy nghĩ về mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể trong cuộc sống ngày nay

Việc sử dụng ngôn ngữ thiếu chuẩn mực trong giao tiếp làm nảy sinh bạo lực trong xã hội .Chỉ vì lời nói mà làm nảy sinh mâu thuẫn ,dẫn đến nhiều cuocj xung đọt quyết liệt để lại hậu quả đáng tiếc. Theo thống kê của các cơ quan chức năng, hơn 60 ssos vụ đánh nhau hiện nay có liên quan đến vấn đề lời nói.

Tóm lại, trước trào lưu sử dụng tiếng lóng, lạm dụng tiếng nước ngoài hiện nay ở giới trẻ, tiếng Việt đang có nguy cơ bị xâm hại xét về phương diện văn hóa ngôn ngữ. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng, việc sử dụng tiếng lóng cũng có tác dụng nhất định đối với giới trẻ như: khả năng truyền đạt thông tin nhanh, tiết kiệm thời gian (chủ yếu dùng ký hiệu, viết tắt), có những yếu tố sáng tạo…làm cho hoạt động giao tiếp cũng phong phú hơn.

* Nguyên nhân sử dụng ngôn ngữ tùy tiện trong giao tiếp của giới trẻ:

Do các phương tiện thông tin đại chúng, trước hết là truyền hình là loại phương tiện thông tin đại chúng phổ biến nhất trong xã hội ảnh hưởng lớn nhất đối với sự hình thành các giá trị, thế giới quan, đạo đức của thế hệ trẻ nhưng có biểu hiện lệch chuẩn trong việc dùng từ phổ biến. Việc tiếp cận các văn hóa phẩm lệch lạc dễ dàng khiến cho giwois trẻ mất kiểm soát bản thân.

Một số báo cũng đang ra sức cổ xúy cho sự lệch lạc văn hóa ngôn ngữ ở giới trẻ qua những bài viết lạm dụng một cách có ý thức nhằm câu khách, gây ấn tượng đối với độc giả trẻ. Đặc biệt là hiện tượng ăn theo sự kiện, vụ lợi của các kênh truyền hình vô tình biến một hình tượng lệch lạc trở thành trào lưu nóng, thu hút giới trẻ quan tâm và bắt chước.

Mặt khác, các nhạc phẩm của các ban nhạc, lời của các bài hát có khả năng gây sosk ở bất kỳ một người có học vấn nào. Các nhà quảng cáo bán hàng cũng lợi dụng tiếng lóng, tiếng bồi, tiếng ghép để thu hút người tiêu dùng, từ đó tạo nên xu thế ngôn ngữ lệch chuản này.

Sự buông lỏng, thiếu sự quản lý chặt chẽ các trang báo mạng xã hội và các thông tin quảng cáo. Tình trạng chung: người tham gia không cần biết người đối thoại là ai vẫn sẵn sàng văng lời tục tĩu, thô thiển để thóa mạ, dìm “hàng” người khác.

Sự bùng nổ của công nghệ thông tin là mảnh đất để lệch chuẩn văn hóa ngôn ngữ có cơ hội phát triển (Internet, điện thoại…). Bởi giao tiếp gián tiếp nên người nói rất mạnh miệng, không hề nể sợ, tôn trọng hay giữ phép lịch sự đúng mức nên ngôn ngữ có phần quá đáng.

Trào lưu, “mốt” sử dụng tiếng lóng, tiếng nhại, ngoại ngữ, ngôn ngữ @ để giao tiếp trở thành yếu tố để muốn tự khẳng định đẳng cấp của mình đang xâm nhập và lan tỏa ở giới trẻ hiện nay.

* Giải pháp khắc phục hiện tượng sử dụng ngôn ngữ tùy tiện trong giao tiếp của giới trẻ:

Trước hết, bố mẹ phải làm gương trong việc sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ cũng như tiếng nước ngoài; những lệch lạc trong văn hóa ngôn ngữ (viết, nói, giao tiếp) trẻ tiếp thu, bắt chước rất nhanh.

Nhà trường giáo dục học sinh thức bảo vệ sự trong sáng tiếng Việt khi giao tiếp qua điện thoại, mạng xã hội, tự trau dồi và làm phong phú vốn ngôn ngữ cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài để nâng tầm văn hóa trong giao tiếp và tư duy; dạy đúng chuẩn tiếng Việt; không sử dụng tiếng lóng khi giao tiếp với học sinh…Không sử dụng sách giáo khoa, từ điển kém chất lượng và có nhiều sai sót; nghiêm cấm các hành vi chửi bậy, nói bậy trong nhà trường.
Ngành Giáo dục và Đào tạo phải có những biện pháp cứng rắn để bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt. Kiên quyết loại bỏ những chương trình phát sóng trên truyền hình không đảm bảo chất lượng và trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Kiểm soát chặt chẽ thông tin mạng, sàng lọc thông tin kĩ lưỡng trước khi người đọc tiếp cận.

Và trên hết là mỗi học sinh phải biết tự trau dồi và rèn luyện tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài để có vốn từ phong phú và sử dụng đúng chuẩn mực. Không nên chạy theo lối giao tiếp dễ dãi, lệch lạc mà làm mất đi văn hóa giao tiếp của chính mình.

* Phê phán: Nhiều học sinh dù được nhắc nhở nhiều nhưng vẫn cố chấp sử dụng Tiếng Việt lệch chuẩn, thiếu trong sáng trong giao tiếp. Xem việc nói tục chửi thề, tiếng lóng, tiếng ngoại là bình thường và vận dụng những kiểu nhại âm, cắt âm một cách tối nghĩa làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt và lệch lạc trong giao tiếp. Những người như thế thật đáng chê trách.

* Bài học: Luôn rèn luyện ngôn ngữ giáo tiếp, vận dụng đúng đắn các phương tiện giao tiếp để bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt. Đặc biệt là đối với lứa tuổi HS, khi nhân cách chưa định hình thì cần phải rèn luyện bản thân theo những chuẩn mực tốt đẹp, tránh lệch lạc nhân cách dẫn đến các hành vi sai trái.

Kết bài:

Như vậy, vấn đề văn hóa ngôn ngữ và giáo dục văn hóa ngôn ngữ cho thế hệ trẻ nhất là cho học sinh, sinh viên trong giai đoạn hiện nay trở thành vấn đề cấp bách, cần sự chung tay của các lực lượng xã hội, trong đó bản thân giới trẻ – chủ thể của nhận thức và hành động đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt trên cơ sở “kế thừa và phát huy truyền thống đi đôi với việc sáng tạo những giá trị mới phù hợp với tinh thần thời đại…

Bình luận (3)
Đạt Trần
22 tháng 8 2017 lúc 17:25

Trong tác phẩm nhìn về vốn văn hoá dân tộc của Trần Đình Hượu viết con người hình thành bản sắc dân tộc của văn hoá không chỉ trông cậy vào sự sáng tạo mà còn trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh, sự đồng hoá những giá trị văn hoá bên mình. Anh chị trình bàv suy nghĩ của mình vẽ hiện tượng, tiếp nhận văn hoá ngoại lai của giới trẻ hiện nay.
Vượt hành trình gian nan để đổ về đại dương, dòng sông luôn khởi nguồn từ đất liền, chảy qua bao vùng miền để hoà vào biển lớn. Dòng sông văn hóa Việt Nam cũng khởi nguổn từ quá khứ 4000 năm lịch sử, chảy trong thời gian qua các miền văn hoá kế thừa và sáng tạo kết tụ lại thành những giá trị văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Nhưng "con đường hình thành bản sắc dân tộc của văn hoá không chỉ trông cậy vào sự tạo tác của chính dân tộc đó mà còn trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh, khả năng đồng hoá các giá trị hoá bên ngoài"- quan điểm đó của Trần Đình Hượu đã đặt ra trong lòng độc giả những trăn trở, đặc biệt trong hiện tượng tiếp nhận văn hoá ngoại lai của giới trẻ hiện nay.

Văn hoá Việt Nam hình thành sớm, xuất hiện từ những ngày công xã nguyên thuỷ, phát triển qua nền văn minh lúa nước, hình thành những nền hình văn hoá dân gian từ sự chạm khắc của miền truyền thuyết, ca dao, cổ tích với những tập tục ăn trầu, búi tóc từ thủa cổ xưa:

"Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi

Đất nước có trong cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể

Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn



Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu…."

Và cùng với sự ra đời của nhà nước quân chủ chuyên chế xã hội phong kiến đã mang đến cho nền văn hoá Việt nam những dấu ân đặc sắc mang đậm tính chất Á Đông. Người Việt Nam có quyền tự hào về vốn văn hoá đậm đà thuần Việt cả trong những lĩnh vực Văn học, nghệ thuật, kiên trúc, hội họa, điêu khắc… Với nền văn học dân gian phong phú thể loại (truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, thơ nôm, sử thi…) mà đỉnh cao là thể thơ lục bát vẫn được sử dụng đên ngày nay. Kiến trúc Việt Nam với những mái đình cổ kính, thấp thoáng ẩn hiện dưới những gốc đa, sau những rặng tre xanh, giếng nước, sân đình… Các làn điệu dân ca như ca trù, quan họ, cải lương. những nghệ thuật hội hoạ dân gian Đông Hồ…. có thể coi là những thành quả đã có làm cơ sở xây dựng một nền văn hoá phong phú đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.

Nhưng "con đường hình thành bản sắc dân tộc đâu chi trông cậy vào khả năng tạo tác "tức là sáng tác, kế thừa và phát huy những gì đã có mà còn "trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh, sự đồng hoá những giá trị văn hoá bên ngoài". Phải chăng, hành trình phát triển văn hoá từ sông ra biển chính là sự đồng hành của quá trình giao lưu và tiếp biến văn hoá – cũng chính là khả năng đôgng biến và chiếm lĩnh những giá trị văn hoá bên ngoài? Khả năng lĩnh và đồng hoá phải chăng là khả năng tiếp thu hội nhập nhiều nền hoá, khả năng đón nhận những ảnh hưởng của nền văn minh văn hoá lớn, khả năng tiếp thu chủ động, biến những cái ngoại lai thành cái của mình và có sàng lọc. Do bối cảnh của lịch sử với bao thăng trầm, trước những dòng chú lưu về văn hoá ồ ạt theo con đường cai trị của phong kiến thực dân xâm nhập vào văn hoá Việt Nam một cách có hệ thống thì việc "chiếm lĩnh" và" đồng hóa" để ko bị chiếm lĩnh và đồng hoá lại là vô cùng cần thiết, nó quyết định tới sự tổn tại riêng rẽ của một nền Văn hoá Việt không thể hoà lẫn. "Truyện Kiều" của Nguyễn Du cũng là một cách tiếp thu có chọn lọc những giá trị của văn Trung Hoa từ "Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân để trở thành đỉnh cao của văn học dân tộc, sự chuyển thể từ thể loại truyện sang truyện thơ (Nôm) là một sự đồng hóa hết sức sáng tạo và tích cực của đại thi hào Nguyễn Du. Các thể thơ nôm đường luật cũng là hệ quả của quá trình tiếp nhận và lĩnh hội có chọn lọc như thế. Kiến trúc văn hoá đình chùa ảnh hường từ phật giáo từ Trung Quốc hay Ấn Độ nhưng vẫn mang dáng vẻ kiên trúc Việt Nam cũng là một minh chứng diệu kì cho khả nàng "chiếm lĩnh" và "đồng hoá" những giá trị Văn hoá bên ngoài.

Cùng với sự đổi thay của lịch sử, bước sang kỉ nguyên hội nhập với bao thay đổi của nến kinh tế thị trường, trước ngưỡng cửa của sự xâm nhập văn hoá với quy mô toàn cầu thì nhận định của Giáo sư Trần Đình Hượu đặt ra bao suy tư cho giới trẻ về trách nhiệm của bản thân trong thời đại mới. Trước dòng chảy xâm nhập ào ạt của nền văn hoá ngoại lai từ các nền văn minh trên thế giới, một bộ phận thanh niên Việt Nam đã biết nắm bắt lấy thời cơ, phát triển nền văn hoá dân tộc vốn đã giàu đẹp ngày càng văn minh và tiến bộ hơn. Sự tiếp thu có hệ thống các hệ tư tưởng văn hoá tây phương với những phong cách nghệ thuật thơ văn của Pháp, Italia, Anh, hay Đức, các công trình kiến trúc đậm dấu ấn cổ điển hay hiện đại của những quốc gia này cũng được tiếp thu và thiết kế bài bản. Chính sự năng động và sáng tạo đó đã góp phần làm ăn minh hơn, giàu có hơn cho bản sắc văn hoá Việt Nam, tạo nên sự phôi trộn hài hoà giữa cũ và mới, cổ điển và hiện đại, truyền thống và cách tân. Sự giao lưu và tiếp biến được coi là "nguồn gen tiến hoá" cho sự phát triển của văn hoá dân tộc trong giai đoạn giao lưu và hội nhập. Nền văn hoá Internet, văn hoá Online, văn hoá Game, hay sự thay đổi của trào lưu thời trang trên thế giới góp phần lột xác hình ảnh đất nước Việt Nam vốn vẫn được biết đến là nền văn hoá nông nghiệp với hình ảnh "con trâu đi trước cái cày theo sau". Đế làm được điều đó, không chi đòi hỏi người thanh niên Việt Nam phải năng động, sáng tạo biết nắm bắt du nhập một cách có chọn lọc mà còn đặt ra vấn đề bảo tồn những nét văn hoá truyền thống cũ, hoà nhập nhưng không hòa tan đó cũng là một thách thức đầy khó khăn, là những chướng ngại vật trong hành trình dòng chảy tiếp biến, hội nhập. Bởi bên cạnh những cá nhân, tập thể tích cực cùng tồn tại không ít những thanh niên sống thiếu lí tưởng, không có mục đích rõ ràng, du nhập văn hoá một cách tràn lan, máy móc, cả những nền văn hoá vốn không mang nhiều giá trị nhân văn thẩm mĩ chỉ đê thoả mãn nhịp sống gấp, sống sành điệu của một bộ phận giới trẻ ngày nay. Đó là bộ phận biểu hiện lối sông ngoại lai mất gốc, xa rời văn hoá truyền thống dân tộc, hòa tan một cách hoàn toàn trong dòng lũ hội nhập mà tự đánh mất chính mình. Một số khác lại có tư tưởng bảo thủ, không chiếm lĩnh, đồng hoá văn hóa ngoại lai, chỉ khư khư chăm chút cho cái vốn văn hoá xưa của dân tộc, không chịu du nhập, đổi mới, Bất giác,ở họ gợi lên hình ảnh về biển Chết, suốt đời chi khư khư khép mình, ko nhận nước từ bất kì dòng chảy nào nên chưa có sự sống của các loài sinh vật lại nghèo nàn đến thế, có thê nói, cả 2 điều trên đều có ảnh hưởng tiêu cực, là bước cản trở trên con đường xây dựng một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Ý thức được trách nhiệm và sứ mệnh của bản thân đòi hỏi mỗi thanh niên của thời đại mới cần có thái độ và nhận thức đúng đắn về trách nhiệm, xác định lập trường tư tưởng vững vàng, để phát huy mặt mạnh, hạn chế mặt thiếu sót của văn hoá dân tộc, tích cực quảng bá văn hoá dân tộc tới bạn bè quốc tế có thái độ tôn trọng đúng mực và chiếm lĩnh đồng hoá hiệu quả văn hoá ngoại lai. Điều đó là một ẩn số chỉ được giải quyết bằng bất đăng thức hành động của mỗi con người.

Có một câu hỏi khá phổ biến khi ta đặt chân lên xứ người. "Bạn đến đâu". Hãy tự hào trả lời 2 tiếng "Việt Nam" và giới thiệu cho họ về đất nước hình chữ S – khi bạn đã tự tin về nền văn hoá đậm đà bản sắc của mình!

Bình luận (0)
Mẫn Tuệ Ngô
Xem chi tiết
Vanh Vanh
Xem chi tiết
Mai Hà Chi
17 tháng 8 2017 lúc 4:55

Là người đoàn viên, thanh niên chúng ta phải không ngừng tìm hiểu, học tập và tiếp thu tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức của Bác, trong đó cần tập trung vào các phẩm chất:
- Trung với nước, hiếu với dân, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức phục vụ nhân dân, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, tham nhũng, lãng phí; tình yêu thương con người, tinh thần quốc tế trong sáng.
- Tổ chức nghiên cứu, tìm hiểu những tư liệu, những tác phẩm văn học, nghệ thuật và điện ảnh tiêu biểu về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng của Bác
- Tổ chức tham quan, học tập tại các khu di tích cách mạng, bảo tàng, các địa danh lịch sử gắn với cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ.
Đề ra chương trình hành động cụ thể đồng thời phải xây dựng các nội dung, mục tiêu để phấn đấu học tập và làm theo lời Bác đối với mỗi người đoàn viên, thanh niên chúng ta.
“Học tập và làm theo lời Bác” trong toàn Đoàn và tuổi trẻ được thực hiện với tinh thần vừa “xây” vừa “chống”, trong đó “xây” là chủ yếu, theo những nội dung cơ bản như:
+ Xây dựng tinh thần đoàn kết, tình nguyện, tương thân, tương ái vì cộng đồng.
Chống lối sống bàng quan, vị kỷ cá nhân, thiếu trách nhiệm của tuổi trẻ.
+ Xây dựng ý thức tiết kiệm, tiêu dùng đúng khả năng, thực hiện “cần kiệm là nếp sống đẹp của tuổi trẻ”
Chống tham nhũng, lãng phí, xa hoa trong sinh hoạt, lao động.
+ Xây dựng thái độ học tập, nghiên cứu khoa học thực chất, làm việc gì cũng phải học, học suốt đời, bồi đắp ý chí tự lực, tự cường, tự tin trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Chống tiêu cực, bệnh thành tích trong học tập, thi cử, sự tụt hậu về trình độ, kiến thức khoa học và nhận thức xã hội; những biểu hiện tự ti, mặc cảm trong hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Xây dựng tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, kỷ luật, phấn đấu đạt năng suất và chất lượng cao trong lao động.
Chống chây lười, thụ động, ỷ lại, thiếu sáng tạo, vô kỷ luật trong lao động.
+ Xây dựng ý thức công dân, ý thức cộng đồng, thói quen ứng xử văn hóa, tôn trọng và bảo vệ lẽ phải, tích cực tham gia xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Chống tự do tùy tiện, các biểu hiện coi thường pháp luật cũng như các hành vi thiếu văn hóa trong đời sống, các hành vi xâm hại đến lợi ích của nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Bình luận (0)
Eren Jeager
16 tháng 8 2017 lúc 17:28

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dâng hiến trọn cuộc đời mình cho dân, cho nước, vì độc lập dân tộc, vì tự do và hạnh phúc cho nhân dân. Đến trước lúc đi vào cõi vĩnh hằng Người còn để lại những dặn dò hết sức cụ thể cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, cho mỗi con người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ thanh niên, lực lượng quyết định cho sự hưng thịnh của quốc gia dân tộc trong hiện tại cũng như trong tương lai. Tôi cho đó là một kho tàng về lý luận cũng như về thực tiễn hết sức quý báu, một lời căn dặn hết sức tỉ mỉ, một sự dự báo, dự đoán hết sức tài tình và đồng thời cũng là lòng mong ước, hoài bão lớn nhất của một vị lãnh tụ vĩ đại đối với Tổ quốc, đối với nhân dân, đối với Đảng, với phong trào cách mạng không chỉ của Việt Nam mà của cả toàn thế giới.

Thời gian và không gian đã thay đổi, gần nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng những lời căn dặn của Người mãi mãi như là ánh hào quang soi sáng đường chúng ta đi, luôn luôn nhắc nhở chúng ta trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ của mình đối với dân, với nước dù ở bất kỳ tình huống và hoàn cảnh nào.

Điều tâm đắc lớn nhất của tôi trong những lời dạy của Bác đối với cuộc vận động Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức của Người hiện nay đó là: Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên". Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là việc rất quan trọng và cấp thiết.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt kỳ vọng vào thanh niên. Nhớ lại năm 1945, khi nước nhà vừa giành độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu.

Ngay từ tháng 01/1946, trong thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: "Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội". Là một lãnh tụ vĩ đại, có tầm nhìn xa trông rộng, hơn ai hết, Người thấu hiểu vai trò vô cùng to lớn của lực lượng thanh niên trong sự nghiệp cách mạng, trong công cuộc bảo vệ, xây dựng, kiến thiết nước nhà.

Người còn ân cần căn dặn: "Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây đựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên".

Theo tôi, hiện nay để lực lượng thanh niên thực hiện tốt Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta cần trang bị cho họ về thế giới quan duy vật, nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa và phương pháp luận biện chứng, nhằm giúp họ nhận thức đúng về vai trò của mình mà có tư tưởng, hành động cách mạng tiến công, từng bước hình thành, hoàn thiện và phát triển toàn diện nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hồng Nhung
16 tháng 8 2017 lúc 17:51

Là một sinh viên, thế hệ tri thức trẻ của đất nước, trong bất kì thời đại nào, mỗi người cần phải rèn luyện, tu dưỡng để có đạo đức cách mạng, có năng lực làm việc, năng lực lãnh đạo để sánh vai với bạn bè năm châu, góp phần xây dựng, phát triển đất nước đồng thời chèo lái đất nước vượt qua những khó khăn. Để làm được điều đó, trước mắt chúng ta phải có những hành động thiết thực như sau:

Thứ nhất, chúng ta phải học tập thật tốt bời vì không có con đường nào thành công nhanh hơn con đường học tập. Học ở đây là học văn hóa, học đạo đức, học làm người. Mỗi sinh viên đến lớp phải chú ý nghe giảng, chăm chỉ làm bài tập, không đi học muộn, không trốn tiết hay bỏ học, không nói chuyện riêng trong giờ, rèn luyện thể thao nâng cao sức khỏe. Trước khi tan học chúng ta kiểm tra tắt hết các thiết bị điện nhằm tiết kiệm nguồn tài nguyên, không xả rác bừa bãi, giữ vệ sinh công cộng, không gian lận trong thi cử. Chúng ta phải có tác phong nhanh nhẹn, nói được phải làm cho được, không lười biếng, ỷ lại. Với thầy cô chúng ta phải lễ phép, kính trọng, thân thiện, có thể cùng thầy cô thực hiện những đề tài nghiên cứu khoa học. Với bạn bè, những người xung quanh phải sống hòa nhã, không gây xích mích, đánh nhau, không được ghen tị, ích kỉ, ganh đua không lành mạnh với nhau, phải biết cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ, đùm bọc, yêu thương nhau. Với gia đình, chúng ta phải kính trên nhường dưới, hòa thuận, giúp đỡ những công việc vừa sức của mình. Thực tế, một số sinh viên đôi lúc bất đồng ý kiến với bố mẹ đã bỏ nhà đi,... theo tôi thì điều đó là không nên bởi khi chúng ta nhìn lại sẽ nhận ra gia đình là điểm tựa vững chắc nhất, yêu thương ta nhất, dù có thế nào cũng hãy nghĩ tích cực, hành động tích cực. Với chính mình chúng ta phải luôn luôn giữ được cái đầu tỉnh táo để không sa vào các cạm bẫy, tệ nạn xã hội và giữ được một trái tim tràn đầy nhiệt huyết. Ngoài ra, chúng ta cũng phải chăm tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi qua thầy cô, bạn bè, sách báo, những người xung quanh để nâng cao trình độ văn hóa, tư duy, năng lực của bản thân. Mỗi người tự vạch ra cho mình một mục tiêu, phương pháp học tập phù hợp để biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn bởi tiếp thu kiến thức đã khó thì thực hành lại khó hơn gấp bội.

Thứ hai, mỗi sinh viên cũng nên tham gia các phong trào, hoạt động xã hội như tham gia các câu lạc bộ tình nguyện, câu lạc bộ tình thương, câu lạc bộ hiến máu nhân đạo, câu lạc bộ giúp người già neo đơn, câu lạc bộ võ, câu lạc bộ bóng rổ, bóng đá, cầu lông, bóng chuyền,... Tham gia những hoạt động đó giúp ta sống đẹp hơn, sống lành mạnh hơn, suy nghĩ lạc quan hơn, yêu đời hơn, sống có ích cho xã hội hơn. Không những thế mà nó còn giúp chúng ta có năng lực lãnh đạo tập thể, tăng khả năng làm việc nhóm, gặp gỡ làm quen được nhiều người tốt có cùng lí tưởng và biết đâu một trong số đó sẽ là bạn tri kỉ của ta trong cuộc đời.

Thứ ba, vấn đề sinh viên học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh không thể thiếu được vai trò của những người thầy vừa làm gương, vừa chỉ bảo, dạy dỗ chúng ta trong mỗi ngành nghề, mỗi lĩnh vực đời sống để mỗi sinh viên khi ra trường có thể trở thành những con người vừa “hồng” vừa “chuyên” đúng như mong muốn của Bác Hồ. Đây mới thực sự là kết quả to lớn, bền vững, góp phần thiết thực vào công cuộc xây dựng đất nước.

Cuối cùng, tôi thiết nghĩ nói thì dễ mà làm thì khó, quan trọng chúng ta phải có quyết tâm, có ý chí tiến lên như Bác Hồ đã từng nói “Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên.”

Bình luận (0)
Chi Chi
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Nhung
13 tháng 8 2017 lúc 8:26

-Bài thơ “Đoàn thuyền đánh ca” của Huy Cận là bài ca tuyệt đẹp của con người lao động mới hăng say, khỏe khoắn giữa thiên nhiên kì ảo.
-Lúc thiên nhiên đang trong trạng thái nghỉ ngơi khi một ngày khép lại “mặt trời xuống biển”, “sóng cài then, đêm sập cửa” thì con người bắt đầu công việc của mình – ra khơi. Đó là một công việc thường nhật, đã trở thành quen thuộc. Họ mang theo âm hưởng tiếng hát hào hùng và sôi nổi, nói lên niềm vui và sự hăng say đối với công việc lao động, dù rằng là vô cùng vất vả. ( Hình ảnh con người lao động ở khổ 1)
-Con người hiện lên với niềm vui phơi phới, khỏe khoắn trong tư thế làm chủ cuộc đời, làm chủ quê hương đất nước: “Thuyền ta lái gió với buồm trăng/Lướt giữa mây cao với biển bằng”. Lấy gió làm lái, lấy trăng làm buồm, và giữa khoảng không bao la của vũ trụ vô tận ấy, trên thì có “mây cao”, dưới thì có “biển bằng”, cả đoàn thuyền “lướt” ra tận khơi xa để mà dò bụng biển tìm luồng cá, để mà bủa lưới vây giăng. Vẫn là vũ trụ vô cùng vô tận, nhưng con người không còn cảm giác bé nhỏ mà ngược lại, họ đã tự nâng mình lên ngang tầm với thiên nhiên, vũ trụ trong tư thế của người chiến thắng. ( hình ảnh con người lao động ở khổ 3)
-Người đọc hình dung được toàn bộ không khí lao động của con người với niềm say mê, hào hứng qua âm thanh tiếng hát gọi cá, qua động tác lao động khỏe khoắn “kéo xoăn tay” những chùm cá nặng “vẩy bạc, đuôi vàng”. ( hình ảnh con người lao động ở khổ 5 và 6).
- Câu hát vang lên lúc ra khơi trong lao động và cả khi thắng lợi trở về. Câu hát ngân nga, khỏe khoắn trở thành hình ảnh ản dụ cho khí thế hứng khởi và niềm lạc quan, yêu đời của người lao động. Tiếng hát ấy làm cho công việc lao động nặng nhọc trở nên nhẹ nhàng và đầy chất thơ. Sau một đêm lao động vất vả, họ vẫn giữ được khí thế náo nức, hăng say: “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”. Một hình ảnh thơ đẹp và đày sức gợi” chạy đua cùng mặt trời” cũng có nghĩa là họ đang tiếp tục đua cùng với thiên nhiên, cùng thời gian. ( Khổ cuối).

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hồng Nhung
13 tháng 8 2017 lúc 8:25

Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đã giấy lên một phong trào “ mỗi người làm việc bằng hai” vừa xây dựng miền Bắc, vừa chi viện cho chiến trường tiền tuyến miền nam. Khắp nơi mọi người ra sức lao động không quản ngày đêm, khổ cực. Với tinh thần đó, các nhà văn, nhà thơ đã đi sát với cuộc sống của những người lao động để phản ánh và ca ngợi họ. Trong đó, tác phẩm để lại được nhiều ấn tượng nhất, có lẽ là “ Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh đoàn thuyền ra khơi :

“ Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then đêm sập cửa

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

Câu hát căng buồm cùng gió khơi”

Bằng giọng thơ gân guốc, với cặp mắt quan sát tinh tế, tác giả đã chọn một thời điểm hết sức đặc biệt đó là lúc hoàng hôn. Mặt trời từ từ lặn sâu xuống lòng biển được tác giả ví như “ hòn lửa”. Với cách so sánh này, làm hiện ra trước mặt người đọc một không gian huy hoàng và tráng lệ làm ngây ngất lòng người. Nhưng không gian đẹp đẽ ấy cũng chỉ diễn ra trong chốc lát rồi nhường chỗ cho màn đêm lan tỏa. Với nghệ thuật nhân hóa “ sóng cài then, đêm sập cửa” đã thể hiện sự dứt khoát về chuyển giao không gian. Sau một ngày làm việc vất vả, vũ trụ đã đi vào nghỉ ngơi, thư giãn. Trong hoàn cảnh đó, con người lại bắt tay vào lao động. Sự đối lập giữa thiên nhiên và con người cùng với các biện pháp nghệ thuật độc đáo đã tạo nên một không gian lộng lẫy, gợi bao cảm xúc cho người đọc. “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi”, thể hiện rõ nét đây không phải là lần đầu đi biển mà công việc đó được lặp đi lặp lại một cách đều đặn, thường xuyên. Phải nói rằng, đi đánh cá trên biển đã trở thành nền nếp, không phải của con thuyền mà của cả đoàn thuyền. Họ ra đi với tinh thần đoàn kết, phấn khởi, lạc quan, khí thế khẩn trương trong lao động. Tinh thần đó được thể hiện qua câu hát khỏe khoắn, lời hát của họ như hòa vào trong gió, thổi căng buồm đẩy con thuyền thẳng tiến ra khơi.

Ở khổ thơ tiếp theo, tác giả miêu tả nổi bật về nét đẹp của người dân làng chài :

“ Hát rằng cá bạc biển đông lặng

Cá thu biển đông như đoàn thoi

Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng

Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi”

Câu hát của những người đi biển, nó không những thể hiện được tâm hồn lạc quan và khí thế khẩn trương mà còn nói lên niềm mong ước của con người. Đi đánh cá từ ngàn đời này may rủi là chuyện thường tình. Vì vậy, trong câu hát ta đọc được những ước mong của họ. Đó là ước mong về trời yên biển lặng, gặp được luồng cá để đánh bắt được nhiều. Giọng điệu lời thơ như ngân lên ngọt ngào, ngân dài và xa mãi. Các hình ảnh của cá được so sánh, ẩn dụ là những nét snags tạo độc đáo đem đến cho người đọc một cảm nhận thứ vị về con người lao động trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Ở khổ thơ thứu ba là hình ảnh con thuyền với cảnh đánh bắt cá trên biển :

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa may cao với biển bằng

Ra đậu dặm xa dò bụng biển

Dàn đan thế trận lưới vây giăng

Có thể nói rằng, toàn bộ khổ thơi là một bức tranh sơn mà lộng lẫy. Tất cả các hình ảnh : mây, nước, sao, trời được vẽ nên bằng ngôn ngữ lung linh, huyền ảo. Đặc biệt là hình ảnh con thuyền vừa có tính hiện thực lại vừa mang vẻ đẹp lãng mạn. “ Lái gió” “ buồm trăng” – đọc câu thơ, ta có cảm nhận thiên nhiên cũng góp phần vào công cuộc đánh bắt. Trăng sao như soi rõ hơn cho con người phát hiện ra luồng cá. Giữa biển trơi mênh mông, trời và biển như hòa vào một. Còn đối với người dân chai, tác giả miêu tả họ với tinh thần làm chủ biển khơi. Họ chủ động, sáng tạo trong lao động, bố trí đánh bắt cá như một trận đánh. Với tinh thần lao động hang hái, lạc quan như thế, thì chắc chắn hiệu quả sẽ cao hơn.

Ở khổ thơ thứu tư, tác giả dành riêng để miêu tả sự giàu có của biển cả :

Cá nhụ cá chim cùng cá đé

Cá song lấp lánh đuộc đen hồng

Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe

Đêm thở, sao lùa nước Hạ Long

Nếu như cả bài thơ là một bức tranh sáng tạo về không khí lao động của những người đi biển, thì chi tiết về đàn cá là một sáng tạo đặc sắc. Các biện pháp nghệ thuật ở đây được sử dụng một cách linh hoạt, làm người đọc cảm thấy được sự giàu có của biển cả. Hình ảnh cá được miêu tả mơ mộng làm sao : “ cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe”. Trong cái giàu có đó, ta nghe được nhịp thở của biển khơi : “ Đêm thở sao lùa nước Hạ Long”. Có thật sự yêu mến biển, yêu con người lao động thì nhà thơ mới có được những hình ảnh đẹp, những cau thơ hay đến như vậy.

Ở khổ thơ tiếp theo, là hình ảnh bao dung của biển:

Ta hát bài ca gọi cá vào

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao

Biển cho ta cá như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào

Nếu như mở đầu bài thơ là tiếng hát căng buồm khi ra khơi thì ở đây lại là khúc ca gọi cá. Tiếng hát được vang lên trong những giờ lao động, xua đinh những khó nhọc và làm khô đi những giọt mồ hôi. Trong hương vị mặn mòi của biển, lời hát như khích lệ, giúp cho thành quả lao động được cao hơn. Biển trong khổ thơ này được miêu tả hết sức bao dung và nhân hậu “ cho ta cá như lòng mẹ”. Người dân chai gắn liền cuộc đời mình với biển cả, vì thế biển đối với họ thật gần gũi, thân thiết biết bao.

Sau một đêm lao động vất vả khẩn trương, họ đã gặt hái được những thành quả lao động xứng đáng :

Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng

Ta kéo xoăn tay chum cá nặng

Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông

Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng

Thời gian trôi nhanh, sau một đêm dài miệt mài trong lao động, thế nhưng tình thần của những người đi biển vẫn không hề giảm sút. Họ hang hái thu hoạch những mẻ cá đầy khoang. Vì sao vậy ? Phải chăng sau một đêm vất vả, họ đã thu được thắng lợi lơn “ chùm cá nặng”. Hình ảnh những con cá trên khoang thuyền được miêu tả sao mà đẹp thế “ vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông”. Phải chăng đây chính là tương lai của những người đi biển, tương lai do chính bàn tay họ tạo nên.

Phần cuối bài thơlà hình ảnh đoàn thuyền đánh cá trở về :

Câu hát căng buồm cùng gió khơi

Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời

Mặt trời đội biển nhô màu mới

Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.

Một điều người đọc dễ nhận thấy nhất đó là câu hát được cất lên từ lúc ra đi cho đến lúc trở về. Những câu hát khi trở về thể hiện rõ một niềm hân hoan, phấn khởi. Cảnh rạng đông và mặt trời từ từ đổi biển nhô lên thật tuyệt diệu. Và, tuyệt diệu hơn cả đó là đoàn thuyền trở về với cá đầy khoang. Hình ảnh con thuyền trở về được miêu tả khẩn trương như lúc ra đi : “ đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”. Phải chăng ở đây, những người đi biển đang chạy đua với thời gian để chuẩn bị cho đợt ra biển tiếp theo. Những người lao động không thỏa mãn với những kết quả đạt được. Vì vậy, họ phải chạy đua với thời gian để làm ra được nhiều của cải hơn cho đất nước. Cảnh bình minh thật huy hoàng nhưng người lao động không kịp ngắm nó, hầu như mọi tâm trí của họ chỉ tập trung vào công việc lao động. Đây chính là tinh thần lao động của nhân dân ta trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Với giọng thơ khỏe mạnh, kết hợp với cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật nhân hóa, hoán dụ tài tình, nàh thơ đã vẽ lên được một bức tranh tuyệt đẹp về cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về lúc bình mình.

Công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc đã đi qua. Nhưng mỗi lần đọc lại bài “ đoàn thuyền đánh cá” ta như thấy hiện ra trước mắt tinh thần lao động khẩn trương của những con người không quản ngày đếm để làm ra được thêm nhiều của cải cho đất nước. Cả bài thơ là một bức tranh tuyệt đẹp, đẹp về cảnh thiên nhiên, đẹp về tinh thần lao động. Đó là thành công nhất của nhà thơ Huy Cận trong tác phẩm này.

Bình luận (0)