Văn mẫu lớp 8

Dương Nguyên
Xem chi tiết
Dương Nguyên
Xem chi tiết
Lê Phương Thanh
7 tháng 9 2017 lúc 16:40

Trong cuộc sống hàng ngày, lời chào có một vai trò vô cùng quan trọng. Chẳng vậy mà từ xa xưa, cha ông ta đã nhắc nhở bảo nhau: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Tại sao lời chào lại có ý nghĩa và giá trị lớn như vậy?

Khẳng định “Lời chào cao hơn mâm cỗ” nhằm nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của lời chào. Nhắc đến “mâm cỗ” là nhắc đến sự cao sang, quý giá (trong xã hội xưa, khi có sự kiện quan trọng ông cha ta mới làm cỗ). “Lời chào cao hơn mâm cỗ” mang hàm ý: mâm cỗ đã cao sang, quý giá nhưng lời chào còn cao sang, quý giá hơn. Tại sao vậy?

Lời chào là lời chào hỏi nhau khi những người quen thân nhau gặp mặt, thường là người dưới, người nhỏ tuổi cất lời chào trước. Thậm chí, không cần là những người đã thân quen, chỉ cần một hai lần gặp nhau đến tiếp theo gặp lại cũng niềm nở bắt tay chào hỏi. Hơn thế, trong những cuộc gặp gỡ, chuyện trò, bạn bè có thểgiới thiệu nhau với nhau, trong lần gặp đầu tiên ấy cũng cần chào hỏi chân tình. Lời chào phải là một câu nói có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ và chữ “chào” rất trang trọng: “Cháu chào bác ạ!”, “Em chào cô ạ”... Đáp lại, những người trên sẽ mỉm cười và tùy theo mức độ thân quen họ sẽ nói: “Bác chào cháu”, “Cô chào em”, ... hoặc “Chào cháu”, “Chào em”,...

Như vậy, lời chào có một ý nghĩa rất quan trọng. Lời chào trước hết thể hiện thái độ lễ phép, tôn kính của người dưới đối với người trên. Nhận được lời chào, có ai không vui vẻ, hạnh phúc khi nhận được tình cảm yêu mến của những người xung quanh dành cho mình?! Thứ nữa, với lời chào đáp lễ, lời chào thểhiện sự tôn trọng của người trên dành cho người dưới. Nhận được lời chào ấy, người con, người cháu, người học trò nào... cũng thấy sung sướng, mãn nguyện. Chẳng những vậy, lời chào trong những cuộc gặp gỡ còn có tác dụng mở đầu cuộc trò chuyện giúp người gần người hơn.

Qua câu tục ngữ trên, dân gian đã khẳng định ý nghĩa quan trọng và giá trị to lớn của lời chào. Hiểu được điều đó, mỗi người cần có ý thức sử dụng lời chào trong những hoàn cảnh cụ thể trong cuộc sống. Lời chào được nói ra phải là lời chào chân thành, niềm nở phản ánh được mức độ kính trọng của người chào dành cho người trên. Muốn được như vậy, không gì hơn là cần rèn cho mình một nhân cách trong sáng, tốt đẹp, biết lễ phép và tôn trọng những người xung quanh.

Bình luận (0)
Le Thi Viet Chinh
Xem chi tiết
Nguyễn Nam Khánh
Xem chi tiết
Lê Phương Thanh
30 tháng 8 2017 lúc 19:58

Mk chỉ jup bn lm ý chính thôi còn pn tự vt đ văn nhé!Okihaha

Trong lòng mẹ:
- Tên văn bản trước hết có ý nghĩa tả thực, gắn với một sự việc cụ thể: Hồng được gặp mẹ, được ngồi trong lòng mẹ, được mẹ yêu thương, âu yếm.
- Song nhan đề văn bản còn mang ý nghĩa tượng trưng: “trong lòng mẹ” cũng là trong tình thương của mẹ.
- Từ nhan đề văn bản, người đọc đã phần nào hiểu được tình yêu thương mẹ tha thiết, sự khao khát được sống trong tình mẹ của chú bé Hồng, một chú bé có tuổi thơ đầy cay đắng.

Bình luận (2)
Đạt Trần
30 tháng 8 2017 lúc 20:28

Trong lòng mẹ:
- Tên văn bản trước hết có ý nghĩa tả thực, gắn với một sự việc cụ thể: Hồng được gặp mẹ, được ngồi trong lòng mẹ, được mẹ yêu thương, âu yếm.
- Song nhan đề văn bản còn mang ý nghĩa tượng trưng: “trong lòng mẹ” cũng là trong tình thương của mẹ.
- Từ nhan đề văn bản, người đọc đã phần nào hiểu được tình yêu thương mẹ tha thiết, sự khao khát được sống trong tình mẹ của chú bé Hồng, một chú bé có tuổi thơ đầy cay đắng.

Bình luận (0)
Nguyễn Nam Khánh
Xem chi tiết
Đạt Trần
29 tháng 8 2017 lúc 20:22

Dòng cảm xuc của nhân vật "tôi" là dòng cảm xúc theo trinh tự không gian và thời gian. Đây là dòng cảm xúc vừa bỡ ngỡ vừa sợ sệt trong lần đầu tiên đi học:
- Nhân vật "tôi" cảm thấy mọi vật quanh mình thay đổi một cách lạ lùng, dù là con đường đã quen đi lại lắm lần. Và bỗng nhận ra rằng, chính mình đang có một sự thay đổi lớn lao: "hôm nay tôi đi học".
-Nhân vật"Tôi" đã có quyết tâm học tập ngay từ ngày đầu đi học, ko để thua kém bạn bè khi bảo với mẹ đưa cho mình cầm thước, bút.
-Rồi cảm thấy ngôi trường bỗng nhiên to lớn, đẹp đẽ, đâm ra lo sợ vẩn vơ...
-Qua 2 h/a so sánh thấy rằng nhân vật tôi khát khao, và mong muốn như những ng học trò cũ để khỏi sợ sệt.
-Cảm thấy lo sợ khi phải rời xa bàn tay yêu thương của mẹ, và cuối cùng, cậu đã bật khóc nức nở. Chi tiết ấy ko phải nói rằng nv ''tôi'' nhút nhát, nhưng là lần đầu tiên rời xa cái thế giới quen thuộc mà mình vẫn thường ngày đối diện, bc vào hoàn toàn 1 thế giới khác.
-Khi đã vào lớp, nv "tôi" lại thấy mọi vật hay hay. Và thích thú nhìn ra xung quanh. Rồi tự nhiên ko còn cảm thấy xa lạ hay sợ hãi mà là cảm giác gần giũ thân quen ngay với cả nh~ ng bạn chưa lần nào gặp mặt.

P/S : Nhân vật tôi chính là Thanh Tịnh

Bình luận (1)
Nguyễn Thị Thanh Thúy
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Nhung
28 tháng 8 2017 lúc 19:09
Như quý thầy cô đã thấy, tổng thể cổng trại của chúng em có hình chiếc thuyền, con thuyền mang tên “Chi đoàn ...….”, với thuyền trưởng là ………….. cùng …... thuyền viên xinh xắn, ưu tú. Con thuyền này khá nặng vì nó chứa rất nhiều niềm tin, ước mơ, hy vọng của chúng em!

Tiếp theo, xin mời mọi người cùng hướng mắt lên phía trên, nơi có hình tượng hai bàn tay chụm vào nhau. Thưa quý vị! nhà thơ Hoàng Trung Thông đã viết: "Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm"

Vâng! Bàn tay là kết tinh sức mạnh của con người, là công cụ tốt nhất để con người có thể tạo ra những thứ mình muốn. Và đối với chúng em – thế hệ tương lai của đất nước, bàn tay ấy còn chứa đựng tất cả sức lực, tinh thần và lòng nhiệt huyết để chúng em vững bước, tự tin xây dựng đất nước. Dẫu biết rằng con đường ấy còn lắm gian nan, trắc trở nhưng chúng em tin, dưới ánh sáng soi đường của Đảng và sự dẫn dắt, chỉ bảo tận tình của Đoàn TNCS HCM, thì không gì là không thể làm được. Trải qua chặng đường ..... năm đầy thử thách. Ngày hôm nay, bàn tay này sẽ mang theo những thành tích, những hoa thơm trái ngọt dâng lên Bác Hồ kính yêu, cùng với đó là lời hứa sẽ cố gắng hơn nữa hoàn thiện bản thân, trở thành người vừa "hồng" vừa "chuyên": “Hồng” là tư tưởng, đạo đức và “chuyên” là chuyên môn, tri thức, nghiệp vụ.

Tuy nhiên, để thực hiện những điều lớn lao ấy, việc đầu tiên chúng em cần làm ngay lúc này là phải ra sức học tập, trau dồi kiến thức cũng như nhân cách, đạo đức. Dưới mái trường ..................................... này, ..... năm qua, đã có biết bao lớp người học tập, lớn lên và trưởng thành, đã đào tạo biết bao công dân có ích cho đất nước, và chúng em tự hào là một trong những thế hệ đó. Nhân dịp kỉ niệm ..... năm ngày thành lập trường, tuổi trẻ chúng em quyết tâm thi đua lập thành tích, phát huy hơn nữa những thế mạnh của bản thân, góp phần đưa tên tuổi ................................ phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Bên cạnh đó, chúng em cũng hy vọng rằng năm học này sẽ đạt được nhiều điểm 10, nhiều thành tích để dâng lên thầy cô, khiến thầy cô vui lòng.

Con thuyền “…...…..” chở theo tuổi trẻ, lòng nhiệt huyết, chở cả những hoài bão, hy vọng dưới nền tảng vững chắc, tự hào bởi các thế hệ đã đi qua, sẽ từng bước vươn ra đại dương, đương đầu với trăm ngàn con sóng dữ, và một ngày không xa nó sẽ quay về chất đầy những thành quả tươi đẹp.
Bình luận (3)
Đức Cherry
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Nhung
27 tháng 8 2017 lúc 7:13

-Văn bản Cổng trường mở ra của Lí lan

Giống Khác

-Đều nói về buổi tựu trường đầu tiên

-Đều nói về tâm trạng của tẻ con và người lớn trước ngày khai giảng

*Cổng trường mở ra:Người con vẫn chưa trưởng thành lắm còn người mẹ quá lo cho con

*Tôi đi học:Người con đã trưởng thành và người mẹ vẫn lo cho con

Bn thêm vào nữa nhé

Bình luận (0)
Magic Kid
Xem chi tiết
Mai Hà Chi
20 tháng 8 2017 lúc 7:45

Điểm danh fan kinh dị !!!!!!!!

Còn truyện à ,để xem :

Một ngày, tôi giết con em gái vì nó làm phiền tôi.
Tôi ném xác nó xuống giếng.
Sáng hôm sau tôi đến xem lại, cái xác đã biến mất.
Năm năm sau, sau cuộc cãi lộn với thằng bạn, tôi đã giết nó.
Tôi ném xác nó xuống giếng.
Sáng hôm sau tôi đến xem lại, cái xác đã biến mất.
Mười năm sau, tôi giết con đàn bà mang thai đứa con mà tôi trót dại trong một lần say rượu.
Tôi ném xác nó xuống giếng.
Sáng hôm sau tôi đến xem lại, cái xác đã biến mất.
Mười lăm năm sau, do không ưa lão sếp, tôi đã giết lão.
Tôi ném xác lão xuống giếng.
Sáng hôm sau tôi đến xem lại, cái xác đã biến mất.
Hai mươi năm sau, tôi giết bà già, vì bà phải nằm liệt giường nhưng tôi lại không muốn chăm sóc.
Tôi ném cái xác xuống giếng.
Sáng hôm sau tôi đến xem lại, cái xác vẫn chưa biến mất.
Và ngày qua ngày, cái xác vẫn còn đó…

=> Bà mẹ phi tang hộ thằng này mấy cái xác trc đây, giờ bà này bị giết nên ko ai phi tang hộ

Bình luận (6)
Thanh Trà
20 tháng 8 2017 lúc 7:53

Dạ,nghe ghê quá.

Bình luận (4)
Thien Tu Borum
20 tháng 8 2017 lúc 9:37

da

Bình luận (4)
Lê Thành Vinh
Xem chi tiết
Kaori Miyazono
19 tháng 8 2017 lúc 19:48

Sau hơn ba năm rời xa làng quê đi tìm đất sống, nay tôi mới được trở lại quê hương. Đi xa bao năm mà trong tâm trí tôi vẫn hiện lên khung cảnh khu vườn nhỏ với căn nhà lụp xụp lợp toàn bằng lá. Trước sân có một chiếc chõng tre, một ông già áo vải nâu sồng chằng chịt miếng vá, đang chăm chút cho một con chó con với bộ lông vàng và tiếng sủ quen thuộc. Tại nơi đó 3 năm trước, người cha già ấy đã tiễn tôi - đứa con trai độc nhất của ông-lên đường đi kiếm sống. Khi đó tôi phẫn chí với cảnh nghèo bị người yêu coi rẻ, liền lập tức xin giấy bỏ lên đồn cao su. Làm lụng vất vả cực nhọc, chịu bao đánh đập chửi mắng, cuối cùng tôi đã hết hạn về đây. Tiền làm ba năm tôi quyết để dành biếu bố tôi, người đã một mình nuôi tôi khôn lớn. Suốt ba năm, tôi luôn mong chờ cái ngày ônh cụ bước ra ở cổng, nhìn thấy đứa con yêu, và ông sẽ ôm chầm lấy tôi run rẩy nói : “Con trai, con đã về đấy ư?”
Tôi về đến nơi. Đúng, kia, nhà tôi rồi. Nhưng sao lạ quá. Tràn ngập trong khu vườn là một không gian vắng vẻ đến kỳ lạ. Và khi gọi cổng, tôi cũng không còn nghe thấy tiếng sủa ba hồi đứt quãng quen thuộc của con chó Vàng nữa.
Mở cổng cho tôi không phải là bố tôi, mà là ông giáo Cao ở nhà bên cạnh. Tôi nhận ra ngay cái con người gầy gầy xương xương, ngày nào cũng sang tỉ tê trò chuyện với bố tôi, trên chiếc chõng tre ngày ấy. Giờ chỉ thấy có mình ông. Ông giáo sững lại, nhìn tôi, rồi nhẹ nhàng nói :
- Cuối cùng thì cháu cũng đã về. Ta và bố cháu đã đợi cháu rất lâu rồi. Chỉ tiếc…
Bỏ lửng câu nói, ông nắm lấy tay tôi - chặt đến nỗi như sợ tôi lại biến mất - và dắt tôi vào nhà trong. Trong gian giữa của căn nhà lụp xụp ấy, đồ đạc đã bị dẹp hết sang một bên, để kê một bàn thờ lớn. Trước kia bàn thờ này chỉ có một bát hương để thờ mẹ tôi, giờ thì bên cạnh đã có thêm một bát hương mới.
Ông giáo chậm rãi nói :
- Cha con đã không thể đợi được con. Cụ nhờ ta trao lại cho con căn nhà và khu vườn này. Cụ đã ra đi cách đây hai tháng rồi…
Nghe đến đó, chân tôi khuỵu xuống, mắt tôi nhòe đi và tai tôi thì ù ù như không còn nghe được gì nữa. Người cha già đã không kịp đợi đứa con bất hiếu là tôi trở về, để được ôm lấy nó, xoa đầu nó và nói với nó những câu trìu mến mà suốt ba năm nó đã muốn được nghe. Cụ đã ra đi rồi. Tôi cứ khóc mãi và cứ thế, tôi không còn biết gì nữa…

Bình luận (0)
Thanh Trà
19 tháng 8 2017 lúc 19:51

Tôi là con trai lão Hạc. Sau tám năm ròng đi đồn điền cao su, nay tôi mới có dịp trở về quê hương, thăm người cha già kính yêu và thăm cậu Vàng yêu quý. Cũng giống như bao người xa quê khác, tôi vô cùng hồi hộp, háo hức và xúc động khi được trở về quê nhà, gặp lại người cha đáng kính sau bao năm xa cách. Ngần ấy năm trời, tôi không viết thư cho cha nên không biết cuộc sống của cha đã ra sao rồi và trong túi của tôi đã dành dụm được chút tiền gọi là để biếu cha và để về quê cưới vợ. Cảnh vật quê hương vẫn thân thuộc như ngày nào. Trong tâm trí tôi vẫn nhớ như in từng đường thôn ngõ xóm, từng dòng sông, ngọn đồi nhưng dường như cảnh vật dần dần tiều tụy, xơ xác hơn so với ngày tôi bỏ làng ra đi. Bỗng nhiên, một cảm giác lạnh lẽo bao trùm khắp không gian khi tôi đặt chân đến mảnh vườn của cha. Cây cỏ thì khô héo, cây cối xung quanh tiêu điều, trơ trụi như rất lâu rồi chưa có người đặt chân đến chăm sóc. Ngôi nhà bằng rơm của cha tôi thì siêu vẹo, tưởng chừng như sắp đổ. Tôi vội vàng ngó vào trong nhà nhưng chẳng thấy cha tôi đâu. Tôi gọi lớn: “Cha ơi, cha ơi con đã về rồi đây cha ơi, cha ơi!...” nhưng mãi không có một tiếng trả lời. Tôi bỗng đâm ra lo sợ. Bất chợt, có một người hàng xóm đi qua, đã nhận ra tôi là con trai lão Hạc liền nói: “ơ, cháu đã về rồi à, nhưng bây giờ về thì đã quá muộn rồi, cha cháu đã mất cách đây năm năm trước và mảnh vườn cũng đã bán cho ông giáo rồi, cháu thử sang hỏi ông giáo mà xem”. Tôi sững sờ không tin vào tai mình, quên cả cảm ơn bác hàng xóm rồi chạy một mạch tới nhà ông giáo. Vừa đến nơi, ông giáo đã nhận ra tôi ngay, ông “à”, lên một tiếng rồi mời tôi vào nhà. Ngay lập tức tôi vào thẳng vấn đề chính: — Ông giáo ơi, ông giáo cho cháu biết chuyện gì đã xảy ra với cha cháu, à và còn về mảnh vườn nữa, chuyện cha cháu bán mảnh vườn cho ông giáo là như thế nào vậy? — Cậu cứ từ từ đã, chuyện còn dài lắm, trước tiên tôi dẫn cậu đến mộ của cha cậu trước đã. Ông giáo từ từ đáp lại. Đến mộ của cha, ông giáo và tôi thắp vài nén hương khấn cha tôi và ông giáo nghẹn ngào nói: — Lão Hạc ơi, cuối cùng con trai lão cũng đã trở về rồi đây, đã đến lúc tôi thực hiện lời hứa là trao trả mảnh vườn mà lão đã hi sinh cuộc đời để giữ lại cho con. Bây giờ thì lão có thể yên nghỉ dưới suối vàng rồi chứ? Nghe đến đây, chưa rõ chuyện gì xảy ra nhưng tôi vô cùng xót xa, ân hận nói: — Cha ơi, con quả là đứa con bất hiếu phải không cha, trong lúc cha cần có một bờ vai để nương tựa nhất thì con lại không có ở bên. Con chỉ mải mê lo kiếm tiền để hai cha con có thể sông một cuộc sống đầy đủ hơn sau này, con thật có lỗi quá - Tôi tự dằn vặt bản thân mình. Tôi vừa dứt lời thì ông giáo vỗ vai an ủi tôi rồi cả hai cùng trở về nhà ông giáo để nói chuyện tiếp. Ông giáo rót nước mời tôi uống rồi từ từ kể lại toàn bộ câu chuyện cho tôi nghe. Từ lúc mùa màng đói kém, cha tôi day dứt về chuyện bán cậu Vàng đến lúc ân hận, xót xa đã nỡ lừa một con chó. Cha tôi đã phải tự giải thoát cuộc đời bằng cách ăn bả chó xin được của Binh Tư để không tiêu vào số tiền dành dụm cho tôi và giữ lại mảnh vườn cho tôi. Cha tôi đã nhờ ông giáo viết văn tự bán vườn để nhằm giữ nguyên mảnh vườn khi tôi trở về. Nghe xong câu chuyện mà ông giáo kể, tôi không thể nào kiềm chê được nỗi xúc động, hai dòng nước mắt cứ thế chảy ra. Tôi ân hận lắm, xót xa lắm, chỉ vì tôi mà cha đã nhịn đói, chỉ vì tôi mà cha đã phải tự tìm đến cái chết thảm khốc để giải thoát bản thân. Đầu óc tôi choáng váng, tôi cảm thấy mình thật đáng chết, mình là người con bất hiếu, việc gì mà cha phải hi sinh cuộc đời cho một người con như tôi chứ. Trong lòng tôi tràn đầy cảm giác tội lỗi, ân hận. Tôi thương cha vô cùng. Thực ra ngày ấy phần vì nông nổi sau khi người yêu đi lấy chồng do tôi nghèo khó không có đủ tiền cưới vợ, phần vì thấy cha đã già mà phải làm việc vất vả tôi mới bỏ làng ra đi để kiếm chút ít tiền vừa để có chút vốn liếng lập nghiệp về sau, vừa để cho cha an hưởng lúc về già, ai ngờ sự việc lại xảy ra như thế này. Tôi chỉ nghĩ vùng đất ấy là một vùng đất đầy hứa hẹn, có thể kiếm được nhiều tiền để sau này về biếu cha rồi lập nghiệp và cưới vợ. Ông giáo liền đưa cho tôi xem văn tự mảnh vườn và nói: “Giờ đây, văn tự này chẳng còn ý nghĩa gì nữa” rồi ông giáo liền xé nó đi và đưa trả lại tôi cả mấy chục đồng bạc mà cha tôi nhờ ông giáo cất giữ. Trước khi ra về, tôi có đưa cho ông giáo mấy đồng bạc nhưng ông giáo nhất quyết không nhận, ông bảo không có lí do gì để nhận số tiền ấy cả. Tôi ra về, trong lòng thầm nghĩ sẽ trân trọng mảnh vườn cha tôi để lại suốt đời, tôi sẽ không bao giờ bán đi một tấc đất nào vì nó là mồ hôi, công sức và cả cuộc sống của cha để lại cho tôi. Tôi sẽ lập nghiệp ở chính nơi đây, sẽ cưới vợ, sẽ làm lụng chăm chỉ và sẽ luôn tiếp tục hướng về tương lai tốt đẹp để cha có thể mỉm cười dưới suối vàng. “Cha ơi, cha hãy luôn theo dõi con, phù hộ cho con, cha nhé!”.

Bạn tham khảo nhé.Đừng chép hết,cx k phải mk viết đâu.

Bình luận (0)
Nguyễn Bảo Trung
19 tháng 8 2017 lúc 20:03

Tôi là con trai lão Hạc. Sau tám năm ròng đi đồn điền cao su, nay tôi mới có dịp trở về quê hương, thăm người cha già kính yêu và thăm cậu Vàng yêu quý. Cũng giống như bao người xa quê khác, tôi vô cùng hồi hộp, háo hức và xúc động khi được trở về quê nhà, gặp lại người cha đáng kính sau bao năm xa cách. Ngần ấy năm trời, tôi không viết thư cho cha nên không biết cuộc sống của cha đã ra sao rồi và trong túi của tôi đã dành dụm được chút tiền gọi là để biếu cha và để về quê cưới vợ. Cảnh vật quê hương vẫn thân thuộc như ngày nào. Trong tâm trí tôi vẫn nhớ như in từng đường thôn ngõ xóm, từng dòng sông, ngọn đồi nhưng dường như cảnh vật dần dần tiều tụy, xơ xác hơn so với ngày tôi bỏ làng ra đi. Bỗng nhiên, một cảm giác lạnh lẽo bao trùm khắp không gian khi tôi đặt chân đến mảnh vườn của cha. Cây cỏ thì khô héo, cây cối xung quanh tiêu điều, trơ trụi như rất lâu rồi chưa có người đặt chân đến chăm sóc. Ngôi nhà bằng rơm của cha tôi thì siêu vẹo, tưởng chừng như sắp đổ. Tôi vội vàng ngó vào trong nhà nhưng chẳng thấy cha tôi đâu. Tôi gọi lớn: “Cha ơi, cha ơi con đã về rồi đây cha ơi, cha ơi!...” nhưng mãi không có một tiếng trả lời. Tôi bỗng đâm ra lo sợ. Bất chợt, có một người hàng xóm đi qua, đã nhận ra tôi là con trai lão Hạc liền nói: “ơ, cháu đã về rồi à, nhưng bây giờ về thì đã quá muộn rồi, cha cháu đã mất cách đây năm năm trước và mảnh vườn cũng đã bán cho ông giáo rồi, cháu thử sang hỏi ông giáo mà xem”. Tôi sững sờ không tin vào tai mình, quên cả cảm ơn bác hàng xóm rồi chạy một mạch tới nhà ông giáo. Vừa đến nơi, ông giáo đã nhận ra tôi ngay, ông “à”, lên một tiếng rồi mời tôi vào nhà. Ngay lập tức tôi vào thẳng vấn đề chính: — Ông giáo ơi, ông giáo cho cháu biết chuyện gì đã xảy ra với cha cháu, à và còn về mảnh vườn nữa, chuyện cha cháu bán mảnh vườn cho ông giáo là như thế nào vậy? — Cậu cứ từ từ đã, chuyện còn dài lắm, trước tiên tôi dẫn cậu đến mộ của cha cậu trước đã. Ông giáo từ từ đáp lại. Đến mộ của cha, ông giáo và tôi thắp vài nén hương khấn cha tôi và ông giáo nghẹn ngào nói: — Lão Hạc ơi, cuối cùng con trai lão cũng đã trở về rồi đây, đã đến lúc tôi thực hiện lời hứa là trao trả mảnh vườn mà lão đã hi sinh cuộc đời để giữ lại cho con. Bây giờ thì lão có thể yên nghỉ dưới suối vàng rồi chứ? Nghe đến đây, chưa rõ chuyện gì xảy ra nhưng tôi vô cùng xót xa, ân hận nói: — Cha ơi, con quả là đứa con bất hiếu phải không cha, trong lúc cha cần có một bờ vai để nương tựa nhất thì con lại không có ở bên. Con chỉ mải mê lo kiếm tiền để hai cha con có thể sông một cuộc sống đầy đủ hơn sau này, con thật có lỗi quá - Tôi tự dằn vặt bản thân mình. Tôi vừa dứt lời thì ông giáo vỗ vai an ủi tôi rồi cả hai cùng trở về nhà ông giáo để nói chuyện tiếp. Ông giáo rót nước mời tôi uống rồi từ từ kể lại toàn bộ câu chuyện cho tôi nghe. Từ lúc mùa màng đói kém, cha tôi day dứt về chuyện bán cậu Vàng đến lúc ân hận, xót xa đã nỡ lừa một con chó. Cha tôi đã phải tự giải thoát cuộc đời bằng cách ăn bả chó xin được của Binh Tư để không tiêu vào số tiền dành dụm cho tôi và giữ lại mảnh vườn cho tôi. Cha tôi đã nhờ ông giáo viết văn tự bán vườn để nhằm giữ nguyên mảnh vườn khi tôi trở về. Nghe xong câu chuyện mà ông giáo kể, tôi không thể nào kiềm chê được nỗi xúc động, hai dòng nước mắt cứ thế chảy ra. Tôi ân hận lắm, xót xa lắm, chỉ vì tôi mà cha đã nhịn đói, chỉ vì tôi mà cha đã phải tự tìm đến cái chết thảm khốc để giải thoát bản thân. Đầu óc tôi choáng váng, tôi cảm thấy mình thật đáng chết, mình là người con bất hiếu, việc gì mà cha phải hi sinh cuộc đời cho một người con như tôi chứ. Trong lòng tôi tràn đầy cảm giác tội lỗi, ân hận. Tôi thương cha vô cùng. Thực ra ngày ấy phần vì nông nổi sau khi người yêu đi lấy chồng do tôi nghèo khó không có đủ tiền cưới vợ, phần vì thấy cha đã già mà phải làm việc vất vả tôi mới bỏ làng ra đi để kiếm chút ít tiền vừa để có chút vốn liếng lập nghiệp về sau, vừa để cho cha an hưởng lúc về già, ai ngờ sự việc lại xảy ra như thế này. Tôi chỉ nghĩ vùng đất ấy là một vùng đất đầy hứa hẹn, có thể kiếm được nhiều tiền để sau này về biếu cha rồi lập nghiệp và cưới vợ. Ông giáo liền đưa cho tôi xem văn tự mảnh vườn và nói: “Giờ đây, văn tự này chẳng còn ý nghĩa gì nữa” rồi ông giáo liền xé nó đi và đưa trả lại tôi cả mấy chục đồng bạc mà cha tôi nhờ ông giáo cất giữ. Trước khi ra về, tôi có đưa cho ông giáo mấy đồng bạc nhưng ông giáo nhất quyết không nhận, ông bảo không có lí do gì để nhận số tiền ấy cả. Tôi ra về, trong lòng thầm nghĩ sẽ trân trọng mảnh vườn cha tôi để lại suốt đời, tôi sẽ không bao giờ bán đi một tấc đất nào vì nó là mồ hôi, công sức và cả cuộc sống của cha để lại cho tôi. Tôi sẽ lập nghiệp ở chính nơi đây, sẽ cưới vợ, sẽ làm lụng chăm chỉ và sẽ luôn tiếp tục hướng về tương lai tốt đẹp để cha có thể mỉm cười dưới suối vàng. “Cha ơi, cha hãy luôn theo dõi con, phù hộ cho con, cha nhé!”. Bài viết :

Bình luận (0)
Trường Nguyễn
Xem chi tiết
Linh Phương
7 tháng 2 2017 lúc 15:46

I. MB:
- Trong cuộc sống,ai mà chẳng có lỗi lầm. Điều quan trọng là có biết nhận ra lỗi và sửa đổi lỗi lầm.(Dẫn câu đề bài vào là ok)
II. TB :
1) GIẢI THÍCH :
- Câu chuyện “Lỗi làm và sự biết ơn” kể về hai người bạn đi trên sa mạc. Một người vì bạn đối xử xấu nên đã ghi trên cát. Sau khi người bạn cứu anh ,anh đã ghi lại trên đá:“Hôm nay người bạn …”.
- Việc làm này của anh ta đã là một bài học giáo dục con người hãy tha thứ khi bạn mắc lỗi và ghi nhớ ơn khi người ta giúp cho mình.
2) CHỨNG MINH :
- Thực tế nhân dân ta đã luôn ghi nhớ công ơn của người đi trước hay của người lao động và đã nhiều lần tha thứ cho kẻ thù và bắt tay giao hảo với cả Trung Quốc và Đế quốc Mỹ.
- Những giận hờn, thù oán sẽ làm tâm hồn ta chai sạn, cuộc sống nặng nề.
- Nhớ ơn sẽ làm tâm hồn ta đẹp hơn , biết trân trọng cuộc sống hơn.
3) PHÊ PHÁN :
- Chỉ đáng buồn là ở xã hội ta vẫn còn nhiều người không có lòng tha thứ và bội bạc với người đã có ơn với mình.
4) ĐÁNH GIÁ :
- Ngày nay, câu chuyện “Lỗi lầm và sự biết ơn” vẫn là một bài học để cho lớp trẻ chúng ta trong việc rèn luyện và sửa mình .
- Hãy tha thứ lỗi cho bạn bè khi cần thiết và hãy luôn trân trọng ghi nhớ công ơn của cha mẹ, thầy cô ,những người đã đem lại cho chúng ta những niềm vui và hạnh phúc.
III. KB :
- Bài học từ “Lỗi lầm và sự biết ơn” sẽ giúp chúng ta tránh được những điều tệ hại trong giao tiếp và cư xử.
- Hãy tha thứ cho nhau để cuộc sống đẹp thêm.

Dàn bài đây nhé! Chúc bạn hc tốt!

Bình luận (0)
Đạt Trần
10 tháng 8 2017 lúc 14:25

ý thôi nha:


1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
2. Khái quát chung và nắm bắt được ý nghĩa mà câu chuyện muốn đề cập.
3.Trình bày suy nghĩ của bản thân về sự tha thứ và lòng biết ơn của con người trong cuộc sống mà được gợi lên từ câu chuyện :
- Giải thích về vấn đề cần bàn luận :
+ Thế nào là sự tha thứ và lòng biết ơn : tha thứ là việc bỏ qua, không trách cứ, chấp nhặt, hay trừng phạt những sai trái, lỗi lầm của người khác ;lòng biết ơn là sự thể hiện việc hiểu và nhớ công ơn của người khác đối với mình.
+ Vì sao trong cuộc sống con người cần có sự tha thứ và lòng biết ơn ?: trong cuộc sống ai cũng có lúc gây ra những lỗi lầm, sai trái vì vậy cần phải nhận được sự tha thứ, bao dung của mọi người. Bởi chính sự tha thứ giúp cho người mắc lỗi có cơ hội được sửa chữa; giúp cho bản thân tìm thấy được sự thanh thản và làm cho cuộc sống bớt đi sự căng thẳng, xung đột và thêm đi sự hoà hợp, yêu thương, có nghĩa là phải biết viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát …; phải biết khắc ghi những ân nghĩa vào lòng, phải biết ơn những người đã đem đến cho mình những điều tốt đẹp, và biết khắc ghi những ân nghĩa lên đá, như cách ứng xử giữa những con người trong câu chuyện trên.
- Suy nghĩ của bản thân :
+ Sự tha thứ và lòng biết ơn là một trong phẩm chất cần thiết, cao đẹp để hình thành nên một con người chân chính, bởi bên cạnh việc thu nhận kiến thức thì việc tu dưỡng, rèn luyện cho bản thân những đức tính về sự tha thứ và lòng biết ơn có một ý nghĩa rất lớn trên con đường hoàn thiện nhân cách của mỗi con người
+ Sự tha thứ và lòng biết ơn không chỉ được thể hiện ở một cá nhân hay một bộ phận mà những đức tính đó cần phải được gắn kết và tạo thành những phẩm chất, đạo lí trong cuộc sống. Bởi đó chính là những nét đẹp truyền thống của con người Việt Nam.
4. Bài học nhận thức và hành động :
- Cần phải biết sống có tấm lòng bao dung, vị tha; biết ghi ơn những con người đã mang lại cho mình những điều tốt đẹp.
- Cần phải được thể hiện sự tha thứ và lòng biết ơn của mình trên cả nhận thức và hành động cụ thể.

Bình luận (0)
Lê Phương Thanh
10 tháng 8 2017 lúc 16:42

MB: lỗi lầm và sự biết ơn trong cuộc sống
TB:
-Lỗi lầm :ai cũng có lỗi lầm trong cuộc sống và lỗi lầm để chúng ta trưởng thành hơn trong cuộc sông-Bài học kinh nghiệm
+Dẫn đến lỗi lầm trong câu chuyện
-Sự biết ơn:Khi ta được mọi người giúp đõ hãy biết nói cám ơn như mở rộng tấm lòng với mọi người
+Dẫn đến sự biết ơn trong câu chuyện
-Liên hệ với hiện nay
KB:
Ý nghĩa câu chuyện với mọi người
Lời nhắc nhở

Bình luận (0)