Văn mẫu lớp 8

Linh Ngô
Xem chi tiết
Đỗ Hà Linh
Xem chi tiết
Kuroba Kaito
5 tháng 11 2017 lúc 20:22

Đánh nhau với cối xay gió là một chiến công đặc biệt của hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê tài ba xứ Mantra. Hiệp sĩ này là nhân vật chính do nhà văn Tây Ban Nha Xec-van-tec sáng tạo ra trong cuôn tiểu thuyết cùng tên. Đôn Ki- hô-tê vốn là một nhà quý tộc nghèo, tuổi đời ngót nghét năm mươi, suốt ngày chỉ lấy sách vở làm bạn bè và làm thú vui tiêu khiển. Nhưng sách vở mà nhà quý tộc đọc lại là truyện kiếm hiệp phiêu lưu, là các truyện hiệp sĩ mà phần lớn là bịa đặt chứ không có thật. Nhà quý tộc bị mê hoặc bởi thế giới các hiệp sĩ và các chiến công của họ đã quyết tâm bỏ nhà ra đi làm hiệp sĩ, sống cuộc đời lang thang nay đây mai đó. Mục đích ra đi của Đôn Ki-hô-tê là diệt trừ cái ác và lập lại công bằng, cứu nghèo cứu khổ. Đắm mình trong thế giới hiệp sĩ, Đôn Ki-hô-tê cũng chìm đắm trong thế giới hoang tưởng. Vì thế trên mọi nẻo đường ông đi ở đâu ông cũng thấy những tên khổng lồ những con yêu tinh... đang hoành hành gây tội ác. Những tên khổng lồ, những con quái vật đều gắn liền với trí tưởng tượng của Đôn Ki- hô-tê. Trên con đường đi tìm lẽ công bằng ở đời, Đôn Ki-hô-tê còn có một người giám mã rất đỗi trung thành và rất đúng hình mẫu sách vở mà ông đã đọc, đó là người nông dân Xantrô Panxa tốt bụng, hay ăn vô lo và cũng rất yêu đời. Họ cùng đi với nhau trên mọi nẻo đường đất nước, cùng chung hoạn nạn, cùng sẻ chia mọi nỗi buồn.

Ở đây những tên khổng lồ xuất hiện trên con đường thực hiện công lý của nhà hiệp sĩ là những cối xay gió, tới "ba bốn chục chiến cối xay gió giữa đồng", chúng dường như hiện ra đột ngột, bất ngờ và nhanh chóng tạo ra một hoang tưởng trong đầu óc của nhà hiệp sĩ cao lênh khênh mà lại gầy còm một cách thảm hại đang ngất nghểu trên lưng con chiến mã Rôxinantê cũng gầy còm tới mức chỉ còn da bọc xương. Luôn luôn mơ ước lập được các chiến công như các hiệp sĩ thời xưa cho nên Đôn Ki-hô-tê thấy rằng đây là một dịp tốt: "Vận may dun dủi khiến cho sự nghiệp của chúng ta đẹp quá sự mong muốn. Này, anh bạn Xantrô Panxa, anh có trông thay mấy chục tên khổng lồ kia không? Để ta xông ra kết liễu đời chúng; với những chiến lợi phẩm thu được chúng ta sẽ trở nên giàu sang phú quý...". Một cánh đồng mênh mông, những chiếc cối xay gió sừng sững quả là một bối cảnh nên thơ cho trí tưởng tượng hoang tưởng, điên rồ của nhà hiệp sĩ. Tuy nhiên người giám mã của chàng thì lại không hoang tưởng chút nào. Vì thế khi nghe chủ nhân nói tới những tên khổng lồ anh ta hỏi ngay: "Những tên khổng lồ nào cơ?" - một câu hỏi cơ hồ như anh ta ở trên trời rơi xuống chứ không phải là giám mã luôn luôn đi kèm sát bên hiệp sĩ mà mình phải phò tá. Đôn Ki-hô-tê chỉ ngay cho anh ta thấy: "Những tên mà anh nhìn thấy ở trước mắt kia kìa. Cánh tay chúng rất dài, có cái tới gần hai dặm". Đầu óc thực tiễn của Xantrô nhận ra ngay sự nhầm lẫn của ông chủ. Anh ta thấy sự cần thiết phải giải thích cho ông chủ: “Xin ngài coi chừng. Cái mà ngài tưởng là người khổng lồ chỉ là những chiếc cối xay gió, còn cái vật trông giống cánh tay là những cánh quạt; khi có gió sẽ quay tròn làm chuyển cối đá bên trong".

Ở đây có một điểm tương đồng: Đôn Ki-hô-tê nhìn những chiếc cánh quạt như là những cánh tay, còn Xantrô cũng cho là "giống cánh tay”. Nhưng sự tương đồng này sẽ bị khúc xạ bởi hai đầu óc khác nhau: một thì hoang tưởng, một thì tỉnh táo, để rồi làm bật ra một tiếng cười hóm hỉnh nhẹ nhàng. Nhà hiệp sĩ thấy rằng cần phải chứng minh cho người giám mã không hiểu biết gì về những chuyện phiêu lưu bằng một sự khẳng định chắc chắn: "Quả là anh chẳng hiểu gì những chuyện phiêu lưu mạo hiểm. Đó chính là những tên khổng lồ. Nếu anh sợ thì hãy mau mau lánh ra xa mà cầu kinh trong lúc ta đương đầu với chúng trong một cuộc giao tranh gay go và chênh lệch". Sự "chênh lệch" thì đã quá rõ, còn "phiêu lưu" thì cũng dễ nhận ra, "gay go" thì khỏi phải nói. Trước hết Đôn Ki-hô-tê chủ động chấp nhận trận đấu không cân sức bằng cách "thúc con Rôxinantê xông lên”, “chẳng thèm để ý" đến mọi lời khuyên can. Giữa cái bối cảnh hùng vĩ và nên thơ ấy và trước những đối thủ câm lặng, nhà hiệp sĩ tài ba đưa ra lời tuyên chiến của mình bằng cách "thét lớn": ""Lũ súc sinh kia không được chạy trốn! Có ta là hiệp sĩ một thương một mã đến đọ sức với bọn ngươi đây". Bọn khổng lồ cũng không vừa, chúng cũng ra tay đối phó: "một cơn gió nhẹ làm quay những cánh quạt". Và thế là nhà hiệp sĩ lên tiếng khẳng định sức mạnh tài ba của mình: "Dù cho bọn ngươi có vung nhiều cánh tay hơn cả khổng lồ Bri-a-rê-ô, các ngươi cũng sẽ phải đền tội.

Nhưng đây còn là cuộc chiến giữa chiến sĩ diệt yêu quái và lũ yêu quái, nên thể thức cũng có những cái khác thường. Đó là theo truyền thông hiệp sĩ, khi vào trận chiến các hiệp sĩ đều hướng lời cầu nguyện của mình về tình nương mà mình tôn thờ. Không trái với phong tục, Đôn Ki-hô-tê cũng cầu cứu nàng Đuyn-xi-nê-a, xin nàng hãy giúp cho trong cơn nguy biến này. Cũng vẫn nói thêm rằng nàng Đuyn-xi-nê-a người mà trái tim của hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê tôn thờ chỉ là một sản phẩm hoang tưởng của đầu óc mụ mị bởi ảnh hưởng của các tiểu thuyết mà nhà quý tộc kia đã đọc trong mấy chục năm qua. Khi cầu nguyện như vậy thì dường như sức mạnh được nhân đôi, lòng dũng cảm cũng được tăng lên gấp bội, khi đó "Đôn Ki-hô-tê vừa lấy khiên che kín thân, tay lăm lăm ngọn giáo, thúc con Rôxinantê phi thẳng tới chiếc cối xay gió gần nhất". Hình ảnh người hiệp sĩ mới đẹp làm sao, hình ảnh đó toát ra một phẩm chất anh hùng lẫm liệt, một dáng dấp oai phong. Hình ảnh đó sẽ trở lên tuyệt vời nếu những tên khổng lồ, những con yêu tinh kia là thực. Còn ở đây chỉ là những chiếc cối xay gió bình thường thực tới mức hai năm rõ mười, cho nên hình ảnh ấy trở nên buồn cười như chính những gì đã xảy ra: "Đúng lúc chàng đâm mũi giáo vào cánh quạt cối xay, gió nổi lên dữ dội, cánh quạt quay tít khiến ngọn giáo gãy tan tành, cả người lẫn ngựa ngã chổng kềnh ra đất". Mọi cái hoang tưởng đều biến đi, chỉ còn Đôn Ki-hô-tê "nằm không cựa quậy sau cái ngã như trời giáng". Cuộc chiến cũng kết thúc.

Trận chiên đấu diễn ra rất bài bản, tuần tự nhưng diễn biến thì rất chóng vánh, chỉ trong chớp mắt, tới mức giám mã "Xantrô Panxa thúc lùa tới cứu" thì cũng không kịp: chủ nhân của anh ta đã bị thất bại. Anh ta chỉ còn biết cách kêu trời và lên án những câu chuyện hoang tưởng. Cách lập luận của Xantrô càng thực tế hơn bao giờ hết: "Tôi đã chẳng bảo ngài phải coi chừng việc làm của mình rồi đấy ư? Rằng đó chỉ là những chiếc cối xay gió thôi ư? Ai mà chả biết thể trừ kẻ nào đầu óc cũng quay cuồng như cối xay vậy". Anh ta lo cho chủ nhân, buồn cho sự đau đớn của chủ nhân, còn anh ta cũng chẳng hề quan tâm tới việc thắng thua, bởi lẽ đánh nhau với cối xay gió chỉ là việc rồ dại. Chủ nhân của anh ta, hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê trứ danh cho dù đau đớn, cho dù thất bại thì vẫn đang chìm đắm trong trò chơi hiệp sĩ hoang tưởng. Chàng chỉ cho giám mã của mình biết: "Thôi im đi, anh bạn Xantrô. Phải biết rằng cái nghề cung kiếm này hơn các nghề khác ỏ chỗ luôn luôn biến chuyển. Đúng là lão pháp sư Phơ-re-xtôn trước đây đã đánh cắp thư phòng và sách vở của ta, bây giờ lại biến những tên khổng lồ này thành những chiếc cối xay gió để tước mất của ta phần vinh quang chiến thắng. Hắn thâm thù ta như vậy cơ? Nhưng rồi pháp thuật của hẳn cũng sẽ bị thanh kiểm lợi hại của ta khuất phục thôi". Những hư cấu từ các tiểu thuyết hiệp sĩ đã đọc luôn luôn ám ảnh Đôn Ki-hô-tê. Do đó vinh quang đáng lẽ thuộc về anh thì lại bị một gã pháp sư có nhiều pháp thuật hơn tước đoạt mất, vì thế anh lại cùng người giám mã của mình đi tìm những cuộc phiêu lưu mới.

Nỗi buồn lớn nhất của anh là trên đường đi anh không còn giáo nữa. Anh nhớ tới hiệp sĩ Đi-ê-gô Pêrex đê Vagax trong một cuốn sách. Trong một trân chiến đấu hiệp sĩ này đã bị gẫy gươm nhưng chàng không nao núng, chàng đã nhổ mọi cây sồi làm vũ khí và đã giết được không biết bao nhiêu là giặc. Đôn Ki-hô-tê kể lại chuyện đó với người giám mã của mình và hứa với Xantrô là sẽ noi gương người hiệp sĩ kia. Song cú ngã như trời giáng ban nãy đang làm cho anh "vẹo vọ" đi và cho dù vậy thì anh cũng chẳng dám kêu đau vì theo luật giang hồ các hiệp sĩ "có bị thương cũng không được rên rỉ, dù xổ cả ruột ra ngoài". Một tiếng cười hóm hỉnh lại bật ra khi Xantrô đưa ra ý kiến so sánh: "Riêng phần tôi, chỉ cẩn bị gai đâm là tôi kêu đau ngay, trừ phi người ta cấm cả giám mã của hiệp sĩ giang hồ kêu". Sự hóm hỉnh ở đây góp phần thể hiện sự tương phản giữa hai tính cách: một bên hoang tưởng còn bên kia rất thực tế, một bên điên rồ, một bên rất tỉnh táo. Đây cùng là lần đầu tiên Xantrô bỏ nhà ra đi làm giám mã cho một hiệp sĩ và đây cũng là lần đầu tiên anh ta chứng kiến vị hiệp sĩ của mình ra trận không phải tả xung hữu đột, như múa như bay giữa trận tiền mà "ngã như trời giáng". Tuy nhiên Xantrô rất quý ông chủ vì ông ta cho phép anh được ăn, được ngủ thoải mái. Vừa đi, anh ta "vừa ăn một cách khoái trá", vừa "nghiêng bầu rượu tu một hơi ngon lành" khiến Xantrô “cảm thấy cái nghề đi tìm kiếm chuyện phiêu lưu này tuy có nguy hiểm song cũng không đến nỗi vất vả". Như vậy tính chất thực tiễn lại xuất hiện: làm hiệp sĩ lang thang trở thành một cái nghề có thể kiếm sống được.

Một ngày được khép lại cùng giấc ngủ nặng nề đang kéo đến với Xantrô. Còn hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê thì lại tiếp tục bắt chước các trang hiệp sĩ khác từng thức đêm thức hôm để nhớ tới tình nương sau khi đã "bẻ một cành khô, rút cái mủi sắt ở cái cán gẫy lắp vào làm thành một ngọn, giáo mới". Chàng hiệp sĩ không ngủ để mà nghĩ tới nàng Đuyn-xi-nê-a, cho dù trong trận chiến đấu chống lại lũ khổng lồ có hình thù là những chiếc cối xay gió kia nàng đã không tỏ ra hào hiệp giúp chàng, nàng cũng lại thờ ơ với cả cú "ngã như trời giáng" của chàng nữa. Cho dù vậy, là một hiệp sĩ chân chính Đôn Ki-hô-tê luôn tỏ ra trung thành với tình nương của mình mà biểu hiện độc đáo nhất là không ăn không ngủ, bởi vì chàng "nghĩ đến người yêu cũng đủ no rồi". Tiếng cười nhẹ nhàng vừa giễu cợt vừa trêu chọc đã làm cho nhân vật trở nên sống động.

Cho dù những hành động trong thực tế mang tính điên rồ ảo tưởng song lý tưởng vị tha mà Đôn Ki-hô-tê theo đuổi lại rất đáng trân trọng, bởi lẽ anh là người hiệp sĩ chân chính đi tìm tự do, khi Tây Ban Nha tự do bị bóp nghẹt, quyền sống bị chà đạp; ở đó bọn khổng lồ, bọn yêu tinh có mặt khắp nơi, hoành hành mọi nẻo; ở đó cái ác đang tồn tại và vì vậy cũng cần tới những hiệp sĩ chân chính để phò nguy cứu khổ, để tiêu diệt cái ác. Sự kết hợp giữa hai thầy trò Đôn Ki-hô-tê cũng là một sự kết hợp độc đáo, bởi lẽ ở đây vừa có sự huyễn hoặc lại vừa có sự tĩnh táo mà các nét này lại được phân bố ở cả hai người. Nếu thực hiện một phép lựa chọn theo kiểu tước bỏ những nét tiêu cực ở cả hai nhân vật và kết hợp chúng lại, ta sẽ có một nhân vật hoàn chỉnh đạt tới mức độ lý tưởng. Đó là nhân vật của ước mơ, của khát vọng của những người dân lương thiện ở Tây Ban Nha trong thời kỳ phục hưng.

Hơi dài 1 chút bạn thấy câu nào được thì lấy nhé

Chúc bạn học tốt

Bình luận (0)
Nguyễn Bích Ngọc
Xem chi tiết
Thien Tu Borum
5 tháng 11 2017 lúc 19:41

Chiếc lá cuối cùng là một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn ắp tràn tình thương yêu và niềm tin với con người, một bức thông điệp khẳng định sứ mạng và sức mạnh của nghệ thuật chân chính.
Câu chuyện kể về cuộc sống chật vật của những người hoạ sĩ nghèo: hai nữ họa sĩ trẻ Xiu và Giôn-xi sống cùng căn hộ với người họa sĩ già Bơ-men. Những khó khăn về vật chất đã vắt kiệt sức sáng tạo, khiến họ lâm vào cảnh bi đát. Cụ Bơ-men suốt bốn chục năm mơ ước vẽ một bức kiệt tác mà không thực hiện được, đành phải ngồi làm mẫu cho các họa sĩ trẻ để kiếm chút tiền còm nuôi thân. Giôn-xi bị sưng phổi, bệnh tật và nghèo túng đã lấy nốt của cô niềm tin vào cuộc sống. Chỉ còn lại Xiu mòn mỏi với những bức vẽ và ám ảnh bởi suy nghĩ của Giôn-xi: cô gái bệnh tật ấy đang đếm từng chiếc lá rơi để chờ định mệnh phán quyết mạng sống của chính mình, với niềm tin khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cô sẽ ra đi… Không gian cuộc sống của những con người khốn khổ ấy lạnh lẽo u ám như mùa đông, nặng trĩu những buồn lo.
Đáng sợ làm sao khi mỗi ngày trôi đi trong gió tuyết và những cơn mưa lạnh lẽo dai dẳng, những chiếc lá thường xuân tiếp tục rơi xuống, chỉ còn lại một chiếc lá cuối cùng để Giôn-xi như nhìn thấy cái chết của mình đang đến gần. Có lẽ ai trong chúng ta cũng cảm thấy rối lòng, bất lực trước một con người đã buông xuôi, chán sống. Bởi thế nhà văn đã tập trung miêu tả khoảnh khắc căng thẳng của Xiu và cụ Bơ-men lúc Giôn-xi đang ngủ: “Họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì”. Có lẽ trong giây phút đó, họ đã nhìn thấy nhánh thường xuân cuối cùng trụi lá rồi chăng? Dường như cùng với cái khắc nghiệt của trời đông, mưa gió, họ có thể đoán trước được điều gì khi Giôn-xi tỉnh dậy vào sáng hôm sau và thấy chiếc lá cuối cùng đã rụng.
Trong hoàn cảnh này, người đau khổ nhất không phải là Giôn-xi mà chính là cô gái trẻ Xiu. Bởi lẽ, cô là người sẽ phải chứng kiến toàn bộ tấn bi kịch sắp diễn ra vào sáng hôm sau khi Giôn-xi lại nhìn ra cửa sổ. Nhà văn không mô tả cụ thể tâm trạng Xiu, chỉ cho biết cô “tỉnh dậy sau khi chợp mắt được một tiếng đồng hồ”,như vậy có nghĩa là cô đã phải trải qua một đêm trắng đầy âu lo thổn thức, trong sự bồn chồn và bất lực. Một đêm mưa gió ngoài trời dữ dội, một chiếc lá mong manh bám trên bức tường gạch chắc chắn sẽ bị vùi dập tơi tả, không chống chọi nổi sự tàn phá của tự nhiên. Điều đó có nghĩa là sau phút kéo mành lên, Giôn-xi sẽ nhìn thấy cái chết của chính mình. Nhưng Xiu cũng không thể chịu được khoảnh khắc nhìn thấy “Giôn-xi đang mở to cặp mắt thẫn thờ nhìn tấm mành mành màu xanh đã kéo xuống”. Không kéo mành lên cũng không được, vì như vậy Xiu sẽ mang mặc cảm chính mình mới là người gây ra cái chết của Giôn-xi. Ta hiểu tâm trạng của cô khi làm theo một cách chán nản, bản thân cô cũng không còn phương cách nào giúp cho người đồng nghiệp, người em gái kia từ bỏ suy nghĩ điên rồ đáng sợ kia.
Chính vào lúc ấy, một hình ảnh bất ngờ đã làm đảo lộn mọi dự đoán, đảo ngược cả tình huống tưởng như chắc chắn trong dự định của Giôn-xi, trong nỗi lo của Xiu và trong sự thất vọng của mọi người. Tình huống ấy đã thắp lại niềm hy vọng như một phép màu: vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. Có lẽ người vui mừng nhất lúc này là Xiu, vì chiếc lá cô nhìn thấy không phải là một ảo ảnh: “Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ”. Còn Giôn-xi? Cô cũng nhận ra: “Đó là chiếc lá cuối cùng”, thừa nhận sự thật một cách miễn cưỡng và tiếp tục suy nghĩ: “Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết”.
Giôn-xi thật đáng thương nhưng cô cũng thật đáng trách khi vẫn đeo đuổi ý định từ bỏ cuộc sống. Cô chìm đắm trong ý nghĩ kỳ quặc của mình, mặc kệ những sợi dây ràng buộc cô với tình bạn và với thế gian cứ lơi lỏng dần từng sợi một. Cô đã phụ lòng của Xiu, bởi lẽ cô đã xem nỗi đau của mình lớn hơn tất cả mọi sự quan tâm lo lắng của mọi người. Trong thời điểm ấy, sẽ không ai có thể giúp đỡ cô, ngoại trừ chính bản thân cô. Thời gian một ngày kéo dài đằng đẵng để Giôn-xi chứng kiến chiếc lá thường xuân chống chọi với mùa đông khắc nghiệt. Chiếc lá bướng bỉnh ấy không chấp nhận sự buông xuôi của một cô gái còn quá trẻ. Thế nhưng, khi con người ấy đã chấp nhận đầu hàng số phận, thì sức mạnh của màn đêm buông xuống, gió bấc ào ào, mưa đập mạnh vào cửa sổ lại có một uy lực khiến cho Giôn-xi không còn một niềm tin nào vào sự sống của chính mình. Sự cố chấp ấy quả thật đáng chê trách.
Nhà văn đã tạo ra một tình huống thử thách trước số phận của Giôn-xi, để rồi, cuối cùng người đọc có thể thở phào nhẹ nhõm: “chiếc lá thường xuân vẫn còn đó”. Chiếc lá mong manh ấy đã chiến thắng được thời tiết khắc nghiệt, để tạo ra một bước ngoặt trong nhận thức của Giôn-xi. Cuối cùng, cô gái ấy đã nhận ra sự ích kỷ tồi tệ của bản thân mình. Chiếc lá cuối cùng đã cứu sống một sinh linh. Trước hết là thức tỉnh khát vọng sống tiềm ẩn trong tâm hồn của Giôn-xi, để cô nhận ra: “có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội.”. Phép nhiệm màu đã xảy ra, vượt qua tất cả những quy luật thường tình của thiên nhiên tạo hoá, khiến Giôn-xi không hiểu và không sao hiểu được. Phải chăng, Thượng đế chí công và nhân từ không nỡ để một cô gái trẻ phải sớm giã từ cuộc sống? Không những thế, sau thời khắc bừng tỉnh, cô gái Giôn-xi đã lại bắt đầu mơ ước về tương lai: “một ngày nào đó em sẽ vẽ được vịnh Na- plơ”. Thượng đế thật công bằng, vị thượng đế ấy có tên là… Bơ-men.
Người hoạ sĩ già khốn khổ ấy không có quyền năng tối thượng của Thượng đế, nhưng ông có một trái tim giàu lòng thương cảm. Hoá ra, trong thời điểm làm mẫu cho Xiu, con người ấy đã đi đến một quyết định táo bạo, đoạt quyền của Đấng-toàn-năng bằng chính khả năng của mình. Con người đã bốn mươi năm theo đuổi kiệt tác mà không thành công đã tạo nên một kiệt tác cuối cùng của đời mình: chiếc lá cuối cùng! Khi bắt tay vào công việc, người nghệ sĩ chân chính ấy đã âm thầm hành động với ước nguyện thật cao cả: trả lại niềm tin vào sự sống cho Giôn-xi. Không ai được biết có bao nhiêu tinh hoa đã phát tiết trong giờ phút vẽ nên chiếc lá trên tường của cụ Bơ-men. Tất cả đều diễn ra quá bất ngờ, đến nỗi cả Xiu là người đã chứng kiến giờ phút chiếc lá cuối cùng rụng xuống cùng cụ Bơ-men cũng phải bàng hoàng. Ta chợt hiểu những lời nói hối hả của cô với Giôn-xi: “Em thân yêu, thân yêu. Em hãy nghĩ đến chị, nếu như em không còn muốn nghĩ đến mình nữa. Chị sẽ làm gì đây?”. Cô đã hiểu tất cả, nhưng không dám nói rõ cho Giôn-xi, bởi lẽ cô chưa thể hình dung ra phản ứng của Giôn-xi trước một sự lừa dối bắt nguồn từ lòng tốt của người hoạ sĩ già. Lời nói ấy còn bộc lộ một niềm sung sướng vô biên của Xiu trước giải pháp tình thế mà cụ Bơ-men đã nghĩ ra trong đêm chiếc lá cuối cùng thực sự đã rụng xuống. Bởi thế, lần kéo mành vào hôm sau, ta không còn gặp tâm trạng chán nản đến cùng cực của Xiu nữa.
Vì sự sống của một cô gái, cụ Bơ-men đã bất chấp thử thách của thời tiết khắc nghiệt, quên đi sự sống của bản thân mình. Có lẽ bản thân cụ cũng không ngờ đó là bức vẽ cuối cùng của cuộc đời mình, nhưng chắc chắn một điều khi người hoạ sĩ ấy vẽ chiếc lá, bức vẽ ấy không nhằm để lưu lại tên tuổi nghệ sĩ với đời. Điều đáng quan tâm lúc đó là sự sống đã tắt trong tâm hồn một cô gái trẻ, làm thế nào để cô thôi không bị ám ảnh bởi quy luật lạnh lùng của tạo hoá, để rồi vươn lên giữa cuộc đời bằng chính sức sống tiềm tàng trong tâm hồn cô. Đó là lúc người hoạ sĩ già ấy hiểu thấu sứ mạng vinh quang và cao cả của nghệ thuật: hướng về con người chứ không phải là nhằm tạo chút danh tiếng hão huyền, nghệ thuật chỉ thật sự bắt đầu khi sáng tạo của người nghệ sĩ giúp ích cho đời.
Cuối cùng thì Giôn-xi đã vượt qua cửa ải của chính mình, trở lại với niềm tin sự sống nhờ niềm tin vào sức sống mãnh liệt từ chiếc lá cuối cùng – tác phẩm của cụ Bơ-men. Nhưng người nghệ sĩ già ấy đã phải trả một cái giá quá đắt bằng chính mạng sống của mình. Giôn-xi chỉ được biết điều ấy khi đã thật sự bình phục bằng nghị lực của chính mình. Qua lời thuật lại của Xiu, ta hiểu được lòng biết ơn của Xiu đối với người hoạ sĩ cao cả ấy, và cô muốn nhắc nhở Giôn-xi không thể vô ơn trước sự hy sinh của một con người chân chính, vì sự sống của đồng loại đã không ngần ngại xả thân. Cụ Bơ-men đã nhiễm chính căn bệnh sưng phổi của Giôn-xi vào lúc tạo nên chiếc lá cuối cùng giữa một đêm đông mưa gió lạnh lẽo. Chi tiết xúc động này khiến ta tin rằng Giôn-xi dù biết rằng chiếc lá ấy là một sản phẩm nhân tạo, nhưng chắc chắn cô sẽ không bao giờ hối hận trước một sự lừa dối cao cả như thế, Người hoạ sĩ già Bơ-men là hiện thân của sự cao thượng, lòng vị tha, đức hy sinh của một con người chân chính.
Câu chuyện kết thúc bằng một sự đảo ngược tình huống lần thứ hai. Chiếc lá cuối cùng là một sự lừa dối, nhưng lại là một sự lừa dối cao cả để đem lại niềm tin vào sự sống cho con người. Kiệt tác cuối cùng của người họa sĩ già đã được ra đời nằm ngoài tất cả mọi dự đoán của công chúng. Nhưng chiếc lá cuối cùng ấy mãi mãi là bằng chứng của tấm lòng yêu thương con người. Bởi thế, Chiếc lá cuối cùng sẽ mãi bất tử với thời gian.

Bình luận (0)
Trương Thị Hương Giang
Xem chi tiết
Đặng Thu Hiền
30 tháng 10 2019 lúc 21:20

Câu chuyện xoay quanh ba nhân vật cụ Bơ- Men, Xiu và Giôn-xi trong đó nhân vật Giôn- xi là người yếu đuối và gặp nhiều khó khăn nhất trong cuộc sống. Bởi Giôn- xi còn trẻ nhưng lại mắc căn bệnh viêm phổi mãn tính. Một căn bệnh mà trong thời kỳ đó người ta không thể nào chữa trị, Giôn-xi cũng nghèo khổ, và cô mất niềm tin ở tương lai.Cụ Bơ-Men là họa sĩ già hơn 60 tuổi ông cả cuộc đời chỉ mơ ước có một kiệt tác ghi dấu tên tuổi của mình. Nhưng cuộc sống khó khăn để mưu sinh ông phải đi làm mẫu vẽ cho những sinh viên mỹ thuật kiếm vài đô la một giờ để trang trải cuộc sống. Vì vậy, ước mơ vẽ được một bức tranh kiệt tác ngày càng xa xôi với người đàn ông già nua cô đơn này.Xiu là bạn thân của Giôn- xi hai cô sống cùng một căn phòng trọ, cùng một nhà với ông lão Bơ – Men nhưng khác tầng. Hai cô gái nương tựa vào nhau để sống, từ lúc Giôn- xi bị ốm cô càng ngày càng mất niềm tin vào cuộc sống.Xiu thương bạn nhiều lần khuyên can bạn mình nhưng Giôn- Xi vẫn luôn buồn chán, cô thường ngồi đếm những lá thường xuân bên ngoài cửa sổ và nghĩ tới một ngày mình sẽ ra đi mãi mãi, sẽ từ giã cuộc đời khi chiếc lá cuối cùng trên cành cây kia rụng xuống. Nhân vật Xiu luôn là người chia sẻ những niềm vui nỗi buồn của Giôn -xi có những lúc cô bắt đầu nghĩ tới cái chết sự bi quan của cô làm cho Giôn -xi mất đi sinh lực của mình.Chính lòng thương bạn của Xiu đã góp phần giúp cho Giôn- xi chiến thắng bệnh tật của mình. Khi đọc kỹ về nhân vật Giôn- xi ta sẽ thấy tinh thần nhân văn nhân đạo của nhà văn O- Hen- ri.Những người nghệ sĩ nghèo khổ về vật chất nhưng lại luôn giàu có về tinh thần nhân đạo, tình người, luôn muốn giúp đời và giúp người bởi tâm hồn họ luôn hướng tới những điều cao cả nhất. Khi Giôn- xi bế tắc tuyệt vọng tới tận cùng thì cũng là lúc O- Hen- ri để cho cô tìm thấy niềm tin trong cuộc sống. Khi những chiếc lá cứ rơi rụng dần làm Giôn – Xi thêm ảo não, về số phận mình.Năm đó lại là một năm mùa đông vô cùng khắc nghiệt Giôn -xi đang chờ đón cái chết của mình, thì cô tìm thấy niềm tin. Chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân mãi không rụng xuống nó kiên cường chống chọi lại cả một mùa đông rét mướt.Khiến cho Giôn -xi cũng trở nên kiên cường, cô bắt đầu có niềm tin trở lại cô nghĩ chắc chắn mình có thể sống sót, mình sẽ khỏe mạnh trở lại. Chính niềm tin đó đã giúp Giôn – xi vượt qua bệnh tật.Khi Giôn -xi khỏe mạnh bình thường cô mới bước tới gần chiếc lá kiên cường, chiếc lá cho cô sức mạnh để chiến đấu với bệnh tật kia, lúc này cô mới biết chiếc lá đó chỉ là một bức tranh mà thôi. Bức tranh được ông cụ Bơ – Men vẽ cả một đêm đứng dưới trời bão tuyết, và để vẽ xong bức tranh đó cho Giôn -xi ông lão nghệ sĩ già tội nghiệp đã qua đời vì cảm lạnh.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Leo
Xem chi tiết
Kuroba Kaito
22 tháng 10 2017 lúc 22:26

Cần phải giới thiệu đôi chút về tôi để các bạn tiện theo dõi câu chuyện. Tôi vốn con nhà khá giả, được bố mẹ chiều chuộng lại học giỏi nên có khá đông bạn bè. Sự nổi trội của tôi khiến các bạn rất khâm phục. Vì lẽ đó, đôi lúc kiêu ngạo về bản thân mình, thấy ai không hợp là không thèm chơi, nhất là các bạn học chưa giỏi, ăn mặc lại “quê mùa”.

Hồi ấy cô giáo chủ nhiệm phát động phong trào “Đôi bạn cùng tiến” để giúp đỡ những bạn học yếu. Thật không may tôi phải kèm một cô bạn mà từ xưa tôi chẳng bao giờ nói chuyện. Hằng - tên người bạn ấy - là một người ít nói, học thì lẹt đẹt, thỉnh thoảng lại nghỉ học không lí do. Tóm lại chẳng có gì nổi bật. Cô giáo xếp chúng tôi ngồi cạnh nhau và yêu cầu tôi phải kèm bạn ấy học. Trong khi tôi không giấu nổi sự thất vọng thì Hằng lại tỏ vẻ vui mừng. Bạn ấy cười với tôi và nói nhỏ: “Ấy giúp tớ với nhé!”. Tôi đành cười gượng đáp gọn lỏn “ừ”. Trong lòng tôi cảm thấy hơi bực vì từ bây giờ không còn được tự do về thời gian nữa, bị ám thế này thì sao sống nổi.

Tuy nhiên, tôi cũng không dám trái lời cô. Tôi phải kèm Hằng học để bạn ấy tiến bộ, đó cũng là cách để tôi chứng tỏ mình với cả lớp. Đôi bạn cùng tiến nào có kết quả học tập cao sẽ được thưởng mà. Chiều nào cũng vậy, tôi bắt Hằng qua nhà tôi học. Lúc đầu, Hằng có vẻ ngại nhưng thấy vẻ cương quyết của tôi, Hằng nhận lời. Thực ra, khi kèm Hằng, tôi nhận thấy bạn ấy học không đến nỗi nào, nhưng hình như trước đây bạn ấy không có thói quen ôn bài, làm bài thì phải. Vở bài tập cũng chẳng có, hèn nào chẳng bị điểm kém.

Hằng rất phục tôi, tôi nói gi bạn ấy cũng nghe, cứ như tôi là cô giáo vậy. Thỉnh thoảng, được tôi khen, bạn ấy cười sung sướng, tôi thấy Hằng không quá xấu xí như tôi vẫn nghĩ. Bạn ấy đen nhưng có duyên ra phết. Tuy vậy, tôi vẫn giữ thái độ bình thường, không nghĩ rằng mình sẽ coi Hằng là bạn thân. Cho đến một lần...
Hôm ấy, tôi đạp xe đi chơi loanh quanh. Mải nhìn ngắm và nghĩ linh tinh, tôi đi lạc vào một khu phố rất vắng người. Trưa nắng mà tôi không biết lối về, cứ đạp xe loanh quanh mãi. Chợt có một đám con trai choai choai trông rất hầm hố đi xe máy qua. Chúng trêu ghẹo tôi, sờ cả vào má tôi khiến tôi loạng choạng tay lái rồi ngã xuống đường. Thấy vậy, chúng cười hô hố rồi bỏ chạy. Vừa đau, vừa tức, tôi khóc nức nở. Cho đến khi có một bóng người lại gần kêu lên:

- Ôi! Ngân Hà! Sao cậu lại ở đây?

Tôi ngẩng mặt lên thì nhận ra Hằng. Bạn ấy mặc đồ ở nhà, tay cầm mớ rau nhìn tôi lo lắng. Tôi kể sơ qua tình hình và cố gắng ngồi dậy. Nhưng hình như chân tôi bị chảy máu, lại bị bong gân hay sao mà không thể đứng nổi, đau quá. Hằng vội vàng dựng xe lên dìu tôi vào gác-ba-ga rồi đèo tôi về nhà bạn ấy. Bạn ấy bảo nhà ở gần đây, bạn ấy vừa mua rau về nấu cơm thì nhìn thấy tôi. Vào đến nhà Hằng, dù đang đau nhưng tôi vẫn nhận ra đó là một ngôi nhà cấp bốn bé tí tẹo, đồ đạc tuềnh toàng. Sau đó, tôi được biết nhà chỉ có hai mẹ con, mẹ Hằng đi làm công ty vệ sinh môi trường rất vất vả, Hằng thường đi làm cùng với mẹ vì mẹ bị bệnh, người không khỏe. Vậy mà tôi chẳng biết gì về hoàn cảnh của bạn, tôi vô tâm quá. Cả lớp tôi cũng thế, chỉ biết chê trách người khác mà không chịu tìm hiểu về họ. Hằng làm sao làm bài tập khi phải làm các việc gia đình, cơm nước, giặt giũ, lại còn giúp mẹ đi quét rác nữa...

Đưa tôi về nhà, Hằng mời tôi uống nước, lấy cồn rửa vết thương cho tôi cẩn thận rồi băng vào. Nhìn Hằng làm thành thạo, tôi thấy phục bạn quá. Tôi mà nhìn thấy máu là chỉ biết kêu thôi, không biết xử lí thế nào. Còn Hằng, bạn ấy biết cách rửa sạch máu rồi băng lại gọn gàng. Xong xuôi, bạn ấy đưa tôi về tận nhà. Từ nhà Hằng sang nhà tôi khá xa, vậy mà hôm nào Hằng cũng đi bộ qua nhà tôi để học bài. Tôi thực sự cảm thấy ân hận và thương bạn quá.

Mấy hôm sau, vì đau chân quá, tôi nghỉ học. Ngày nào, Hằng cũng vào thăm tôi, cùng tôi học bài. Bạn ấy còn chép bài cho tôi nữa. Thành ra bây giờ, người được kèm cặp là tôi chứ không phải là Hằng.

Lúc tôi khỏi chân cũng là lúc chúng tôi trở thành đôi bạn thân thiết. Ngày ngày, tôi qua nhà đón Hằng đi học, hai đứa thay nhau đèo, vừa đi vừa ôn bài, trò chuyện rôm rả. Tôi kể hoàn cảnh của Hằng cho bố mẹ nghe. Bố tôi đã xin cho mẹ Hằng đi bán hàng ở cửa hàng gạo, đỡ vất vả mà thu nhập cũng khá hơn.

Hai mẹ con Hằng vui lắm, cứ cảm ơn mãi. Còn tôi, tôi cũng rất vui vì tìm được người bạn giàu nghị lực, ít nói nhưng sâu sắc, tốt bụng.

Từ đó đến nay, tôi và Hằng luôn là đôi bạn thân thiết. Sức học của Hằng cũng khá lên nhiều, bạn ấy đạt danh hiệu “Học sinh tiên tiến”. Có chuyện gì vui buồn, tôi và Hằng đều tâm sự với nhau, giúp đỡ nhau. Có một người bạn như Hằng, tôi thấy như trưởng thành hơn.

Chúc bạn học tốt

Bình luận (0)
Huỳnh Thị Thanh Kim
15 tháng 11 2017 lúc 18:38

Cơn gió lành lạnh khẽ len lõi vào người tôi. Cái cảm giác nhớ một người là như vậy sao. Cuộc dời quả thật có nhiều chuyện đáng buồn. Khi tôi nhận ra giá tri của những người xung quanh thì dường như nó đã muộn. Có lẽ những kỷ niện cuối cùng của tôi và bạn sẽ chỉ còn trong quá khứ, sẽ để lại cho tôi những nỗi nhớ mỗi đêm dài.

Có thể nói vậy trong tất cả chúng ta ai cũng có bạn của mình tìm một người bạn thì rất dễ dàng nhưng tìm được người hiểu mình thì lại khó, tôi đã từng có cái cảm giác là được hạnh phúc khi được ở bên người bạn mà tôi quý mến nhất. Thế nhưng mà giờ đây tôi đã làm cho người ấy ko còn bên tôi nữa rồi. Kể cũng lâu zùi nhỉ : tôi thật sự hối hận vì những gì tôi đã làm đối với người bạn bé bỏng nhỏ nhắn. Tình ban của tôi bắt đầu từ lúc trên đường đến trường, người bạn đó đã giúp tôi một người xa lạ hiểu ra nhiềi điều. Dáng người nhỏ bé, mái tóc dài thế mà phải bán từng tấm vé số để kiếm tiền trang trải cho cuộc sống hằng ngày, trong khi tuổi của cô bé ấy là phải cắp sách đến trường, được sống trong sự đùm bọc iu thương. Cô bé ấy lại là người đầu tiên dạy cho tôi bik cách quý trọng đồng tiền là như nào. Ngày qua ngày tình bạn lớn dần theo thời gian, ăn cùng ăn, vui cùng vui.... Bỗng dưng một ngày, chúng tôi hẹn nhau hôm đó gặp nhau thế nhưng mà người bạn ấy lại thất hứa với tôi, hôm sau cô ấy đến xin lỗi rất nhiều nhưng tôi ko gnhe lời giải thích từ cô ấy. Thế là từ hôm đó tôi ra đi và trở về chỉ một mình. Vài nàgy sau tôi nhận được tin, có một cô gái bán vé số đã qua đời vì bị sốt nặng nhưng ko vào viện, người ta nói rằng trước khi mất cô bé ấy cứ luôn miệng tha lỗi cho tớ đi mà! Nghe tớ.. giải thích một lần đi.. đừng jận tớ nha.... Cjỉ vì lý do thế cơ đấy mà tôi làm cho ngừơi pạn của mình phải rơi nước mắt, lại ko yên tâm, chỉ vì lòng ít kỷ mà tôi đã mất đi người quan trọng nhất. Tôi cố kìm nước mắt lại, đó chỉ là tin đồn mọi người sai rồi cô ấy chỉ đi đến một nơi thật xa thật xa thôi cô ấy chưa chết đâu. Làm sao để có thể trở về như ngày xưa, ngày chúng ta cùng nhau vui đùa, biết bao nhiêu là niền vui lẫn nỗi bùn hòa vào nhau. Tôi sai rồi! Trả lời tôi đi? tại sao bạn nằm đó lặng thinh ko nói gì, sao bạn ko ngồi dậy đùa giỡn với tôi như ngày nào. Mưa thì có bao giờ nhớ nắng nhưng sao xa bạn tôi lại nhớ thế này? không có bạn tôi biết phải làm sao với cụôc dống phức tạp, ai là người sẽ chìa tay ra giúp tp6i những lúc khó khăn như pạn đã từng làm. Tại sao giữa chúng ta giờ lại có một khỏang trống vô cùng xa xôi và lớn lao đến thế? Nó ko còn nằn trong tầm với của hai ta nữa zùi. Tớ rất muốn dc nghe lời cậu nói. Lời của người bạn mà tớ yêu thương nhất. Giờ tớ xin cậu tha thứ cho tớ ....

Tớ hứa với cậu tớ sẽ vượt qua mọi vấp ngã của cuộc đời, tớ sẽ sống thay cả phần của cậu. Đối với tớ, bạn vẫn là bạn, tình bạn của chúng ta se tồn tại mãi dẫu nhân gisn muôn màu đổi thay. Bài viết: Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi.

Bình luận (0)
Minh Vu
Xem chi tiết
trần yến nhi
3 tháng 11 2017 lúc 12:59

Bài 1
Văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX đã sinh ra những tác giả và tác phẩm để đời.Riêng mảng đề tài về người nông dân,chúng ta phải xếp lên nhóm đầu Lão Hạc của Nam Cao và Tắt đèn của Ngô Tất Tố.Hai tác phẩm tuy chỉ là những truyện ngắn nhưng sức khái quát của chúng không hề nhỏ.Đọc tác phẩm,người ta thấy cả không khí ngột ngạt mà người nông dân Việt Nam trước Cách Mạng tháng Tám phải chịu đựng.Và ở giữa cái guồng quay tàn nhẫn ấy,có những con người,những thân phận đang cố chới với thoát khỏi dòng đời một cách đầy tuyệt vọng.

Với Tắt đèn và Lão hạc,cả Ngô Tất Tố và Nam Cao đều trở về với nông thôn.Nhưng nếu như người ta cứ tưởng nông thôn Việt Nam từ xưa đến nay yên bình sau những lũy tre lành thì hình ảnh cái vùng quê kiểu ấy biến mất hoàn toàn trên những trang văn của Ngô Tất Tố lẫn Nam Cao.Ở Tắt đèn và Lão Hạc,sau cái cổng làng đầy rêu mốc là một nông thôn dữ dội như một bãi chiến trường và kỳ thực ở đó người nông dân dù muốn hay không cũng đang bị biến thành những “chiến binh số phận”.
Chỉ với mấy chục trang văn,hai tác giả đã cho bạn đọc một hình dung khá trọn vẹn về người nông dân Việt Nam trước Cách Mạng.Đó là những con người đang dần nghẹn thở vì sự bóc lột của thực dân và phong kiến theo mọi cách khác nhau.Cuộc sống của họ tủi nhục,đau buồn khiến họ lúc nào cũng có thể nghĩ cái chết có khi còn dễ chịu hơn nhiều.

Ta hãy sống với cuộc đời của Lão Hạc.Một lão nông dân nghèo,chỉ cần nghe qua tiểu sử cũng đủ thấy bao điều bất hạnh.Vợ lão chết sớm để lại cho lão một cậu con trai với mấy sào vườn-thành quả bòn mót suốt cuộc đời của người đàn bà xấu số.Nhưng có vẻ như nhà lão Hạc còn khá khẩm hơn nhiều gia đình khacd.Mọi chuyện chỉ nảy sinh khi con lão đến tuổi lập gia đình.Nhà gái thách cưới cao,nhà lão thì nghèo quá.Kết quả là thằng con lão đành nhìn cô người yêu lấy chồng sang cửa giàuhơn.Nó quẫn chí,ngay mấy hôm sau xin đi đồn điền.Lão Hạc đau lòng lắm nhưng tất cả cũng vì nghèo nên đành ngậm đắng nuốt cay.Con lão bỏ đi lão con chó với mảnh vườn nhưng cái vườn của lão lúc nào cũng bị người ta dòm ngó đòi cướp mất.Lại thêm làng mất vê sợi,lão lại ốm đau luôn.Trăm cái bất hạnh,trăm cái lo lắng đổ xuống cái túi đang dần nhẵn thín của lão nông nghèo.lão không thể nào chống lại,lão đành chấp nhận “chết mòn” rồi “chết hẳn” trong đau đớn,xót xa.Một cái chết đầy bi kịch.


Bài 2
Từ xưa đến nay nói đến tình người , ta nói ngay đến “Lão Hạc” . T/p này được coi là truyện ngắn xuất sắc của văn học hiện thực phê phán thời kỳ 1930-1945 . Đó là 1 truyện ngắn chứa chan tình người, lay động bao nỗi xót thương khi t/giả kể về cuộc đời cô đơn , bất hạnh và cái chết đau đớn của 1 lão nông dân nghèo khổ . Nv lão Hạc đã khắc hạo vào lòng người đọc 1 cách sâu đậm về hình ảnh 1 lão nông dân đáng kính với phẩm chất của con người đôn hậu , giàu lòng tự trọng và rất mực thương con
Cuộc đời lão hạc là 1 chuỗi những đau khổ bất hạnh, 1 kiếp người chua chát và cay đắng từ khi sinh ra cho đến khi ra đi về cõi vĩnh hằng . Góa vợ từ khi còn trẻ, 1 mình lão gà trống nuôi con trong cảnh đói nghèo, lam lũ những mong con khôn lớn.,trưởng thành làm chỗ nương tựa lúc ốm đau, khi tuổi già . Nhưng niềm hạnh phúc ấy đã ko đến với lão . Vì ko đủ tiền cưới vợ, anh con trai phẫn chí đăng tên đi phu làm đồn điền cao su . Cảnh chia lìa của cha con lão Hạc ko hẹn ngày sum họp. lão hạc mất vợ nay lại thêm nỗi đau mất con
Cảnh khốn khó về vật chất hòa trong nỗi đau về tinh thần thành dòng lệ chảy trong trái tim chờ đợi khắc khoải của người cha . Nhưng cuộc đời dường như vẫn chưa buông tha lão . Bất hạnh rồi bất hạnh cứ liên tiếp giáng xuống đầu người cha khốn khổ ấy . Kiệt sức vì lam lũ lầm than , vì mòn mỏi chờ đợi. Lão ốm nặng, Sau trận ốm đó lão ốm đi rất nhiều ,ko thể làm được những việc nặng . Làng mất nghề sợi , đàn bà rỗi rãi nhiều, có việc gì nhẹ họ đều tranh hết. Lão hạc rơi vào cảnh bần cùng hóa hoàn toàn . Lão sống vật vờ với con ốc, con trai , củ khoai, củ ráy , sung luộc …. Những thứ cũng chẳng dễ gì kiếm được với 1 lão già đã cạn kiệt sức lực

Cùng đường sống, lão hạc tìm đường đến cái chết, lấy cái chết để tự giải thoát cho mình. Lão đã ăn bả chó để tự tử. Lão chết đau đớn thê thảm “đầu tóc rũ rượi, mắt long sòng sọc, mồm tru tréo bọt mép sùi ra . Vật vã đến 2 giờ đồng hồ rồi mới chết ”. Cái chết thật dữ dội ! số phận 1 con người , 1 kiếp người như lão hạc thật đau thương
Với ngòi bút nhân đạo tha thiết, NC đã nói lên bao tình thương nỗi xót xa con người đau khổ , bế tắc phải tìm đến cái chết như lão . Chí Phèo tự sát bằng lưỡi dao , Lang Rận thắt cổ chết và lão Hạc cũng quyên sinh bằng bả chó ! Lão Hạc từng hỏi ông giáo : “nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho sướng ? ” . Câu hỏi ấy thể hiện nỗi đau khổ tột cùng của 1 con người
lão hạc sống nghèo khổ về vật chất nhưng rất giàu tình cảm . Tình yêu thương con nồng nàn sâu sắc của lão là câu chuyện cảm động về tình cha con . Nhìn con đau khổ vì ko có tiền cưới vợ , lão hạc khổ tâm vô cùng . Lão thấy mình như có lỗi với con và day dứt mãi . Khi con phẫn chí đăng trốn đi làm đồn điền cao su ; trái tim người cha thật sự tan nát . Nỗi thương nhớ con thường trực trong người cha đã biến thành sự khắc khoải ngóng trông : “Thằng cháu nhà tôi dễ đến hơn 1 năm nay chẳng có giấy má gì ông giáo ạ ” . Ta đọc được trong âu nói tình cảm ấm áp của người cha . Thương nhớ con lão dồn tình cảm âu yếm cậu vàng – kỉ vật của người con để lại . Cái tên cậu vàng đã chứa đựng tất cả tình cảm quý mến và thân thiết đối với 1 con vật – một kỉ vật . ko phải bất cứ người nào cũng có thể yêu thương con vật như vậy . Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua trao duyên , nỗi thương mình , tình cảnh lẻ loi Những cơn mưa bão liên miên , hoa màu trong vườn đều bị phá sạch , việc làm chẳng còn , nếu cứ tiếp tục như vậy thì sẽ ăn vào số tiền chắt chiu dành dụm cho con . Đặt lên bàn cân mà tính, suất ăn của con chó cũng = lão, vậy thì tốn quá . Giữa số tiền dành dụm cho con và con chó – người bạn tâm tình , lão sẽ chọn ai đây ? Để đi đến quyết định , lão đã phải dằn vặt đau khổ , lão suy nghĩ nhiều, nhiều lắm mới dũng cảm bán con chó . Cuộc lựa chọn khó khăn tàn khốc diễn ra trong nước mắt . Nhưng nếu ko bán con chó, lão sẽ chết và số tiền dành dụm cho con cũng chẳng còn . Lão bán chó đâu phải để ăn mà để lo tương lai cho đứa con . Hình ảnh lão hạc “miệng méo xệch , khóc hu hu” khi nghĩ rằng mình đã lừa 1 con chó là hiện thân của tấm lòng cao cả

Bao nhiêu tình yêu thương con lão dồn cả vào việc quyết giữ = được mảnh vườn cho con . Khi đã hết đường sinh nhai, lão có thể bán vườn đi, nhưng lão ko làm thế, lão thà chết chứ nhất định ko chịu bán đi 1 sáo . Thậm chí trước lúc chết lão còn tìm nơi nhờ cậy gửi gắm mảnh vườn ấy … Cuộc đời lão hạc thật bi thương . Nhưng giữa cuộc đời khốn khó, lão hạc vẫn ý thức được nhân phẩm của mình . Lòng tự trọng của 1 người ko cho phép lão nhận sự giúp đỡ của ông giáo mà lão biết chẳng sung sướng gì hơn lão , càng ko cho phép lão phiền lụy đến bà con lối xóm . Ý thức được điều đó 1 cách sâu sắc , lão hạc đã nhịn ăn để dành tiền làm ma chay cho mình . Ta nhận thấy ở lão 1 triết lí sống cao đẹp biết dường nào ..
Dưới 1 xã hội đen tối ngột ngạt , ko ít người đã đánh mất nhân phẩm , hoặc tha háo biến chất . Ta cũng dễ dàng tìm thấy họ qua 1 loạt sáng tác của NC. Nhưng khác với họ , dù nghèo đến đâu , lão hạc vẫn sống trong sạch và lương thiện . Chính nv ông giáo đã nx về lão : “ Binh Tư là 1 người láng giềng khác của tôi . Hắn là nghề ăn trộm nên vốn ko ưa gì lão hạc bởi vì lão lương thiện quá . ” Hết kế sinh nhai lão có thể chọn con đường theo Binh Tư nhưng lão ko làm như thế . Lão thà chết chứ nhất định ko bán linh hồn cho quỷ sứ . 1 cách sống và xử thế thật đáng trân trọng , phù hợp với đạo lý “thác trong hơn sống đục” của nhân dân ta
Cuộc đời của lão hạc đầy nước mắt , nhiều đau khổ và bất lực ; sống thì âm thầm nghèo đói cô đơn ; chết thì quằn quại đau đớn . Tuy thế , lão hạc lại có phẩm chất tốt đẹp như hiền lành chất phác , vị tha, nhân hậu , trong sạch và tự trọng …. lão hạc là 1 điển hình và người nông dân VN trong xã hội cũ, được NC miêu tả chân thực với biết bao trân trọng, xót thương, thấm đượm 1 tinh thần nhân đạo thống thiết.
Bình luận (0)
trần yến nhi
3 tháng 11 2017 lúc 13:10

iúp ta hiểu được vẻ đẹp tâm hồn cao quý của người nông dân1. Lòng nhân hậu Con đi xa, bao tình cảm chất chứa trong lòng lão dành cả cho cậu vàng. Lão coi nó như con, cưu mang, chăm chút như một đứa cháu nội bé bỏng côi cút : lão bắt rận, tắm , cho nó ăn bàng bát như nhà giầu, âu yếm, trò chuyện gọi nó là cậu vàng, rồi lão mắng yêu, cưng nựng . Có thể nói tình cảm của lão dành cho nó như tình cảm của người cha đối với người con.Nhưng tình thế đường cùng, buộc lão phải bán cậu vàng. Bán chó là một chuyện thường tình thế mà với lão lại là cả một quá trình đắn đo do dự. Lão cói đó là một sự lừa gạt, một tội tình không thể tha thứ. Lão đã đau đớn, đã khóc, đã xưng tội với ông giáo , mong được dịu bớy nỗi dằng xé trong tâm can.Tự huỷ diệt niềm vui của chính mình, nhưng lại sám hối vì danh dự làm người khi đối diện trước con vật. Lão đã tự vẫn. Trên đời có bao nhiêu cái chết nhẹ nhàng, vậy mà lão chọn cho mình cái chết thật đau đớn, vật vã…dường như lão muốn tự trừng phạt mình trước con chó yêu dấu.2. Tình yêu thương sâu nặngVợ mất, lão ở vậy nuôi con, bao nhiêu tình thương lão đều dành cho con trai lão . Trước tình cảnh và nỗi đau của con, lão luôn là người thấu hiểu tìm cách chia sẻ, tìm lời lẽ an ủi giảng dải cho con hiểu dằn lòng tìm đám khac. Thương con lão càng đauđớn xót xa khi nhận ra sự thực phũ phàng : Sẽ mất con vĩnh viễn “Thẻ của nó ………….chứ đâu có còn là con tôi ”. Nhữn ngày sống xa con, lão không nguôi nỗi nhó thương, niềm mong mỏi tin con từ cuối phương trời . Mặc dù anh con trai đi biền biệt năm sáu năm trời, nhưng mọi kỷ niệm về con vẫn luôn thường trực ở trong lão. Trong câu chuyện với ông giáo , lão không quyên nhắc tới đứa con trai của mình.Lão sống vì con, chết cũng vì con: Bao nhiêu tiền bòn được lão đều dành dụm cho con. Đói khát, cơ cực song lão vẫn giữ mảnh vườn đến cùng cho con trai để lo cho tương lai của con.Hoàn cảnh cùng cực, buộc lão phải đứng trước sự lựa chọn nghiệt ngã : Nếu sống, lão sẽ lỗi đạo làm cha. Còn muốn trọn đạo làm cha thi phải chết . Và lão đã quyên sinh không phải lão không quý mạng sông, mà vì danh dự làm người, danh dự làm cha. Sự hy sinh của lão quá âm thầm, lớn lao. 3. Vẻ đẹp của lòng tự trọng và nhân cách cao cảĐối với ông giáo người mà Lão Hạc tin tưởng quý trọng , cung luôn giữ ý để khỏi bị coi thường . Dù đói khát cơ cực, nhưng lão dứt khoát từ chối sự giúp đỡ của ông giáo , rồi ông cố xa dần vì không muốn mang tiếng lợi dụng lòng tốt của người khác. Trước khi tìm đến cái chết, lão đã toan tính sắp đặt cho mình chu đáo. Lão chỉ có thể yên lòng nhắm mắt khi đã gửi ông giáo giữ trọn mảnh vườn, và tiền làm ma.Con người hiền hậu ấy, cũng là con người giầu lòng tự trọng. Họ thà chết chứ quyết không làm bậy. Trong xã hội đầy rẫy nhơ nhuốc thì tự ý thức cao về nhân phẩm như lão Hạc quả là điều đáng trọng.III. Truyện giúp ta hiểu sự tha hoá biến chất của một bộ phận tầng lớp nông dân trong xã hội đươngthời : Binh Tư vì miếng ăn mà sinh ra làm liều bản chất lưu manh đã chiến thắng nhân cách trong sạch của con người . Vợ ông giáo vì nghèo đói cùng quấn mà sinh ra ích kỷ nhỏ nhen, tàn nhẫn, vô cảm trước nỗi đau của người khác .Các từ khóa trọng tâm " cần nhớ " của bài viết trên hoặc " cách đặt đề bài " khác của bài viết trên:• lao hac giup em hieu gi ve nguoi nong dan truoc cach mang• Phan tjck lao hac• truyen ngan lao hac cua nam cao gjup em hieu gi ve tinh cua nguoi nong dan truoc cach mang• truyện ngắn lão hạc của nam cao đã giúp em hiểu gì về cuộc đời của người nông dân trước cách mạng.

Bình luận (0)
Thu Hiền
Xem chi tiết
Thuat Do
Xem chi tiết
Ngọc Nguyễn Minh
20 tháng 12 2016 lúc 12:53

Trong mạch kể xen lẫn này, hai cây phong là phác thảo của một họa sĩ với các « mắt mấu », « các cành cao ngất », cao đến ngang tầm cánh chim bay « với bóng râm mát rượi. Ngòi bút của người họa sĩ ở đoạn sau. Đó là bức tranh thiên nhiên như biểu hiện trươc mắt một « chân trời xa thẳm », « thảo nguyên hoang vu » « dòng sông lấp lánh như những sợi chỉ bạc », càng làm tăng thêm chất quyến rũ của mảnh đất. Trong bức tranh ngôn từ này, hai cây phong còn được tả bằng trí tượng trượng và bằng tâm hồn người nghệ sĩ nên nó sống động như hai con người và không chỉ thông qua quan sát của người hoaj sĩ và cái nhìn, cái cảm nhận của đứa con quê hương, vì hai cây phong được nhân cách hóa cao độ nên hết sức sinh động.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
20 tháng 12 2016 lúc 17:29

Trong mạch kê của người kể chuyện xưng “chúng tôi”, có hai đoạn : đoạn trên liên quan đến cây phong trên đồi cao vào năm học cuối cùng, trước kì nghỉ hè, bọn trẻ chạy ào lên phá tổ chim; đoạn dưới liên quan đến “thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng” mở ra trước mắt bọn trẻ khi ngồi trên những cành cây cao. Tuy hai cây phong để lại cho người kể chuyện ấn tượng khó quên về một thòi thơ ấu, nhưng đoạn sau mới thực sự làm cho bọn trẻ ngây ngất. Ở mạch kể xen với tả này, hai cây phong chỉ được phác qua đôi nét nhưng là nét phác thảo của một họa sĩ : hai cây phong “khổng lồ” với các “mắt mấu”, các cành “cao ngất, cao đến ngang tầm cánh chim bay”, với “bóng râm mát rượi”, với động tác “nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời”... Ở đoạn sau, chất họa sĩ của người kể chuyện càng rõ nét khi tả “cảnh chân trời xanh thẳm”, cành “thao nguyên hoang vu”, cảnh “làn sương mờ đục”, “dòng sông lấp lánh... như những sợi chỉ bạc”...

 

Bình luận (0)
Lê Minh Đức
Xem chi tiết
Linh Phương
31 tháng 10 2017 lúc 14:35

"Bơ-men là một kẻ thất bại trong nghệ thuật. Bốn mươi năm trời, ông chưa bút chạm tới đường viền chiếc áo của nàng nghệ thuật mà ông thờ phụng. Lúc nào ông cũng định vẽ một kiệt tác”.Trong bốn mươi năm ấy, ông chờ đợi. Chiếc khung vải căng thẳng trên giá vẽ luôn luôn chờ đợi nét vẽ đầu tiên của kiệt tác. Điều ấy nói lên ý chí mạnh mẽ của ông, quyết tâm và mong ước lớn lao của ông. Cuối cùng bức họa ấy ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt: giữa đêm mưa tuyết dưới ánh đèn bão, trên bức tường và họa sĩ đứng trên chiếc thanh với xô đựng màu vẽ, ông vẽ một chiếc lá, ông vẽ chiếc lá. Ông vẽ chiếc lá ấy để xua tan cái ngu ngốc trong đầu cô bé Giôn-xi bị viêm phổi; sức khỏe mười phần còn một. Cô cứ cho rằng “khi chiếc lá cuối cùng lìa cành thì em chắc chắn cũng sẽ lìa đời" Cô nói với Xiu, người bạn gái đã nói điều đó với Bơ-men.Bơ-men, ông có hành động đẹp đẽ và cao thượng. Hành động của ông thật đáng cảm phục. Bức họa ông rất thật, ông có tài năng thể hiện, làm tâm hồn người thưởng thức biến đổi tốt dẹp lên và còn đóng góp mãi mãi cho đời sau.“Đó là kiệt tác của Bơ-men. Bác ấy đã vẽ nó ở đây đúng cái đêm chiếc lá cuối cùng lìa cành”. Cụ không nghĩ mình đã tạo nên một tác phẩm cụ vẽ nó vì đem lại hi vọng sống cho cô họa sĩ trẻ. Phải chăng cụ quá giàu lòng yêu thương.

Bình luận (0)
Huỳnh Thị Thanh Kim
15 tháng 11 2017 lúc 18:34

O Hen-ri là một nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Những tác phẩm của ông thường nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình yêu thương người nghèo khổ, rất cảm động. “Chiếc lá cuối cùng” là truyện ngắn góp phần làm cho tên tuổi của O Hen- ri trở nên bất hủ. Trong câu chuyện ấy, ta thấy thấm đượm tình cảm cao đẹp giữa những người họa sĩ nghèo khổ, và đặc biệt để lại nhiều dư cảm sâu sắc nhất là nhân vật cụ Bơ-men.

Cụ sống cùng Xiu và Giôn-xi trong một căn hộ thuê ở gần công viên Oa- sinh- tơn. Bốn chục năm nay cụ mơ ước vẽ một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được, cụ thường ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ khác để kiếm tiền. Cuộc sống tuy nghèo nhưng cụ luôn giữ phẩm chất trong sạch, hoàn cảnh không thể làm cụ yếu mềm tinh thần. Chả thế mà cụ “ hay chế nhạo cay độc sự mềm yếu của bất kì ai”. Cụ Bơ-men luôn sống giàu tình thương, quan tâm tới mọi người. Cụ muốn những người xung quanh mình phải mạnh mẽ và cứng rắn. Chúng ta cảm động khi biết cụ tự coi mình có nhiệm vụ bảo vệ Xiu và Giôn-xi ở phòng vẽ tầng trên. Mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị bệnh sưng phổi, cô tuyệt vọng, đếm từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân bám vào bức tường gạch đối diện cửa sổ, chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng thì cô cũng lìa đời. Biết được ý nghĩ kì quặc ấy , mắt cụ Bơ- men đỏ ngầu , “ nước mắt chảy ròng ròng”. Đó là những giọt nước mắt xót xa, đầy thương cảm. Cụ “hét lên”, “quát to” rồi sau đó là lời dịu dàng, xót xa: “Chà tội nghiệp cô bé Giôn-xi”. Thật cảm động khi nghe những lời mà cụ nói với Xiu khi theo cô lên phòng vẽ mà Giôn- xi đang nằm: “ Trời đây không phải là chỗ cho một con người tốt như cô Giôn- xi nằm. Một ngày kia, tôi sẽ vẽ một tác phâm kiẹt xuất và tất cả chúng ta sẽ đi khỏi nơi này.” Vẫn là ước mơ đó nhưng nó đã gắn liền với lòng yêu thương sâu sắc. Cụ muốn sáng tạo để đem lại cuộc sống tốt đẹp cho mọi người. Cụ Bơ-men con người có đức hi sinh cao cả. Nhà văn đã tập trung miêu tả khoảnh khắc căng thẳng của cụ và Xiu: “ Họ sợ sệt ngó ra ngoài cử sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì.” Dường như trong phút giây im lặng ấy, họ đã đoán được điều gì sẽ xảy đến. Là một nhân vật chính nhưng cụ chỉ xuất hiện ở phần đầu và giữa truyện, những hành đông tiếp theo của cụ chỉ được hiện lên qua lời kể của Xiu. Sau khi ngôi làm mẫu cho Xiu vẽ, hình ảnh cụ Bơ-men bỗng biến mất. Người đọc dần lãng quên sự hiện diện của cụ mà thay vào đó chú ý tới diễn biến căng thẳng xoay quanh Xiu, Giôn- xi và chiếc lá cuối cùng. Không ai đoán biết được cụ đã làm gì trong khoảng thời gian ấy . Phải đến cuối truyện, Giôn-xi và người đọc mới hiểu rõ hành động cao cả của cụ. Chắc chắn khi đứng dưới mưa tuyết để vẽ chiếc lá lên bờ tường gạch, con người già nua ấy giá buốt lắm, hơn ai hết cụ biết rõ tính mạng mình đang gặp nguy hiểm. Nhưng lòng thương yêu Giôn-xi, ý muốn dùng cây bút và bảng màu để đem lại niềm tin, nghị lực sống cho cô dã giúp cụ vươt lên tất cả. Chiếc lá mà cụ vẽ sống động và rất thật: “ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa”, khiến cho hai cô họa sĩ của chúng ta cũng không hề nghi nghờ. Và chiếc lá ấy đã gieo vào lòng cô gái trẻ tội nghiệp hơi ấm của niềm tin, nghị lưc, kéo cô từ vực thẳm của bệnh tật vươn lên sống tiếp. Có thể nói chiếc lá là cả tấm lòng của cụ Bơ-men, là minh chứng cho sư hi sinh đến quên mình để đem lại sự sống cho người khác. Cụ đã làm được một điều mà bốn mươi năm qua hằng ao ước: vẽ một kiệt tác. Và có lẽ khi một con người nằm xuống cũng là lúc một tâm hồn dược đánh thức, sẽ tiếp tục cống hiến cho đời những sáng tác nghệ thuật. Câu chuyện kết thúc bằng lời kể của Xiu về cái đêm mà cụ Bơ-men vẽ chiếc lá mà không để cho Giôn- xi có phản ứng gì thêm n hư để lại dư âm trong lòng người đọc. Nhà văn O Hen-ri đã rất khéo léo khi xây dựng nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần. Lần đảo ngược thứ nhất, Giôn-xi như đang tiến dần đến cái chết bỗng khỏe lại, yêu đời và chiến thắng bệnh tật. Lần đảo ngược thứ hai liền tiếp sau đó, cụ Bơ-men từ môt người khỏe mạnh đến cuối truyện mắc bệnh và qua đời. Một con người đi từ sự sống đến cái chết, một con người người từ cái chết tìm lại sự sống. Tất cả đã được nhà văn kể lại thật tự nhiên và cảm động. Truyện ngắn làm cho chúng ta không khỏi rung cảm trước tình yêu thương cao cả giữa những người nghèo khổ. Câu chuyện còn giàu tính nhân văn , ẩn chứa bức thông điệp trong cuộc sống: dù gặp phải hoàn cảnh khó khăn nhất cũng đừng bao giờ bi quan, tuyệt vọng, hãy mạnh mẽ tin tưởng vào ngày mai tươi sáng, ta sẽ vượt qua tất cả.

Bình luận (0)
Minh Huy
Xem chi tiết
Ngân Đại Boss
28 tháng 10 2016 lúc 10:38

-Giới thiệu về làng ku-ku-rêu:nằm ven chân núi, trên 1 cao nguyên rộng có những khe nước ào ào từ nhiều ngách đá đổ xuống...

-Nghệ thuật đặc sắc:+Đan xen các phương thức biểu đạt

+Kết hợp kể và tả

+Sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa

-Nội dung:+Vẻ đẹp thân thuộc, cao quý của 2 cây phong

+Tấm lòng gắn bó tha thiết của tác giả

Bình luận (2)
Minh Huy
28 tháng 10 2016 lúc 11:13

cam on nha

Bình luận (1)