Văn mẫu lớp 9

Trà Runner
Xem chi tiết
Nguyen
25 tháng 3 2019 lúc 19:15

- Xác định vấn đề nghị luận: tình yêu Tổ quốc của thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay.
- Bàn luận:
1. Tình yêu Tổ quốc là gì? Vì sao mỗi chúng ta đều cần và có trong mình một tình yêu với Tổ quốc? Nó có phải là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi chúng ta không? Nó mang lại điều gì cho mỗi chúng ta, cho đất nước của chúng ta?
2. Tình yêu Tổ quốc của các thế hệ thanh niên Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ mà ta được biết qua các tác phẩm văn học như: Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xa không kính, Những ngôi sao xa xôi, Tây Tiến, Rừng xà nu, Những đứa con trong gia đình,...
+ Hoàn cảnh đất nước: bị đe dọa bởi nạn ngoài xâm => trách nhiệm của mỗi công dân, đặc biệt là thế hệ trẻ trong hoàn cảnh ấy?
+ tình yêu Tổ quốc được thể hiện như thế nào? => từ bỏ ghế nhà trường để xung phong ra chiến trường; chấp nhận gian khổ hi sinh trong chiến đấu,...
=> đoạn này viết thật ngắn gọn!
3. Tình yêu Tổ quốc của thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay
+ bối cảnh đất nước: tập trung phát triển kinh tế xã hội trong thời bình (những thuận lợi và khó khăn mà chúng ta đang mắc phải?) + đề cập vấn đề thời sự hiện nay: sự ngang ngược của người bạn láng giềng đang có những hành vi vi phạm chủ quyền Việt Nam.
+ tình yêu nước của mỗi công dân, đặc biệt là thế hệ trẻ trong thời kì này đã được thể hiện như thế nào ( trong học tập, lao động, tình nguyện, trong vấn đề biển Đông vừa qua)? => lấy dẫn chứng minh họa và đặc biệt chú ý liên hệ đến trách nhiệm cá nhân?
+ phê phán những hành vi của một bộ phận thanh niên hiện nay có những biểu hiện lệch lạc sai lầm do nhận thức còn hạn chế hay chưa ý thức được nghĩa vụ và trách nhiệm của bản thân với Tổ quốc? => như bạo động, đập phá công xưởng nhà máy, hay có những lời lẽ kích động, phản động, nói suông, anh hùng bàn phím, chỉ biết hưởng thụ, định hướng sai lầm về mục đích, giá trị sống,...bla bla :)))
+ trước những hành vi ấy thì trách nhiệm của thanh niên là gì?

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thu Trang
Xem chi tiết
Wilson Emily
8 tháng 5 2018 lúc 21:59

Thể hiện gì bạn có thể nói rõ ra hơn k?

Bình luận (0)
Đỗ Thị Thảo
Xem chi tiết
lê anh tuấn
4 tháng 12 2017 lúc 19:46

Lê Minh Khuê thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Những tác phẩm đầu tay của chị ra mắt vào những năm 70, nội dung viết về cuộc sống chiến đấu sôi nổi, hào hùng của thanh niên xung phong và bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn. Một số truyện ngắn đã gây được sự chú ý và tình cảm yêu mến của bạn đọc.

Truyện Những ngôi sao xa xôi phản ánh chân thực tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong. Đó chính là những hình ảnh đẹp đẽ, tiêu biểu cho phẩm chất cao quý của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ vừa qua.

Cốt truyện đơn giản, mạch truyện phát triển theo diễn biến tâm trạng của người kể, kết hợp đan xen giữa hiện tại và quá khứ. Có thể tóm tắt như sau:

Ba nữ thanh niên xung phong làm thành tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Tổ trưởng là chị Thao và tổ viên là hai cô gái trẻ tên Định và Nho. Nhiệm vụ của họ là quan sát máy bay địch ném bom, ước chừng khối lượng đất đá dùng để san lấp hố bom, đánh dấu vị trí các trái bom chưa nổ và phá bom nổ chậm. Công việc hết sức nguy hiểm vì máy bay địch có thể ập đến bất cứ lúc nào. Họ phải đối mặt với thần chết trong mỗi lần phá bom, mà công việc này thì lại diễn ra thường xuyên. Các cô gái ở trong một cái hang dưới chân cao điểm, cách xa đơn vị. Cuộc sống dù khắc nghiệt và nguy hiểm nhưng họ vẫn có những niềm vui hồn nhiên, những giây phút thanh thản, mơ mộng. Đặc biệt là ba chị em rất gắn bó, yêu thương nhau trong tình đồng đội, dù mỗi người một cá tính. Ớ phần cuối, tác giả tập trung miêu tả hành động và tâm trạng của các nhân vật, chủ yếu là của Phương Định trong một lần phá bom. Nho bị thương đã được đồng đội lo lắng và săn sóc. Cơn mưa đá ở cao điểm khiến cho Phương Định hồi tưởng về tuổi học trò ở Hà Nội : Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thật xa…

Để cho nhân vật chính là Phương Định đứng ra kể chuyện, điều đó phù hợp với nội dung truyện và tạo thuận lợi để tác giả vừa miêu tả, vừa thể hiện đời sống tâm hồn của nhân vật. Truyện viết về chiến tranh nên có những chi tiết, hình ảnh về bom đạn, chiến đấu, hi sinh… nhưng chủ yếu vẫn hướng vào thế giới nội tâm, làm hiện lên vẻ đẹp tâm hồn của con người.

Ba cô gái sống và chiến đấu trên một cao điểm giữa một vùng trọng điểm bắn phá của máy bay Mĩ trên tuyến đường Trường Sơn. Công việc của họ rất nguy hiểm vì giữa ban ngày, họ phải phơi mình dưới tầm đánh phá của máy bay địch. Nguy hiểm khôn lường nhưng các cô tự hào về công việc của mình và cái tên gọi mà đơn vị đặt cho là : tổ trinh sát mặt đường. Gắn với cái tên gợi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng ấy là công việc chẳng nhẹ nhàng, đơn giản chút nào.

Định hồn nhiên kể : Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thi hàm răng lóa lên trên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đấy chúng tôi gọi nhau là “những con quỷ mắt đen".

Sau mỗi trận bom, các cô phải lao ngay ra trọng điểm, đo đạc và ước tính khối lượng đất đá bị bom địch đào xới, đếm những quả bom chưa nổ và dùng những khối thuốc nổ đặt vào cạnh từng trái bom để phá. Đó là một công việc mạo hiểm với cái chết, thần kinh luôn căng thẳng, đòi hỏi sự dũng cảm và hết sức bình tĩnh. Nhưng với ba cô gái thì những công việc khủng khiếp ấy đã trở thành bình thường:

Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ… Rồi khi xong việc, quay lại nhìn cảnh đoạn đường một lần nữa, thở phào, chạy về hang.

Đối lập với cảnh tàn khốc do bom đạn giặc gây ra là sự bình tĩnh đến lạ lùng của các cô gái. Cảnh các cô sống trong hang sao mà lạc quan, thơ mộng đên thê : Bên ngoài nóng trên 30 độ, chui vào hang là sà ngay đến một thê giới khác. Cái mát lạnh làm toàn thân run lẽn đột ngột- Rồi ngửa cô uông nước trong ca hay trong bi đông. Nước suối pha đường. Xong thì nằm dài trên nền ẩm lười biếng nheo mắt nghe ca nhạc tử cái đài bán dẫn nhỏ mà lức nào cũng có pin đầy đủ. Có thể nghe, có thể nghĩ lung tung… hình như ta sắp mở chiến dịch lớn.

Cả ba cô đều là con gái Hà Nội. Tuy cá tính và hoàn cảnh riêng mỗi người mỗi khác nhưng họ đều có phẩm chất chung vô cùng tốt đẹp của thanh niên xung phong tiền tuyến. Đó là tinh thần dũng cảm tuyệt vời, không sợ gian khổ, hi sinh, quyết tâm khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ và tình cảm đồng đội gắn bó, yêu thương. Ở họ còn có những nét chung của các cô gái trẻ là dễ xúc động, nhiều khát vọng và hay mơ mộng, dễ vui mà cũng dễ buồn. Trong bom đạn, cận kề cái chết mà họ vẫn thích làm đẹp cho cuộc sống của mình: Nho thích thêu thùa, chị Thao chăm chép bài hát, Định thích ngắm mình trong gương, thích ngồi bó gối thả hồn theo dòng hồi tưởng và cất tiếng hát.

Phương Định vốn là một học sinh Thủ đô. Tính cách Phương Định vừa vô tư, tinh nghịch, vừa dịu dàng, lãng mạn. Cô hay hồi tưởng những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ vô tư giữa gia đình và thành phố thân yêu. Vào chiến trường, những kỉ niệm êm dẹp ấy luôn sống dậy trong tâm trí cô. Nó vừa là niềm khao khát, vừa làm dịu mát tâm hồn cô trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của chiến tranh.

Giống như các cô gái mới lớn khác, Phương Định khá nhạy cảm về bản thân và cũng rất quan tâm đến hình thức của mình. Cô tự đánh giá : Tôi là con gái Hà Nội, Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiều hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”.

Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tồi trong gương. Nó dài dài màu nâu, hay nheo lại như chổi nắng. Cô biết mình được nhiều người để ý, nhất là các anh lính lái xe. Điều đó làm cho cô thấy vui và tự hào, nhưng cô chưa dành riêng tình cảm cho một ai. Tuy vậy, cô không hay biểu lộ tình cảm và thường tỏ ra kín đáo giữa đám đông, nhìn qua sẽ tưởng như là kiêu kì. Phương Định yêu mến hai bạn gái trong tổ trinh sát mặt đường và đồng đội trong đơn vị. Đặc biệt, cô dành tình yêu và niềm cảm phục cho tất cả chiến sĩ mà cô gặp trên đường vào mặt trận: Không hiểu sao các anh pháo thủ và lái xe lại hay hỏi thăm tôi. Hỏi thăm hoặc viết những bức thư dài gửi đường dây làm như ở cách xa nhau hàng nghìn cây số, mặc dù có thể chào nhau hằng ngày. Tôi không săn sóc, vồn vã. Khi bọn con gái xúm nhau lại đối đáp với một anh bộ đội nói giỏi nào đấy, tôi thường đứng ra xa, khoanh tay lại trước ngực và nhìn đi nơi khác, môi mím chặt. Nhưng chẳng qua tôi điệu thế thôi. Thực tình trong suy nghĩ của tôi, những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ. Là một nhà văn thanh niên xung phong nên Lê Minh Khuê am hiểu và miêu tả khá tinh tế tâm lí của những cô gái trong nhóm trinh sát mặt đường mà tiêu biểu là nhân vật Phương Định. Tâm trạng của Định lúc phá bom nổ chậm được tác giả miêu tả rất thực: … máy bay rít, bom nổ. Nổ trên cao điểm, cách hang này khoảng 300 mét. Đất dưới chân chúng tôi rung. Mấy cái khăn mặt mắc ở dây cũng rung. Tất cả cứ như lên cơn sốt. Khói lên và cửa hang bị che lấp. Không thấy mây và bầu trời đâu nữa. Quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Đầu này có vẽ hai vòng tròn màu vàng… Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí ! vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng. Cảnh mưa bom bão đạn của giặc Mĩ diễn ra hằng giờ, hằng ngày, hết ngày này sang ngày khác và sức chịu đựng của các cô gái thật tuyệt vời: Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít : ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính : liệu mìn có nổ, bom có nổ không ? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai ? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm : đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng. Nhưng quả bom nổ. Một thứ tiếng kì quái đến váng óc. Ngực tôi nhói, mắt cay mãi mới mở ra được. Mùi thuốc bom buồn nôn. Ba tiếng nổ nữa tiếp theo. Đất rơi lộp bộp, tan đi âm thầm trong những bụi cây. Mảnh bom xé không khí, lao và rít vô hình trên đầu. Mặc dù đã thành thạo trong công việc nguy hiểm, thậm chí một ngày có thể phải phá tới năm quả bom, nhưng mỗi lần phá bom nổ chậm vẫn là một thử thách thần kinh cao độ đối với Phương Định. Từ khung cảnh và không khí chứa đầy sự căng thẳng đến cảm giác là các anh cao xạ ở trên kia đang dõi theo từng động tác, cử chỉ của mình, để rồi tinh thần dũng cảm ở cô như được kích thích bởi lòng tự trọng đáng khâm phục : Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thề cứ đàng hoàng mà bước tới. Ở bên quả bom, đối mặt với cái chết cảm giác của cô như nhạy cảm hơn, sắc bén hơn: Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Tiếp đó là cảm giác căng thẳng chờ đợi tiếng nổ của quả bom, đồng nghĩa với công việc đã hoàn thành. Vào chiến trường đã ba năm, đã quá quen với những thử thách và nguy hiểm, giáp mặt hằng ngày với oái chết, nhưng Phương Định và đồng đội của cô không mất đi sự hồn nhiên, trong sáng và những mơ ước vẻ tương lai. Trong những phút giây yên tĩnh ngắn ngủi, cô thường tự tạo ra những niềm vui nho nhỏ: Tôi sẽ hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình… Tôi thích nhiều bài. Những bài hành khúc bộ đội hay trên những ngả đường mặt trận. Tôi thích dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng. Thích Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô. Thích ngồi bó gối mơ màng: “Về đây khi mái tóc còn xanh xanh…”. Đó là dân ca Ý trữ tình giàu có, phải lấy giọng thật trầm… Những lúc như thế nỗi nhớ Hà Nội lại ùa về, tràn ngập tâm hồn cô gái, khiến cô bâng khuâng, nuôi tiếc khi cơn mưa rừng chợt đến, chợt đi: Nhưng tạnh mất rồi. Tạnh rất nhanh như khi mưa đến. Sao chóng thế! Tôi bỗng thẫn thờ, tiếc không nói nổi. Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá. Mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố. Phải, có thể những cái đổ… Hoặc là cây, hoặc là cái vòm tròn của nhà hát, hoặc bà bán kem đẩy chiếc xe chở đầy thùng kem, trẻ con háo hức bâu xung quanh. Con đường nhựa ban đêm, sau cơn mưa mùa hạ rộng ra, dài ra, lấp loáng ánh đèn trồng như một con sông nước đen. Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xử sở thẩn tiên. Hoa trong công viên. Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu… Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thiệt xa… Rồi bỗng chốc, sau một cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi…
Tổ trưởng tổ trinh sát mặt đường là chị Thao, một con người từng trải và chín chắn. Những dự tính về tương lai của chị có vẻ thiết thực hơn nhưng những khát khao và rung động của tuổi trẻ vẫn nồng nàn trong tim chị. Chỉ vài nét phác họa tương phản, tác giả đã vẽ nên chân dung của chị: Tiếng máy bay trinh sát rè rè. Phản lực gầm gào lao theo sau… Chị Thao móc bánh bích quy trong túi, thong thả nhai. Những khi biết rằng cải sắp tới sẽ không êm ả thì chị tỏ ra bình tĩnh đến phát bực. Nhưng thấy máu, thấy vắt là chị nhắm mát lại, mặt tái mét. Áo lót của chị cái nào căng thêu chữ màu, Chị lại hay tỉa lông mày của mình, tỉa nhỏ như cái tăm. Nhưng trong công việc ai cũng gờm chị: cương quyết, táo bạo. Nhân vật thứ ba trong nhóm là Nho, một cô gái nhỏ nhắn, trông mát mẻ như một que kem trắng, tưởng như mềm yếu nhưng thực ra rất can đảm, kiên cường. Ngày ngày, Nho cùng đồng đội phá bom nổ chậm. Có lần, Nho bị bom vùi và mảnh bom găm vào cánh tay, máu túa ra rất nhiều, da xanh xao, quần áo đầy bụi. Được đồng đội cứu kịp thời, Nho cắn răng chịu đau, không khóc. Cả ba cô gái đều không khóc bởi họ cho rằng: Nước mắt đứa nào chảy trong khi cần cái cứng cỏi của nhau là bị xem như bằng chứng của một sự tự nhục mạ. Cách nhìn nhận và thể hiện con người thiên về cái tốt đẹp, trong sáng, cao thượng là nét chủ đạo và thống nhất trong văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ. Tương tự như vậy nhưng truyện của Lê Minh Khuê không rơi vào tình trạng minh họa giản đơn vì tác giả đã phát hiện và miêu tả chân thật đời sống nội tâm với những nét tâm lí đa dạng, phong phú của từng nhân vật. Tác giả tỏ ra rất sắc sảo trong việc thể hiện khung cảnh và không khí sôi sục ở một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn bằng một vài nét điển hình. Thành công hơn cả là nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. Bằng cách để cho người đứng ra kể chuyện là cô thanh niên xung phong Phương Định, tác giả dã phản ánh một cách tự nhiên và tinh tế tâm trạng của những cô gái ở chiến trường, luôn đối mặt với cái chết mà vẫn sống hồn nhiên, lạc quan và không kém phần lãng mạn. Chiến tranh làm cho họ dày dạn và cứng cỏi hơn, nhưng vẫn không thể làm mất đi nét hồn nhiên, trong sáng của tuổi trẻ. Trong truyện có nhiều chi tiết về cuộc sống gian khổ, hiểm nguy, về những chiến công thầm lặng và sự dụng cảm, hi sinh của thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn ác liệt. Nhưng cái tạo nên sức hấp dẫn của truyện ngắn này là ở sự am hiểu cặn kẽ của tác giả về đời sống của những con người đang hiến dâng tuổi thanh xuân cho Tổ quốc. Qua đó, người đọc hình dung được phần nào về chủ nghĩa anh hùng cách mạng của tuổi trẻ Việt Nam và dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước oanh liệt vừa qua.

Bình luận (0)
lê anh tuấn
4 tháng 12 2017 lúc 19:51

Nhắc đến khoảng trời Trường Sơn là nhắc đến biết bao sự hy sinh mất mát, nơi mà lính Mỹ đã thả bom dồn dập nhằm ngăn cản bước tiền dũng mãnh của các đoàn quân tiến về Sài Gòn giải phóng miền Nam. Nhưng Trường Sơn đâu chỉ mang trong mình bao sự thương đau, Trường Sơn con là nơi ghi dấu của những tâm hồn tự nhiên, lạc quan của những người chiến sĩ lái xe không kính, những chàng trai cô gái thanh niên xung phong đã hy sinh tuổi trẻ để cống hiến cho đất nước. Là một người đã từng gắn bó với khoảng trời bom đạn ấy, nhà văn Lê Minh Khuê đã khai thác đề tài quen thuộc đã làm nên nhiều tên tuổi lớn trân văn đàn chống Mỹ nhưng cùng với sự sáng tạo và một chút lãng mạn của mình, “Những ngôi sao xa xôi” của bà, đã khắc họa hình ảnh của những cô gái thanh niên xung phong, mà tiêu biểu là nhân vật Phương Định với những vẻ đẹp hồn nhiên vốn có của tuổi trẻ Việt Nam trong thời chống Mỹ.

Câu chuyện kể về ba cô gái, ba cô gái thanh niên xung phong Nho, Thao và Phương Định, sống trên một cao điểm giữa mênh mông khói bụi Trường Sơn, nơi mà “màu đất đỏ, trắng lẫn lộn”. Công việc của họ là “ngôi đây”,”khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hồ bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom”. Trong lúc đơn vị thường làm việc khi mặt trời lặn, thì tổ trinh sát lại làm việc ban ngày, khi thần chết luôn “lẩn trong ruột những quả bom”, khi mà lính Mỹ thả bom nhiều nhất và cái chết luôn theo sát ba cô gái ấy. Công việc của họ là công việc quan trọng và cũng đầy gian khổ hy sinh, đòi hỏi tinh thần dũng cảm, sự nhạy bén quyết đoán và sự nhanh nhẹn. Trong hoàn cảnh ấy, ta mới thấy sáng ngời lên là những phẩm chất cao đẹp của ba nhân vật, và đặc biệt là Phương Định, nhân vật chính của truyện.

Phương Định là một cô gái Hà Nội, “một cô gái khá”, chỉ vừa mới bước ra khỏi cuộc đời hồn nhiên vô tư lự của mình. Cô có vẻ bề ngoài đáng yêu trẻ trung và xinh xắn, “ hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn”, còn đôi mặt thì có “cái nhìn sao mà xa xăm”. Những nét đẹp của cô đã được những anh lái xe để ý đến, bằng chứng là những bức thư dài gửi đường dây mặc dù có thể chào nhau hằng ngày, nhưng Phương Định cũng không săn sóc vồn vã, cô gái vẫn hay đứng ra xa, khoanh tay trước mặt và nhìn đi nơi khác mỗi khi một đám con gái xúm lại đối đáp với một anh bộ đội nói giỏi nào đấy. Một hành động đó thôi đã làm Phương Định trở nên thật kiêu kì, cái điệu của cô thật đáng yêu và cũng thật phù hợp với một người con gái như vậy.

Tâm hồn cô giữa khoảng trời Trường Sơn thật làm cho người ta thật ngạc nhiên. Cô mê hát, “thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát”, lời cô bịa lộn xộn ngớ, ngẩn ngởn đến không ngờ, đôi lúc nó cũng làm cho cô bò ra mà cười một mình, cô thích “những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những ngả đường mặt trận”, cô thích “dân ca quan họ mềm mại dịu dàng” và kể cả “Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô”, “ ngồi bó gối mơ màng: “Về đây khi mái tóc còn xanh xanh””. Và Phương Định hát khi có sự im lặng không bình thường, “tiếng máy bay trinh sát rè rè”, cô hát để cổ động viên hai người đồng đội Nho, Thao và cũng là hát để động viên chính bản thân mình. Chính những lúc mê hát ấy đã làm cô quên đi cái sự buồn chán của cuộc sống Trường Sơn, quên đi mùi khói bom đạn mà cô vẫn tiếp xúc hằng ngày, và đó cũng là bước đà để cô có được một tâm hồn mơ mộng khi cơn mưa đá vừa ập đến. Mang theo tuổi trẻ của mình vào Trường Sơn, Phương Định còn mang theo cả những kỉ niệm đẹp về góc phố Hà Nội của mình, đó là hình ảnh người mẹ, cái cửa sổ, tiếng rao của bà bán xôi có cái mủng đội trên đầu, kể cả những cú sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. Cơn mưa đá đi nhanh cũng như lúc nó vừa đến, nhưng lại mang những dòng kí ức tuổi thơ về cho Phương Định, và tất cả như xoáy mạnh trong tâm trí cô. Có lẽ chính những điều ấy đã tiếp thêm sức mạnh cho cô gái, để cô luôn nghĩ rằng, gia đình, bạn thân và cả những kỉ niệm kia sẽ luôn theo cô trong suốt quãng đời ở Trường Sơn.

Tâm hồn, tính cách của Phương Định hồn nhiên như thế, nhưng nổi bật lên trên tất cả vẫn là tinh thần dũng cảm, vượt lên trên hiểm nguy luôn ẩn chứa trong thân hình nhỏ bé của cô gái Hà Nội kia. Đó là những lúc mà bom của giặc Mỹ vẫn còn chưa nổ, và cô phải làm nhiệm vụ của mình, còn thần chết thì có vẻ vẫn đang “lẩn trong ruột những quả bom” chờ đợi cô. Tuy vậy, Phương Định vẫn tỏ ra thật bình thản, cái chết thì cô có nghĩ đến nhưng lại là “một cái chết mờ nhạt, không cụ thể”, mà cô quan tâm nhất là liệu bom có nổ hay không, không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai, cô luôn đặt nhiệm vụ của mình lên hàng đầu. Và trong những lúc phá bom như vậy, ta vẫn còn thấy thấp thoáng cái sự nhạy cảm, tinh tế trong cảm xúc của cô, “một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! ! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành.”, phải là một người bình tĩnh mới có dược những cảm nhận chân thực như vậy. Chính những lúc đó, ta mới thấy được cái sự dũng cảm của cô gái. Công việc không có một chút gì là an toàn, nhưng do “quen rồi”, ngày nào cũng phải phá bom đến năm lần, ngày nào ít thì ba lần, mà Phương Định luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Và trong cái sự dũng cảm ấy, ta vẫn thấy Phương Định luôn thường trực một tình cảm đồng chí đồng đội nồng ấm và chân thành. Đó là tấm lòng vị tha với mọi người mà cô quan tâm, cô lo lắng khi Thao lên cao điểm chưa về, cô tận tình, vỗ về chăm sóc Nho khi cô ấy bị thương lúc phá bom. Ngược lại, chính tình cảm đồng chí đồng đội, đã làm cho Phương Định thêm một chút tự tin, ấm lòng khi được sống giữa tình yêu thương của mọi người. Hiểu được công việc của mình là gian khổ, nhưng Phương Định vẫn luôn ngưỡng mộ “những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ” bởi họ là những đẹp nhất, thông mình, can đảm và cao thượng nhất. Những lúc chạy đi phá bom, vẫn mang một chút lo sợ trong người, nhưng nhờ những cái nhìn của những người chiến sĩ, đã dập tan đi nỗi sợ trong cô và chỉ còn một mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ, “ cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi mà có thể đàng hoàng mà bước tới”.

Trong truyện ngắn, nhân vật kể chuyện cũng là nhân vật chính, điều đó giúp cho tác phẩm càng trở nên chân thực, những cảm xúc, thế giới nội tâm của nhân vật đều được thể hiện tự nhiên rõ nét, vẽ lên một khoảng trời mộng mơ ngay giữa Trường Sơn mênh mông và ác liệt.

Mang trong mình những phẩm chất cao đẹp, Phương Định xứng đáng là biểu tượng của những cô gái thanh niên thời chồng Mỹ, là hình tượng người con gái Việt Nam trong thời gian chiến đấu, là đại diện của thế hệ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ. Cũng giống như tựa đề “Những ngôi sao xa xôi”, những con người được ví như vì sao lấp lánh giữa bầu trời đêm, mang trong mình những phẩm chất đáng quý, “xa xôi” là bởi vì phải ngắm nhìn thật kỹ thì mới có thể thấy được những tâm hồn cao đẹp ấy.

Bình luận (0)
NGUYEN THI DIEP
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
24 tháng 5 2017 lúc 18:39

Lê Minh Khuê là nhà văn thuộc thế hệ những tác giả bắt đầu sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Với tài năng và sự tìm tòi, khám phá của mình, bà sớm gặt hái được nhiều thành công về mảng đề tài là cuộc sống chiến đấu của những thanh niên xung phong và bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn. “Những ngôi sao xa xôi” là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của Lê Minh Khuê. Nhân vật chính trong tác phẩm – Phương Định – là nhân vật giành được nhiều sự yêu mến, cảm phục của người đọc bởi vẻ đẹp ngoại hình, tâm hồn và sự dũng cảm, ngoan cường, bình tĩnh ung dung trước hiểm nguy.

Phương Định gây cảm tình đầu tiên cho người đọc bởi vẻ trẻ trung, xinh đẹp của một cô gái mới lớn. Cô là người nhạy cảm và luôn quan tâm đến hình thức của mình. Cô tự đánh giá: “Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Cón mắt tôi thì các lái xe bảo: Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”, vẻ đẹp ấy của cô đã hấp dẫn bao chàng trai: “các anh pháo thủ và lái xe hay hỏi thăm tôi”. Điều đó làm Phương Định tự hào nhưng điều đặc biệt là cô chưa dành riêng tình cảm cho ai.

Nhân vật chính của tác phẩm còn khiến người đọc khâm phục bởi sự dũng cảm ngoan cường, bình tĩnh ung dung vượt lên khó khăn nguy hiểm.

Phương Định cùng những người bạn của minh sống và chiến đấu trên một cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Chị phải chạy trên cao điểm đánh phá của máy bay địch. Sau mỗi trận bom, chị cùng đồng đội phải lao ra trọng điểm, đo và ước tính khối lượng đất đá bị bom địch đào xới, đếm những quả bom chưa nổ và dùng những khối thuốc nổ đặtvào cạnh nó để phá. Đó là công việc mạo hiểm với cái chết luôn gần kề tạo áp lực khiến thần kinh vô cùng căng thẳng. Thực hiện công việc đó, Phương Định và đồng đội phải rất bình tĩnh và họ đã thực sự bình tĩnh, ung dung một cách lạ thường. Thậm chí, với họ, công việc ấy đã trở thành bình thường: “Công việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và khi cần thì phá bom”.

Mặc dù đã quen với công việc nguy hiểm này, thậm chí một ngày có thế phải phá tới năm quả bom nhưng mỗi lần vẫn là một thử thách tột độ với thần kinh cua Phương Định. Từ khung cảnh và không khí chứa đầy càng thẳng đến cảm giác là các anh cao xạ ở trên kia cũng đang theo dõi từng động tác cử chỉ của mình để lòng dũng cảm ở cô như được kích thích bởi sự tự trọng: “Tôi đến gần quả bom… đàng hoàng mà bước tới” ở bên quả bom kề sát với cái chết im lim và bất ngờ, từng cảm giác của con người như cũng trở nên sắc nhọn hơn: “Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi. Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành”.

Đặc biệt, Phương Định càng khiến người đọc yêu mến, trân trọng hơn bởi tâm hồn trong sáng, tinh tế. Chị rất giàu tình cảm với đồng chí, đồng đội, quê hương và vô cùng lạc quan yêu đời.

Giống như hai người đồng đội trong tổ trinh sát, Phương Định yêu mến những người đồng đội trong tổ và cả đơn vị của mình. Đặc biệt, cô yêu mến và cảm phục tất cả những người chiến sĩ mà hằng đêm cô gặp trên trọng điểm của những con đường vào mặt trận. Phương Định đã lo lắng, sốt ruột khi đồng đội lên cao điểm chưa về. Chị yêu thương và gắn bó với bạn bè nên có những nhận xét tốt đẹp đầy thiện cảm về Nho, phát hiện ra vẻ đep dễ thương ”nhẹ, mát như một que kem trắng” của bạn. Chị còn hiều và đồng cảm sâu sắc với những sở thích và tâm trạng của chị Thao.

Phương Định cũng là người con gái có một thời học sinh hồn nhiên, vô tư bên người mẹ thân thương trong một căn buồng nhỏ nằm trên một đường phố yên tĩnh hồi Hà Nội còn thanh bình trước chiến tranh. Những kỉ niệm ấy luôn sống lại trong cô giữa chiến trường dữ dội. Nó là niềm khao khát làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của chiến trường.

Vào chiến trường đã ba năm, làm quen với những thử thách hiểm nguy, giáp mặt hàng ngày với cái chết nhưng ở Phương Định không mất đi sự hồn nhiên trong sáng và cả những mơ ước về tương lai: “Tôi mê hát”, “thích nhiều bài”.

Phương Định là cô thanh niên xung phong trên tuyến đường huyết mạch Trường Sơn những ngày kháng chiến chống Mĩ. Chị tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm tháng hào hùng ấy. Họ là những người không tiếc tuổi thanh xuân, hiến dâng trọn vẹn cho Tổ quốc những gì quý giá nhất:

“Xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mĩ

Mà lòng phơi phới dậy tương lai”

Trong “Những ngôi sao xa xôi”, Lê Minh Khuê đã miêu tả chân thực và sinh động tâm lí nhân vật. Tác phẩm được kể từ ngôi thứ nhất tạo thuận lợi cho tác giả miêu tả thế giới nội tâm qua việc để nhân vật tự sự về mình.

Nhân vật Phương Định trong “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê mang những đặc điểm tốt đẹp tiêu biểu cho tâm hồn những chàng trai, cô gái thanh niên xung phong lên đường chống Mĩ trong những năm tháng vất vả mà hào hùng của dân tộc. Phương Định để lại trong lòng độc giả niềm yêu mến, cảm phục đốì với thế hệ trẻ Việt Nam trong những ngày tháng bom rơi đạn nổ ấy. Và hơn thế, điều đó trở thành động lực để thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay viết tiếp nét son trong trang sử của thời đại mình.

Bình luận (0)
Cô Bé Mùa Đông
Xem chi tiết
Tiểu Thư họ Nguyễn
22 tháng 8 2017 lúc 8:46

1, Mở bài :

- Giới thiệu và dẫn dắt vấn đề :

- Nêu vấn đề :

Ăn chơi đua đòi là một hiện tượng ta thường bắt gặp trong cuộc sống; nó đã và đang diễn ra quanh ta, nhất là trong lớp trẻ. Nó đã trở thành “thói” rất đáng chê trách.

2) Thân bài :

* Giải thích : - “Thói” là lối, cách sống hay hoạt động thường không tốt, được lặp lại lâu ngày thành quen. Ta thường nói: “Thói hư, tật xấu; dở thói du côn đầu bò; mãi mới bỏ được thói hút xách nghiện ngập; thói ăn chơi đua đòi’. Tục ngữ có câu: “ Đất có nghề, quê có thói”, hoặc “ Thói đời trâu buộc ghét trâu ăn”…

- Thói ăn chơi đua đòi là cách sống của một số người bắc chước nhau, đua đòi nhau về cách sống, cách xài sang, thích chưng diện, chạy theo “mốt”. Có kẻ thì khoe sang, khoe giàu, ăn tiêu như phá. Xe máy, xe ô tô thích dùng loại “xịn”. Từ bộ váy, bộ vết đến đôi giày, đồng hồ, túi xách…phải là hàng Nhật, hàng Ý, hàng Mĩ,… mua bằng đô-la trong các siêu thị mới oách!

2, Chứng minh : Ăn thì đặc sản, uống thì rượu Tây, mỗi cuộc nhậu phải chi vài “vé”. Chơi thì quán nhảy, vũ trường, karaokê thâu đêm suốt sáng, dập dìu gái đẹp trước sau. Họ vênh váo, vênh vang lắm!

Hiện tượng “ mắt xanh môi đỏ”, nhuộm tóc vàng, móng chân móng tay nhuộm đỏ, trai đeo khuyên tai… ta thường thấy ở một số học sinh hư.

Là quý tử, tiểu thư, con ông này bà nọ, chức trong quyền cao, vàng bạc đầy két,… đua đòi ăn chơi là có nhẽ. Ta thường nghe họ nói: “ Chết cũng không mang được của nả sang thế giới bên kia! Có tiền thì ăn chơi mua sắm cho sướng!”. Nghe họ nói và buồn cười.

Có một số kẻ, tiền bạc chẳng có nhiều thế mà cũng ăn chơi đua đòi, lười lao động, trốn học bỏ học. Có kẻ vì ăn chơi đua đòi mà sa ngã như những kẻ trộm cắp, hút chích, cờ bạc, mại dâm, v.v… Có nhiều gia đình con cái ăn chơi đua đòi rồi trộm cắp, tù tội… mà bố mẹ mang tiếng xấu xa ê chề!

Nhân dân ta vốn cần cù, giản dị, tiết kiệm trong làm ăn, sinh sống. Thói ăn chơi đua đòi là một hiện tượng tiêu cực, trái hẳn với nếp sống và đạo lí của nhân dân.

Học được một diều hay, rèn được một đức tính tốt thì rất khó, nhưng đua đòi ăn chơi sẽ bị sa ngã. Câu tục ngữ: “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” và lời nhắc nhở của ông bà, cha mẹ: “Chọn bạn mà chơi” là bài học rất bổ ích để mỗi chúng ta tu dưỡng đạo đức, tính tình.

3, Kết bài : - Khẳng định vấn đề : Ăn chơi đua đòi là một thói xấu.

Ăn ngon mặc đẹp ai cũng muốn, nhưng phải hợp lí, hợp thời, hợp cảnh. Xung quanh ta có biết bao tấm gương sáng và đẹp về con người mới. HÌnh ảnh nhựng học sinh giỏi ở trường ta, quê hương ta là những tấm gương để ta noi theo.

Hay gì, đẹp gì thói ăn chơi đua đòi!

Rất đáng chê! Con đường ăn chơi đua đòi là con đường tội lỗi !



Bình luận (2)
Đạt Trần
22 tháng 8 2017 lúc 12:37

Đây là kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tưỡng nha!
A . Mở bài - giới thiệu vấn đề
( bạn có thể dẫn dắt từ cuộc vận động tiết kiệm trong vài năm gần đây-> đáng buồn khi bạn trẻ là những tương lai của đất nước mà lại đi ngược lai với cuộc vận động ấy -> nêu vấn đề )
B . Thân bài
a . Giải thích
- Thói ăn chơi đua đòi là lối sống phung phí, dùng tiền của vào mục đích ăn diện và chơi bời để theo kịp thời thế và không thua kém ai .
- Đó là cách sống a dua, thiếu lập trường, bắt chước trong việc phô trương về hình thức
b . Biểu hiện
- mua sắm quần áo hàng hiệu, đắt tiền
- liên tục thay đổi xe máy, điện thoại di động cho '' hợp thời ''
( còn nhiều nữa chắc là bạn tự nêu được )
c . Nguyên nhân
- xuất phát từ bản tính thích khẳng định '' đẳng cấp ''
- thiếu trách nhiệm với tương lai của chính bản thân
- không được giáo dục về ý thức sống giản dị và tiết kiệm
- cha mẹ không quan tâm, không dạy dỗ khuyên bảo
- một số bạn xuất thân từ gia đình giàu có, dư dả nên ko biết quý trọng đồng tiền
d . Tác hại
* Với bản thân
- thói ăn chơi đua đòi khiến cho chính bản thân thanh thiếu niên không có thời gian học tập và tham gia các hoạt động xã hội có ích. -> ảnh hưởng đến tương lai
- người đua đòi sẽ mất niềm tin với người xung quanh, thậm chí bị xem thường
- quanh họ chỉ còn lại những kẻ thích đua đòi khác -> nhân cách có thể bị ảnh hưởng
- khi không có đủ tiền, ho sẵn sàng phạm pháp để có thể tiếp tục ăn chơi đua đòi
* Với gia đình
- tiền của gia đình hao hụt đáng kể
- cha mẹ buồn phiền
- gia đình bất hòa ( con cái hư hỏng thì cha mẹ rất dễ cãi vả )
* Với xã hội
- những người xung quanh tiếp xúc vời ng` thích ăn chơi có thể bị ảnh hưởng, cũng học đòi ăn chơi theo họ
- ng` ăn chơi đua đòi là gánh nặng của xã hội, làm hao hụt của cải của xh -> xã hội chậm phát triển, thậm chí có thể đi xuống
e. Biện pháp
- giáo dục về lối sống giản dị trong những tiết học ngoại khóa
- phải chỉ cho các bạn thấy được cái quý giá của đồng tiền và sự nguy hiểm của cuộc sống thiếu thốn tiền bạc
- thanh thiếu niên phải được giáo dục về ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội
- cha mẹ cần quan tâm đến con cái nhiều hơn
( bạn có thể nói thêm một chút về những tấm gướng sống giản dị, nhưng nhớ là chỉ điểm mặt để tránh đi sai hướng
C. Kết bài
- Thói ăn chơi đua đòi là một lối sống có hại.
- Là hs chúng ta cần .........
- Ngoài ra ta cần phải thức tỉnh những con người đang sống đua đòi để họ thấy được cái sai và sớm sửa đổi, không nên chỉ biết chê trách.
Chúc bạn làm bài tốt :)

Bình luận (0)
Windy
22 tháng 8 2017 lúc 12:51

Mở Bài :

- Giới thiệu về sự có mặt của thói ăn chơi đua đòi.

- Thói ăn chơi đua đòi xuất hiện chủ yếu là ở giới trẻ. Nó trở thành "virut"có thể làm ảnh hưởng đến tâm lí của nhiều bạn trẻ trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Thân Bài :

- Giải thích về thói ăn chơi đua đòi.

- Đưa ra khái niêm về thói ăn chơi đua đòi : Là một thói hư tật xấu có trong xã hội nằm trong phạm vi :thanh niên , sinh viên.

-Tác hại :

+ Thiệt hại tài sản , kinh tế gia đình , xã hội.

+ Là nhân tố gây ra tệ nạn xã hội.

+ Làm mất nhân cách , đạo đức con người, gây nhiều bất đồng , xung đột trong gia đình và cộng đồng .

- Biểu hiện của thói ăn chơi đua đòi:liên hệ xã hội để tìm luận cứ cho tác hại.

- Cách khắc phục:

+ Không ăn chơi sa đọa, tham gia các hoật động không lành mạnh.

+ Phải biết giữ gìn tài sản cho gia đình.

+ Sống cần cù giản dị,sống có ước mơ đẹp, mục đích và lí tưởng.

Kết Bài :

- Đưa ra lời khuyên

- Hãy tránh xa thói ăn chơi đua đòi để xây dựng một xã hội lành mạnh và giàu đẹp. :D

Bình luận (0)
Nguyên Thảo
Xem chi tiết
Đỗ Thị Thảo
Xem chi tiết
huyền
3 tháng 3 2018 lúc 20:56

Bạn tham khảo:

a,Giới thiệu:
Nhà văn Lê Minh Khuê đã từng là thanh niên xung phong trên tướng đường TS máu lửa...
Nhiều tác phẩm của bà được viết về cuộc sống thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn, đặc biệt là "Những ngôi sao xa xôi"
Truyện ca ngợi tinh thần dũng cảm của các cô gái thanh niên xung phong, trong đó nổi bậc là Phương Định

B. Thân bài
- Tính hồn nhiên, ngây thơ, trẻ con của Phương Định thời học sinh
- Tính nhạy cảm, mơ mộng, thích hát từ lúc đi học và khi ở c trường
- Điểm xinh xắn và điệu đà được cánh pháo thủ và lái xe quan tâm
- Bản chất anh hùng, nghiêm túc trog công việc thường ngày của cô
- Tinh thần dũng cảm trong cuộc phá bom đầy nguy hiểm, luôn có thần chết rình rập
C. Kết bài
-Cảm nghĩ về nhân vật Phương Định
Nhân vật Phương Định đã để lại trong lòng người đọc một nỗi niềm đồng cảm yêu mến và kính phục về những phog cách tốt đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam
- Liên hệ bản thân

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Bảo Nhi
Xem chi tiết
Tran Ngoc Hoa
30 tháng 1 2017 lúc 17:48

Ý nghĩa của việc phòng tránh lũ lụt và giảm nhẹ thiên tai:

Tại vì lũ lụt nên mọi nhà bị ngập trong biển nước,người dân phải sống khổ cực,thiếu thốn.Có nhiều người chết,bị mất tích,khiến cảnh mất mẹ ,mất con,mất cha.Đường xá khó đi lại.Thiếu thốn thức ăn nên có nhiều người bị chết đói.

Thuyết minh về lũ lụt mk ko bt

Bình luận (0)
PLYN
Xem chi tiết
Duyên Kuti
24 tháng 4 2018 lúc 5:56

Có người từng hỏi tôi rằng: “Bạn có hạnh phúc không? Bạn có tin trên đời này tồn tại hai chữ hạnh phúc không?”. Tôi mỉm cười và nói: “Tôi tin”. Cuộc sống chính là một cuốn sách, phải đọc từ đầu đến cuối ta mới biết được kết thúc của câu chuyện. Nhưng cuốn sách hay dở phụ thuộc vào người cảm nhận. Và cuộc đời mỗi người hạnh phúc hay không nó hoàn toàn phụ thuộc vào quan niệm riêng của mỗi người về hạnh phúc.

Chúng ta bước trên đường đời, sẽ có lúc gặp những khó khăn, vất vả, nhưng có lúc lại được đón nhận những niềm vui bất ngờ, hạnh phúc ngọt ngào. Chúng ta chính là những nghệ sĩ đệm đàn, lúc nốt trầm, lúc nốt bổng, vì vậy, tại sao không tạo nên một bản nhạc hạnh phúc cho cuộc đời mình. Cuộc sống quá ngắn ngủi, hãy sống và mĩm cười.

Hạnh phúc đối với tôi đơn giản lắm, là niệm vui, là sự sung sướng vì được ở bên cạnh người thân, những người yêu thương, hạnh phúc là khi tôi được chia sẽ những niềm vui nỗi buồn, những vất vả khó nhọc. Mỗi người đều suy nghĩ cho mình một chuẩn mực về hạnh phúc, không ai giống ai, nhưng tất cả đều quy chụp lại đó chính là biểu thị của thái độ sung sướng về một điều gì đó trong cuộc sống mà ta cảm thấy được thỏa mãn. Nhưng hạnh phúc là một thứ vô hình, không nắm bắt được, nên để tìm kiếm hạnh phúc mỗi người sẽ có một đáp án khác nhau, không ai giống ai. Có người sẽ thấy giống tôi, cảm thấy hạnh phúc chỉ là những thứ đơn giản gần gũi, đang hiện diện ở trước mắt chúng ta như đơn giản là nhìn thấy mâm cơm của mẹ sau những giờ học tập mệt nhọc, nhìn thấy những giọt mồ hôi của cha khi sửa chiếc xe đạp cà tàng của mình, nhìn thấy ông bà ngày một thêm khỏe mạnh, nhìn thấy những cái ôm ấm ấp của cha mẹ mỗi khi mùa đông về…..Nhưng cũng có những hạnh phúc, được tạo dựng từ những giọt nước mắt, người ta gọi đó là hạnh phúc trọn vẹn đó là khi nước mắt mẹ rơi vì con lần đầu gọi mẹ, nước mắt cha rơi khi đứa con tàn tật có cơ hội cứu chữa, hay giọt nước mắt vì bao ngày miệt mài vất vả nay đạt được kết quả mong đợi…. Và đối với nhiều người, hạnh phúc là những thứ vô cùng lớn lao như kiếm được thật nhiều tiền, xây được một ngôi nhà thật lớn, được đi nhiều thành phố nổi tiếng thế giới…. Mỗi thứ được coi là hạnh phúc đó chính là một phép màu trong cuộc đời.

Nhưng làm thế nào để có được hạnh phúc? Lại quay lại với câu nói trên, hạnh phúc là vô hình, nên để tìm kiếm được nó tất cả là dựa vào chính thái độ tinh thần của chúng ta. Chính mỗi cá nhân làm nên hạnh phúc, chứ không phải hạnh phúc tạo ra con người. Hạnh phúc không phải xuất phát từ bên ngoài, từ những điều kiện vật chất, hay môi trường tạo nên. Hạnh phúc của bạn thì phải do chính bạn nắm giữ chìa khóa. Hạnh phúc sẽ dễ dàng khi nó đơn giản, nhưng sẽ khó khăn nếu chúng ta mong muốn đạt được những hạnh phúc quá to lớn. Nhưng hạnh phúc không phải là sự ích kỉ, cái cá nhân, dù nó là do tinh thần tạo ra nhưng đừng biến nó thành sự ích kỉ cá nhân, vì lúc đó nó không còn đơn giản là sự hạnh phúc nữa. Đừng giữ và biến những cái tưởng chừng là hạnh phúc không phải của mình thành của mình. Thứ hạnh phúc đó có thể chỉ là chớp nhoáng lướt qua bạn, bạn níu giữ thì nó sẽ không còn là hạnh phúc nữa. Hạnh phúc chính là hãy sống vì người khác, hãy chia sẽ niềm vui của mình cho người khác. Bởi vì, hạnh phúc chính là cấp số vạn biết, bạn chia ra rồi tự khắc được nhân lên.

Nhưng hạnh phúc lại rất mong manh, biết nắm bắt và gìn giữ nhưng đừng nhầm tưởng giữa hạnh phúc và tự phụ, bởi ranh giới của nó là rất nhỏ. Chúng ta có hạnh phúc, chúng ta cảm thấy tự hào về điều đó nhưng đừng để nó biến thành sự đề cao quá mức, quá chìm đắm vào nó vì lúc đó chúng ta sẽ đánh mất đi giá trị thật sự của hạnh phúc. Chúng ta sẽ dễ dàng quên đi những vấn đề thực tế đang diễn ra ở xung quanh. Và lúc đó vô tình hay cố ý chúng ta không nhận ra hạnh phúc đang ở đây chứ không phải ở những thứ cao xa kia.

Nếu thật sự bạn muốn hạnh phúc, thì hãy trân trọng những gì gần gũi nhất trước tiên vì chúng ta dễ dàng có nó nhưng nếu khi nó mất đi chúng ta sẽ mãi mãi chẳng thể lấy lại được. Chạy theo thứ hạnh phúc to lớn, cao sang, đến một ngày bạn sẽ nhanh chóng nhận ra nó không gần gũi và cảm thấy mệt mỏi. Bởi vậy, hãy sống và trân trọng những gì ta đang có, biết biến hạnh phúc đơn giản thành cái vĩ mô, thành động lực để ta sống vui vẻ, lạc quan. Hạnh phúc chính là nền tảng để tạo ra thành công, người hạnh phúc có thể tạo ra thành công, nhưng thành công thì khó có thể tạo ra hạnh phúc. Vì vậy, hãy cứ sống trọn vẹn với hạnh phúc thì thành công sẽ mỉm cười với bạn thôi.

Tôi không dám khẳng định những người xung quanh tôi hạnh phúc. Nhưng tôi tự tin nói rằng tôi hạnh phúc, hạnh phúc với những cái đơn giản mà tôi đang có. Còn bạn, bạn hạnh phúc hay không? Tôi hi vọng điều đó sẽ đến với bạn. Hãy cứ sống và lạc quan, sống vì những người xung quanh, vì những thứ gần gũi nhất đến xa vời. Hãy mỉm cười lên nào.

Bình luận (0)
PLYN
Xem chi tiết