Văn mẫu lớp 9

Trần Thị Thùy Dương
Xem chi tiết
Huỳnh Thị Thu Quỳnh
26 tháng 6 2018 lúc 10:16

Nhan đề Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Nhan đề bài thơ độc đáo gây ấn tượng và gợi suy ngẫm cho người đọc:

Nhan dề mang đề tài của bài thơ: Tiểu đội xe không kính . Tiểu đội là đơn vị cơ sở nhỏ nhất trong biên chế của quân đội ta. Cái tên gợi cho người đọc tính khốc liệt của chiến tranh. Một cái tên trần trụi, không mĩ miều, hàm súc như bao nhan đề bài thơ khác, đôi lập vói quan niệm cái đẹp văn chương thuần túy. Cái đẹp vói Phạm Tiến Duật ỉà từ trong những diễn biến sôi động của cuộc sống mà ùa vào thơ.

Tác giả thêm vào hai chữ bài thơ là muốn thể hiện quan niệm thơ nói, thơ kể nhưng vẫn rất thơ. Chất thơ vút lên từ hiện thực, từ tâm hồn hào hoa lãng mạn, lạc quan yêu đời của người lính — tuổi trẻ Việt Nam giữa khói bom lửa đạn với đầy niềm tự hào, chiến đấu và chiến thắng.

Bình luận (0)
Hắc Hường
25 tháng 6 2018 lúc 16:30

Nhan đề Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Nhan đề bài thơ độc đáo gây ấn tượng và gợi suy ngẫm cho người đọc:
Nhan dề mang đề tài của bài thơ: Tiểu đội xe không kính . Tiểu đội là đơn vị cơ sở nhỏ nhất trong biên chế của quân đội ta. Cái tên gợi cho người đọc tính khốc liệt của chiến tranh. Một cái tên trần trụi, không mĩ miều, hàm súc như bao nhan đề bài thơ khác, đôi lập vói quan niệm cái đẹp văn chương thuần túy. Cái đẹp vói Phạm Tiến Duật là từ trong những diễn biến sôi động của cuộc sống mà ùa vào thơ.
Tác giả thêm vào hai chữ bài thơ là muốn thể hiện quan niệm thơ nói, thơ kể nhưng vẫn rất thơ. Chất thơ vút lên từ hiện thực, từ tâm hồn hào hoa lãng mạn, lạc quan yêu đời của người lính — tuổi trẻ Việt Nam giữa khói bom lửa đạn với đầy niềm tự hào, chiến đấu và chiến thắng.

Bình luận (0)
Thời Sênh
25 tháng 6 2018 lúc 16:35

. Nhan đề bài thơ dài, tưởng như thừa nhưng chính nhan đề ấy lại thu hút người đọc về vẻ khác lạ của nó. Một nhan đề thể hiện đúng phong cách của nhà thơ, phẩm chất của người lính lái xe Trường Sơn năm xưa. Nhan đề bài thớ đã làm nổi bật h/ả của toàn bài là những chiếc xe 0 kính. Đặc biệt 2 từ bài thơ được thêm vào nhan đề đã cho ta thấy rõ cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả. Không phải Phạm tiến duật chỉ viết về sự khốc liệt của chiến tranh mà điều chủ yếu ông muốn ca ngợi ở đây là chất thơ, chất lãng mạn của cái hiện thực ấy, đó là chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, vượt lên trên khó khăn với 1 niềm lạc quan yêu đời và 1 niềm tin vững chắc vào thắng lợi của ngày mai.

Bình luận (0)
Thanh Hương Đ.T
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
24 tháng 10 2016 lúc 18:13

Bài thơ có một nhan đề khá dài, tưởng như có chỗ thừa nhưng lại thu hút người đọc bởi sự khác lạ, độc đáo. Nhan đề bài thơ đã làm nổi bật rõ hình ảnh của toàn bài: những chiếc xe không kính. Đây là một phát hiện thú vị của tác giả, thể hiện sự gắn bó và am hiểu về hiện thực đời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn. Hai chữ “bài thơ” nói lên cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả: ông không chỉ viết về những chiếc xe không kính, viết về hiện thực khốc liệt của chiến tranh, mà chủ yếu là Phạm Tiến Duật muốn khám phá chất thơ từ hiện thực ấy - chất thơ của tuổi trẻ Việt Nam dũng cảm, hiên ngang, vượt lên những thiếu thốn, gian khổ,khắc nghiệt của chiến tranh.

Bình luận (0)
Thảo Phương
24 tháng 10 2016 lúc 18:51

a) Nhan đề:

-Nhan đề bài thơ về tiểu đội xe không kính khá dài , có vẽ lạ nhưng đã có tác dụng làm nổi bật hình ảnh độc đáo của toàn bài:Những chiếc xe không kính. Hai chữ ” Bài thơ” tưởng thừa nhưng thể hiện rõ cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả.

 

– Ông viết về những chiếc xe không kính không chỉ phản ánh hiện thực khốc liệt của chiến tranh mà còn nói về chất thơ của hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ anh hùng hiên ngang dũng cảm , vượt lên gian khổ, hiểm nguy của cuộc chiến vì lí tưởng cao đẹp.

b) Hình ảnh:

– Hình ảnh những chiếc xe không kính là hình ảnh độc đáo vì đó là hình ảnh thực, bị bom đạn làm cho biến dạng thêm” không có kính, rồi xe không có kính- không có mui xe, thùng xe có xước” Nhưng xe băng ra chiến trường.Nó trở thành hình tượng thơ độc đáo của thời chống Mĩ qua hồn thơ nhạy cảm, ngang tàng của Phạm Tiến Duật.

Bình luận (0)
giang nguyen
25 tháng 6 2018 lúc 16:49

Nhan đề Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Nhan đề bài thơ độc đáo gây ấn tượng và gợi suy ngẫm cho người đọc:
Nhan dề mang đề tài của bài thơ: Tiểu đội xe không kính . Tiểu đội là đơn vị cơ sở nhỏ nhất trong biên chế của quân đội ta. Cái tên gợi cho người đọc tính khốc liệt của chiến tranh. Một cái tên trần trụi, không mĩ miều, hàm súc như bao nhan đề bài thơ khác, đôi lập vói quan niệm cái đẹp văn chương thuần túy. Cái đẹp vói Phạm Tiến Duật là từ trong những diễn biến sôi động của cuộc sống mà ùa vào thơ.
Tác giả thêm vào hai chữ bài thơ là muốn thể hiện quan niệm thơ nói, thơ kể nhưng vẫn rất thơ. Chất thơ vút lên từ hiện thực, từ tâm hồn hào hoa lãng mạn, lạc quan yêu đời của người lính — tuổi trẻ Việt Nam giữa khói bom lửa đạn với đầy niềm tự hào, chiến đấu và chiến thắng.

Bình luận (0)
yến đoàn nguyễn phi
Xem chi tiết
Lê Dung
22 tháng 6 2018 lúc 3:29
Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới, hội nhập và phát triển, vì vậy việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của mỗi người là vô cùng cần thiết. Đối với phong cách sống tích cực, ta có thể thấy ở mọi nơi, mọi lúc như: sống hy sinh vì người khác, học tập tích cực, sống có đạo đức, có chuẩn mực, sống hòa nhập và bảo vệ thiên nhiên,… Với lỗi sống tích cực đó, nó góp phần ảnh hưởng không nhỏ không chỉ đói với bản thân mà còn đối với cộng đồng xã hội. Những phong cách sống tích cực như vậy sẽ làm cho giá trị bản thân ta được đề cao hơn, gây thiện cảm, niềm tin yêu, sự tôn trọng của mọi người, bên cạnh đó còn làm cho xã hội phát triển mạnh mẽ hơn, sánh vai bình đẳng với thế giới, thoát khỏi tình trạng đói nghèo, lạc hậu. Tham khảo nhé ^^
Bình luận (1)
Lê Anh Tú
25 tháng 6 2018 lúc 21:07

Hồ Chí Minh là bậc đại trí, đại nhân, đại dũng. Cả cuộc đời Người là tấm gương sáng về sự tận tụy, đức hy sinh vì nước, vì dân, không một chút riêng tư. Sinh thời, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thống kê trong di sản Hồ Chí Minh để lại có tới gần 50 tác phẩm bàn về vấn đề đạo đức. Có thể nói đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng. Đạo đức Hồ Chí Minh gồm 5 nội dung lớn, đó là những phẩm chất của một lãnh tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, rất cao xa nhưng cũng rất đời thường mà mỗi chúng ta ở những mức độ và cấp độ khác nhau đều có thể học tập và noi theo. Một là, tấm gương trọn đời phấn đấu hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người và nhân loại. Hai là, tấm gương của ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi khó khăn thử thách để đạt mục đích cách mạng. Ba là, tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Bốn là, tấm gương của một con người nhân ái, vị tha, bao dung, nhân hậu hết mực vì con người. Năm là, tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường. Có thể nói, phong cách Hồ Chí Minh vô cùng phong phú và toàn diện, bao gồm phong cách tư duy, phong cách diễn đạt, phong cách làm việc, phong cách ứng xử, phong cách sinh hoạt… Để học tập phong cách của Người, chúng ta có thể tập trung vào một số đặc trưng nổi bật như: phong cách quần chúng, phong cách khoa học và phong cách nêu gương.

Bình luận (0)
hồ thị oanh
Xem chi tiết
Nguyễn Công Tỉnh
9 tháng 3 2018 lúc 20:26

Tôi là một người nông dân làng chợ Dầu .Mọi người thường gọi tôi là ông Hai Thu.
Khàng chiến bùng nổ tôi muốn ở lại làng cùng anh em bộ đội và dân quân kháng chiến .Nhưng vì hoàn cảnh gia đình nên tôi phải cùng gia đình đi tản cư .Ở nơi tản cư tôi rất nhớ làng và thường có hay khoe về làng mình .Hôm nào tôi cũng ra phòng thông tin để nghe tin tức kháng chiến . Hốm ấy , vớ đc anh dân quân đọc rất to , rõ ràng , rành mạch tôi nghe đc bao nhiêu tin hay - toàn tin quân ta giết được địch , ruột gan tôi cứ múa hết cả lên. Đang trong tâm trạng náo nức thì tôi nghe được tin làng chợ Dầu của tôi theo Tây làm Việt gian. Lúc đó cổ họng tôi nghẹn ắng lại , da mặt tê rân rân. Tôi lặng ti tưởng như không thở được. Một lúc lâu tôi mới dặn è è , nuốt một cái gì vướng ở cổ, tôi hỏi lại về cái tin ấy thì người ta đã khẳng định một cách chắc chắn . Tôi vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác rồi đi thẳng về nhà. Về đến nhà , tôi nằm vật ra giường nhìn lũ con tôi thấy tủi thân , nước mắt tôi cứ ràn ra . Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư ? Tôi ngờ ngợ chả nhẽ bọn ở làng lại đốn đến thế ư rồi tôi tự kiểm điểm trong óc thấy họ đều là những người có tinh thần yêu nước , yêu kháng chiến chẳng nhẽ lại đi làm cái điều nhục nhã ấy nhưng không có lửa làm sao có khói . Tôi cảm thấy tủi nhục, chiều hôm ấy vợ tôi về cung có vẻ khác . Trong nhà có cái sự im lặng thật là khó chịu. Mãi đến khuya vợ tôi mới hỏi tôi về cái tin ây. Tôi im lặng rồi gắt lên vậy là bà ấy im bặt. 3-4 ngày hôm sau tôi không dám bước chân ra ngoài chỉ ở trong gian nhà trật trội để nghe ngóng tin tức. Lúc nào tôi cũng nơm nớp lo sợ , hễ nghe đến chuyện ấy là tôi lại giật mình. Trong tôi giờ đây đang diễn ra một cuộc chiến tranh nội tâm gay gắt khi mụ chủ nhà có ý đuổi gia đình tôi đi. Tôi lâm vài tình trạng bế tắc : về làng hay ở lại. Cuối cùng tôi đến quyết định : làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây rồi thì phải thù . Trong tâm trạng đau đớn tủi hờn , tôi tâm sự với thằng con út. Sau khi tâm sự xong, nỗi khổ của tôi với đi phần nào . Rồi một hôm khoảng 3h chiều, có người đàn ông đến nhà tôi chơi . Ông ấy rủ tôi đi theo ông ấy đến sẩm tối tôi mới về . Lúc ây tôi rất vui . Đến bực cửa tôi đã bô bô khoe rằng Tây nó đốt nhà tôi rồi, ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên cải chính, ông ấy cho biết cái tin làng tôi theo Tây làm Việt gian là sai sự mục đích. Cứ thế tôi lật đật đi khoe khắp nơi, tối hôm ấy tôi sang gian bác Thứ nói chuyện về làng của tôi

Bình luận (0)
Phạm Thu Thủy
9 tháng 3 2018 lúc 21:39

Kim Lân là một nhà văn có sở trường về truyện ngắn. Các tác phẩm của ông thường viết về cảnh ngộ của người nông dân và cuộc sống sinh hoạt của làng quê. "Làng" là 1 tác phẩm tiêu biểu của ông viết về đề tài đó. Truyện được sáng tác năm 1948 - thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong truyện ngắn "Làng", nhà văn Kim Lân đã thể hiện 1 cách sinh động và tinh tế diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai từ khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đến khi tin đó được cải chính.

Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, ông Hai đau đớn tủi hổ vô cùng. Tác giả đã diễn tả rất cụ thể diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trước cái tin dữ đó. Thoạt đầu, nghe được tin đột ngột từ người đàn bà tản cư nói ra, ông Hai bàng hoàng đến sững sờ. "Cổ họng ông nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi tưởng như không thở được". "Ông snh ra nghi ngờ, cố chưa tin vào cái tin ấy. Nhưng những người tản cư đã kể rành rọt quá làm ông không thể không tin". Từ lúc ấy, tâm trạng ông Hai bị ám ảnh, ray rứt với mặc cảm là kẻ phản bội. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông cúi gằm mặt xuống mà đi.

Về đến nhà, ông nằm vật ra giường, tủi thân khi nhìn đàn con. "nước mắt ông lão cứ giàn ra". "Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?" Ông giận lây và trách cứ những người trong làng phản bội. Tủi thân, ông Hai thương con, thương dân làng chợ Dầu, thương thân mình phải mang tiếng là dân lang Việt gian.

Suốt mấy ngày hôm sau, ông Hai không dám đi đâu, chỉ quanh quẩn ở xó nhà, nghe ngóng binh tình bên ngoài. Ông sống trong tâm trạng nơm nớp lo sợ, xấu hổ và nhục nhã. Cứ thoáng nghe thấy Tây, Việt gian, cam-nhông là ông lại "lủi ra một góc nhà nín thít".

Ông Hai tiếp tục bị đẩy vào một tình huống thử thách căng thẳng, quyết liệt khi nghe tin mụ chủ nhà sẽ đuổi hết người làng chợ Dầu ở nơi tản cư. Ông cảm nhận được hết nỗi nhục nhã, lo sợ vì tuyệt đường sinh sống: "Biết đi đâu bây giờ". Bị đẩy vào đường cùng, tâm trạng ông Hai vô cùng bế tắc, mâu thuẫn nội tâm được đẩy đến đỉnh điểm. Ông nghĩ hay là quay về làng nhưng lại hiểu rõ thế là phản bội cách mạng, phản bội Cụ Hồ. Thế rồi ông đã dứt khoát theo cách của ông: "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù". Rõ ràng, tình yêu nước đã rộng lớn hơn, bao trùm lên tình cảm với làng quê. Nhưng ông vẫn không thể dứt bỏ được tình cảm với làng. Vì thế mà ông càng đau xót, tủi hổ.

Trong tâm trạng bị dồn nén và bế tắc ấy, ông chỉ còn biết trút nỗi lòng của mình vào những lời tâm sự với đứa con út. Qua lời tâm sự với con, chúng ta thấy rõ 1 tình cảm sâu nặng và bền chặt với cái làng chợ Dầu, 1 tấm lòng thủy chung với kháng chiến, với cách mạng của con người ông Hai. Tình cảm đó là sâu nặng và thiêng liêng.

Khi nghe tin làng chợ Dầu không theo giặc, ông Hai sung sướng vô cùng. Cái nét mặt buồn thiu hàng ngày bỗng vui tươi, rạng rỡ hẳn lên. Ông còn thay đổi thái độ với các con: mua bánh rán về chia cho các con. Sau đó ông chạy đi báo cho mọi người biết cái tin Tây nó đốt nhà mình rồi. Nhà bị giặc đốt mà ông không buồn không tiếc, lại lấy đó là niềm tự hào bởi đây là bằng chứng duy nhất chứng minh lòng trung thành của gia đình ông, của làng ông với kháng chiến. Tình yêu làng của ông Hai luôn gắn chặt với lòng yêu nước. Ông biết đặt tình yêu nước lên trên tình cảm cá nhân của mình. Phải chăng đó là nét đẹp tỏng con người ông Hai nói riêng và những người nông dân Việt Nam nói chung trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Nhân vật ông Hai được khắc họa nhờ những yếu tố nghệ thuật đặc sắc. Diến biến tâm trạng của nhân vật ông Hai từ khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đến khi tin đó được cải chính được miêu tả 1 cách cụ thể, gợi cảm qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ. Ngôn ngữ nhân vật ông Hai mang đậm tính khởi ngữ, là lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân, bộc lộ rõ tâm trạng và thái độ của nhân vật. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật chân thực, sinh động.

Tóm lại, truyện ngắn "Làng" của nhà văm Kim Lân đã diễn tả rất cụ thể diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai từ khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đến khi tin đó được cải chính. Qua diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai, ta thấy được 1 tình yêu làng yêu nước tha thiết gắn với tinh thần kháng chiến của nhân vật ông Hai. Ông Hai chính là hình ảnh tiêu biểu cho người nông dân VN trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

Bình luận (0)
Phạm Thu Thủy
9 tháng 3 2018 lúc 21:40

Với người nông dân Việt Nam, có lẽ không có thứ tình cảm nào tự nhiên hơn tình yêu đất nước. Tình yêu ấy nhẹ nhàng thấm vào máu thịt qua tình cảm dành cho người thân, làng xóm, quê hương. Nó tưởng như xa xôi nhưng lại thật gần gũi, giản dị. Thấu hiểu những điều đó, nhà văn Kim Lân đã có một thiên truyện thật hay viết về tình yêu quê hương đất nước của người nông dân: “Làng”. Diễn biến tâm trạng nhân vật chính của tác phẩm - nhân vật ông Hai là một thành công lớn của tác giả khi viết về đề tài tình yêu đất nước.

Tin làng Chợ Dầu theo giặc làm ông Hai khổ tâm là vì nó đã động chạm đến điều thiêng liêng, nhạy cảm nhất trong con người ông. Cái làng đối với người nông dân quan trọng lắm. Nó là ngôi nhà chung cho cộng đồng, họ mạc. Đời này qua đời khác, người nông dân gắn bó với cái làng như máu thịt, ruột rà. Nó là nhà cửa, đất đai, là tổ tiên, là hiện thân cho đất nước đối với họ. Trước Cách mạng tháng Tám, ông Hai thuộc loại khố rách áo ôm”, từng bị "bọn hương lí trong làng truất ngôi trừ ngoại xiêu dạt đi, lang thang hết nơi này đến nơi khác, lần mò vào đến tận đất Sài Gòn, Chợ Lớn kiếm ăn. Ba chìm bảy nổi mười mấy năm trời mới lại được trở về quê hương bản quán". Nên ông thấm thía lắm cái cảnh tha hương cầu thực, ông yêu cái làng của mình như đứa con yêu mẹ, tự hào về mẹ, tôn thờ mẹ, một tình yêu hồn nhiên như trẻ thơ. Cứ xem cái cách ông Hai náo nức, say mê khoe về làng mình thì sẽ thấy. Trước Cách mạng tháng Tám, ông khoe cái sinh phần cùa viên tổng đốc làng ông: "Chết! Chết, tôi chưa thấy cái dinh cơ nào mà lại được như cái dinh cơ cụ thượng làng tôi.". Và mặc dù chẳng họ hàng gì nhưng ông cứ gọi viên tổng đốc là "cụ tôi" một cách rất hả hê! Sau Cách mạng, "người ta không còn thấy ông đả động gì đến cái lăng ấy nữa”, vì ông nhận thức được nó làm khổ mình, làm khổ mọi người, là kẻ thù của cả làng: "Xây cái lăng ấy cả làng phục dịch, cả làng gánh gạch, đập đá, làm phu hồ cho nó. [...] Cái chân ông đi tập tễnh cũng vì cái lăng ấy". Bây giờ ông khoe làng ông khởi nghĩa, khoe "ông gia nhập phong trào từ hồi kì còn trong bóng tối", rồi những buổi tập quân sự, khoe những hố, những ụ, những giao thông hào của làng ông,... Cũng vì yêu làng quá như thế mà ông nhất quyết không chịu rời làng đi tản cư. Đến khi buộc phải cùng gia đình đi tản cư ông buồn khổ lắm, sinh ra hay bực bội, "ít nói, ít cười, cái mặt lúc nào cũng lầm lầm". Ở nơi tản cư, ông nhớ cái làng của ông, nhớ những ngày làm việc cùng với anh em, "Ô, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra.[...] Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên". Lúc này, niềm vui của ông chỉ là hàng ngày đi nghe tin tức thời sự kháng chiến và khoe về cái làng Chợ Dầu của ông đánh Tây. Thế mà, đùng một cái ông nghe được cái tin làng Chợ Dầu của ông theo Tây làm Việt gian. Càng yêu làng, hãnh diện, tự hào về làng bao nhiêu thì bây giờ ông Hai lại càng thấy đau đớn, tủi hổ bấy nhiêu. Nhà văn Kim Lân đã chứng tỏ bút lực dồi dào, khả năng phân tích sắc sảo, tái hiện sinh động trạng thái tình cảm, hành động của con người khi miêu tả diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai trong biến cố này.

Ông lão đang náo nức, "ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!" vì những tin kháng chiến thì biến cố bất ngờ xảy ra. Cái tin làng Chợ Dầu theo giặc đã làm ông điếng người: "Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặng è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ [...] giọng lạc hẳn đi", "Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi” và nghĩ đến sự dè bỉu của bà chủ nhà. Ông lão như vừa bị mất một cái gì quý giá, thiêng liêng lắm. Những câu văn diễn tả tâm trạng thật xúc động: "Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ tràn ra... Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đây? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đây? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu...". Nỗi nhục nhã, mặc cảm phản bội hành hạ ông lão đến khổ sở. "Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước...". Cả nhà ông Hai sống trong bầu không khí ảm đạm: "Gian nhà lặng đi, hiu hắt, ánh lửa vàng nhờ nhờ ở ngọn đèn dầu lạc vờn trên nét mặt lo âu của bà lão. Tiếng thở của ba đứa trẻ chụm đầu vào nhau ngủ nhẹ nhàng nổi lên, nghe như tiếng thở của gian nhà." Ông Hai ăn không ngon, ngủ không yên, lúc nào cũng nơm nớp, bất ổn trong nỗi tủi nhục ê chề. Thậm chí ông không dám nhắc tới, phái gọi tên cái chuyện phản bội là "chuyện ấy", ông tuyệt giao với tất cả mọi người, "không dám bước chân ra đến ngoài" vì xấu hổ. Và cái chuyện vợ chồng ông lo nhất cũng đã đến. Bà chủ nhà bóng gió đuổi gia đình ông, chỉ vì họ là người của làng theo Tây. Gia đình ông Hai ở vào tình thế căng thẳng. Ông Hai phải đối mặt với tình cảnh khó khăn nhất : "Thật là tuyệt đường sinh sống! [...] đâu đâu có người Chợ Dầu người ta cũng đuối như đuổi hủi. Mà cho dẫu vì chính sách của Cụ Hồ người ta chẳng đuổi đi nữa, thì mình cũng chẳng còn mặt mũi nào đi đến đâu".

Từ chỗ yêu tha thiết cái làng của mình, ông Hai đâm ra thù làng: "Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi, về làng tức là bỏ kháng chiến. Bỏ Cụ Hồ...”. Và "nước mắt ông giàn ra". Ông lại nghĩ đến cảnh sống nô lệ tăm tối, lầm than trước kia. Bao nỗi niềm của ông không biết giãi bày cùng ai đành trút cả vào những lời trò chuyện cùng đứa con thơ dại:

Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con của ai?

Là con thầy mấy lại con u.

Thế nhà con ở đâu?

Nhà ta ở làng Chợ Dầu.

Thế con có thích về làng Chợ Dầu không?

Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ:

Có.

Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu lại hỏi:

À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai?

Thẳng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:

Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!

Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ

ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ.

Những lời đáp của con trẻ cũng là tâm huyết, gan ruột của ông Hai, một người lấy danh dự của làng quê làm danh dự của chính mình, một người son sắt một lòng với kháng chiến, với Cụ Hồ. Những lời thốt ra từ miệng con trẻ như minh oan cho ông, chân thành và thiêng liêng như lời thề đinh ninh vang lên từ đáy lòng ông:

Anh em đồng chí biết cho bố con ông

Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông.

Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai:

Nhà văn đã nhìn thấy những nét đáng trân trọng bên trong người nông dân chân lấm tay bùn. Nhân vật ông Hai hiện ra chân thực từ cái tính hay khoe làng, thích nói về làng bất kể người nghe có thích hay không; chân thực ở đặc điểm tâm lí vì cộng đồng, vui cái vui của làng, buồn cái buồn của làng và chân thực ở những diễn biến của trạng thái tâm lí hết sức đặc trưng của một người nông dân tủi nhục, đau đớn vì cái tin làng mình phản bội. Nếu như trong biến cố ấy tâm trạng của ông Hai đau đớn, tủi cực bao nhiêu thì khi vỡ lẽ ra rằng đó chỉ là tin đồn không đúng, làng Chợ Dầu của ông không hề theo giặc, sự vui sướng càng tưng bừng, hả hê bấy nhiêu, ông Hai như người vừa được hồi sinh. Một lần nữa, những thay đổi của trạng thái tâm lí lại được khắc hoạ sinh động, tài tình: "Cái mặt buồn thiu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên. Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ hấp háy...". Ông khoe khắp nơi: "Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn! [...] Láo! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả.", Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn.[...] Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai sự mục đích cả!". Đáng lẽ ra ông phải buồn vì cái tin bị đốt nhà chứ? Nhưng ông đang tràn ngập trong niềm vui vì thoát khỏi cái ách "người làng Việt gian". Cái tin ấy xác nhận làng ông vẫn nhất quyết đứng về phía kháng chiến. Cái tin ấy khiến ông lại được sống như một người yêu nước, lại có thể tiếp tục sự khoe khoang đáng yêu của mình, …Mâu thuẫn mà vẫn hết sức hợp lí, điếm này cũng là sự sắc sảo, độc đáo cùa ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn Kim Lân.

Người đọc sẽ không thể quên được một ông Hai quá yêu cái làng của mình như thế. Mặt khác, cũng như các nhân vật quần chúng (chị cho con bú loan tin làng Chợ Dầu theo giặc), bà chủ nhà. Cái khó quên ở nhân vật này còn là nét cá thể hoá rất đậm về ngôn ngữ. Lúc ông Hai nói thành lời hay khi ông nghĩ, người đọc vẫn nhận thấy rất rõ đặc điểm ngôn ngữ của vùng quê Bắc Bộ, của một làng Bắc Bộ: "Nắng này là ***** chúng nó", "không đọc thành tiếng cho người khác nghe nhờ mấy", "Thì vườn", "có bao giờ dám đơn sai", ... Đặc biệt là nhà văn cố ý thể hiện những từ ngữ dùng sai trong lúc quá hưng phấn của ông Hai. Những từ ngữ "sai sự mục đích cả" là dấu ấn ngôn ngữ của người nông dân ở thời điểm nhận thức đang chuyển biến, muốn nói cái mới nhưng từ ngữ chưa hiểu hết. Sự sinh động, chân thực, thú vị của câu chuyện phần nào cũng nhờ vào đặc điểm ngôn ngữ này.

Xây dựng thành công diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai là thành công lớn nhất của truyện ngắn “Làng”. Điều đó đã thể hiện được tài năng của nhà văn Kim Lân trong việc khám phá chiều sâu tâm lí nhân vật. Và hơn hết, điều đó đã xây dựng trong lòng độc giả một chân dung sống động, chân thực về một tấm lòng yêu quê hương, đất nước thiết tha cảm động của người nông dân Việt Nam chất phác, thật thà.



Bình luận (0)
Trần Hoàng Việt
Xem chi tiết
Huong San
16 tháng 6 2018 lúc 6:13

Từ một thiếu nữ tài sắc sống trong cảnh êm đềm trướng rủ màn che, Kiều đã trở thành món hàng trong màn mua bán của Mã Giám Sinh và giờ đây nàng đang sống trong cô đơn, nhớ thương đau buồn, lo âu nơi lầu Ngưng Bích. Hai mươi hai câu thơ trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích đã thế hiện rõ bức tranh tâm cảnh của Kiều.

Sống nơi lầu Ngưng Bích là Kiều sống trong sự cô đơn tuyệt đối:

Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân,

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.

Bốn bề bát ngát xa trông,

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.

Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, hai chữ khoá xuân đã nói lên điều đó. Khoá xuân ở đây không phải nói tới những cô gái còn cấm cung mà là sự mỉa mai, chua xót cho thân phận nàng Kiều. Nàng trơ trọi giữa thời gian mênh mông, không gian hoang vắng trong hoàn cảnh tha hương, cô đơn, tương lai mờ mịt. Trong khi những dư vị đau khổ vừa trải qua vẫn đang tấy đỏ, giờ Kiều lại bị đẩy vào chốn lầu xanh ô nhục. Trong cảnh ngộ như thế, Kiều chỉ còn biết lắng nghe tiếng nói từ sâu thẳm lòng mình. Tâm trạng Kiều trải ra theo cái nhìn cảnh vật. Nhìn lên trên là vầng trăng đơn côi, nhìn xuống mặt đất thì bên là cồn cát nhấp nhô lượn sóng, bên là bụi hồng cuốn xa hàng vạn dặm. Lầu Ngưng Bích là một chấm nhỏ giữa thiên nhiên trơ trọi, giữa mênh mang trời nước. Cái lầu cao ngất nghểu, trơ trọi ấy giam hãm một thân phận trơ trọi. Không một bóng người, không một sự chia sẻ, chỉ có một thiên nhiên câm lặng làm bạn. Kiều chỉ có một mình để tâm sự, để đối diện với chính mình. Trong cái không gian rợn ngợp và thời gian dài dặc, quẩn quanh mây sớm đèn khuya gợi vòng tuần hoàn khép kín của thời gian, tất cả như giam hãm con người, như khắc sâu thêm nỗi đơn côi khiến Kiều càng thấy bẽ bàng chán ngán, buồn tủi. Sớm và khuya, ngày và đêm Kiều thui thủi một mình nơi đất khách quê người, nàng chỉ còn biết làm bạn với mây và đèn. Trong nỗi cô đơn tuyệt đôi ấy, lòng Kiều dồn tới lớp lớp những nỗi niềm chua xót. Buồn vì cảnh hoang vu, rợn ngợp và buồn vì cái tình riêng khiến lòng nàng như bị chia xé:

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.

Nguyễn Du từ cảnh vật trước lầu Ngưng Bích đã nói lên những nỗi lòng của Thuý Kiều. Đó là sự cô đơn, vô vọng đến tuyệt đối và đó là những dư vị của bao tháng ngày gian khổ đang sưng tấy.

Tạm quên đi những chia xé trong lòng, Kiều nhớ về những người thân:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,

Tin sương luống những rày trông mai chờ.

Trái với những quy định phong kiến, Kiều nhớ về người yêu rồi mới nhớ cha mẹ. Trong lúc này, nỗi đau dứt tình người yêu như còn rớm máu, kỉ niệm như còn mới đây thôi. Hơn thế nữa Kiều lại bị Mã Giám Sinh làm nhục, sau đó bị đưa vào chốn lầu xanh nên nỗi đau lớn nhất của nàng lúc này là:

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai

Chính bởi thế mà người đầu tiên nàng nghĩ tới là chàng Kim. Với cha mẹ, nàng đã hi sinh bán mình nên phần nào đã đáp đền được ơn sinh thành. Còn với Kim Trọng, nàng là kẻ phụ tình, lỗi hẹn. Trong tâm cảnh như thế, để Kiều nhớ chàng Kim trước là sự tinh tế của ngòi bút Nguyễn Du. Nhớ tới người yêu là nhớ tới đêm trăng thề nguyền. Vừa mới hôm nào, nàng cùng chàng uống chén rượu thề nguyền son sắc, một lòng cùng nhau một đời mà nay mối tình duyên đã chia lìa đột ngột. Câu thơ như có nhịp thổn thức của trái tim rỉ máu. Kiều đau đớn hình dung Kim Trọng vẫn ngày ngày hướng về nàng để chờ tin mà uổng công vô ích. Càng nhớ chàng Kim bao nhiêu thì Kiều lại thương cho thân mình bấy nhiêu. Thương mình bơ vơ bên trời góc bể, càng nuối tiếc mối tình đầu, nàng hiểu rằng tấm son mà nàng dành cho chàng Kim chẳng bao giờ nguôi ngoai. Không chỉ vậy mà tấm son đã bị hoen ố của nàng đến khi nào mới rửa cho được. Trong nỗi nhớ còn có cả nỗi xót xa, ân hận. Đặt trong hoàn cảnh cô đơn, Kiều đã tạm để nỗi lòng mình lắng xuống và nhớ tới Kim Trọng. Đó là sự vị tha và tấm lòng chung thuỷ của một con người.

Nếu khi nhớ tới Kim Trọng, Kiều tưởng thì khi nghĩ tới cha mẹ Kiều xót:

Xót người tựa cửa hôm mai,

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

Sân Lai cách mấy nắng mưa,

Có khi gốc tử đã vừa người ôm.

Nàng thương cha mẹ từ bấy đến nay vẫn sớm chiều tựa cửa ngóng chờ tin của đứa con lưu lạc. Nàng xót thương da diết và day dứt khôn nguôi vì không thể quạt nồng ấp lạnh, phụng dưỡng song thân khi già yếu. Thành ngữ quạt nồng ấp lạnh, điển cố Sân Lai, gốc tử đều nói lên tâm trạng nhớ thương, tấm lòng hiếu thảo của Kiều. Nàng tưởng tượng nơi quê nhà tất cả đã đổi thay. Cha mẹ thì mỗi người thêm một già yếu mà nàng thì chẳng thể ở bên chăm sóc. Giờ đây khoảng cách không gian giữa nàng và cha mẹ là cách mấy nắng mưa. Thiên nhiên không chỉ tàn phá cảnh vật mà còn tàn phá cả con người. Lần nào khi nhớ tới cha mẹ, Kiều cũng nhớ ơn chín chữ cao sâu và luôn ân hận mình đã phụ công sinh thành nuôi dưỡng của cha mẹ. Nỗi nhớ của nàng được gửi vào chiều dài thời gian, vào chiều sâu không gian bởi vậy mà càng thêm da diết, sâu xa. Dù đau buồn bất hạnh nhưng trái tim Kiều đầy yêu thương, nhân hậu, vị tha. Nàng là người tình chung thuỷ, là người con rất mực hiếu thảo, là người có tấm lòng vị tha đáng trọng. Hai nỗi nhớ được biểu hiện khác nhau đó cùng là sự cảm thông lạ lùng của nhà thơ, tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du đối với con người.

Vẫn việc sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình quen thuộc, những nỗi buồn khác nhau với những lí do buồn khác nhau, trong lòng Kiều đã tình buồn tác động lại khiến cảnh buồn hơn và nỗi buồn ngày một ghê gớm, mãnh liệt hơn:

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Tám câu thơ vừa là bức tranh tâm cảnh mà cũng là thực cảnh. Cảnh được miêu tả theo kiểu tứ bình trong con mắt trông bốn bề và từ xa tới gần. Cảnh đầu tiên mà Kiều trông là cảnh cửa bể lúc chiều hôm:

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Không gian mênh mông và thời gian khi chiều tà muôn thuở luôn gợi buồn. Giữa khung cảnh ấy chỉ có một con thuyền vô định và hiện hữu với cánh buồm thấp thoáng xa xa như một ảo ảnh. Cảnh đã gợi trong lòng người tha hương nỗi buồn nhớ về cha mẹ, quê nhà cách xa, nỗi cô đơn và khát khao sum họp. Cánh hoa trôi man mác trên ngọn nước mới sa gợi trong lòng Kiều nỗi buồn về thân phận trôi nổi, không biết rồi sẽ bị trôi dạt, bị vùi dập ra sao:

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Cảnh làm Kiều xót xa cho duyên phận, số kiếp của mình. Sau một cửa biển một cánh hoa giữa dòng nước là cảnh của một nội cỏ:

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Cả một nội cỏ trải ra mênh mông nhưng khác với cỏ trong ngày Thanh minh. Đó là cỏ non xanh rợn chân trời, còn cỏ ở đây rầu rầu. Một màu vàng úa gợi tới sự héo tàn, buồn bã. Màu xanh nhàn nhạt trải dài từ mặt đất tới chân mây không phải là màu xanh của sự sống, của hi vọng mà chỉ gợi nỗi chán ngán vô vọng vì cuộc sống vô vị, tẻ nhạt, cô quạnh này không biết bao giờ mới kết thúc. Cảnh mờ mịt cũng giống như tương lai mờ mịt, thân phận nội cỏ hoa hèn của Thuý Kiều. Và cuối cùng là cảnh con sóng nổi lên ầm ầm sau cơn gió:

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ấm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Tiếng sóng kêu như báo trước sóng gió dữ dội của cuộc đời hay cũng là tiếng kêu đau đớn của Kiều đồng vọng với thiên nhiên. Kiều không chỉ buồn mà còn lo sợ, kinh hãi như đang đứng trước sóng gió, bão táp của cuộc đời sắp đổ xuống đầu nàng. Cảnh được miêu tả từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động. Cảnh ngày một rõ hơn để diễn tả nỗi buồn từ man mác mông lung đến âu lo kinh sợ dồn đến bão táp nội tâm. Thiên nhiên chân thực, sinh động nhưng mờ ảo bởi nó được nhìn theo quy luật Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu - Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Và đó cũng là hiện thân, là tang vật của quá khứ khổ đau, hiện tại lẻ loi bất hạnh và báo hiệu một tương lai khủng khiếp. Tất cả đều là hình ảnh về sự vô định, mong manh, vô vọng, sự trôi dạt, bế tắc. Đoạn thơ gồm bốn cặp câu lục bát cũng là bốn cảnh và các cặp câu được liên kết nhờ điệp ngữ buồn trông:

Buồn trông cửa biển chiều hôm,

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Buồn trông là nhìn xa mà trông ngóng một cái gì mơ hồ sẽ đến làm thay đổi hiện tại nhưng trông mà vô vọng. Buồn trông có cái thảng thốt lo âu, có cái xa lạ cuốn hút tầm nhìn, có cả sự dự cảm hãi hùng của người con gái lần đầu lạc bước giữa cuộc đời ngang ngửa. Điệp ngữ kết hợp với những hình ảnh đứng sau cùng các từ láy đã diễn tả nỗi buồn với nhiều sắc độ khác nhau, trào dâng lớp lớp như những con sóng lòng. Điệp ngữ tạo nên những vần bằng, gợi âm hưởng trầm buồn man mác, diễn tả nỗi buồn mênh mang sâu lắng, vô vọng đến vô tận. Buồn trông trở thành điệp khúc của đoạn thơ cũng như điệp khúc của tâm trạng. Bằng một gam màu nhạt và lạnh, Nguyễn Du đã vẽ lên một bộ tứ bình tâm trạng hết sức độc đáo và xúc động. Khúc ca khép lại đầy dư âm với hoà tấu phức điệu của sóng biển, sóng lòng, sóng đời đang vang lên những tiếng gầm gào của hiểm hoạ như muốn hất tung, nhấn chìm người con gái cô đơn, tội nghiệp trên điểm tựa chiếc ghế đời mỏng manh. Lúc này Kiều trở nên tuyệt vọng, yếu đuối nhất để rồi sự bị lừa gạt và dấn thân vào cuộc đời thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần. Để thể hiện tâm trạng phức tạp mỗi nỗi buồn ôm trọn ba nỗi buồn: buồn-nhớ người yêu, buồn nhớ cha mẹ và buồn cho chính mình, Nguyễn Du đã chọn cách thể hiện tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này thật độc đáo tạo nên đoạn thơ tuyệt bút với bút pháp tả cảnh ngụ tình.

Tóm lại, Kiều ở lầu Ngưng Bích là một bức tranh đa dạng, phong phú về ngoại cảnh và tâm cảnh khắc hoạ nỗi đau buồn, sợ hãi mà Kiều đang nếm trải, dự báo sóng gió bão bùng mà nàng phải trải qua trong mười lăm năm lưu lạc thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần. Đoạn thơ có giá trị nhân bản sâu sắc đồng thời thể hiện tấm lòng nhân hậu, cảm thương chia sẻ của Nguyễn Du với nỗi đau của Thúy Kiều.



Bình luận (0)
Đạt Trần
24 tháng 4 2018 lúc 22:18
Dàn ý phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

1. Hoàn cảnh cô đơn, cay đắng xót xa của Kiều.

Sáu câu thơ đầu gợi tả cảnh thiên nhiên nơi lầu Ngưng Bích với không gian, thời gian. Không gian nghệ thuật được miêu tả dưới con mắt nhìn của Thúy Kiều: Lầu Ngưng Bích là nơi Kiều bị giam lỏng. Hai chữ "khóa xuân" đã nói lên điều đó. Cảnh đẹp nhưng mênh mông, hoang vắng và lạnh lẽo: Ngước nhìn xa xa, chỉ thấy dãy núi mờ nhạt. Nhìn lên trời cao chỉ có "tấm trăng gần". -> Thời gian chiều tối, gợi buồn. Xa hơn nữa, nhìn ra "bốn bề bát ngát xa trông" là những cát vàng cồn nọ nối tiếp nhau cùng với bụi hồng trên dặm dài thăm thẳm.

=> Nghệ thuật liệt kê, đối lập tương phản "non xa"/"trăng gần", đảo ngữ, từ láy "bát ngát"

-> Gợi không gian rợn ngợp, vắng lặng không một bóng người. Đối diện với cảnh ấy, Kiều cảm thấy trống trải cô đơn.

Nàng đau đớn, tủi nhục cho thân phận của mình:

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng

Cụm từ "mây sớm đèn khuya" gợi thời gian tuần hoàn khép kín, quanh đi quẩn lại hết "mây sớm" lại "đèn khuya". Thời gian cứ thế trôi đi, rồi lặp lại, Kiều thấy tuyệt vọng với tâm trạng cô đơn, buồn tủi, hổ thẹn đến "bẽ bàng". Bốn chữ "như chia tấm lòng" diễn tả nỗi niềm chua xót, nỗi lòng tan nát của Kiều.

=> Bút pháp chấm phá đặc sắc, khung cảnh làm nền cho Kiều thổ lộ tâm tình. Thiên nhiên rộng lớn mà con người nhỏ bé, đơn côi.

2. Nỗi thương nhớ Kim Trọng và cha mẹ của Kiều.

* Chính trong hoàn cảnh cô đơn nơi đất khách quê người, tâm trạng của Kiều chuyển từ buồn sang nhớ. Kiều nhớ người yêu, nhớ cha mẹ. Nỗi nhớ ấy được Nguyễn Du miêu tả xúc động bằng những lời độc thoại nội tâm của chính nhân vật.

Trước hết, Kiều nhớ đến Kim Trọng bởi trong cơn gia biến, Kiều đã phải hi sinh mối tình đầu đẹp đẽ để cứu gia đình, Kiều đã phần nào "đền ơn sinh thành" cho cha mẹ. Vì thế trong lòng Kiều, Kim Trọng là người mất mát nhiều nhất, nỗi đau ấy cứ vò xé tâm can Kiều khiến Kiều luôn nghĩ đến Kim Trọng. Nàng nhớ đến cảnh mình cùng Kim Trọng uống rượu thề nguyền dưới ánh trăng. Chữ "tưởng" ở đây có thể xem là một nhãn tự. Nguyễn Du không dùng chữ "nhớ" mà dùng chữ "tưởng". "Tưởng" vừa là nhớ, vừa là hình dung, tưởng tượng ra người mình yêu. Thúy Kiều như tưởng tượng thấy, ở nơi xa kia, người yêu cũng đang hướng về mình, đang ngày đêm đau đáu chờ tin nàng: "Tin sương luống những rày trông mai chờ". Rồi bất chợt, nàng liên tưởng đến thân phận "bên trời góc biển bơ vơ" của mình. Kiều băn khoăn tự hỏi: "Tấm son gột rửa bao giờ cho phai": Câu thơ muốn nói tới tấm lòng son của Kiều, tấm lòng nhớ thương Kim Trọng sẽ không bao giờ phai mờ, nguôi quên dù cho có gặp nhiều trắc trở trong đường đời. Câu thơ còn gợi ra một cách hiểu nữa: Tấm lòng son trong trắng của Kiều bị những kẻ như Tú Bà, Mã Giám Sinh làm cho dập vùi, hoen ố, biết bao giờ mới gột rửa được?

-> Trong bi kịch tình yêu, Thúy Kiều có nỗi đau về nhân phẩm.

Nhớ người yêu, Kiều cũng xót xa nghĩ đến cha mẹ: Chữ "xót" diễn tả tấm lòng Kiều dành cho đấng sinh thành: Nàng lo lắng xót xa nghĩ đến hình bóng tội nghiệp của cha mẹ, khi sáng sớm, lúc chiều hôm tựa cửa ngóng tin con, hay mong chờ con đến đỡ đần Nàng lo lắng không biết giờ đây ai là người chăm sóc cha mẹ khi thời tiết đổi thay. Nàng xót xa khi cha mẹ ngày một thêm già yêu mà mình không được ở bên cạnh để phụng dưỡng.

-> Tác giả đã sử dụng các thành ngữ "rày trông mai chờ", "quạt nồng ấp lạnh", "cách mấy nắng mưa" và các điển tích, điển cố "sân Lai, gốc Tử" để nói lên tâm trạng nhớ thương, lo lắng và tấm lòng hiếu thảo của Kiều dành cho cha mẹ.

=> Ở đây, Nguyễn Du đã miêu tả khách quan tâm trạng của Thúy Kiều vượt qua những định kiến của tư tưởng phong kiến: đặt chữ tình trước chữ hiếu.

Trong cảnh ngộ khi ở lầu Ngưng Bích, Kiều là người đáng thương nhất nhưng nàng vẫn quên mình để nghĩ đến người yêu, nghĩ đến cha mẹ. Qua đó chứng tỏ Kiều là con người thủy chung hiếu nghĩa, đáng trân trọng.

3. Tâm trạng đau buồn, lo âu của Kiều qua cách nhìn cảnh vật.

Điệp ngữ "buồn trông" được lặp lại 4 lần tạo âm hưởng trầm buồn, trở thành điệp khúc diễn tả nỗi buồn đang dâng lên lớp lớp trong lòng Kiều. Cảnh vật thiên nhiên qua con mắt của Kiều gợi nỗi buồn da diết: Cánh buồm thấp thoáng lúc ẩn lúc hiện nơi cửa bể chiều hôm gợi hành trình lưu lạc mờ mịt không biết đâu là bến bờ. Cánh hoa trôi man mác trên ngọn nước mới sa gợi thân phận nhỏ bé, mỏng manh, lênh đênh trôi dạt trên dòng đời vô định không biết đi đâu về đâu. Nội cỏ rầu rầu trải rộng nơi chân mây mặt đất gợi cuộc sống úa tàn, bi thương, vô vọng kéo dài không biết đến bao giờ. Hình ảnh "gió cuốn mặt duềnh" và âm thanh ầm ầm của tiếng sóng "kêu quanh ghế ngồi" gợi tâm trạng lo sợ hãi hùng như báo trước, chỉ ngay sau lúc này, dông bão của số phận sẽ nổi lên, xô đẩy, vùi dập cuộc đời Kiều.

=> Bằng nghệ thuật ẩn dụ, hệ thống câu hỏi tu từ, các từ láy "thấp thoáng", "xa xa", "man mác","rầu rầu","xanh xanh","ầm ầm"... góp phần làm nổi bật nỗi buồn nhiều bề trong tâm trạng Kiều. Tác giả lấy ngoại cảnh để bộc lộ tâm cảnh. Cảnh được miêu tả từ xa đến gần; màu sắc từ nhạt đến đậm; âm thanh từ tĩnh đến động; nỗi buồn từ man mác, mông lung đến lo âu, kinh sợ, dồn đến cơn bão táp của nội tâm, cực điểm của cảm xúc trong lòng Kiều. Toàn là hình ảnh về sự vô định, mong manh, sự dạt trôi, bế tắc, sự chao đảo nghiêng đổ dữ dội. Lúc này, Kiều trở nên tuyệt vọng, yếu đuối nhất, vì thế nàng đã mắc lừa Sở Khanh để rồi dấn thân vào cuộc đời ô nhục.

Bình luận (0)
Đạt Trần
24 tháng 4 2018 lúc 22:18

Nguyễn Du là một danh nhân văn hóa, một đại thi hào của dân tộc ta. Ông đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam ta một kiệt tác của nền văn học trung đại - tác phẩm Truyện Kiều. Ngoài hai giá trị lớn và giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo, truyện Kiều còn rất thành công về mặt nghệ thuật. Chỉ xét riêng về nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật và bút pháp tả cảnh ngụ tình, Nguyễn Du đã đạt đến đỉnh cao chói lọi nhất trong lịch sử bằng trích đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích miêu tả thành công cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Kiều.

Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" nằm trong phần "Gia biến và lưu lạc". Đoạn thơ dài 22 câu, không chỉ biểu lộ tình cảm xót thương của Nguyễn Du đối với kiếp người bạc mệnh mà còn thể hiện bút pháp đặc sắc về tự sự, về tả cảnh ngụ tình với ngôn ngữ độc thoại nội tâm để biểu đạt nỗi lòng và tâm trạng của Kiều. Cảnh ngộ của Kiều ở lầu Ngưng Bích vô cùng cô đơn, buồn tủi:

Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.

Bốn bề bát ngát xa trông,

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.

Bằng nét bút tả cảnh ngụ tình điêu luyện, Nguyễn Du đã miêu tả thành công nội tâm của Kiều. Từ ngữ "khóa xuân" đã cho thấy tình cảnh Kiều lâm vào cảnh cá chậu chim lồng, bị giam lỏng nơi lầu cao, khóa kín tuổi xuân của nàng. "Khóa xuân" ở đây không phải nói tới những cô gái còn cấm cung mà là sự mỉa mai, chua xót cho thân phận nàng Kiều. Nàng trơ trọi giữa thời gian mênh mông, không gian hoang vắng trong hoàn cảnh tha hương, cô đơn, giờ lại bị đầy vào chốn lầu xanh ô nhục. "Lầu Ngưng Bích" vốn là một nơi phong cảnh tuyệt đẹp, khung cảnh hữ tình, thơ mộng được mở ra cả ba chiều cao, xa và rộng qua các từ ngữ "non xa", "trăng gần", "cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia". Thế nhưng "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ!", trong tình cảnh giam cầm Kiều khung cảnh thật buồn thảm, vắng lặng, nhìn trăng nàng chỉ thấy vầng trăng đơn côi, nhìn mặt đất thì bên là cồn cát nhấp nhô lượng sóng bên là bụi hồng cuốn xa hàng vạn dặm hoang vu, vắng lặng. Lầu Ngưng Bích chỉ là là một chấm nhỏ giữa thiên nhiên trơ trọi, giữa mênh mang trời nước. Trong cái không gian quẩn quanh "mây sớm đèn khuya" gợi vòng tuần hoàn khép kín của thời gian, tất cả như giam hãm tuổi xuân mơn mởn của tuyệt sắc giai nhân, sự sống của Kiều như bị những bàn tay tàn bạo bóp nghẹt. Từ đó khắc sâu thêm nỗi đơn côi khiến Kiều càng thấy "bẽ bàng" chán ngán, buồn tủi, không ai chia sẻ nàng chỉ biết là bạn với mây, với đèn, với cảnh vật hoang vu, nhạt nhòa.

Trong nỗi cô đơn tuyệt đối ấy, Kiều cảm thấy xa cách, hoang vắng, một mình một bóng bơ vơ, bị giam cầm cách biệt nơi đất khách quê người, xa quê hương, xa người yêu của mình:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,

Tin sương luống những rày trông mai chờ.

Bên trời góc bể bơ vơ,

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.

Ở lầu Ngưng Bích Kiều đã nhớ về Kim Trọng trước, đó là một nét bút đặc sắc, độc đáo và phù hợp với tâm lí, thể hiện tấm lòng chung thủy của Kiều. Các từ ngữ "tưởng", "trông", "chờ" trong ngôn ngữ độc thoại nội tâm của Kiều đã làm bật lên nỗi nhớ Kim Trọng khôn nguôi của nàng. Kiều càng nhớ về lời thề đôi lứa, lời hẹn ước trăm năm ở vườn Thúy lại càng thương cho Kim Trọng. Chén rượu thề như còn đây mà nay mỗi người như mỗi ngả khiến nàng ân hận, xót xa như kẻ phụ tình. Nàng tưởng tượng Kim Trọng đang hướng về mình, "rày trông mai chờ" uổng công vô ích khiến nàng càng thêm xót xa, càng thấp thỏm lo âu. Dù cho mỗi người một phương nhưng tình cản, tấm lòng son của nàng dành cho Kim Trọng là mãi mãi, không thể phai mờ. Càng nghĩ Kiều càng lo lắng, khiến nàng bật lên câu hỏi tu từ không biết trên bước đường trôi dạt nơi "bên trời góc bể", bao giờ nàng mới có thể gột rửa sạch những hoen ố của tấm lòng son chung thủy để có thể đáp lại tình yêu của Kim Trọng dành cho nàng. Ở nơi lầu cao ấy, nàng cũng không nguôi nhớ thương, lo lắng cho cha mẹ của mình:

Xót người tựa cửa hôm mai,

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

Sân Lai cách mấy nắng mưa,

Có khi gốc tử đã vừa người ôm

Với ngôn ngữ độc thoại, kết hợp với lối viết cổ, tâm trạng ngổn ngang của Kiều hiện lên thật rõ nét. Các từ ngữ "hôm mai", "cách mấy nắng mưa" chỉ nỗi nhớ mong cha mẹ dài theo năm tháng của nàng. Kiều xót thương cha mẹ mình ngày đêm lo lắng, "tựa cửa hôm mai" mong ngóng tin nàng, sợ cha mẹ già yếu ở nhà, không ai chăm sóc, phụng dưỡng. Thành ngữ "quạt nồng ấp lạnh", cùng với điển tích "Sân Lai", "Gốc tử" đã nói lên tâm trạng nhớ thương, tấm lòng hiếu thảo của Kiều với cha mẹ mình. Nàng lo sợ ở nơi quê hương, mọi thứ đã đổi thay, cha mẹ nàng lại ngày càng già yếu nên nàng vô cùng day dứt, áy náy vì chưa làm tròn bổn phận phụng dưỡng cha mẹ của người con. Từ đó tấm lòng vị tha và hiếu thảo của Kiều đã hiện lên thật rõ nét. Trong cảnh ngộ bị giam lỏng nơi lầu Ngưng Bích, lưu lạc nơi chân trời góc bể, Kiều là người đáng thương nhất. Thế nhưng với tâm hồn cao đẹp của mình, nàng luôn hi sinh bản thân, quên đi cảnh ngộ của bản thân để lo lắng, nghĩ về Kim Trọng, nghĩ về cha mẹ của mình. Nỗi nhớ của Kiều rất thực và có chiều sâu, từ đó cho thấy Kiều là một đứa con hiếu thảo, một người tình thủy chung và là một con người giàu lòng vị tha.

Tâm trạng buồn tủi của Kiều đã thể hiện rõ nét qua cảnh vật bên ngoài. Mỗi cảnh vật là một nét riêng nhưng đều diễn tả một khía cạnh trong tâm trạng của Kiều. Cánh buồm trên biển giữa mênh mông trời chiều hoàng hôn thật cô độc, lẻ loi:

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Khung mở ra vào thời điểm chiều hôm, thời điểm của những lưu luyến khó tả. "Cửa bể chiều hôm" gợi trước mắt ta hình ảnh những tia nắng leo lắt cuối ngày phản chiếu lên mặt biển xanh thẳm rồi lan ngay ra không gian xung quanh, khiến mọi thứ nhuốm màu sẫm tối, có cái gì da diết như đêm luyến ngày, như niềm lưu luyến tha thiết của Kiều về ngày tháng êm đềm xưa kia. Các từ ngữ "thấp thoáng", "xa xa" gợi sự lẻ loi, đơn độc như chính niềm hi vọng mỏng manh, leo lét của Kiều. Một mình bơ vơ ở nơi đó, Kiều chỉ mòn mỏi nhớ về quê hương, nhớ về cha mẹ, chờ mong một con thuyền đến cứu, thế nhưng những chiếc thuyền ấy chỉ thấp thoáng ở xa rồi mất hút về phía chân trời. "Thuyền ai" lênh đênh rồi mất hút về phía chân trời xa như cuộc đời Kiều, chẳng biết đến bao giờ có thể về được quê nhà, báo hiếu cho cha mẹ.Ánh nhìn của Kiều vẫn ở mặt nước nhưng đã gần hơn:

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Cánh hoa mỏng manh, dập dìu trong dòng nước, bé nhỏ, chẳng thể nào chống chọi được sức của "ngọn nước mới sa" như chính thân phận nàng Kiều nhỏ bé trong dòng đời đẩy đưa. Thân phận Kiều giờ đây lạc lõng, lẻ loi, tả tơi trôi theo dòng đời vô định "biết là về đâu" như chính bông hoa kia. Nhìn cánh hoa bị vùi dập tả tơi ấy, nàng Kiều lại càng nhớ thương Kim Trọng, càng buồn tủi, xót xa vì số phận bèo dạt mây trôi, chẳng biết sẽ đi về nơi nao của mình. Không chỉ có mặt nước mênh mang chất chứa bao nỗi buồn mà cả cỏ cây cũng sầu thảm:

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Ngược với cái tên xanh biếc hi vọng của "Ngưng Bích" sắc xanh nối tiếp của trời đất qua đôi mắt buồn tủi của Kiều trở nên thật sầu thảm. Từ láy "rầu rầu" gợi nên hình ảnh của một bãi cỏ tàn úa, xơ xác đến thảm thương. Xanh trời nối tiếp xanh đất tàn úa, héo hon, vô vị, tẻ nhạt như chính số phận bị giam lỏng trên lầu cao của Kiều. Tuổi thanh xuân tươi đẹp của Kiều, tài sắc vẹn toàn của nàng rồi sẽ phai tàn, vô vị như màu xanh héo úa kia. Màu xanh vốn là màu của hi vọng nay đã tàn úa như chính niềm hi vọng đang cạn dần và nỗi xót xa, dằn vặt ngày càng dâng cao trong lòng Kiều. Quang cảnh đang im lặng, bỗng dậy sóng:

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Âm thanh của tiếng sóng "ầm ầm" trong cảnh "gió cuốn mặt duềnh" như chính là những bão tố phong ba đang chờ Kiều ở phía trước. Nàng lo lắng không biết khi nào tai họa sẽ ập đến như tiếng sóng dồn dập ngoài xa. Tiếng sóng ầm ì như chính tiếng của tai họa sắp ập tới, những cạm bẫy của cuộc đời ập đến "kêu quanh ghế ngồi" khiến cho nàng Kiều sợ hãi.

Điệp ngữ "buồn trông" đặt ở bốn đầu câu lục bát trong đoạn thơ như tiếng thở dài cùng với nhịp thơ chầm chậm và những thanh bằng đã nhấn mạnh nỗi buồn cứ càng lúc càng dâng lên mãi trong lòng Kiều cùng hòa với cảnh vật càng lúc càng mênh mang, vắng vẻ hơn. Những từ láy "xa xa", "thấp thoáng", "man mác", "rầu rầu", "xanh xanh", "ầm ầm" như những con sóng dằn vặt, buồn tủi dâng tràn trong lòng Kiều.

Đoạn thơ "Kiều ở lầu Ngưng Bích" là đoạn thơ tả cảnh ngụ tình hay nhất trong Truyện Kiều cũng như văn học trung đại Việt Nam. Đoạn thơ giúp ta hiểu thêm về Kiều, môt người tình chung thủy, một đứa con hiếu thảo và lòng một con người giàu lòng vị tha, khiến ta căm hận xã hội phong kiến bất công tàn bạo đưa đẩy con người tài hoa vào kiếp lầu xanh tủi hổ.

Kiều ở lầu Ngưng Bích là một đoạn thơ miêu tả tinh tế nội tâm nhân vật kết hợp bút pháp tả cảnh ngụ tình điêu luyện đã làm nổi bật cảnh ngộ của Kiều và chứng tỏ được tài năng và trái tim biết sẻ chia, biết yêu thương của Nguyễn Du đối dành cho nhân vật và cho cuộc đời. Chính hồn thơ ấy, trái tim ấy đã đi vào tâm tưởng bao thế hệ, đưa chúng ta đến bao cảm xúc khác nhau, khiến ta chẳng thể nao quên như nghĩa tình đậm đà của nhà thơ Tố Hữu đối với đại thi hào này:

Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân,

Bâng khuâng nhớ cụ thương thân nàng Kiều.

Bình luận (0)
Thành Nguyễn
Xem chi tiết
Khánh Linh
7 tháng 6 2018 lúc 9:29

xin hỏi, bạn ở thanh hóa à

Bình luận (0)
Khánh Linh
7 tháng 6 2018 lúc 9:34

hihi

Bình luận (0)
Trần Thị Trang
9 tháng 6 2018 lúc 10:40

*Giải thích vấn đề: Gia đình là hai tiếng thiêng liêng và cao cả trong lòng mỗi người. Đó là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu thương mà các thành viên trong gia đình dành cho nhau không bao giờ kết thúc.

- Nơi ta có giấc ngủ bình yên, chẳng mang muộn phiền lo lắng về cuộc sống xô bồ chính là gia đình.

*Phân tích:

- Tình cảm gia đình là thứ con người tìm về sau một chuyến đi dài mệt mỏi, giúp ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Nó là nơi cho ta sự an ủi và niềm tin để vượt qua những khó khăn ấy một cách dễ dàng. Xã hội phát triển thì có rất nhiều mối quan hệ nhưng không có mối quan hệ nào đáng giá bằng tình cảm gia đình, nó luôn chiếm vị trí cao trong đời sống tinh thần của con người.

- Khi có niềm vui thì chính gia đình là người nhân niềm vui đó nên gấp nhiều lần.

*Kết: Mỗi con người phải ý thức được vai trò quan trọng của tình cảm gia đình với cuộc sống để giữ gìn, nâng niu, trân trọng nó.
-----Chúc bạn học tốt------

Bình luận (0)
Đặng Liên
Xem chi tiết
Linh Phương
22 tháng 9 2017 lúc 19:46

Gợi ý thân bài:

1. Nội dung:

+) Hình ảnh bếp lửa gắn với kỉ niệm vui buồn của tuổi thơ:
- Bài thơ bắt đầu với hình ảnh"bếp lửa" và gắn bó mật thiết với người bà tần tảo sớm khuya.
- "Bếp lửa" khơi dòng kỉ niệm, là chứng nhân tuổi thơ,là bước đệm giúp cháu vượt qua cả chặng đường dài . Đặc biệt ở từ "ấp iu" giúp ta liên tưởng đến bàn tay khéo léo và tấm lòng kiên trì của người nhóm lửa. Ngày qua ngày bà gắn bó với bếp lửa, đó là công việc đã quá quen thuộc.
+) Hồi tưởng về thời gian được sống trong tình yêu thương, chăm chút của bà:
- Cuộc sống trong thời kì này cũng vô cùng cực khổ, bóng đen ghê rợn của nạn đói năm 1945 với hơn hai triệu dân Việt Nam đã chết đói vì chính sách cai trị của bọn thực dân Pháp. Tất cả những hình ảnh như :đói mòn đói mỏi, bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy , khói hun,.....đã làm cháu xúc động.
-Tám năm trường kì, gian khổ cháu được ở cùng bà: bà đã ươm mầm tuổi thơ, bà không chỉ nhóm lửa cuộc sống , bà thay cha mẹ cháu để dạy cháu thành người . Sao cháu có thể quên những năm tháng ấy. Bà luôn quan tâm , chăm sóc từng bữa cơm giấc ngủ. Ở bà còn hiện lên một tình yêu thương vô hạn đến đứa cháu bé bỏng của bà.
- Không chỉ vậy mà bà có một sự dũng cảm, một nghị lực sống. Khi kháng chiến đang ở những giai đoạn ác liệt nhất bà đã vượt qua, luôn là hậu phương vững chắc của các con đang ở chiến trường.Có thể nói bà chính là hình ảnh tiểu biểu cho các bà mẹ Việt Nam tiêu biểu.
- Dòng cảm xúc của tác giả ở trong khổ thơ này như lên đến tột đỉnh, bà như một bà tiên trong truyện cổ tích. Bếp lửa tay bà nhóm lên mỗi sớm mai ũng chính là nhóm lên niềm yêu thương, bà luôn đặt niềm tin vào cháu, mong cháu có thể tự tin bước trên đường một cách vững vàng nhất .
+) Những suy ngẫm của người cháu về bà :
- Dù cháu không được ở bên bà nhưng trái tim cháu luôn dẽo theo hình bóng của bà.Và cháu cũng đã thành công trên con đường mình mong ước. Nhưng chẳng lúc nào có thể quên bếp lủa của bà.
2. Nghệ thuật:
Tác giả đã thể hiện rất thành công hình ảnh " Bếp lửa" , dùng hàng loạt các câu cảm thán..........

Bình luận (1)
Thảo Phương
22 tháng 9 2017 lúc 20:23

I. Mở bài:

- Giới thiệu bài thơ “Bếp lửa” ( bài thơ viết về tình cảm bà cháu)

- Trở lại đề ( nêu lại phần gợi ý ở đề bài)

II. Thân bài:

1/Mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của bài thơ

2/ Phân tích bài thơ (theo mạch cảm xúc - bố cục bài thơ)

a/ 3 câu đầu : khơi nguồn dòng hồi tưởng cảm xúc:

- Hình ảnh bếp lửa được hình dung trong trí nhớ của tác giả (phân tích từ láy “chờn vờn”, “ấp iu”)

- Từ hình ảnh bếp lửa liên tưởng tới ngời nhóm lửa-người bà (phân tích hình ảnh ẩn dụ “(biết mấy) nắng mưa”)

b/Khổ thơ thứ 2 (năm câu tiếp theo): Kỷ niệm tuổi thơ, kỷ niệm buồn khó quên “Lên bốn tuổi...sống mũi còn cay”:

- Nhớ lại quá khứ : nhớ những năm tháng chiến tranh chống Pháp gian khổ (đói mòn đói mỏi,...khô rạc ngựa gầy)

- Hình ảnh chi tiết ám ảnh mãi đến bây giờ: mùi khói bếp (đến bây giờ sống mũi còn cay)

c/ Khổ 3:(11 câu: “Tám năm ròng...trên những cánh đồng xa”):

- Chi tiết tiếp theo hiện lên trong hồi ức của cháu : tiếng chim tu hú kêu trong ngày hè, là âm thanh của đồng quê.

- Tiếng chim tu hú vang vọng giúp tác giả lại nhớ về bà

d/Đoạn tiếp theo:(10 câu :Năm giặc đốt làng... niềm tin dai dẳng) : Những phẩm chất cao quý của bà:

- Vững long tin trước mọi tai họa thử thách ( “Vẫn vững lòng... được bình an”).

- Bếp lửa thành ngọn lửa bất diệt, ngọn lửa của tình thương

=> ý chí , bản lĩnh sống của bà, của người phụ nữ ViệtNam

đ/Đoạn thơ: “Lận đận đời bà...thiêng liêng - bếp lửa”(8 câu): những suy ngẫm về người bà kính yêu, về bếp lửa trong mỗi gia đình ViệtNam:

- Điệp từ “nhóm”

- Lời khẳng định ca ngợi: “Ôi kỳ diệu và thiêng liêng - bếp lửa”

e/ Bốn câu cuối:Tình thương nhớ, lòng kính yêu và biết ơn của đứa cháu nay đã đi xa

III. Kết bài:

- Ý nghĩa của bài thơ.

- Nét đặc sắc về nghệ thuật

Bình luận (0)
Ami Ngọc
6 tháng 6 2018 lúc 7:42

Trong cuộc đời, ai cũng có riêng cho mình những kỉ niệm của một thời ấu thơ hồn nhiên, trong sáng. Những kỉ niệm ấy là những điều thiêng liêng, thân thiết nhất, nó có sức mạnh phi thường nâng đỡ con người suốt hành trình dài và rộng của cuộc đời. Bằng Việt cũng có riêng ông một kỉ niệm, đó chính là những tháng năm sống bên bà, cùng bà nhóm lên cái bếp lửa thân thương. Không chỉ thế, điều in đậm trong tâm trí của Bằng Việt còn là tình cảm sâu đậm của hai bà cháu. Chúng ta có thể cảm nhận điều đó qua bài thơ “Bếp lửa” của ông.
Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ “ Bếp lưả” được ông sáng tác năm 1963 lúc 19 tuổi và đang đi du học ở Liên Xô. Bài thơ đã gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu với bà, với gia đình, quê hương, đất nước.
Tình cảm và những kỉ niệm về bà được khơi gợi từ hình ảnh bếp lửa. Ở nơi đất khách quê người, bắt gặp hình ảnh bếp lửa, tác giả chợt nhớ về người bà
Hình ảnh “chờn vờn” gợi lên những mảnh kí ức hiện về trong tác giả một cách chập chờn như khói bếp. Bếp lửa được thắp lên, nó hắt ánh sáng lên mọi vật và toả sáng tâm hồn đứa cháu thơ ngây. Bếp lửa được thắp lên đó cũng là bếp lửa của cuộc đời bà đã trải qua “ biết mấy nắng mưa”. Từ đó, hình ảnh người bà hiện lên. Dù đã cách xa nữa vòng trái đất nhưng dường như Bằng Việt vẫn cảm nhận được sự vỗ về, yêu thương, chăm chút từ đôi tay kiên nhẫn và khéo léo của bà. Trong cái khoảnh khắc ấy, trong lòng nhà thơ lại trào dâng một tình yêu thương bà vô hạn. Tình cảm bà cháu thiêng liêng ấy cứ như một dòng sông với con thuyền nhỏ chở đầy ắp những kỉ niệm mà suốt cuộc đời này chắc người cháu không bao giờ quên được vàcung chính t? đó, sức ấm và ánh sáng của tình bà cháu cũng như của bếp lửa lan toả toàn bài thơ.
Khổ thơ tiếp theo là dòng hồi tưởng cùa tác giả về những kỉ niệm của những năm tháng sống bên cạnh bà. Lời thơ giản dị như lời kể, như những câu văn xuôi, như thủ thỉ, tâm tình, tác giả như đang kể lại cho người đọc nghe về câu chuyện cổ tích tuổi thơ mình. Nếu như trong câu chuyện cồ tích của những bạn cùng lứa khác có bá tiên, có phép màu thí trong câu chuyện của băng Việt có bà và bếp lửa. Trong những năm đói khổ, người bà đã gắn bó bên tác giả, chính bà là người xua tan bớt đi cái không khí ghê rợn của nạn đói 1945 trong tâm trí đứa cháu. Cháu lúc nào cũng được bà chở che, bà dẫu có đói cũng để cháu thiếu bữa ăn nào, bà đi mót từng củ khoai, đào từng củ sắn để cháu ăn cho khỏi đói
Chính “mùi khói” đã xua đi cái mùi tử khí trên khắp các ngõ ngách. Cũng chính cái mùi khói ấy đã quện lại và bám lấy tâm hồn đứa trẻ. Dù cho tháng năm có trôi qua, những kí ức ấy cũng sẽ để lại ít nhiều ấn tượng trong lòng đứa cháu để rồi khi nghĩ lại lại thấy “sống mũi còn cay”. Là mùi khói làm cay mắt người người cháu hay chính là tấm lòng của người bà làm đứa cháu không cầm được nước mắt?
“Cháu cùng bà nhóm lửa”, nhóm lên ngọn lửa củasự sống và của tìng yêu bà cháy bỏng của một cậu bé hồn nhiên, trong trắng như một trang giấy.Chính hình ảnh bếp lửa quê hương, bếp lửa của tình bà cháu đó đã gợi nên một liên tưởng khác, một hồi ức khác trong tâm trí thi sĩ thuở nhỏ. Đó là tiếng chim tu hú kêu. Tiếng tu hú kêu như giục giã lúa mau chín, người nông dân mau thoát khỏi cái đói, và dường như đó cũng là một chiếc đồng hồ của đứa cháu để nhắc bà rằng: “Bà ơi, đến giờ bà kể chuyện cho cháu nghe rồi đấy!”. Từ “tu hú” được điệp lại ba lấn làm cho âm điệu cấu thơ thêm bồi hồi tha thiết, làm cho người đọc cảm thấy như tiếng tu hú đang từ xa vọng về trong tiềm thức của tác giả.Tiếng “tu hú” lúc mơ hà, lúc văng vẳng từ nững cánh đồng xa lâng lâng lòng người cháu xa xứ. Tiiếng chim tu hú khắc khoải làm cho dòng kỉ niệm của đứa cháu trải dài hơ, rộng hơn trong cái không gian xa thẳng của nỗi nhớ thương.
Nếu như trong những năm đói kém của nạn đói 1945, bà là người gắn bó với tác giả nhất, yêu thương tác giả nhất thì trong tám năm ròng của cuộc kháng chiến chống Mĩ, tình cảm bà cháu ấy lại càng sâu đậm

Bình luận (0)
Đặng Thúy
Xem chi tiết
Rocker Alviss
6 tháng 6 2018 lúc 20:14

Nguyễn Huệ là một người anh hùng rất tài giỏi, ông có tài điều binh khiển tướng. Nguyễn Huệ từng chỉ huy nhiều cuộc chiến lớn và đã giành thắng lợi, trong đó có cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược nhà Thanh, ông đã góp phần đem lại những mốc son vàng chói lọi cho lịch sử Việt Nam. Lê Chiêu Thống vốn là một tên vua ươn hèn, do lo cho cái ngai vàng mọt rỗng của mình nên hắn cầu cứu nhà Thanh, mở đường cho quân Thanh xâm lược nước ta. Ngày 24 tháng 11, Văn Tuyết vào Nam cấp báo cho Bắc Bình Vương, Lê Chiêu Thống thì nhận sắc phong của vua Thanh là Nam Quốc Vương, còn Sở và Lân rút lui về Tam Điệp. Điều này có nghĩa là nước ta mất hết đất từ cửa ải phía Bắc vào đến Thăng Long, đây quả là một biến cố lớn. Trước sự việc đó, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ dự định mở cuộc tấn công ra Bắc đại phá quân Thanh cứu nguy cho đất nước.

Mấy hôm trước khi xuất quân, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, đổi năm thứ 11 niên hiệu Thái Đức của Vua Tây Sơn Nguyễn Nhạc làm năm đầu niên hiệu Quang Trung vào tháng chạp năm Mậu Thân (1788). Nguyễn Huệ lên ngôi rất uy nghi đường bệ, nghi lễ vô cùng trang nghiêm. Đây là một con người có dung mạo vô cùng đặc biệt. Trong cuốn Các triều đại Việt Nam có viết: ông là người tóc quăn, da sần, tiếng nói sang sảng như chuông, mắt sáng như chớp có thể nhìn rõ mọi vật trong đêm tối nên không một ai dám nhìn vào mắt Nguyễn Huệ. Ta có thể thấy ở vị vua này toát lên vẻ mặt cương nghị, oai phong, lẫm liệt. Vua Quang Trung sai lính là Hám Hổ Hầu tuyển quân ở Nghệ An, cứ ba suất đinh thì lấy một người, chẳng mấy chốc đã được một vạn quân tinh nhuệ. Sau đó, vua cho mở cuộc duyệt binh lớn ở doanh trại, những hàng quân thẳng tắp, gươm giáo nhất loạt bên mình, lá cờ tung bay phấp phới đã khí thế sẵn sàng luôn chuẩn bị chiến đấu để bảo vệ đất nước. Trước khi xuất quân, vua Quang Trung cưỡi voi thân chinh ra doanh trại an ủi quân lính bằng phủ dụ của mình. Giọng nói của ông sang sảng giữa bốn bề núi rừng thanh vắng, đầy hào khí, tuyên bố với ba quân, khẳng định niềm tin, ý chí quyết chiến quyết thắng của đội quân chính nghĩa. Lời vua Quang Trung nói vừa như ân cần khuyên bảo, vừa như răn dạy khiến cho quân sĩ rất cảm phục. Vì vậy họ đồng thanh mà nói rằng: xin vâng lệnh không dám hai lòng. Ngay hôm sau, Quang Trung hạ lệnh tiến quân. Các hàng quân đều nghiêm chỉnh đội ngũ mà đi. Đến núi Tam Điệp, ông gặp Sở và Lân. Vua Quang Trung phân tích rõ công tội của họ. Không những không chém mà còn tha tội chết cho họ. Quang Trung đã thể hiện sự am hiểu, lòng vị tha độ lượng và quân lệnh nghiêm minh, quân thua chém tướng khiến cho mọi người nhất là Sở và Lân đều vô cùng cảm động và biết ơn ông. Ngoài ra ông còn nói rõ sẽ cho quân sĩ hiểu rằng quân Thanh là đội quân lớn mạnh gấp mười lần đội quân mình, nếu chúng thua trận này ắt thấy thẹn mà báo thù như vậy việc binh đao không bao giờ dứt, lúc đó dân chúng sẽ lâm vào cảnh lầm than. Điều này đã thể hiện rõ vua Quang Trung còn rất biết lo xa, lo lắng cho vận mệnh dân chúng. Đêm 30 tháng chạp, ông cho mở tiệc khao quân, bữa tiệc Tết trước khi ra trận tuy làm không to, không khí không có tiếng đàn, ca hát nhưng quân sĩ ai ai cũng thấy lòng phơi phới niềm vui và niềm tin quyết thắng vào trận chiến hôm sau. Vua Quang Trung dõng dạc tuyên bố với một vài tướng sĩ của mình trước ngày thắng trận đã cho thấy ông là người có khả năng tiên đoán trước tình hình, có tầm nhìn xa trông rộng. Vào tối 30 Tết lập tức lên đường ra Bắc. Để giữ sức cho quân sĩ, ông liền nghĩ ra cách lấy cáng làm võng cứ hai người khiêng một người nằm ngủ luân phiên nhau đi suốt, đêm ngày, mau chóng thần tốc, tiến thẳng ra Bắc. Khi quân sĩ của vua Quang Trung ra đến sông Gián, nghĩa binh trấn thủ ở đó tan vỡ chạy trước lúc đến sân Thanh Quyết, quân Thanh ở đó trông thấy cũng chạy nốt. Vua Qung Trung liền thúc quân đuổi theo, đến huyện Phú Xuyên thì bắt sống được hết không để tên nào về báo tin. Lại nói Quang Trung đi rất nhiều ngày đêm, quần áo sộc sệch bám đầy bụi đường, da den sạm đi vì nắng và gió. Có lúc quân sĩ còn lên cơn sốt nửa đường do không quen với khí hậu phía Bắc và do cái lạnh căm căm của ngày Tết. Nhưng ông vẫn đủ minh mẫn để chỉ huy cả đội quân tiến đánh. Việc tấn công của quân ta là hoàn toàn bí mật tiến về đồn Hà Hồi - Ngọc Hồi. Nửa đêm ngày mồng 3 tháng giêng, năm Kỉ Dậu (1789), sau khi đi suốt 3 đêm 3 ngày, nghĩa quân đã tới làng Hà Hồi. Từ nửa đêm mồng 3 tháng giêng vua Quang Trung lặng lẽ cho bao vây khắp làng, ông đã rất thông minh khi dùng kế nghi binh: bắc loa truyền gọi, tiếng quân lính luân phiên nhau hưởng ứng, nghe như có hơn vài vạn người. Trong đồn lúc đó mới biết, ai nấy đều rụng rời xin hàng. Toàn bộ vũ khí và lương thực đều bị quân Nam lấy hết. Chính vì vậy nên việc hạ đồn Hà Hồi rất nhanh gọn. Vua Quang Trung lại truyền lấy sáu chục tấm ván cứ ghép ba tấm làm một bức, lấy rơm đắp nước phủ quanh ngoài. Mờ sáng ngày mồng 5, đoàn quân đã tiến sát đến đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh nổ súng bắn ra nhưng chẳng trúng người nào, nhân có gió Bắc bọn chúng liền dùng ống phun lửa, khói lửa mù trời. Nhưng bỗng trời trở gió Nam thành ra quân Thanh tự hại mình. Sự việc đó lại càng chứng tỏ việc làm của nghĩa quân Quang Trung là rất chính nghĩa đến trời đất cũng ủng hộ. Quân Thanh chống không nổi. Bỏ chạy tán loạn giẫm đạp, giày xéo lên nhau mà chết. Tên Thái thú Sầm Nghi Đống thắt cổ tự vẫn. Quân ta thừa thắng xông lên chém giết quân giặc, máu chảy thành suối. Quân Thanh đại bại. Giữa trưa hôm ấy, Quang Trung tiến binh đến Thăng Long rồi vào thành. Vua Quang Trung cho mở tiệc khao quân ăn mừng, hôm ấy là ngày mồng 5 tháng giêng. Như vậy dự đoán của Quang Trung quả không sai. Quân sĩ hết sức vui mừng cho chiến thắng oanh liệt này.

Qua đây ta càng cảm thấy khâm phục trước chiến công thần tốc của vua Quang Trung. Nó mang lại một ý nghĩa vô cùng lớn lao. Tuy Đại Việt chỉ là một nước nhỏ nhưng dân tộc ta lại có một sức mạnh vô cùng ghê gớm, sức mạnh này có thể đánh bại bất kỳ một nước lớn nào dám sang xâm lược. Hằng năm, Việt Nam ta thường tổ chức lễ hội Đống Đa cũng là đế tưởng nhớ đến người anh hùng áo vải Quang Trung cùng toàn bộ quân sĩ đã dũng cảm chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc.


Bình luận (0)
Ami Ngọc
6 tháng 6 2018 lúc 21:39

Trong quá trình dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã liên tiếp phải đối mặt những kẻ thù lớn mạnh hơn mình nhiều lần, không chỉ về lực lượng, vũ khí mà cả điều kiện chiến tranh. Nhưng, chưa một lần quân dân Việt Nam chịu khuất phục trước những sự đô hộ bạo tàn, áp bức tàn nhẫn ấy. TRong đời sống những người Việt Nam thuần nông, hiền hậu yêu thương tương trợ nhau trong hoạt động sản xuất. Nhưng khi chiến tranh xảy ra thì họ trở thành những người anh hùng với chí khí ngất trời, cùng với nhân dân khắp nơi đoàn kết lại thành một khối thống nhất, tạo thành “cơn lốc” dân tộc cuốn trôi đi lũ cướp nước, bán nước. Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng, đó là điều không phải bàn cãi nhiều. Nhưng trong tập thể anh hùng ấy vẫn nổi trội lên những trang hào kiệt, những con người kiệt xuất, những ngươi lãnh đạo, tổ chức đấu tranh đã đi vào lịch sử. Một trong số đó có người anh hùng dân tộc Quang Trung Nguyễn Huệ.

Những giai thoại về vua Quang Trung Nguyễn Huệ có rất nhiều trong dân gian, nhưng chi tiết và xác thực nhất ta có thể thông qua tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” của các tác giả nhà Ngô Gia Văn Phái. Trong cuốn tiểu thuyết Hoàng Lê nhất thống chí đã khắc họa một cách chân thực nhất hình ảnh của một người anh hùng lẫy lừng trong lịch sử dân tộc. Đặc biệt các tác giả nhà Ngô gia văn phái theo triều đình phong kiến nhà Lê, nên cách đánh giá, nhìn nhận những chiến công của Nguyễn Huệ trong tác phẩm này có thể nói là khách quan. Nguyễn Huệ hiện lên trên trang văn không chỉ là một người anh hùng đầu đội trời chân đạp đất mà còn hiện lên với tư cách của một người bình thường, có những cảm xúc và hành động của một người thường.

Trong Hoàng Lê nhất thống chí, các tác giả Ngô gia miêu tả nhiều diện nhân vật, chính diện có, phản diện có, chỉ cần vài nét phác thảo những nét đặc trưng nhất thì hình ảnh của những con người này hiện lên trang văn với những nét tính cách không thể nhầm lẫn với nhân vật khác. Người anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ cũng là một trong những nhân vật chủ chốt của tác phẩm, xuất hiện qua nhiều hồi của tác phẩm. Nhưng có lẽ chi tiết và ấn tượng nhất chính là trong hồi thứ mười bốn, khi Quang Trung Nguyễn Huệ lãnh đạo nghĩa quân đại bại hai mươi chín vạn quân Thanh. Đây là chương mà người anh hùng Nguyễn Huệ hiện lên rõ nét nhất với những tài năng xuất chúng, bản lĩnh phi thường của một người chủ tướng.

Ngay khi biết tin quân nhà Thanh kéo quân vào kin thành Thăng Long, ấp ủ âm mưu lật đổ nàh Lê, thiết lập chế độ đô hộ trên lãnh thổ Việt Nam ta, nhưng cuộc tiến công của quân Thanh lại ít người biết được, lại thêm việc vua Lê thụ phong đều không một ai hay biết mà cấp báo, phải đến tận ngày hai mươi tư tháng mười một, Nguyễn Văn Tuyết mới đến thành Phú Xuân mà cấp báo với Bắc Bình vương, tức vua Quang Trung Nguyễn Huệ sau này. Biết tin, Nguyễn Huệ vô cùng giận dữ bèn tập trung binh lính, định lập tức lên đường ra Bắc. Nhưng những tướng lính đều đưa ra ý kiến là bây giờ chưa thể đi vì địa vị hiện tại chưa lấy được lòng tin của dân chúng.

Nghe ý kiến của các tướng lĩnh dưới chướng, Nguyễn Huệ cũng cho là hợp lí, bèn lập tức cho đắp đàn tế lễ trên núi Bân, nay thuộc địa phận của huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên tế cáo với trời đất cùng dân chúng để lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Thái Đức. Ngay sau khi lên ngôi hoàng đế, vua Quang Trung đã đích thân hạ lệnh xuất quân ra Bắc, thân chinh lãnh đạo quân đội. Quang Trung Nguyễn Huệ không chỉ là một người anh hùng túc trí đa mưu mà còn là một con người biết trọng dụng hiền tài, thể hiện khí chất của một bậc minh quân. Điều đó được thể hiện ra ngay trong việc vua Quang Trung triệu kiến La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp để hỏi ý kiến.

Quang Trung đã hỏi ý kiến của Nguyễn Thiếp rằng cuộc tiến công ra Bắc lần này liệu có thể giành được phần thắng hay không, sau khi nhận được lời khẳng định của Nguyễn Thiếp “Bây giờ trong nước trống không, lòng người tan rã. Quân Thanh ở xa tới đây, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ nên đánh nên giữ ra sao. Chúa công đi chuyến này, không quá mười ngày, giặc Thanh sẽ bị dẹp tan”. Vua Quang Trung lấy làm mừng lắm, lập tức sau những quân tướng trung thành đi tuyển mộ binh lính ở khắp nơi, cứ ba xuất đinh thì lấy một người. Nghe danh tiếng của vua Quang Trung, cùng quá trình đốc thúc chiêu mộ mà chẳng mấy chốc, nghĩa quân đã được hơn một vạn người tinh nhuệ.

Không chỉ đẩy mạnh công tác tuyển chọn binh lính mà vua Quang Trung còn tổ chức các duyệt binh ở Thanh Hóa, Quảng Nam để phân chia quân đội của mình ra thành bốn doanh: Tiền, hậu, tả, hữu còn số binh lính còn lại thì làm trung quân. Không chỉ đốc thúc chiêu mộ, cho binh sĩ tập luyện mà trước ngày lên đường ra Bắc, vua Quang Trung còn động viên binh sĩ bằng những lời nói đanh thép đầy mạnh mẽ. Trước hết, vua Quang Trung đã trách mắng binh sĩ vì đem thân thờ vua, làm lên những chức vị quan trọng, cai quản nhiều vùng quan trọng nhưng làm việc lại chưa hiệu quả, còn tùy tiện. Vì vậy mà khi quân Thanh kéo đến chưa đánh nổi một trận đã kéo quân rút chạy một cách đớn hèn. Nhưng bởi đều là những bậc võ dũng nên hãy dùng công để chuộc tội. Lần này cùng tar a Bắc đánh dẹp quân Thanh, giành lại chủ quyền cho non sông.

Vua Quang Trung đã bày binh bố trận hợp lí nhằm phát huy sức mạnh của đại quân. Trước hết, cử nội hầu Lân đốc suất tiền quân làm tiên phong, Hám hổ đốc suất hậu quân làm đốc chiến, hay đại đô đốc Lộc, Tuyết làm đốc xuất tả quân. Bên cạnh đó, cánh quân thủy sẽ đưa quân vượt biển vào sông Lục Đầu, vua Quang Trung còn bố trí những vị trí phòng thủ, tấn công, thậm chsi còn sai người chặn đánh đường rút lui của quân Thanh, hay đội quân tiếp ứng, sẵn sàng tham chiến. Có thể nói, ngay từ khâu tổ chức quân của vua Quang Trung Nguyễn Huệ đã thể hiện bản lĩnh của một vị chủ tướng mưu lược, tài năng. Một cuộc chiến mà có sự tổ chức chặt chẽ về quân đội và phương hướng chiến đấu như vậy thì khó mà có thể thất bại.

Cuộc hành quân ra Bắc của vua Quang Trung Nguyễn Huệ cũng đã đi vào lịch sử, bởi đây là một cuộc hành quân thần tốc, bởi không ai có thể tin được chỉ trong một thời gian ngắn ngủi, vua Quang Trung đã mang toàn bộ quân đội ra Bắc, bao vây thành Thăng Long mà quân giặc không hề hay biết. Chiến lược của vua Quang Trung trong cuộc hành quân này là cho quân lính theo tốp ba người luân phiên nhau võng đi, quân lính được luân phiên nghỉ ngơi hợp lí nên cuộc hành quân diễn ra vô cùng thần tốc, khiến cho quân Thanh hoảng loạn, sợ hãi khi bị đại quân bao vây, tấn công.

Bao vây kinh thành Thăng Long, vua Quang Trung cho binh lính lấy những tấm ván bọc rơm và tẩm nước phủ kín bên ngoài làm vòng vây bảo vệ nghĩa quân. Tiếp đó là những binh sĩ khỏe mạnh, cứ nhóm mười người khiêng một tấm, sau lưng sẽ có binh lính theo sau, mang theo vũ khí, dàn trận thành hình chữ nhất. Vua Quang Trung đích thân cưỡi voi chỉ huy kháng chiến. Đến ngày mùng năm thì nghĩa quân đã tiến sát Ngọc Hồi khiến cho quân Thanh chống đỡ không nổi mà bỏ chạy toán loạn, dẫm đạp lên nhau để tìm đường thoát thân, tên thái thú Điền Châu là Sầm Nghi Đống thắt cổ chết.

Quân của vua Quang Trung đại thắng, hai mươi chín vạn quân Thanh đại bại dưới sức mạnh không ngờ của nghĩa quân. Đại thắng của nghĩa quân Tây Sơn đã đi vào lịch sử nước nhà, là một trong những chiến thắng vẻ vang nhất.

Bình luận (0)
Huong San
16 tháng 6 2018 lúc 6:14

Nguyễn Huệ là một người anh hùng rất tài giỏi, ông có tài điều binh khiển tướng. Nguyễn Huệ từng chỉ huy nhiều cuộc chiến lớn và đã giành thắng lợi, trong đó có cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược nhà Thanh, ông đã góp phần đem lại những mốc son vàng chói lọi cho lịch sử Việt Nam. Lê Chiêu Thống vốn là một tên vua ươn hèn, do lo cho cái ngai vàng mọt rỗng của mình nên hắn cầu cứu nhà Thanh, mở đường cho quân Thanh xâm lược nước ta. Ngày 24 tháng 11, Văn Tuyết vào Nam cấp báo cho Bắc Bình Vương, Lê Chiêu Thống thì nhận sắc phong của vua Thanh là Nam Quốc Vương, còn Sở và Lân rút lui về Tam Điệp. Điều này có nghĩa là nước ta mất hết đất từ cửa ải phía Bắc vào đến Thăng Long, đây quả là một biến cố lớn. Trước sự việc đó, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ dự định mở cuộc tấn công ra Bắc đại phá quân Thanh cứu nguy cho đất nước.

Mấy hôm trước khi xuất quân, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, đổi năm thứ 11 niên hiệu Thái Đức của Vua Tây Sơn Nguyễn Nhạc làm năm đầu niên hiệu Quang Trung vào tháng chạp năm Mậu Thân (1788). Nguyễn Huệ lên ngôi rất uy nghi đường bệ, nghi lễ vô cùng trang nghiêm. Đây là một con người có dung mạo vô cùng đặc biệt. Trong cuốn Các triều đại Việt Nam có viết: ông là người tóc quăn, da sần, tiếng nói sang sảng như chuông, mắt sáng như chớp có thể nhìn rõ mọi vật trong đêm tối nên không một ai dám nhìn vào mắt Nguyễn Huệ. Ta có thể thấy ở vị vua này toát lên vẻ mặt cương nghị, oai phong, lẫm liệt. Vua Quang Trung sai lính là Hám Hổ Hầu tuyển quân ở Nghệ An, cứ ba suất đinh thì lấy một người, chẳng mấy chốc đã được một vạn quân tinh nhuệ. Sau đó, vua cho mở cuộc duyệt binh lớn ở doanh trại, những hàng quân thẳng tắp, gươm giáo nhất loạt bên mình, lá cờ tung bay phấp phới đã khí thế sẵn sàng luôn chuẩn bị chiến đấu để bảo vệ đất nước. Trước khi xuất quân, vua Quang Trung cưỡi voi thân chinh ra doanh trại an ủi quân lính bằng phủ dụ của mình. Giọng nói của ông sang sảng giữa bốn bề núi rừng thanh vắng, đầy hào khí, tuyên bố với ba quân, khẳng định niềm tin, ý chí quyết chiến quyết thắng của đội quân chính nghĩa. Lời vua Quang Trung nói vừa như ân cần khuyên bảo, vừa như răn dạy khiến cho quân sĩ rất cảm phục. Vì vậy họ đồng thanh mà nói rằng: xin vâng lệnh không dám hai lòng. Ngay hôm sau, Quang Trung hạ lệnh tiến quân. Các hàng quân đều nghiêm chỉnh đội ngũ mà đi. Đến núi Tam Điệp, ông gặp Sở và Lân. Vua Quang Trung phân tích rõ công tội của họ. Không những không chém mà còn tha tội chết cho họ. Quang Trung đã thể hiện sự am hiểu, lòng vị tha độ lượng và quân lệnh nghiêm minh, quân thua chém tướng khiến cho mọi người nhất là Sở và Lân đều vô cùng cảm động và biết ơn ông. Ngoài ra ông còn nói rõ sẽ cho quân sĩ hiểu rằng quân Thanh là đội quân lớn mạnh gấp mười lần đội quân mình, nếu chúng thua trận này ắt thấy thẹn mà báo thù như vậy việc binh đao không bao giờ dứt, lúc đó dân chúng sẽ lâm vào cảnh lầm than. Điều này đã thể hiện rõ vua Quang Trung còn rất biết lo xa, lo lắng cho vận mệnh dân chúng. Đêm 30 tháng chạp, ông cho mở tiệc khao quân, bữa tiệc Tết trước khi ra trận tuy làm không to, không khí không có tiếng đàn, ca hát nhưng quân sĩ ai ai cũng thấy lòng phơi phới niềm vui và niềm tin quyết thắng vào trận chiến hôm sau. Vua Quang Trung dõng dạc tuyên bố với một vài tướng sĩ của mình trước ngày thắng trận đã cho thấy ông là người có khả năng tiên đoán trước tình hình, có tầm nhìn xa trông rộng. Vào tối 30 Tết lập tức lên đường ra Bắc. Để giữ sức cho quân sĩ, ông liền nghĩ ra cách lấy cáng làm võng cứ hai người khiêng một người nằm ngủ luân phiên nhau đi suốt, đêm ngày, mau chóng thần tốc, tiến thẳng ra Bắc. Khi quân sĩ của vua Quang Trung ra đến sông Gián, nghĩa binh trấn thủ ở đó tan vỡ chạy trước lúc đến sân Thanh Quyết, quân Thanh ở đó trông thấy cũng chạy nốt. Vua Qung Trung liền thúc quân đuổi theo, đến huyện Phú Xuyên thì bắt sống được hết không để tên nào về báo tin. Lại nói Quang Trung đi rất nhiều ngày đêm, quần áo sộc sệch bám đầy bụi đường, da den sạm đi vì nắng và gió. Có lúc quân sĩ còn lên cơn sốt nửa đường do không quen với khí hậu phía Bắc và do cái lạnh căm căm của ngày Tết. Nhưng ông vẫn đủ minh mẫn để chỉ huy cả đội quân tiến đánh. Việc tấn công của quân ta là hoàn toàn bí mật tiến về đồn Hà Hồi - Ngọc Hồi. Nửa đêm ngày mồng 3 tháng giêng, năm Kỉ Dậu (1789), sau khi đi suốt 3 đêm 3 ngày, nghĩa quân đã tới làng Hà Hồi. Từ nửa đêm mồng 3 tháng giêng vua Quang Trung lặng lẽ cho bao vây khắp làng, ông đã rất thông minh khi dùng kế nghi binh: bắc loa truyền gọi, tiếng quân lính luân phiên nhau hưởng ứng, nghe như có hơn vài vạn người. Trong đồn lúc đó mới biết, ai nấy đều rụng rời xin hàng. Toàn bộ vũ khí và lương thực đều bị quân Nam lấy hết. Chính vì vậy nên việc hạ đồn Hà Hồi rất nhanh gọn. Vua Quang Trung lại truyền lấy sáu chục tấm ván cứ ghép ba tấm làm một bức, lấy rơm đắp nước phủ quanh ngoài. Mờ sáng ngày mồng 5, đoàn quân đã tiến sát đến đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh nổ súng bắn ra nhưng chẳng trúng người nào, nhân có gió Bắc bọn chúng liền dùng ống phun lửa, khói lửa mù trời. Nhưng bỗng trời trở gió Nam thành ra quân Thanh tự hại mình. Sự việc đó lại càng chứng tỏ việc làm của nghĩa quân Quang Trung là rất chính nghĩa đến trời đất cũng ủng hộ. Quân Thanh chống không nổi. Bỏ chạy tán loạn giẫm đạp, giày xéo lên nhau mà chết. Tên Thái thú Sầm Nghi Đống thắt cổ tự vẫn. Quân ta thừa thắng xông lên chém giết quân giặc, máu chảy thành suối. Quân Thanh đại bại. Giữa trưa hôm ấy, Quang Trung tiến binh đến Thăng Long rồi vào thành. Vua Quang Trung cho mở tiệc khao quân ăn mừng, hôm ấy là ngày mồng 5 tháng giêng. Như vậy dự đoán của Quang Trung quả không sai. Quân sĩ hết sức vui mừng cho chiến thắng oanh liệt này.

Qua đây ta càng cảm thấy khâm phục trước chiến công thần tốc của vua Quang Trung. Nó mang lại một ý nghĩa vô cùng lớn lao. Tuy Đại Việt chỉ là một nước nhỏ nhưng dân tộc ta lại có một sức mạnh vô cùng ghê gớm, sức mạnh này có thể đánh bại bất kỳ một nước lớn nào dám sang xâm lược. Hằng năm, Việt Nam ta thường tổ chức lễ hội Đống Đa cũng là đế tưởng nhớ đến người anh hùng áo vải Quang Trung cùng toàn bộ quân sĩ đã dũng cảm chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc.

Bình luận (0)
Minh Hằng
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân Mong
27 tháng 3 2018 lúc 16:34
Xưa nay tình mẫu tử là đề tài phong phú cho thơ ca. Nhưng những bài thơ về tình cha con thì có lẽ khá ít. Bài thơ "Nói với con" cuả Y Phương là 1 trong những tác phẩm hiếm hoi đó. Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình êm ấm, tình quê hương tha thiết, ngọt ngào và ngợi ca truyền thống nghĩa tình, sức sống mạnh mẽ của người dân tộc miền núi.
Cảm nhận đầu tiêntrong lời cha nói là hình ảnh con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc, che chở của người đồng mình, của quê hương. Bài thơ mở ra với khung cảnh gia đình ấm cúng, đầy ấp giọng nói tiếng cười:
Chân phải....
....tiếng cười.
Khung cảnh ấy đẹp như 1 bức tranh: hình ảnh em bé ngây thơ lẫm chẫm tập đi, bi bô tập nói trong vòng tay, trong tình yêu thương, chăm sóc, nâng niu của cha mẹ; hình ảnh cha mẹ giang rộng vòng tay, chăm chút từng bước đi, từng bước đi, từng nụ cười, tiếng nói của con. Gia đình chính là cái nôi êm ái, tổ ấm để con sống, lớn khôn và trường thành trong niềm yêu thương con cái. Đó là không khí thường thấy trong các gia đình hạnh phúc. Nhưng cách diễn đạt ở đay có nét độc đáo riêng cảu người miền núi: nói bằng hình ảnh cụ thể. Điệp ngữ "bước tới", trong tình cảm người cha, ko khỏi niềm sung sướng, tự hào.
Không chỉ có gia đình, con còn lớn lên, trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong quê hường sâu nặng nghĩa tình:
Người đồng mình yêu lắm con ơi
...........tấm lòng
Một cách nói rất riêng, rất ngộ : "người đồng mình", là người miền mình, người vùng mình, là những người cùng sống trên 1 miền đất, cùng quê hương, cùng 1 dân tộc. Đó là cách nói mộc mạc, mang túnh địa phương của dân tộc Tày nhưng giàu sức biểu cảm, Tác giả vận dụng lối diễn đạt của người dân tộc miền núi để xây dựng hình ảnh thơ. Những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc đều được diễn tả trực tiếp bằng hình ảnh. Đan lờ để bắt cá, dưói bàn tay của người Tày, những nan trúc, nan tre đã trở thành "nan hoa". Vách nhà ko chỉ ken bằng gỗ mà còn đc ken bằng "câu hát". Rừng đâu chỉ cho nhìu gỗ quý, lâm sản mà còn cho hoa. Ba đông từ "đan", "cài", "ken" còn thể hiện sự đoàn kết, gắn bó cảu quê hương. Lao động đã đem đến cho con bao điều tốt đẹp, "người đồng mình" và quê hương ấp ủ, nuôi sống con trong tình thương yuê, trong tình đoàn kết buôn làng. Và con đường đâu chỉ để đi mà nó còn cho "những tấm lòng" nhân hậu, bao dung, nghĩa tình. Con đường đó là hình bóng thân thuôc của quê hương, còn in dấu những bước chân đi xuôi ngược, làm ăn sinh sống của buôn làng, nên nó mang 1 ý nghĩa thật to lớn trong quá trình khôn lớn của con. Sung sứong nhìn con khôn lớn, nha thơ suy ngẫm về tình làng bản quê nhà, về cội nguồn hạnh phúc:
Cha mẹ ...
....trên đời
Không chỉ gọi cho con về nguồn sinh dưỡng, cha còn nói với con về những đức tính cao đẹp của "người đồng mình" và ước mơ của cha về con. Đó là lòng yêu lao động, hăng say lao động với cả tấm lòng. Đó là sức sống bền bỉ mạnh mẽ vượt wa mọi khó khăn, gian khổ.
Người đồng mình thương lắm con ơi
...........Không lo cực nhọc
Trước hết đó là tình thương yêu, đùm bọc nhau. Cách nói mộc mạc mà chứa đựng bao ân tình rất cảm động đó được lặp đi lặp lai như một điệp khúc trong bài ca. Chính tình thưong đó là sức mạnh để "người đồng mình" vượt wa bao gian khổ cuộc đời. Những câu thơ ngắn, đối xứng nhau "cao đo nỗi buồn xa nuôi chí lớn" diễn tả thật mạnh mẽ chí khí của "người đồng mình": sống vất vả, nghèo đói, cực nhọc, lam lũ nhưng có chí lớn, luôn yêu quý tự hào, gắn bó với quê hương. Đó là phẩm chất thứ hai. Thứ ba, về cách sống, người cha muốn giáo dục con sống phải có nghĩa tình, chung thủy với quê hương, bit chấp nhận vượt wa gian nan, thử thách bằng ý chí và niềm tin của mình. Không chê bai, phản bội quê hưong : "không chê...không chê....không lo" dù quê hương còn nghèo, còn vất vả. "Người đòng mình sống khoáng đạt, hồn nhiên, mạnh mẽ "như sông như suối-lên thác xuống ghềnh-ko lo cực nhọc". Lời cha nói với con mà cũng là lời dạy con về bài học đạo lý làm người. Đoạn thơ rất dồi dào nhạc điệu, tạo nên bởi điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu và nhịp thơ rất linh họat , lúc vươn dài, khi rút ngắn, lời thơ giản dị, chắc nịch mà lay độg, thấm thía, có tác dụng truyền cảm manh mẽ.
Để nhắc nhở giáo dục con, người cha nhấn mạnh truyền thống của người đồng mình:
Người đồng mình thô sơ da thịt
.......Nghe con
Truyền thống ấy thật đáng tự hào, tuy "thô sơ da thịt", ăn mặc giản dị, áo chàm, khăn piêu, cuộc sống mộc mạc thiếu thốn... nhưng ko hề nhỏ bé về tâm hồn, ý chí nghị lực và đặc biệt là khát vọng xây dựng quê hương. Họ xây dựng quê hương bằng chính sức lực và sự bền bỉ của mình: "tự đục đá kê cao quê hương". Họ sáng tạo, lưu truyền và bảo vệ phong tục tốt đẹp của mình biết tự hào với truyền thống quê hương, dặn dò con cần tự tin, vững bước trên đường đời, ko bao giờ được sống tầm thường, nhỏ bé, ích kỷ. Hai tiếng "nghe con" kết thúc bài thơ với tấm lòng thương yêu, kỳ vọng, vừa là lời dặn dò nhắc nhở ý chí tình của nhười cha đối với đứa con thân yêu. Hai tiếng ấy nghe sao mà thân thương trìu mến wá.
Bài thơ có giọng điệu nhò nhẹ, chân tình và rất mới lạ trong phong cách, một phong cách miền núi với ngôn ngữ "thổ cẩm" rất độc đáo, với cảm xúc, tư duy rất riêng. Qua đó, Y Phương đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hưong và dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của 1 dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.
Bình luận (0)
Thảo Phương
28 tháng 5 2018 lúc 22:28
I.Mở bài.
“Lời của con hay tiếng sóng thầm thì
Hay tiếng của long cha từ một thời xa thẳm
Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận
Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con”
Đây là những lời thơ da diết của Hoàng Trung Thông trog bài thơ Những cánh buồm mang yn triết lí sâu sắc, vừa thể hiện tình cảm của một người cha thương con sâu nặng làm xúc động long người. Cùng đề tài đó , bài thơ Nói với con cảu YP, một nhà thơ dân tộc Tày lại mang một âm hưởng, một giọng điệu, một nội dung riêng và cũng làm xúc động long người không kém. Bài thơ đã thể hiện tình cảm gia đình êm ấm, tình quê hương tha thiết, ngọt ngào và ngợi ca truyền thống nghĩa tình, sức sống mạnh mẽ của người dân tộc miền Núi.

II.Thân bài.
Đoạn 1:
Cảm nhận đầu tiên trong lời cha nói là hình ảnh con lớn lên trong tình yêu thương cha mẹ, sự đùm bọc, che chở của người động mình, của quê hương. Bài thơ mở ra với khung cnah3 gia đình ấm cúng, đầy ắp giọng cười tiếng nói:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười.
Với cách nói bằng hình ảnh cụ thể “chân phải, chân trái” “một bước,hai bước”, đoạn thơ giúp ta hình dung ra hình ảnh một em bé ngây thơ, lẫm chẫm tập đi, bi bô tập nói trong vòng tay, trong tình yêu thương, chăm sóc, nâng niu của cha mẹ, hình ảnh cha mẹ chờ noun, chăm chút từng bước đi, từng nụ cười, tiếng nói của con. Gia đình chính là cái nôi em, cái tổ ấm để con sống lớn khôn và trưởng thành trogn niềm ước mơ của che mẹ. Bên cha, bên mẹ, cha chờ, mẹ noun, cha mẹ yêu thương nhau và yêu thương con cái. Đó là không khí thường thấy trong cái gia đình hạnh phúc. Đứa con dần lớn lên trong niềm sung sướng, tự hào của người cha.
Không chỉ có gia đình, con còn lớn lên, trưởng thành trong cuộc sống lao động của người đồng mình, trong quê hương sâu nặng, nghĩa tình:
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nàh ken câu hat
Cách nói that tự nhiên, mộc mạc, mang đậm tính địa phương của người dân tộ Tày “người đồng mình”, đây là cách gọi để chỉ những người cùng sống trên một miền đất, cùng một dân tộc, quê hương, kết hợp cùng với ngữ điệu cảm thán “thương lắm con ơi” đã thể hiện tình cảm gắn bó, gần gũi, than thiết cảu tác giả với mảnh đất và con người quê hương. Hình ảnh “đan lờ”, “vách nhà” hai công việc lao đông gắn liền với đưa qtre3 theo từng lứa tuổi, còn bé thì đan lờ bắt cá, lớn hơn thì dựng nhà, ken vách. Dưới bàn tay của người dân tộc Tày, những nan trúc, nan tre đã trở thành những nan hoa, vách nhà không chỉ được chen bằng gỗ mà còn được chen bằng câu hat. Công việc lao động chẳng những không hề khó nhọc đối với họ mà còn đem lại cho họ niềm vui torng cuộc sống. Ba động từ “Đan,cài,ken” vưa diễn tả động tác lao động, vừa thể hiện sự đoàn kết trogn llao động. Đứa con đã lớn dần, đã gắn bó với quê hương, đất nước:
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
“Rừng” nơi người dân tộc miền núi sinh sống, rừng không chỉ cho nhiều gỗ, quý, rừng còn cho hoa, hoa là sản phẩm của thiên nhiên, của núi rừng, hoa còn tượng trưng cho cái đẹp. Con đường là hình bóng than thuộc của quê hương, con đường đâu chỉ để đi mà nó còn cho những tấm long. Con đường in dấu những bước chân xuôi ngược, làm ăn, sinh sống của buôn làng, nên nó có ý nghĩa thieng liêng trong quá trình khôn lớn của con. Chính những tấm long nhân hậu, những tình cảm của bản làng, cảu làng quê đã nâng đỡ con, dìu dắt để con trưởng thành. Sung sướng nhìn con khôn lớn, nhà thơ suy ngẫm về tình nghĩa bản làng quê hương, về cội nguồn, hạnh phúc:
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời


III.Kết bài:
Với thể thơ tự do, sử dụng cách nói giản dị, cụ thể của người miền núi, giọng thơ thiết tha, trìu mean, bài thơ là một điệp khúc về tình yêu con, tình yêu quê hương, đất nước, tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương. Qua những suy nghỉ, tâm sự của người cha đối với con ta thấy được tình yêu thương và khát vọng mà người cha dành cho con. Nếu con cò của CLV là khúc hat về tình mẹ thì ngược lại, nói với con của YP là khúc haut về tình cha con. Đó đều là những bài haut về tình cảm gia đình, cao hơn nữa là tình dân tộc, tình quê hương, Nói với con đã góp phần tạo nên bức tranh về tình người cao đẹp – điều thiêng liêng nhất torng cuộc đời mỗi con người
Bình luận (0)
Ami Ngọc
28 tháng 5 2018 lúc 22:44

Bài thơ ''Nói với con''của Y Phương bằng những cách nói ,cách nghĩ,những hình ảnh mộc mạc,cụ thể của người dân tộc Tày,tác giả cho người đọc hiểu được sự nuôi dưỡng,che chở của cha mẹ đối với con và mong con sống xứng đáng với quê hương.Đứa con sinh ra suốt một thời ấu thơ của nó.Bước đi chập chưỡng đầu tiên của một con người thật trang trọng và cảm động.Vì nó có thể yên tâm ,tin cậy trong vòng tay của cha,của mẹ..Con lớn lên từng ngày trong tình thương yêu của cha và mẹ.Bằng những hình ảnh thật cụ thể,Y Phương đã tạo được không khí gia đình đầm ấm,quấn quýt.Đứa trẻ sinh ra trong gia đình hạnh phúc và lớn lên bằng sự đùm bọc,dìu dắt:''Chân trái bước tới cha-Chân phải bước tới mẹ''.Tấm lòng của mẹ,của cha là cái đích để con hướng tới.Sự lớn lên của đứa trẻ rất đỗi hồn nhiên.Hình ảnh cụ thể mà giàu chất thơ: ''Một bước chạm tiếng nói-Hai bước tới tiếng cười''.Hai thao tác tư duy không cùng hệ thống,vừa ngọ nghĩnh vừa sáng tạo biết bao!Không biết đó là sáng tạo của nhà thơ hay của dân tộc Tày ở Cao Bằng,một cách nói mộc mạc vốn dĩ đã có hồn thơ.Câu thơ có được cái ấm áp,rối rít,ngọt ngào,một thứ âm vang của những người làm mẹ,làm cha ai mà không bồi hồi,xao xuyến.Tuy vậy,dù tấm lòng của cha mẹ có độ bao dung sâu lớn đến đâu,đứa con rất cần nhưng chưa đủ.Ở đây có bầu sữa tinh thần thứ hai là quê hương.Như vậy,khổ thơ đầu của bài thơ là bức tranh gia đình đầm ấm,hạnh phúc trong sự chăm chút đứa con,đồng thời người cha nói với con lời đầu tiên,nhắc nhở con về tình cảm gia đình rột thịt,về cội nguồn của mỗi người

Bình luận (0)
Linh Trần
Xem chi tiết
nguyen thi thao
1 tháng 6 2018 lúc 10:15

​ trong cuộc sống của mỗi con người chúng ta có rất nhiều điều tuyệt vời và những điều tuyệt vời ấy đều là do chính bản thân chúng ta tạo ra.vậy phép màu gì đã giúp chúng ta tạo ra những điều tuyệt vời ấy?

đó chính là lời động viên vậy lời động viên là gì?là những lời nói khích lệ tinh thần của mọi người dành cho những người gặp khó khăn về những vấn đề gì đó

​ vậy những lời khích lệ đem lại cho chúng ta những lợi ích gì?giúp cho chúng ta có thêm động lực và niềm tin vào cuộc sống này hơn.giúp cho nhiều người có thể vượt qua mọi khó khăn để tìm thấy tương lai mình trước mặt.nhiều lúc lời động viên đúng lúc còn thể hiện sự quan tâm của con người dành cho nhau.lời động viên còn giúp cho nhiều người thoát khỏi cái chết vô bờ ,và từ đó cố gắng sống có ích cho đời hơn và cống hiến tất cả cho cuộc đời.

​ lời động viên còn giúp cho nhiều người tỉnh ngộ,tránh đi vào tội lỗi và tránh đi vào những tệ nạn xã hội.lời động viên còn giúp cho những người gặp khó hắn thấu hiểu về cuộc sống này hơn rất là nhiều.

bên cạnh đó thì vẫn còn một số người thờ ơ và không bao giờ quan tâm tới những người gặp khó khăn gây ra những hậu quả vô cùng xấu.vì vậy lời động viên như 1 viên ngọc uqy có phép màu kì diệu mà chỉ có con người mới bán cho con người được thôi.các bn hãy mở lòng và bán cho những người khó khăn bên cạnh mình những lời động viên để họ tiếp tục sống và cống hiến cho đời nhé

Bình luận (0)