Văn mẫu lớp 8

Do Kyung Soo
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
5 tháng 5 2018 lúc 20:13

Cuộc sống hiện đại ngày nay đã khiến con người nhìn vào cuộc sống của mình bằng một con mắt khác. Họ đòi hỏi ở cuộc sống nhiều hơn, và một trong những nhu cầu lớn nhất là giải trí. Bàn về vấn đề này có người nói 'Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì quá mải chơi mà sao nhãng việc học tập và còn phạm nhiều sai lầm khác?" Theo bạn, bạn có đồng tình với ý kiến trên không?

Đã xa rồi những trò chơi dân gian xưa: chọi gà, chọi dế, đánh trận giả... Tất cả dường như bị lãng quên, nó đã lùi vào cổ tích. Thay vào đó là những trò chơi tiêu khiển mới lạ, hấp dẫn. Một trong những trò chơi được liệt kê vào loại trò tiêu khiển hấp dẫn là điện tử. Bước chân vào các quán game ta mới thấy được có rất nhiều trò chơi thu hút mọi người đặc biệt là các bạn nam như: đá bóng, đua xe, đế chế... Tất cả đều được gọi cái tên chung là điện tử. Các trò chơi điện tử muốn chinh phục được nó đòi hỏi người chơi phải có óc sáng tạo, sự kiên trì, một chút khéo léo và đặc biệt nó kích thích tính tò mò. Có lẽ vì vậy mà điện tử được gọi là "món tiêu khiển hấp dẫn". Nhưng trò chơi nào cũng có ít nhiều điều tiêu cực. Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi thế hệ trẻ phải có trí thức nên việc quan trọng nhất của chúng ta là học tập. Nhưng thực tế hiện nay không ít bạn vì quá đam mê "món tiêu khiển hấp dẫn - điện tử" mà đã sao nhãng việc học tập, quên đi mất nhiệm vụ chính cùa mình. Kết quả học tập giảm sút, gia đình phiền lòng. Việc làm ấy làm mất đi sự tự tin của chính bản thân và còn biết bao những sai lầm khác không đáng có nữa mà chúng ta không thể ngờ tới được... Nói về vấn đề kinh tế: chơi điện tử tác hại vô cùng ngay cả với gia đình kinh tế được xem là dư giả. Lại còn khi quá đam mê không có tiền để chơi, lúc đó họ sẽ làm gì? Nói dối bố mẹ để lấy tiền đi chơi, vay tiền người khác hay trộm cắp? Đó là một thực trạng đang nổi lên trong xã hội hiện nay. Vậy tại sao chúng ta không biết chọn lựa những trò chơi giải trí phù hợp và bổ ích cho mình thay vào việc đi chơi điện tử, tại sao chúng không tham gia ở các câu lạc bộ thể thao, đọc sách, tham gia chiến dịch mùa hè xanh, thanh niên tình nguyện và còn biết bao hình thức giải trí khác. Tại sao chúng ta không tham gia? Vì nó không là món tiêu khiển hấp dẫn hay vì chúng ta chưa quan tâm tới?

Còn rất nhiều sai lầm của người chơi điện tử mà ta không thể không nêu ra được hết nhưng tôi xin chắc rằng chỉ khi người chơi tự nhận ra tác hại của việc chơi điện tử thì lúc ấy họ mới thực sự thấy thấm thía. Sự thất bại lúc ấy mới thực sự là hồi chuông cảnh tỉnh cho họ. Biết đến bao giờ tất cả bố mẹ chúng ta mới có thể rạng rỡ nụ cười trên khuôn mặt dãi nắng dầm sương vì có những đứa con ngoan ngoãn. Điều đó là tuỳ thuộc vào chính chúng ta đấy các bạn ạ!

Xã hội càng văn minh thì tệ nạn xã hội càng hay rình rập. Nó đòi hỏi ở chúng ta sự tự chủ và kiên cường. Đừng để lúc nào chúng ta bị sa đà vào các trò tiêu khiển không bổ ích. Hãy nhớ một điều: điện tử là trò tiêu khiển hấp dẫn nhưng đừng vì nó mà làm bản thân phải sai lầm không đáng có để cha mẹ, thầy cô phải phiền lòng, để bạn bè xa lánh.

Bình luận (0)
nguyen minh ngoc
5 tháng 5 2018 lúc 20:13
Hiện nay, vấn đề về lồi sống, đạo đức của giới trẻ đang đuợc cả xã hội quan tâm. Đất nuớc ta ngày càng hội nhập vào quốc tế và internet đang trở nên phổ biến. Thế nhưng, cùng với internet thì game online cũng phát triển nhanh chóng, dẫn đến một bộ phận học sinh vì mãi chơi mà xao nhãng việc học tập và còn phạm phải những sai lầm khác. Game online hay trò chơi điện tử là một hình thức giải trí hấp dẫn. Đó là một phần mềm đuợc cài vào máy tính, nhà sản xất đã khéo léo phối hợp, giữa hình ảnh và âm thanh để tạo độ chân thực sắc nét, để lôi cuốn nguời chơi. Trò chơi điện tử mang tính kích thích cao, mới lạ và bí ẩn nên phù hợp với sở thích của giới trẻ, đặc biệt là học sinh. Theo một kết quả nghiên cứu cho thấy, trong số những nguời sử dụng mạng internet thì có tới 61.4% là để chơi game. Một bộ bộ phận nguời chơi đã trở thành những “game thủ” và bị nghiện game. Đây đang là vấn đề đuợc cả xã hội quan tâm.
Công bằng mà nói, những trò chơi điện tử lành mạnh không hề gây hại cho nguời chơi nếu ta biết chơi một cách điều độ. Trái lại nó còn giúp ta thư giãn ,giảm stress, luyện phản ứng nhanh,… Tuy nhiên, vì lợi nhuận mà các nhà sản xuất đã tìm đủ mọi cách để lôi cuốn nguời chơi, ngay cả việc đưa vào game những hình ảnh “mát mẻ” thiếu lành mạnh, biến game online trở thành thứ độc địa giết đi đầu óc trong sáng của học sinh.
Học sinh là đối tượng chính của game online. Với hình ảnh sắc nét, âm thanh sống động cùng với những thay đổi không ngừng,game online đã trở thành thú tiêu khiển hấp dẫn của học sinh. Một số bạn vì quá mải mê với trò chơi điện tử dẫn đến “nghiện game”. Nhiều bạn có thể chơi liên tục 4 - 5 tiếng đồng hồ mà không cần nghỉ ngơi, cá biệt, có nhiều bạn có thể chơi đến 12 tiếng một ngày! Đối với các bạn nghiện game thì việc chơi game được để lên hàng đầu, xao nhãng việc học, quên cả sức khoẻ bản thân, quên cả cuộc sống xung quanh. Thậm chí có bạn vì cần tiền đi chơi mà sẵn sàng làm trái pháp luật. Gần đây rộ lên những vụ án cướp của, giết người mà thủ phạm là những trẻ vị thành niên bị nghiện game online. Những vụ án ấy đa thổi lên một hồi còi báo động cho xã hội về thực trạng nghiện game online của giới trẻ ngày nay. Như đã nói ở trên, game online có tính khích thích cao, dễ nghiện và một khi đã nghiện thì sẽ dẫn đến những hậu quả, tác hại khôn lường cho người chơi, gia đình và xã hội. Trước hết là những tác hại cho sức khoẻ người chơi. Khi chơi game không điều độ dễ đẫn đến một số bệnh lí liên quan đến mắt như cận thị, loạn thị,… Không chỉ thế, ngồi chơi game liên tục còn đưa đến tình trạng ảnh hưởng đến cột sống do tư thế ngồi sai hoặc ngồi quá lâu trước màn hình vi tính. Khi người chơi game quá mê chơi bỏ ăn uống thì có thể dẫn đến việc sụt cân nhanh chóng, sức đề kháng của cơ thể trở nên yếu ớt. Ở Đài Loan đã có trường hợp một anh thanh niên hai mươi lăm tuổi chết do kiệt sức vì chơi game suốt 24 tiếng đồng hồ không nghỉ ngơi! Không chỉ có vấn đề về sức khoẻ nghiện game còn khiến người chơi quá đắm trong thế giới “ảo” mà quên đi thế giới thực. Người chơi còn bỏ ra quá nhiều thời gian để chơi điện tử mà quên mất công việc, gia đình. Từ đó dễ dẫn đến sự sa sút trong công việc, trong học tập. Không dừng lại ở đó, game online gây ảnh hưởng đến nhân cách người chơi, đặc biệt là học sinh. Game dễ dẫn đến các bạn ảo tưởng về cuộc sống, những hình ảnh bạo lực như chém giết lẫn nhau dễ gây ảnh hưởng tới tâm sinh lý còn non nớt của học sinh, khiến cho các bạn coi thường luật pháp và dễ vi phạm pháp luật. Nghiện game cũng gây nguy hại như nghiện ma túy.
Ở nước ta, game online phát triển nhanh chóng vì có điều kiện thuận lợi. Việc học sinh nghiện game có rất nhiều nguyên nhân khách quan. Để đáp ứng nhu cầu chơi game của giới trẻ, hiện nay nhiều tiệm net mọc lên nhanh chóng và lúc nào cũng xôm tụ, gây sự ham thích cho người chơi. Gia đình còn chưa thực sự quan tâm đến con em do guồng quay vội vàng của cuộc sống. Nhiều bạn bị nghiện game đã lâu mà gia đình không biết, cứ tưởng con mình đang học bài, đến khi xảy ra chyện mới tá hỏa, ân hận thì đã muộn. Ở lứa tuổi học sinh,nhu cầu hoạt động vui chơi là rất cao. Đó là một nhu cầu rấtchính đáng. Thế nhưng, nước ta lại thiếu sân chơi cho thanh thiếu niên, nhà trường còn quá chú trọng vào dạy chữ mà quên dạy người, không dạy cho học sinh những kĩ năng cần thiết để chống lại những cám dỗ trong cuộc sống, không tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh cho học sinh. Như một điều tất yếu, học sinh tìm đến game online để giải trí. Về yếu tố chủ quan, nghiện game còn là do chính bản thân học sinh. Do các bạn đang ở tuổi dậy thì, tâm sinh lí chưa phát triển đầy đủ, nhận thức còn non nớt nên khó cưỡng lại sức hấp dẫn của game online. Hơn nữ, các bạn còn chơi game để khẳng định bản thân mình, xem trò chơi chơi điện tử như một nơi thể hiện “đẳng cấp”, cá tính riêng của mình. Một bộ phận học sinh còn chơi game online vì đua đòi, không muốn thua kém các bạn, số khác là do bị chấn thương tâm lý, bị coi thường ngoài cuộc sống, bị cô lập,… tìm đến game như để giải toả tâm lý.
Có rất nhiều nguyên dẫn đến nghiện game, do đó, muốn xoá hẳn thực trạng nghiện game ta phải giải quyết cho thấu đáo những nguyên nhân trên. Nhưng trước hết là về gia đình và xã hội. Gia đình phải có sự quan tâm đặc biệt cho con em mình, kiểm soát giờ chơi của các bạn . Gia đình còn phải hướng dẫn các bạn chơi sao cho lành mạnh . Xã hội phải tạo điều kện cho các bạn học sinh tham gia vào cáchoạt động tập thể, các hoạt động văn hoá - xã hội. Nhà nước cần kiểm soát các trò chơi điện tử và tiệm net, không để cho các trò chơi thiếu lành mạnh lưu hành trên thị trường. và đương nhiên phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường - xã hội để tạo môi trường tốt nhất cho học sinh. Và riêng bản thân học sinh cần phải có ý thức, không sa đà vào game, tham gia tích cực các hoạt động văn hoá – xã hội để rèn luyện bản thân, không vì game mà xao nhãng học tập và cuộc sống.
Tóm lại, game online là một thói tiêu khiển rất hấp dẫn, nhưng đừng vì mê chơi game mà xao nhãng học tập cuộc sống. Nghiện game cũng như nghiện ma túy, gây ra những tác hại khôn lường. Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình nhà trường và xã hội để đẩy lùi thực trạng nghiện game. Riêng học sinh phải có tinh thần trách nhiệm, có trách nhiệm với bản thân, gia đìh và xã hội để tự rèn luyện mình thành người có ích cho xã hội. Dẹp bỏ nạn nghiện game cũng chính là mở đường cho xã hội phát triển tốt đẹp hơn.
Bình luận (0)
nguyen minh ngoc
5 tháng 5 2018 lúc 20:14

Mạng lưới công nghệ thông tin phủ sóng sắp toàn cầu tạo nên nhiều cơ hội phát triển cho mỗi quốc gia. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng xuất hiện không ít thách thức cho thế hệ trẻ. Công nghệ thông tin phát triển, kéo theo các trò chơi điện tử ngày càng tràn lan. Đây cũng là một trong những vấn đề được quan tâm hiện nay.

Trò chơi điện tử thực ra chỉ là những trò chơi mang tính chất giải trí, thư giãn, giảm stress sau mỗi ngày học tập và làm việc vất vả. Đó là thú vui tiêu khiển được thiết lập trên mạng xã hội, chỉ cần có tài khoản đăng nhập là có thể chơi bất cứ trò gì mà mình muốn.

Tuy nhiên hiện nay nhiều bạn trẻ đã biến trò chơi điện tử mang tính chất giải trí thành “kẻ gây nghiện” và ngốn rất nhiều thời gian, tiền bạc của chính bản thân mình. Khi trò chơi điện tử đã không giữ được tính chất ban đầu thì chắc chắn rằng nó để lại nhiều hậu quả tai hại.

Trò chơi điện tử trong những năm qua đối với giới trẻ đã trở thành thú vui tiêu khiến có sức hút lớn. Trò chơi điện tử có trên điện thoại, máy tính, ipad…và hấp dẫn đối với nhiều bạn học sinh, sinh viên. Nếu những trò chơi này được sử dụng với mục đích lành mạnh thì nó sẽ giúp cho đầu óc được minh mẫn và giải tỏa được căng thẳng. Tuy nhiên nếu không sử dụng đúng mục đích thì sẽ dễ dẫn đến hiện tượng nghiện và khó có thể bỏ được.

Hiện nay trò chơi điện tử đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của rất nhiều bạn học sinh sau mỗi giờ tan tầm. Các quan net mọc lên như nấm trên mỗi con phố, san sát nhau khiến cho nhiều bạn học sinh không thể cưỡng lại được.

Một khi đã sa vào trò chơi điệnu tử mà không biết kiềm chế thì sẽ phải chịu nhiều hậu quả không đáng có. Hầu hết đó là những bạn đã nghiện và không tìm được cách thoát ra. Trò chơi online sẽ lấy đi không ít thời gian, tiền bạc và cả sức khỏe của bạn. Việc học tập bị lơ đãng, thầy cô giáo phạt cảnh cáo rất nhiều lần, tiền bạc đổ vào trò chơi điện tử quá nhiều và sức khỏe suy giảm do cày game cả ngày và đêm. Đây là tình trạng vẫn thường thấy ở nhiều bạn học sinh, sinh viên.

Hậu quả mà các bạn tự nhận lấy sẽ khiến cho những người xung quanh đau lòng. Bạn Nguyễn Văn An đang là sinh viên năm cuối trường đại học Y, nhưng vì mải mê chơi game, bỏ vê việc học, đồ án tốt nghiệp dở dang. Hậu quả mà bạn ấy nhận được chính là việc bảo lưu kết quả học 1 năm. Vậy là ước mơ của bạn lại bị dang dở giữa chừng chỉ vì trò chơi điện tử tai hại.

Tuy nhiên chúng ta vẫn nhận thấy trò chơi điện tử luôn có hai mặt của nó. Chúng ta không chỉ nhìn vào những bạn sa vào và không bước chân ra khỏi nó, đánh mất bản thân mình mà nói nó hoàn toàn xấu. Trò chơi điện tử vẫn có những tác dụng nhất định như làm cho tinh thần thoải mái, thư giãn hơn…

Để trò chơi điện tử đúng như tên gọi của nó, giữ gìn được nét trong sáng nhất thì ý thức của những người chơi phải trong sáng, chơi có chừng mực, chơi biết điểm dừng thì bạn sẽ biến nó trở thành người bạn tuyệt vời giải trí hằng ngày.

Như vậy để trò chơi điện tử lành mạnh hơn trong cuộc sống thì mỗi người cần có nhận thức đúng đắn hơn, để biến nó thành một trong những công cụ giải tỏa mọi ưu phiền do áp lực gây ra.

Bình luận (0)
Do Kyung Soo
Xem chi tiết
Nguyen
3 tháng 4 2019 lúc 5:25
Quê hương vạn chài yêu dấu với khung cảnh tráng lệ, với nhịp sống căng tràn mà bình yên sẽ mãi là hình ảnh in đậm trong tâm trí nhà thơ: “nước xanh”, cá bạc”, “con thuyền rẽ sóng ra khơi” cứ chập chờn trong nỗi nhớ mơ hồ, như càng khắc sâu thêm nỗi nhớ mong da diết. Câu thơ kết là một tiếng kêu bộc lộ cảm xúc đến tận độ: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”. “Mùi nồng mặn” không đơn thuần là mùi của núi biển mà là vị của quê hương, vị của tình yêu, do đó nỗi nhớ càng khắc khoải.

Bài thơ được viết theo thể thơ tám chữ, lời thơ tự nhiên, hình ảnh thơ giàu sức biểu cảm, đặc biệt lối gieo vần chân thể hiện dòng cảm xúc yêu quê hương miên man, như sóng cuộn trào của người con Quảng Ngãi Tế Hanh. Người đọc không hề bị choáng ngợp bởi những câu thơ hoa mĩ, mà bị lôi cuốn, hấp dẫn bởi tình cảm chân thành đằm thắm mà nhà thơ dành cho quê hương mình. Một tình cảm thiêng liêng, sâu sắc.

Những vần thơ của Tế Hanh thực sự có sức lay động mạnh mẽ tới độc giả, nó đánh thức trái tim chúng ta trong tình yêu, nỗi nhớ về vùng quê thân yêu, yêu dấu của chính mình. Hai tiếng “quê hương” cứ mãi vang lên trong lòng tôi, vang mãi, vang xa...
Bình luận (0)
Nguyễn Đức Quang
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
3 tháng 5 2017 lúc 19:02

1.Những chuyến tham quan, du lịch đem đến cho ta rất nhiều niềm vui. Thú vui đầu tiên là được đi đây đó ngắm nhìn thiên nhiên và cảm nhận cuộc sống ở những nơi xa xôi. Cùng sống trên một đất nước, một hành tinh nhưng điều kiện tự nhiên nơi ta đang sống và nhiều nơi rất khác nhau. Được đến những vùng biển mênh mông nắng vàng, nước xanh, cát trắng mà nô giỡn với bao con sóng bạc đầu thì thật thú vị. Hay được đến những đỉnh núi cao chót vót, giữa mây trời trắng xoá mà hét lên một tiếng để đồi núi vọng về âm thanh tha thiết ấy thì cảm động biết bao! Không chỉ vậy, đến những vùng đất xa xôi ta còn được biết đến bao phong tục, tập quán lạ lùng. Đó là tục cướp vợ của người Mông, là họp chợ tình của Sa Pa, là chợ Viềng bán rủi cầu may,... Đó còn là Tết con trai của đất nước Nhật Bản, hội thi đấu bò tót Tây Ban Nha, cuộc thi uống bia của người Đức….. Thật là mỗi vùng đất một màu vẻ. Qua những điều mắt thấy tai nghe, điều thú vị lớn nhất là chúng ta học hỏi được nhiều điểu bổ ích. Nói như cha ông ta, đó là "Đi một ngày đàng học một sàng khôn".Ta có thể học hỏi, giao lưu với các vùng đất khác những cái hay, cái đẹp. Đó là sự giao lưu về văn hoá, kinh tế. Ta có thể học được cách đan thổ cẩm của người Mông, cách nấu cơm nếp của người Thái,... Ta cũng có thể học được ở người Nhật sự chịu khó cần cù và sức sáng tạo không ngừng nghỉ; học ở người Mĩ sự tự do, phóng khoáng,... Chính bởi những chuyến tham quan du lịch đem lại cho ta nhiều niềm vui, nhiều điều bổ ích vậy nên mỗi chúng ta cần có ý thức đúng đắn đối với việc tham quan học hỏi ở những vùng đất khác lạ.

Bình luận (0)
huyen phan
Xem chi tiết
Vũ Hà Khánh Linh
4 tháng 1 2017 lúc 20:59

Trong cuộc sống đang bộn bề, biến chuyển hằng ngày như hiện nay thì xã hôi, đất nước đang cần đến một lực lượng thanh niên học sinh giỏi giang, tài đức. Và ngay từ bây giờ, học sinh- được xem là những mầm non tương lai, là người kế thừa công cuộc phát triển đất nước đang ra sức học tập, rèn luyện hết sức mình. Nhưng trái lại bên cạnh đó, lại có một số học sinh đang học với không đúng khả năng của mình, và điều này đã tạo điều kiện cho một “ căn bệnh” xâm nhập vào học đường đang hoành hoành, gây xôn xao ngành giáo dục nói riêng và xã hội nói chung. Vâng, đó chính là bệnh thành tích trong giáo dục.
Thật vậy, học sinh đến trường học qua loa đối phó, nưng điểm số và kết quả học tập thì rất cao- đó là những biểu hiện cụ thể, triệu chứng của bệnh “ chuộng” thành tích.
Nhiều lúc ta cảm thấy ngạc nhiên trwocs lối hcọ của một số hoc sinh, lên lớp thì nghệch ngoạc vài chữ, ngáp lên ngáp xuống, học theo kiểu “ cưỡi ngựa xem hoa”, về nhà thì vở vất đầu giường. Thế nhưng, hok hiểu sao cứ đến kì thi lại có hok ít người rất tự tin cầm bút vào phòng thi, rốt cuộc “ may mắn” làm sao, điểm vẫn trên trung bình, danh sách học sinh tiên tiến, học sinh giỏi ở các trường vẫn “ thừa thắng xông lên”. Tại sao lại có sự mâu thuẫn đến như vậy?Thật là khó lí giải. Họ thông minh đến nỗi không cần học bài , hiểu bài cũng có thể thi, làm kiểm tra điểm cao à. Và rồi khi bước vào kì thi đại hoc thật sự, kết quả lại khiến nhiều người sửng sốt, bất ngờ. Có chăng chỉ là những học sinh tiêu biểu đó đã gặp may mắn trong khi quay cóp, tài liệu hay là do thái độ ỷ lại vào bạn bè, sự dễ dãi của một số thầy cô trong các kì thi,...
Có thể thầy cô không nỡ nhìn học sinh của mình buồn khi nhận những con điểm kém, kết quả tồi nên họ đã làm ngơ trước một vài điều hay là với tâm lí sợ trò học không giỏi một phần là do thầy cô dạy không hay, có trường hợp nhiều học sinh đỗ xô đi học một giáo viên A, B,.. nào đó không chỉ đơn thuần là giáo viên đó dạy giỏi, giảng hay mà còn vì giáo vien đó “ thương” học trò và biểu hiện ra đó là cho học sinh biết trước những đề kiểm tra, khi cho điểm thi lại hết sức nhẹ nhàng với học trò “ tại gia” của mình. Xin nói thẳng chính vì thương kiểu đó mà đã có không ít những kết quả sai lệch, học giả nhưng điểm thật. Và những thầy cô đó có thật sự thương học sinh của mình mà đang huỷ hoại dần vốn kiến thức và ý thức học tập của hcọ sinh, dần dần họ cứ nghĩ rằng cứ có thật nhiều tiền mua quà chăm sóc thầy cô hay có một chỗ ngồi êm ấm trong nơi học thêmt hì sẽ dễ dàng với việc học, thi, kiểm tra. Thật là sai lầm!
Ông bà ta đã từng nói: “Không học thì làm sao có tương lai”. Tương lai đó không htể mua bằng tiền, bằng những mẹo vặt khi làm bài hay sự nài nỉ của một ai đó... Tương lai là do chính bản thân mình nắm lấy, mình bắt giữ, phải đổ mồ hôi, nước mắt trong học tập thật sự thì mới có một tương lai tươi sáng.
Trong kì thi đại học vừa qua đã có không ít “ sĩ tử” thành “tử sĩ” chỉ vì học không đúng với bản thân, hổng kiến thức trầm trọng, thế nhưng trong các năm học trứoc hay thi tốt nghiệp vẫn luôn là “ giỏi”. Chính lúc bước vào kì thi chung của cả nước, kì thi đại học gắt gao thì khả năng của mỗi học sinh mới được thể hiện thật sự chính xác, ai giỏi có cố gắng thì sẽ đậu, ai mà chỉ biết mánh khoé, học giả dối thì phải nhận kết quả thấp,hi vọng rằng họ sẽ không than vãn là “ học tyài thi phận”. Không biết rằng trước kết quả đáng buồn của học sinh mình, thầy cô có hối hận hay không, vì đã quá dễ dãi trong việc dạy dỗ học sinh của mình.
Chắc mọi người vẫn chưa quên vụ” chạy trường, lớp điểm” ở trường Lê Quý Đôn vừa qua gây xôn xao trong bộ giáo duc và cả xã hội hay là kì thi tốt nghiệp năm ngoái có trường thi tốt nghiệp đạt o%, tức là không một học sinh nào đậu. Không biết là nên thất vọng bao nhiêu cho đủ đây, trước hậu quả mà bệnh thành tích đã gây ra trong nhà trường.
Tuy nhiên, nói cho công bằng trách nhiệm cũng không nên đỏ hết cho thầy cô, đó còn là sự học buông thả của một số học sinh, không chuyên tâm vào học hành, chỉ biết học đối phó, qua loa và cách dạy có thể chưa hợp lí, làm học sinh thích thú...
Không thể để khối u nhột- bệnh thành tích này hoành hành và phát triển trong học đường. Gia đình và thầy cô giáo cần kiểm tra về kiến thức và việc học của học sinh chặt chẽ hơn nữa, tạo ra nhiều phương pháp học khiến học sinh thích thú nên hạn chế những lối học “thầy đọc, trò chép” khô khan. Hơn hết quan trọng nhất là ý thức của mỗi hcọ sinh, sự nỗ lực và cố gắng của từng bạn, lúc đầu có thể khó khăn nhưng về sau bạn có thể có được niềm vui đích thực khi đón nhận những điểm số tốt xứng đáng với sức mình bỏ ra. Hiện nay ngành giáo dục và xã hội ta đang páht động cuộc vận động “Chống tiêu cực trong giáo dục và bệnh thành tích” hay khẩu hiệu “Ba không” trong học đường...Mọi người, mọi trường đang tham gia hưởng ứng một cách tích cực, học sinh chúng ta hãy hòa mình vào đó. Hãy từ biệt căn bệnh thành tích trong nhà trường. Sống và học tập hết mình để xứng đáng trở thành những người kế thừa và phát triển đất nước. bác Hồ đã từng nói “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không đó là nhờ phần lớn ở công học tập của các cháu”.
Quyết tâm bài trừ bệnh thành tích trong nhà trường

Bình luận (0)
Thảo Phương
5 tháng 1 2017 lúc 11:56
Giáo dục là một trong những vấn đề được xã hội Việt Nam chú ý, quan tâm hàng đầu. Mặc dù đây là một trong những ngành quan trọng bậc nhất của đất nước và nhận được sự quan tâm rất lớn của chính phủ, nhưng những khúc mắc, tiêu cực trong lĩnh vực này vẫn cứ tồn tại và lan rộng. Một trong những vấn đề lớn nhất, nổi bật nhất chính là hiện tượng gian lận trong thi cử, kiểm tra hay nói cách khác là tình trạng học đối phó, quay cóp bài của học sinh trong kiểm tra, thi cử. Học đối phó là hiện tượng học sinh học bài chỉ để vượt qua một kì thi, một giờ kiểm tra một cách gượng ép và không hề lưu giữ được những kiến thức đã học sau lần thi, lần kiểm tra đó. Còn quay bài là tình trạng học sinh xem bài của nhau hoặc xem tài liệu trong giờ thi, kiểm tra. Nói cách đơn giản hơn, đó là hiện tượng tiêu cực trong nền giáo dục. Và đáng tiếc thay, cái tiêu cực đó dường như đã trở thành “một phần tất yếu trong cuộc sống” của học sinh thời nay và nó đang ăn sâu, lan rộng vào tiềm thức của những người đang ngồi trên nghế nhà trường. Xét về một mặt nào đó, những hành động này có thể cho họ lợi ích nhất thời, đó cón thể là những điểm tám, điểm chín,... trong các kì thi, kiểm tra. Nhưng nếu ta xét một cách toàn diện và sâu rộng hơn, thì cái lợi trước mắt đó sẽ lại là cái hại lâu dài cho chính bản thân họ và cho cả đất nước, dân tộc. Khi những người học sinh thực hiện những hành vi tiêu cực đó, thì liệu khi họ rời ghế nhà trường để bước vào xã hội, trong bộ óc của họ có chứa được lượng kiến thức nào đủ để có thể chung sống với xã hội hay không? Và liệu một dân tộc, một đất nước sẽ ra sao khi nền giáo dục của đất nước đó, dân tộc đó chỉ tạo ra những con người trẻ tuổi với cái đầu rỗng tuếch và suy nghĩ dối trá, chắc hẳn rằng dân tộc đó, đất nước đó sẽ trở nên suy yếu, thậm chí là diệt vong. Mọi thứ đều có nguyên nhân của chính nó và những tiêu cực trên cũng thế. Nguyên nhân trước hết chính là do bản thân mỗi học sinh đã không tự xác định được mục đích của việc học để làm gì và học như thế nào, từ đó dẫn đến suy nghĩ và hành động của họ trở nên sai trái là đương nhiên. Nhưng ta cũng không thể trách họ hoàn toàn được, làm sao họ có thể tốt được khi mà những người thầy, người cô cứ mãi đếm tỉ lệ lên lớp, tỉ lệ tốt nghiệp,… khi mà những người đứng đầu ngành cứ mãi loay hoay với những vấn đề “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” như cải cách sách giáo khoa, vấn đề học phí,… Và tất cả những thứ đó góp phần tạo nên hiện tượng tiêu cực phổ biến này.

Để có thể giải quyết một cách triệt để được những hiện tượng trên, thì những vị lãnh đạo của chúng ta cần phải có những chiến lược, mục đích thật sự đúng đắn và sáng tạo cho ngành giáo dục, cùng với đó những người giáo viên phải truyền được cho học sinh tinh thần học tập, phải cho họ thấy mục đích của học tập không phải để trở thành “ông này, bà nọ”, để được “ăn sung mặc sướng”, để có cái bằng cấp vô nghĩa,… mà là tích lũy tri thức để có thể tồn tại, chung sống, phát triển và tự khẳng định mình. Và trên hết, bản thân mỗi học sinh cần phải tự nỗ lực học tập, tự xác định được mục đích và phương pháp học tập hiệu quả, nhất là phải để cho lòng tự trọng của mình lên tiếng trước những hiện tượng tiêu cực trong học tập và thi cử nói trên. Hãy hành động ngay từ bây giờ và đừng chờ đợi nữa.
Bình luận (0)
Linh Phương
5 tháng 1 2017 lúc 19:33

Ngành giáo dục Việt Nam trong những năm qua đã có những thành tích đáng khâm phục. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều thách thức chưa thể giải quyết triệt để như bạo lực học đường, gian lận thi cử, vô lễ với giáo viên…Trong đó vấn nạn gian lận trong thi cử được xem là đáng báo động đối với giáo dục.

Gian lận trong thi cử là gì? Gian lận trong thi cử là hành vi làm trái so với quy định của học sinh như quay cóp bài, mang tài liệu vào phòng thi, chạy tiền của để đạt được điểm cao. Gian lận không chỉ diễn ra ở học sinh mà còn diễn ra ở giáo viên và phụ huynh. Chính phụ huynh, giáo viên đang “dọn đường” cho học sinh, tiếp tay để học sinh gian lận. Đây thực sự là điều rất đáng buồn.

Biểu hiện của gian lận trong thi cử hiện nay không phải giấu kín mà nó hiển hiện ra rất lộ liễu, hơn hết có nhiều người biết nhưng mà cũng không lên tiếng. Gian lận trong thi cử sẽ gây ra nhiều tác hại xấu cho học sinh, làm hư học sinh, khiến các em luôn ở trong tâm thế sống ỷ lại, dựa dẫm, không có ý chí vươn lên phấn đấu dành thành tích. Bao thế hệ học sinh đi qua là bất nhiêu thế hệ còn tồn tại thói xấu gian lận đáng phải bài trừ này.

Người ta bảo ngựa quen đường cũ, việc gian lận cũng vậy, nếu như các em có lần một thì chắc chắn sẽ có lần hai. Và vai trò của nhà trường trong việc đối phó với nạn gian lận thi cử này cũng hết sức quan trọng. Nếu thầy cô dễ dãi, không siết chặt xử lý nghiêm những hành động làm trái quy định này thì chắc chắn học sinh sẽ tiếp tục tái diễn ở những lần tiếp theo.

Hậu quả mà việc gian lận trong thi cử gây ra rất lớn, hiện tượng này có thể phá hủy tương lai còn dài của các em. Chỉ vì các em đã quen với việc gian lận, quen với việc được nâng đỡ cũng đã khiến cho các em lười tư duy, vận động để đạt kết quả tốt.

Để có thể hạn chế được hiện tượng này thì thầy cô giáo cần phải nghiêm khắc và xử lý mạnh tay hơn nữa những thành phần dám vi phạm. Có như thế thì học sinh mới có thể nghiêm túc làm bài, không dựa dẫm. Thế chủ động đó sẽ khiến cho các em có thể nắm vững được kiến thức thật chắc và thật sâu.

Tình trạng gian lận ở ngành giáo dục nước ta đang còn nhiều, không chỉ kiểm tra ở trường mà còn tại các kì thi tốt nghiệp, thi đại học cũng không hiếm. Các em đã không thể tự khẳng định được năng lực học của mình mà chỉ lo chạy theo cái danh vọng hão huyền, không thực tế. Gian lận thi cử sẽ tạo nên bệnh thành tích cần phải bài trừ.

Đất nước cần những con người biết tự lập, biết tự học tập, sáng tạo, vươn lên bằng chính khả năng và sức lực của mình. Việc ngăn chặn gian lận trong thi cử cần bắt nguồn từ các bạn học sinh, như vậy sẽ cổ vũ lớn hơn tinh thần ham học tập của các bạn.

Như vậy hiện trạng gian lận trong thi cử đang diễn ra khá phức tạp, các cơ quan chức năng cần phải có kế hoạch cũng như chiến lược để đẩy lùi vấn nạn này; mang đến cho ngành giáo dục sự lành mạnh nhất.

Bình luận (0)
Nguyễn Mạnh Cường
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
4 tháng 5 2018 lúc 15:51

Đất nước ta đang trên đường phát triển, phát triển về kinh tế – xã hội và song song với đó là phát triển về nền văn hóa, nền văn minh nước nhà. Lối sống văn hóa, văn minh đã phát triển và lan tỏa rộng khắp xã hội ta. Thế nhưng đâu đó, vẫn còn những hành vi không phù hợp với nền văn hóa tiên tiến nước ta tồn tại. Đặc biệt, trong một môi trường đầy tri thức như trường học thì những hành vị đó lại tồn tại một cách khá phổ biến, đó là quay cóp, chửi tục,…nhưng hành động thường gặp nhất vẫn là nói chuyện riêng trong giờ học.

Nói chuyện riêng trong giờ học, tức là họ – những người học sinh – nói, bàn bạc và thảo luận về những vấn đề rất “trọng đại, lớn lao” ko hề liên quan đến những gì mà người giáo viên đang giảng dạy trên lớp, chẳng hạn như “bộ phim hôm qua như thế nào”, “kiểu tóc mới của mình ra sao”,…

Và cái việc bàn luận những sự việc như thế trong giờ học dường như đã trở thành “chuyện thường ngày” ở hầu hết các trường học, lớp học ở nước ta.

Để rồi những người học sinh đấy sẽ phải bỏ lỡ một phần hoăc tất cả những kiến thức, thông tin về bài học mà người giáo viên đang giảng dạy. Và mọi thứ nào chỉ có “họ làm họ chịu” mà ngay cả những người bạn ngồi xung quanh họ cũng phải bị ảnh hưởng một phần từ những tiếng ồn do họ gây ra.

Trên tất cả, hành vi nói chuyện riêng trong giờ học có thể nói là một hành vi vô cùng vô văn hóa, thật khó có thể chấp nhận dc khi nó được thực hiện bởi những người đã và đang học văn hóa trong trường lớp. Hành vi này vô văn hóa ở chỗ những người thực hiện nó, tức là đã không dành sự tôn trọng cho người đang truyền giảng kiến thức cho mình, cho những người xung quanh mình và cho cả chính bản thân mình.

Hành vi này là kết quả của sự kết hợp giữa những người học sinh đã đánh mất đi lòng tự trọng, đã đánh mất đi tinh thần hiếu học với những người cầm phấn có một phương pháp giảng dạy rất ư là “hấp dẫn”, “hấp dẫn” đến nỗi khiến người học khó có thể mà tập trung vào bài học được. Một tiết học mà người dạy vô cùng nhàm chán, khô khan thì làm sao có thể khiến học sinh chú ý và một học sinh lười biếng, không có lòng tự trọng thì dù tiết học có hay, sinh động đến thế nào đi chăng nữa thì cũng ko thể khiến người học sinh đó chú ý được.

Để hành vi vô văn hóa này được loại bỏ hoàn toàn ra khỏi môi trường tri thức trường lớp thì trước hết, mỗi người học sinh cần phải biết đến lòng tự trọng và phải xác định được mục đích học tập là gì để từ đó xác định được học tập như thế nào ở trong lớp học. Ngoài ra, những người đứng lớp cũng phải tự xem xét lại phương pháp giảng dạy của mình tại sao lại không thể thu hút được sự chú ý của học sinh để từ đó sữa chữa, rút kinh nghiệm. Và cuối cùng thì sự phản đối, thái độ đấu tranh của các bạn khi hặp những hành vi này cũng khiến nó trở nên dần dần biến mất.

Nói chuyện riêng trong giờ học sẽ chẳng mang lại gì cho các bạn và những người xung quanh ngoài những điều bất lợi. Thế nên hãy từ bỏ và đấu tranh với nó để loại bỏ hoàn toàn hành vi này khỏi trường học, lớp học của chính mình nhé.

Bình luận (0)
nguyen minh ngoc
4 tháng 5 2018 lúc 15:51

Xã hội ngày càng phát triển thì giáo dục lại càng được coi trọng và đặt lên vị trí hàng đầu. Tuy nhiên, trong môi trường giáo dục hiện nay, bên cạnh những hiện tượng tiêu cực xảy ra như nói tục chửi bậy, quay cóp bài, bạo lực học đường...thì hiện tượng nói chuyện riêng trong giờ học của học sinh đã và đang trở thành mối quan tâm "đau đầu, nhức óc" hằng ngày của những nhà giáo dục tâm huyết.

Nói chuyện riêng trong giờ học là việc trao đổi, bàn tán những câu chuyện ngoài lề trong cuộc sống, ngoài nội dung bài giảng mà học sinh đem lại bằng rất nhiều những hình thức khác nhau như truyền thư tay, trực tiếp nói bằng miệng hoặc thậm chí là tự độc thoại một mình... Đây là một hành vi xấu, tiêu cực xuất hiện trong môi trường học tập vì nó có tác hại rất lớn tới bản thân học sinh và người dạy, mở rộng ra là thành tích thi đua của tập thể nhà trường, tương lai của đất nước. Cho nên, các nhà giáo tâm huyết luôn tích cực tìm ra đủ mọi cách để có thể loại bỏ hiện tượng này nhưng đến bây giờ nó vẫn trở thành một hiện tượng rất đáng quan ngại vì chưa có giải pháp hiệu quả.

Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên. Đó trước hết là do ý thức học tập của học sinh còn kém, chưa đề cao việc học nên chưa chú trọng vào việc nghe giảng, thu nạp kiến thức. Tâm lí của các em ở mỗi lứa tuổi khác nhau và càng lên lớp cao hơn thì cái tôi của các em càng lớn. Các em có đủ mọi chuyện bên ngoài xã hội tác động vào nên không làm chủ được suy nghĩ, hành động của bản thân và tìm mọi cách để có thể giải tỏa ở mọi lúc, mọi nơi, ngay cả trong giờ học. Thậm chí còn do tính tò mò, tắt mắt, muốn hiểu chuyện người khác nên các em cảm thấy nội dung kiến thức bài học mới trên lớp không đủ hấp dẫn. Vì thế, một đòi hỏi tất yếu đặt ra là năng lực bản thân người dạy có đủ để lôi cuốn, hấp dẫn, kích thích sự tìm hiểu bài học của học sinh hay không?. Đồng thời, việc nói chuyện riêng của học sinh còn do chương trình học tập của các cấp học còn quá nặng về kiến thức hàn lâm, ít có sự tương tác với ứng dụng thực tiễn bên ngoài nên vô hình chung dẫn tới tình trạng chán học, không có hứng thú học là điều dễ hiểu.

Hậu quả của việc nói chuyện riêng trong giờ học là người học không theo kịp được kiến thức mà thầy cô giáo giảng, dẫn tới tình trạng không hiểu bài và không làm bài tập được, ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết quả thi cử, học tập của các em. Nếu để tình trạng đó tiếp diễn thì việc chán học, bỏ học rồi sa vào các tệ nạn như nghiện game, cờ bạc, rượu chè... là không thể tránh khỏi. Và tất nhiên, đất nước không những không thể phát triển mà bản thân họ còn trở thành gánh nặng cho gia đình, cho xã hội. Bản thân những cá nhân nói chuyện riêng ấy còn gây ảnh hưởng trực tiếp tới các bạn trong lớp và bài giảng của thầy cô giáo. Các bạn xung quanh thì không tập trung học được, các thầy cô giáo thì không thể hoàn thành tốt bài giảng tâm huyết muốn gửi tới học trò của mình. Vì thế, nói chuyện riêng là một hành vi ích kỉ, bất lịch sự, thiếu tôn trọng mọi người...

Vậy, để có thể loại bỏ hiện tượng nói chuyện riêng này ra khỏi môi trường giáo dục, bản thân học sinh cần tự ý thức trong hoạt động giao tiếp của mình. Cần chia sẻ đúng lúc, đúng chỗ mà không ảnh hưởng tới mọi người xung quanh. Hơn nữa, người học cũng cần xác định cho mình phương pháp học tập hiệu quả, tập trung nghe giảng trên lớp, không làm việc và nói chuyện riêng trong giờ học. Đồng thời bản thân các thầy cô giáo cần nâng cao kĩ năng, phương pháp dạy học tích cực, kết hợp với nhà trường đề ra các qui định để xử lí nghiêm những trường hợp vi phạm. Các em học sinh cần tích cực phê phán những hành vi, thói quen tiêu cực trong môi trường giáo dục, trong đó có hành vi nói chuyện riêng.

Tóm lại, hành vi nói chuyện riêng trong giờ học là một việc làm xấu, không những không đem lại lợi ích cho bản thân mà còn gây mất trật tự, ảnh hưởng không tốt tới mọi người xung quanh. Vì thế, các em học sinh hãy góp sức loại bỏ một trong những thói xấu này để môi trường giáo dục trở nên tốt đẹp hơn.

Bình luận (0)
nguyen minh ngoc
4 tháng 5 2018 lúc 15:52

Việc kiềm chế những cái muốn nói ra hay vì "sợ giỏi" mà ko chịu nghe thầy giảng đã khiến chúng ta nói chuyện riêng trong giờ học nhiều đến vậy? Những lời nhắc nhở của biết bao nhiêu thầy cô trong suốt bao nhiêu tiết học nhưng chúng có thực sự tác dụng?

Bàn luận: - Biểu hiện:

+ Hầu hết là trao đổi chuyện riêng tư cá nhân

+ Tình trạng diễn ra tại nhiều lớp học, thường hay xảy ra ở cuối lớp

+ Dù bị nhắc nhở nhưng vẫn không mang lại hiệu quả tích cực

- Tác động:

+ Gây mất trật tự với những người chú ý lắng nghe bài giảng

+ Gây ra cảm giọng thiếu tôn trọng với người nói

+ Ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập

- Nguyên nhân:

+ Lười biếng, không chú tâm học hành, coi thường bộ môn phụ

+ Thái độ thiếu tôn trọng giáo viên

+ Nghĩ mình giỏi rồi, ra vẻ ta đây không cần nghe giảng

- Giải pháp:

+ Thay đổi ý thức: trước khi nói chuyện riêng với bạn bè, nếu không phải về vấn đề học tập , hãy nghĩ đến hậu quả của nó

+ Giáo viên cần có những biện pháp cứng rắn nhưng mềm dẻo để tạo nên sự thoải mái giữa các học sinh để học sinh có thể nói chuyện và trao đổi được bài học

Bình luận (0)
Tae Tae
Xem chi tiết
Người thích nghịch 2
15 tháng 4 2018 lúc 15:18

Học hành có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc đời của mỗi con người. Người xưa đã nhắc nhở con cháu rằng : “Nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì khi lớn lên sẽ chẳng thể làm được việc gì có ích”. Bên cạnh đó còn có những câu : “Có học thì như lúa như nếp, không học thì như rơm như cỏ”. Hoặc : “Bất học bất tri lí” (Không học thì không biết lí lẽ, lẽ phải).

Suốt lịch sử phát triển mấy ngàn năm, nhân loại đã tích lũy được một kho tàng tri thức khổng lồ về tự nhiên và xã hội. Những tri thức ấy được lưu truyền từ đời này sang đời khác qua hình thức truyền miệng và chữ viết (sách). Muốn tiếp thu tinh hoa trí tuệ, con người chỉ có một con đường duy nhất là học, học suốt đời.

Nói đến học là nói đến trí lực, một năng lực suy nghĩ, một trực quan nhạy bén, một tư duy hợp lí. Điều ấy hết sức cần thiết cho tất cả mọi người. Chính vì vậy, ngay từ lúc nhỏ, bất kì ai cũng phải được học hành.

Trong mười hai năm ở trường THCS, học sinh được cung cấp những kiến thức sơ đẳng của một số bộ môn cơ bản như Toán, Lý, Hoá Sinh, Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ… Tuy thế, học sinh phải chăm chỉ học hành thì mới hiểu và nắm vững kiến thức một cách có hệ thống. Nếu lơ là, chểnh mảng, thiếu nghiêm túc trong việc học hành thì rốt cuộc là tốn thời gian, tiền bạc mà kết quả thu được chẳng đáng là bao.

Thực tế cho thấy là có học có hơn. Mục đích của việc học là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu quả cao. Nếu ta đơn thuần làm việc theo thói quen hoặc kinh nghiệm có sẵn thì công việc sẽ tiến triển chậm và chất lượng không tốt. Cách làm như trên chỉ thích hợp với các công việc giản đơn, không cần nhiều đến trí tuệ. Còn đối với những công việc phức tạp liên quan đến khoa học kĩ thuật thì cung cách làm việc ấy là lạc hậu, lỗi thời. Muốn đạt hiệu quả tốt trong mọi lĩnh vực, chúng ta bắt buộc phải học, phải được đào tạo chính quy theo từng chuyên ngành và trong suốt quá trình làm việc vẫn phải học tập không ngừng, bằng mọi hình thức khác nhau.

Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay thì tri thức (chất xám) của con người là tiền đề vô cùng quan trọng. Có nắm vững lí thuyết, chúng ta mới làm được những công việc phức tạp. Có nắm vững lí thuyết, chúng ta mới làm được những công việc phức tạp. Lí thuyết khoa học có tác dụng soi sáng, dẫn đường cho kĩ năng thực hành, con người sẽ rút ngắn được thời gian mò mẫm, tìm hiểu thực tiễn, do đó sẽ tránh được những sai lầm đáng tiếc.

Học không chỉ là quá trình rèn luyện tri thức mà còn là quá trình rèn luyện tình cảm và đạo đức. Con người ngoài cái trí còn cần có cái tâm. Học là để thấu hiểu những lẽ huyền bí của cuộc đời, của vũ trụ chứa đựng trong những công thức toán đơn giản hoặc trong những quy luật thịnh suy của một xã hội. Không hòa cái tâm của mình vào trong cuộc đời, vào vũ trụ để lắng tìm và cảm nhận thì làm sao có được những tín hiệu mách bảo cho trí tuệ con đường đi tới những lẽ huyền diệu và bí ẩn kia ?. Như vậy là có biết bao kién thức mới, nhận thức mới về cuộc đời, về thế giới mà chúng ta tìm kiếm được không chỉ bằng lí trí mà còn bằng cả tâm hồn.

Học cần có cái trí và cũng có cần có cái tâm là vì thế. Học cũng là để sáng thêm cái trí, lành thêm cái tâm và để đóng góp tài đức của mình cho sự nghiệp xây dựng đất nước mạnh giàu.

Điều quan trọng là đã học thì phải học đều các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.

Văn, Sử là những môn học cần thiết, nếu không nói là đặc biệt quan trọng để tạo nên nhân cách. Nếu chúng ta không coi trọng các môn này thì tâm hồn sẽ khô cứng, vô cảm trước con người và cuộc đời mà dẫn đến thái độ dửng dưng trước vẻ đẹp phong phú và sự giàu có của lịch sử văn hóa dân tộc.

Sẽ không ai trách chúng ta khi chỉ thích học Tin học, Kinh tế, Ngoại ngữ… Nhưng nếu chỉ giỏi chữ số mà quên chữ viết, giỏi kĩ thuật mà kém văn hóa thì sẽ là thiệt thòi lớn cho mỗi con người.

Việc học hành quan trọng như vậy, do đó chúng ta không thể coi nhẹ vai trò của việc học hành. Đúng là : “Nếu không có học hành đến nơi đến chốn thì lớn lên, chúng ta sẽ chẳng làm được việc gì có ích”.

Hiện nay, một số bạn trẻ không nhận thức được tầm quan trọng của việc học đối với sự thành công hay thất bại của đời người. Nhận thức lệch lạc thường dẫn đến hành động sai lầm. Bỏ học đi chơi, giao du với những thành phần bất hảo để rồi bị rủ rê, sa ngã vào con đường cờ bạc, chơi bời, hút chích… dần dần những người đó sẽ đánh mất nhân cách, mất khả năng làm việc và trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Một cuộc sống như thế không đáng gọi là cuộc sống của một con người chân chính. Đến lúc nào đó tỉnh ngộ, dẫu có ăn năn, hối hận thì cũng đã muộn màng.

Những kiến thức mà chúng ta tiếp thu được từ nhà trường, sách vở và cuộc đời nếu đem áp dụng vào thực tiễn sẽ mang lại nhiều thành quả tinh thần, vật chất cho cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội.

Tri thức loài người mênh mông như biển cả (“Bể học vô bờ”). Dẫu chúng ta có miệt mài học suốt cuộc đời thì cũng chỉ là tiếp thu được một phần rất nhỏ. Bác Hồ dạy : “Học ở trường, học trong sách vở; học lẫn nhau và học ở dân”. Lenin cũng từng khuyên thanh niên : “Học ! Học nữa ! Học mãi !”. Đó là những lời khuyên chí lí, có giá trị đối với mọi thời đại. Nếu không coi trọng việc họ thì chúng ta sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của đất nước trong giai đoạn mới.

Bình luận (0)
Người thích nghịch 2
15 tháng 4 2018 lúc 15:18

Bài tham khảo 2
Việc học tập trong cuộc sống là vô cùng quan trọng. Đây là việc cần thực hiện khi còn trẻ và trong suốt cuộc đời sau này. Ít lâu nay, một số bạn trong lớp tôi có phần lơ là học tập. Tôi đã cố gắng thuyết phục các bạn và cũng như tự nhắc nhở mình rằng nếu khi ta còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích!

Có ai biết từ “học hành” mang nghĩa gì không? “Học hành” có nghĩa là tiếp thu kiến thức của người cô, người thầy, nhưng lí thuyết vẫn chưa đủ, chúng ta phải được thực hành để nâng cao tầm hiểu biết. Còn “học hỏi” là sao? Học hỏi là sự chuyên cần trong học tập không bất chấp khó khăn, song để kiến thức được bổ sung, ngoài việc học ở trường lớp, ta phải học tập những tấm gương hoặc đi đây đó tìm thêm kiến thức mình chưa biết trong thiên hạ vì kiến thức của nhân loại bao la, mênh mông như biển cả, còn sự hiểu biết của mỗi người chúng ta chỉ như giọt nước

Chắc các bạn cũng đã biết về Bác Hồ rồi phải không? Bác Hồ không những giỏi giang việc nước, yêu thương dân lành mà còn rất thông minh. Bác Hồ thông minh như vậy không phải là do Bác chi tiền để đi học, cũng không phải nhờ ai chỉ bảo trước, lại càng không phải là có tài năng bẩm sinh. Bác Hồ thông minh nhờ sợ chịu khó, kiên trì, nhẫn nại. Bác tự học lấy mà không cần ai giúp cả. Tiêu biểu trong thời kì mà Bác ra đi để tim đường cứu nước, trước mỗi lần dọn dẹp boong tàu, Bác luôn luôn ghi trên tay mình mười chữ cái tiếng Anh. Bác không biết thì Bác tra cứu tài liệu, học cho thuộc lòng, vượt chỉ tiêu đặt ra thì mới chịu thôi. Cứ như thế, ngày qua ngày, Bác trở nên thành đạt, thông thạo ngoại ngữ chẳng khác chi so với một người nước ngoài cả.

Chắc bạn chưa biết rằng học tập giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua được. Một ví dụ điển hình cho chúng ta một bài học rất hay chính là thầy Nguyễn Ngọc Kí. Thầy ấy bị liệt hai tay từ nhỏ, mọi người ai cũng nghĩ rằng: “Chắc tàn đời rồi còn đâu mà học nữa” nhưng thật sự không phải như thế. Dù thầy liệt hai tay nhưng thầy vẫn còn yêu việc học tha thiết. “Thua keo này, bày keo khác” – mọi người cũng hay nói thế. Thầy viết chữ bằng tay không được, quyết không nản chí, thầy liền học cách để viết được chữ bằng chân. Nét chữ đúng là có xấu, nhưng thầy vẫn không nản ý chí học tập của mình mà vẫn kiên trì khổ luyện. Nên kết quả đạt được của thầy chính là trở thành một người thầy được mọi người quý trọng, có nét chữ thật đẹp.

Ông bà ta cũng hay có câu: “Một rương vàng không bằng một nang chữ” để nói cho con cháu hiểu rằng tiền bạc không là gì nếu thiếu một cái đầu thông minh… Quả đúng là thế: “tiền bạc, công việc có thể kết thúc một ngày nào đó, nhưng sự học vấn thì không bao giờ” – Đó là câu nói của một danh nhân nổi tiếng có ý bảo ta rằng, tiền bạc ngày qua ngày cứ mất dần, nhưng kiến thức sẽ giúp ta có việc làm nên kiến thức vẫn quý hơn ngàn lần tiền bạc: “Học tập là hạt giống của kiến thức, khiến thức là hạt giống của hạnh phúc”

Để các bạn không lơ là trong việc học, tôi sẽ chủ động khuyên các bạn trong lớp không nên lơ là mà phải tập trung trong học tập hơn. Ta phải chịu khó học khi còn trẻ thì lớn lên mới làm được việc có ích, làm được việc lớn được.

Bình luận (0)
Người thích nghịch 2
15 tháng 4 2018 lúc 15:19

Việc học tập trong cuộc sống là vô cùng quan trọng. Đây là việc cần thực hiện khi còn trẻ và trong suốt cuộc đời sau này. Ít lâu nay, một số bạn trong lớp tôi có phần lơ là học tập. Tôi đã cố gắng thuyết phục các bạn và cũng như tự nhắc nhở mình rằng nếu khi ta còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích!

Có ai biết từ “học hành” mang nghĩa gì không? “Học hành” có nghĩa là tiếp thu kiến thức của người cô, người thầy, nhưng lí thuyết vẫn chưa đủ, chúng ta phải được thực hành để nâng cao tầm hiểu biết. Còn “học hỏi” là sao? Học hỏi là sự chuyên cần trong học tập không bất chấp khó khăn, song để kiến thức được bổ sung, ngoài việc học ở trường lớp, ta phải học tập những tấm gương hoặc đi đây đó tìm thêm kiến thức mình chưa biết trong thiên hạ vì kiến thức của nhân loại bao la, mênh mông như biển cả, còn sự hiểu biết của mỗi người chúng ta chỉ như giọt nước

Chắc các bạn cũng đã biết về Bác Hồ rồi phải không? Bác Hồ không những giỏi giang việc nước, yêu thương dân lành mà còn rất thông minh. Bác Hồ thông minh như vậy không phải là do Bác chi tiền để đi học, cũng không phải nhờ ai chỉ bảo trước, lại càng không phải là có tài năng bẩm sinh. Bác Hồ thông minh nhờ sợ chịu khó, kiên trì, nhẫn nại. Bác tự học lấy mà không cần ai giúp cả. Tiêu biểu trong thời kì mà Bác ra đi để tim đường cứu nước, trước mỗi lần dọn dẹp boong tàu, Bác luôn luôn ghi trên tay mình mười chữ cái tiếng Anh. Bác không biết thì Bác tra cứu tài liệu, học cho thuộc lòng, vượt chỉ tiêu đặt ra thì mới chịu thôi. Cứ như thế, ngày qua ngày, Bác trở nên thành đạt, thông thạo ngoại ngữ chẳng khác chi so với một người nước ngoài cả.

Chắc bạn chưa biết rằng học tập giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua được. Một ví dụ điển hình cho chúng ta một bài học rất hay chính là thầy Nguyễn Ngọc Kí. Thầy ấy bị liệt hai tay từ nhỏ, mọi người ai cũng nghĩ rằng: “Chắc tàn đời rồi còn đâu mà học nữa” nhưng thật sự không phải như thế. Dù thầy liệt hai tay nhưng thầy vẫn còn yêu việc học tha thiết. “Thua keo này, bày keo khác” – mọi người cũng hay nói thế. Thầy viết chữ bằng tay không được, quyết không nản chí, thầy liền học cách để viết được chữ bằng chân. Nét chữ đúng là có xấu, nhưng thầy vẫn không nản ý chí học tập của mình mà vẫn kiên trì khổ luyện. Nên kết quả đạt được của thầy chính là trở thành một người thầy được mọi người quý trọng, có nét chữ thật đẹp.

Ông bà ta cũng hay có câu: “Một rương vàng không bằng một nang chữ” để nói cho con cháu hiểu rằng tiền bạc không là gì nếu thiếu một cái đầu thông minh… Quả đúng là thế: “tiền bạc, công việc có thể kết thúc một ngày nào đó, nhưng sự học vấn thì không bao giờ” – Đó là câu nói của một danh nhân nổi tiếng có ý bảo ta rằng, tiền bạc ngày qua ngày cứ mất dần, nhưng kiến thức sẽ giúp ta có việc làm nên kiến thức vẫn quý hơn ngàn lần tiền bạc: “Học tập là hạt giống của kiến thức, khiến thức là hạt giống của hạnh phúc”

Để các bạn không lơ là trong việc học, tôi sẽ chủ động khuyên các bạn trong lớp không nên lơ là mà phải tập trung trong học tập hơn. Ta phải chịu khó học khi còn trẻ thì lớn lên mới làm được việc có ích, làm được việc lớn được.

Bình luận (0)
Đỗ Linh Chi
Xem chi tiết
Bảo Ngọc
8 tháng 4 2017 lúc 11:58

Sự phát triển mạnh như vũ bão của kinh tế đã mang đến nhiều cơ hội song cũng đặt ra nhiều thách thức cho đất nước. Nhu cầu của con người ngày càng cao tệ nạn xã hội cũng ngày càng gia tăng. Cờ bạc là một “con sâu đục khoét” những ai sa vào tệ nạn này. Nó để lại nhiều hậu quả xấu nếu như không sớm thoát khỏi ma lực của tệ nạn này.

Tệ nạn cờ bạc hiện nay đang được mọi người bàn luận rất nhiều về nguồn gốc, tác hại và biện pháp hạn chế như thế nào. Trước hết cần hiểu được “cờ bạc” ở đây có nghĩa là gì? Theo cách hiểu thông thường thì cờ bạc chính là những may rủi trong tiền bạc, là một cách kiếm tiền ăn may, nhưng không phải kiếm tiền bằng chính công sức, mồ hôi và nước mắt mà chỉ là bằng vận may của mình. Cờ bạc còn được xem là một trò chơi kích thích, gây nghiện, những ai dính vào tệ nạn này đều bị sức hút của nó mê hoặc.

Tệ nạn cờ bạc hiện nay diễn ra rất nhiều nơi, nhiều khu vực rất khó kiểm soát. Từ việc chơi những canh bạc nhỏ sẽ dẫn đến những canh bạc lớn, vận may lớn thì cũng có những xui xẻo lớn. Cờ bạc là một “con bài ăn may” nên chúng ta không thể lường trước được điều gì xảy ra.

Cờ bạc được diễn ra dưới nhiều hình thức như: đánh lô, đánh đề, tổ tôm, cá độ đá banh…Dù dưới hình thức nào thì nó cũng chỉ dựa vào vận may để “chờ” tiền vào túi. Những ai một khi đã sa vào tệ nạn này thì rất khó có thể dứt bỏ, bởi cờ bạc có chất gây nghiện khó cưỡng chế lạ.

Trong xã hội Việt Nam thì cờ bạc chính là một hành vi vi phạm pháp luật, cần nghiêm cấm và có những hình phạt thích đáng cho những ngày vi phạm nó. Tuy nhiên hình thức cờ bạc hiện nay được diễn ra không công khai, rất bí mật. Thực ra cờ bạc lúc đầu người ta chỉ xem như một thú vui giải trí bình thường, chơi cược với nhau một ván bài mấy chục nghìn, dần dần cao hứng lên thì chơi tiền trăm, sau đó tiền triệu…

Những đất nước đang phát triển như Việt Nam thì tệ nạn cờ bạc diễn ra rất nhiều, vì chúng ta chỉ mới ở ngưỡng phát triển, phải trải qua nhiều thử thách, nhiều cạm bẫy và cám dỗ, nếu không vượt qua được sẽ sa lưới.

Tệ nạn cờ bạc không chỉ diễn ra ở một độ tuổi nhất đinh, một vùng miền nhất định. Nó diễn ra ở nhiều độ tuổi, nhiều vùng miền với nhiều mức độ khác nhau. Ở Việt Nam có thể nói tỉ lệ dễ sa vào cờ bạc nhất chính là những trẻ vị thanh niên. Cũng bởi vì các em còn trẻ, dễ sa đọa, dễ bị dụ dỗ nên tệ nạn cờ bạc các ems a vào là điều bình thường.

Tệ nạn cờ bạc dẫn đến rất nhiều hậu quả mà không có “con bạc” nào có thể lường trước được. Không ít gia đình đã bị li tán do nợ nần chồng chất, chạy nợ, trốn nợ. Hình ảnh mẹ già con thơ nheo nhóc chỉ vì ba của nó chơi bài, chơi cá độ thua sạch tiền, bán cả nhà, bán cả đất vẫn không đủ trả nợ. Đối với những người trẻ thì tệ nạn cờ bạc sẽ phá hủy cả một con người, phá hủy tuổi trẻ và những ước mơ còn dang dở. Thử nghĩ mà xem nếu trẻ sa vào những canh bạc thì thời gian dành cho nó nhiều hơn dành cho những việc có ích khác.

Tệ nạn cờ bạc là một mối hiểm họa cho cả xã hội, không phải là chuyện của riêng ai. Vì vậy, các cơ quan địa phương có liên quan cần thiết phải có biện pháp phòng chống, hạn chế để có thể mang lại một môi trường sống lành mạnh hơn. Người trẻ chúng ta cần nên biết được việc gì nên làm, việc gì không nên để có thể trở thành người công dân tốt cho xã hội.

Bình luận (0)
Nhi Nguyen Ngoc
Xem chi tiết
Nhi Nguyen Ngoc
18 tháng 5 2017 lúc 21:19

Trước hết, tệ nạn không bao giờ đi đơn lẻ, đó là những thói quen phổ biến trong xã hội, xấu xa và có tác hại lớn. Chúng ta vẫn thường nghe tới các tệ nạn phổ biến như ma tuý, cờ bạc, sử dụng ấn phẩm không lành mạnh... Thế nhưng không hẳn tất cả đều hiểu biết thực chất các tệ nạn ấy là gì và cái độc, cái hại của nó. Ma tuý nói chung là loại bột trắng, khi dùng chỉ cần hít một lượng nhỏ là tức khắc sẽ thấy thật phấn khích, dễ chịu, bay bổng, đê mê như lạc trong cõi tiên.Cờ bạc thì thực là muôn hình vạn trạng! Các sòng bài có vô số kiểu chơi với cung cách hết sức khác nhau, nhưng đều tuân theo nguyên tắc. Thắng thì được tiền mà thua thì mất tiền...

Những kẻ sa đoạ có thể cãi ngay: “Ma tuý giúp tâm hồn bay bổng, được cảm thấy thoải mái thì có gì là xấu?”, rồi lại lí luận “chơi bạc có thể được rất nhiều tiền, thắng thua tại số”. Lời nói đó chứng tỏ họ còn rất mê muội mà không thoát khỏi vũng bùn ô trọc, quỷ quái. Không biết rằng ma tuý là một tên lừa phỉnh có hạng. Nó hứa hẹn cho ta thiên đàng nhưng thật ra nó phá huỷ mọi thứ có quanh ta. Chỉ cần dùng một lần thôi, nó đã kịp tạo một ổ khoá ở não người sử dụng. Lần sau, dù muốn dù không, người ấy cũng sẽ sẵn sàng tiếp tục. Dần dần, sẽ không còn là “chơi cho vui” nữa, ma tuý trở thành nhu cầu phải có. Sáng để khởi động tinh thần, trưa để tiếp tục phấn chấn. Và tối để giảm áp lực mệt mỏi. Người nghiện nào cũng sẽ tự dối lòng: mình chưa bị nghiện và có thể bỏ thuốc bất cứ lúc nào. Họ được chia thành hai dạng: những người vạ vật chích choác ngoài đường phố vì thiếu tiền, và những con nghiện thời thượng. Lượng thuốc cần hít sẽ tăng lên. Đây là nguồn phát sinh mọi phiền toái. Những ảo tưởng, kích động, hoảng loạn trầm trọng sẽ đè sập tinh thần họ. Mọi tình cảm đều ra khói bụi. Họ bất hoà, nghi ngờ tất cả. Điều tệ hại hơn là thiếu tiền mua thuốc. Vậy thì phải làm mọi cách để kiếm tiền. Nhưng sức lực đã yếu, cách nào mang lại nhiều tiền? Lừa đảo, trộm cắp, hay cờ bạc? Việc học, việc làm tuột dôc, tâm thần trở nên rối loạn. Các thứ bệnh tật và đau đớn thi nhau hoành hành. Họ trốn tránh cái đau bằng khoái cảm của ma tuý, kéo dài thêm cái vòng luẩn quẩn. Trong cuộc sống, chỉ có ma tuý mà thôi, không còn gì khác. Hố sâu khác biệt giữa phấn khích và tinh thần suy sụp, xuống dốc càng ngày càng sâu khiến cho người nghiện chỉ muốn tự tử. Sức khoẻ, tính mạng đều được đem ra đổi thuốc. Bạn bè, người thân dần xa lánh, con nghiện không hiểu rằng họ chỉ còn nước tính đến chuyện ma chay cho kẻ chết thuốc. Mất tất cả, chỉ bởi vì ma tuý - những con quỷ dữ. Có đáng không?

Thực ra không phải tất cả những người chơi bạc đều nghiện. Con nghiện chỉ cần tiền mua thuốc, nhưng những tôn mọt cờ bạc thi có khác gì con nghiện? Chúng nghiện tiền, ôm cái ảo tưởng làm giàu chóng vánh, dễ dàng bằng mấy quân bài đỏ đen hay con xúc xắc... Tiền mua được mọi vật chất cho cuộc sống.

Người ta không phải tất cả rồi sẽ chỉ dành cả đời kiếm tiền đấy ư? Cờ bạc vừa vui, vừa tạo cảm giác mạnh, vừa có thể đem lại rất nhiều tiền... Những con nghiện tiền ấy nào có biết đâu là phải trái? Trông chờ vào trời, vào số đỏ ư? Bao nhiêu con người đã phải tan hoang cửa nhà, nộp sạch gia sản, thậm chí bán thân cho sòng bạc, bởi lẽ khi chơi mà thắng thì thật là sung sướng Cái cảm giác được làm chủ không biết bao nhiêu tiền mà chẵng lấy gì làm quá kham khổ, sao mà không sướng? Nhưng đâu có thắng mãi... Thua rồi, sẽ lại bực tức vì để mất tiền. Lại chơi lại thua. Lại càng cay cú. Lại chơi. Lại thua... Tham thì thâm! Là bởi cái lòng tham của con người mà tiền đội nón ra đi. Khánh kiệt rồi, làm cách nào kiếm tiền? Hay là cố một ván, biết đâu trời thương cho hoàn vốn... Chao ôi! Nợ nần chồng chất... Hỡi loài người, sao lại đê cho cái đê hèn giết chết lí trí?

Ông hút, chiếu bạc, phim ảnh đồi truy rồi cũng dắt con người ta đến với cơ man nào là buôn thuốc, bán người, mại dâm, thậm chí là giết người. Vì thuốc, vì tiền, máu mủ ruột rà rồi cũng ra người dưng nước lã. Mất nhân tính rồi, con người khác chi loài cầm thú. Tệ nạn quay vòng, chúng là cái vực sâu tăm tối thăm thẳm, mênh mông, là nơi xứng đáng nhất với hai tiếng Địa ngục. Tục ngữ Anh có câu “Nói dễ, làm khó, làm được điều mình nói lại càng khó”. Chẳng thể trách thiên nhiên tạo ra cây thuốc phiện, trách đồng tiền làm băng loại giá trị cuộc đời. Vạn sự cũng chỉ tại con người. Hỡi những ai còn lương tri, lương năng, hãy tự bảo vệ ta để cho xã hội này thêm một phần trong sạch.

Bình luận (0)
Chi Dương
21 tháng 5 2017 lúc 7:31

Đất nước đang trên đà phát triển, hội nhập vào nền văn hóa chung của thế giới. Cùng sự với sự lớn mạnh của nền kinh tế nhưng song song cùng với nó cũng đặt ra không ít thách thức với những tệ nạn xã hội ngày càng tinh vi hơn và nguy hiển hơn. Tệ nạn cờ bạc cũng nằm trong số đó, là “con sâu” đục khoét, để lại hậu quả nghiêm trọng cho những ai nhỡ sa chân vào con đường này.

Ông cha ta có câu “Cờ bạc là bác thằng bần/ Cửa nhà bán hết, tra chân vào cùm”. Qua câu thơ lục bát trên, ông cha ta đã có một cách nói ngắn gọn nhẹ nhàng mà thấm thía chỉ ra một cách sâu sắc tác hại khủng khiếp mà cờ bạc mang lại. Vậy trước hết chúng ta phải hiểu cờ bạc là gì? Tại sao nó lại có sức hút và để lại hậu quả khôn lường như thế. Cò bạc được định nghĩa như may rủi trong chuyện tiền bạc, là một cách kiếm tiền ăn may, không dựa trên sự lao động bằng chính công sức mà mình bỏ ra. Ngoài ra, cờ bạc còn được coi như một trò chơi gây nghiện, kích thích sự ham muốn trong mỗi người.

Qua câu ca dao trên, ta nhận thấy tác hai to lớn mà cờ bạc đem lại, không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, thời gian, sự nghiệp, tiền bạc mà nó còn ảnh hưởng tới gia đình và toàn xã hội. Vì ham mê đỏ đen mà nhiều gia đình rơi vào cảnh nợ nần chồng chất, gia đình ly tán vì sa chân vào vòng lao lý. Hình ảnh những người mẹ già, con thơ đỏ mắt vì cảnh đất đai, nhà cửa đã bị đem ra cầm cố cho những canh bạc. Chúng như “ma đưa lối, quỷ dẫn đường”. Một khi đã sa ngã sẽ khó có thể rút ra được.

Tệ nạn cờ bạc diễn ra không ở một độ tuổi nhất định nào. Nhưng độ tuổi dễ xa ngã nhất chính là những trẻ em vị thành niên. Do độ tuổi còn nhỏ, chưa được tiếp xúc nhiều với xã hội nên dễ bị những đối tượng xấu lôi kéo. Đây là một thực tế đáng báo động bởi các em còn chưa đủ chín chắn khi đứng trước những cám dỗ. Khi bước chân vào con đường cờ bạc kéo theo nó là một loạt những tệ nạn khác nhẹ là nói dối bố mẹ để có tiền, nặng là trộm cắp, cướp giật. Tất cả những hành vi đó đều với pháp luật. Ngày nay cùng với sự bùng nổ của mạng internet cùng với nó cũng phát tướng nhiều loại hình cờ bạc mới tinh vi hơn, với những trò cá độ hơn thua và những phần thưởng hư ảo.

Nhiều người cho rằng, chiến thắng trong những canh bạc là chiến thắng vinh quang, thể hiện đẳng cấp và trình độ kỹ thuật cao. Nhưng họ không hiểu rằng cơ bạc chỉ mang lại nợ lần, thua lỗ, tiêu tốn thời gian tiền bạc dành cho gia đình. Công việc, chất lượng cuộc sống cũng vì thế mà bị ảnh hưởng ít nhiều.

Nhân dân ta có câu “Tháng giêng là tháng ăn chơi/ Tháng hai cờ bạc, tháng ba hội hè”. Bởi tháng hai là tháng của mùa xuân, mùa lễ hội, nhu cầu du xuân, trẩy hội tăng cao. Cũng chính vì lẽ đó mà không ít du khách trở thành con mồi cho những chiếu bạc. Du xuân là một hoạt động văn hóa tốt đẹp, lành mạnh của ông cha ta, không nên để cho những thói hư tật xấu làm ảnh hưởng tới thuần phong mỹ tục của dân tộc. Tất cả những hành vi loại hình cờ bạc cần được nghiêm cấm bởi nó không chỉ gây hậu quả cho xã hội mà nó còn ảnh hưởng và tác động không tốt tới giới trẻ.

Ở Macao, Hồng Kông,…., chúng ta thấy những sòng bạc lơn được tổ chức công khai, nhưng chúng đều bị kiểm soát chặt chẽ của nhà nước. Còn ở Việt Nam, cờ bạc được diễn ra ở khắp mọi nơi trên cả nước mà không sự can thiệp, quản lý chặt chẽ của các cấp chính quyển nên để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Chính vì lẽ đó, muốn bài trừ tệ nạn cờ bạc không dựa trên ý thức của người dân mà còn dựa trên sự quan tâm của tất cả mọi tầng lớp của xã hội. Với mong muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, văn minh hơn, giới trẻ cần phải hiểu rõ tác hại to lớn mà nó đem tới, luôn tỉnh tảo và bản lĩnh với mọi lời cám dỗ

Cờ bạc là một trờ chơi, đen đỏ thu hút mọi tầng lớp xã hội. Nó đem lại hậu quả khôn lường, cuộc chiến chống tệ nạn cờ bạc cần có sự đồng lòng, chung tay của tất cả mọi người để mang lại một xã hội văn minh hơn, cuộc sống lành mạnh hơn.

Bình luận (0)
Tam Nguyen
Xem chi tiết
_silverlining
23 tháng 2 2017 lúc 10:53

1. Mở bài
(Đây chỉ là một cách)
- Nửa đầu thế kỉ XX, đất nước ta rơi vào ách đô hộ của thực dân Pháp => nhiều bài thơ hay về tự do, về tinh thần đấu tranh ra đời, trong đó có Nhớ rừng của Thế Lữ và Khi con tu hú của Tố Hữu.
- Nhận xét về hai bài thơ này, có ý kiến cho rằng: “Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khát khao tự do cháy bỏng của tầng lớp thanh niên trí thức. Tuy nhiên, thái độ đấu tranh cho tự do ở mỗi bài thơ lại hoàn toàn khác nhau”.

2. Thân bài

2.1. Hai bài thơ này đều thể hiện lòng yêu nước và khao khát tự do của tầng lớp thanh niên trí thức.

a. Bài thơ “Nhớ rừng”
- Nhớ rừng mượn lời con hổ trong vườn bách thú để gián tiếp thể hiện một cách kín đáo lòng yêu nước và khao khát tự do của thanh niên trí thức nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung thời kì đó.
+ Con hổ buồn bã, uất hận vì hiện tại tù túng, tầm thường, mất tự do.
Đối lập với tư thế là chúa sơn lâm, đầy oai hùng, kiêu hãnh, được vạn vật nể sợ.
+ Con hổ “nhớ rừng” – nhớ “cảnh nước non hùng vĩ” - ngôi nhà thân yêu, bao la và tự do mà nó được làm chủ; nhớ thời oanh liệt, huy hoàng của nó ở nơi ấy.
Vì thế, con hổ khát khao trở về, khát khao được tự do => nó gửi mình theo “giấc mộng ngàn to lớn// Để hồn ta được phảng phất gần ngươi// Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!”
Liên hệ, bài thơ ra đời năm 1936, hoàn cảnh đất nước ta bấy giờ, chịu đô hộ, mất tự do => nỗi lòng của người dân mất nước: yêu nước, uất hận, khao khát tự do.
KL: Qua việc thể hiện tâm sự, nỗi lòng của con hổ trong vườn bách thú, tác giả kín đáo bộc lộ tình yêu nước thiết tha của một thanh niên trí thức. Đồng thời, ta cũng thấy được sự uất hận, khao khát vươn tới cuộc sống tự do của toàn dân tộc.

b. Bài thơ “Khi con tu hú”
- Bài thơ sáng tác năm 1939, khi nhà thơ đang bị giam ở nhà lao Thừa Thiên. Khi con tu hú là lời bộc lộ tâm trạng mãnh liệt, sôi nổi của người chiến sĩ bị tù đày. Hoàn cảnh này cũng giống như con hổ trong vườn bách thú, bị tước mất tự do.
- Tình yêu nước và khao khát tự do của người chiến sĩ thể hiện qua:
+ Cảnh thiên nhiên: người chiến sĩ tinh tế và thiết tha với cuộc sống tự do bên ngoài mới có thể vẽ nên bức tranh đẹp và có sống động như vậy. Cuộc sống ấy tươi đẹp và bình dị vô cùng, nó gắn bó với tất cả con người Việt Nam.
“Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào tầng không”
+ Khát khao tự do: nhân vật trữ tình muốn bung phá, phản kháng lại sự tù túng, chật hẹp của hoàn cảnh. Khát vọng ấy mạnh mẽ, quyết liệt vô cùng (hành động “đạp tan phòng”).
“Ta nghe hè dậy bên lòng,
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi.
Ngột làm sao, chết uất thôi,
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”
+ Tố Hữu là nhà thơ chiến sĩ _ thơ ông là thứ thơ trữ tình - chính trị độc đáo. Do đó, nổi lên trong bài thơ này, ta thấy tình yêu đất nước tha thiết và khát khao tự do cháy bỏng của một chiến sĩ cách mạng.

2.2. Sự khác nhau trong thái độ đấu tranh cho tự do ở hai bài thơ
Hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và nhất là khát vọng tự do cháy bỏng, nhưng thái độ đấu tranh cho tự do lại hoàn toàn khác nhau.

* Nhớ rừng: con hổ bi quan, buồn bã trước hoàn cảnh tù đày, giải thoát bằng hoài niệm và mơ ước.
- “Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua …”
= > Thái độ chán nản, tuy đầy uất hận nhưng lại bế tắc, buông xuôi trước hoàn cảnh đó. Nó “nằm dài” trong cũi sắt để gặm nhấm “khối căm hờn” đã hóa đá trong lòng.
- Đối mặt với hoàn cảnh ấy, con hổ gửi hồn tìm về quá khứ oai hùng để nhớ tiếc, và nương theo giấc mộng để hồn được phảng phất gần cảnh nước non hùng vĩ xa xôi đó = > cách giải quyết theo tinh thần lãng mạn.
+ “Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa”

+ “Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,
- Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!”
* Khi con tu hú: Thái độ quyết liệt, mạnh mẽ, không chịu buông xuôi trước hoàn cảnh. Tình yêu nước và khát khao tự do đã thôi thúc nhân vật trữ tình hành động, đấu tranh để giành lấy tự do.
+ Khổ cuối dồn nén tâm trạng của nhân vật trư tình:
“Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”
= > Tiếng chim tu hú trở thành tiếng kèn xung trận, hồi trống giục giã tâm hồn con người. Người chiến sĩ khát khao hành động, muốn “đạp tan phòng”, phá vỡ sự giam hãm kia, ra ngoài để bảo vệ sự yên bình, tự do của dân tộc.
+ Cảnh thiên nhiên: bắp ngô, trái cây ngọt chín, tiếng chim tu hú, chim chóc, …
= > hiện thân của cuộc sống tự do mà yên bình, hạnh phúc. Đó là cuộc sống mà nguời chiến sĩ muốn bảo vệ. Dù hoàn cảnh hiện tại là đau khổ, tù đày nhưng không hề khiến anh buồn bã, chán nản, mà nó chỉ càng hun đúc thêm tinh thần chiến đấu sắt thép của anh.

• Lí giải nguyên nhân khác nhau:

+ Thế Lữ là một nhà thơ lãng mạn của trong phong trào Thơ mới 32- 45. Các nhà thơ mới với cái tôi cá nhân còn non trẻ, trước hiện thực nô lệ của nước nhà, họ đi sâu mãi vào cái bản thể, vào thế giới nội tâm để trốn tránh thực tại. Người thoát lên tiên cảnh, người tìm về quá vãng, hay say đắm trong tình yêu, …
Thế Lữ cũng không nằm ngoài xu hướng chung ấy. Với Nhớ rừng, ông không giống nói trực tiếp tâm tư, tình cảm của mình như Tố Hữu mà phải gián tiếp qua lời con hổ trong vườn bách thú. Trước hiện thực phũ phàng, cách giải quyết của ông theo khuynh hướng lãng mạn: là tìm quá khứ và mơ mộng.
+ Tố Hữu: là nhà thơ cách mạng. Vì thế, thơ ông là tiếng nói lạc quan, đậm tính sử thi. Bài thơ Khi con tu hú được sáng tác khi nhà thơ đang trong cảnh tù đầy, nhưng nó không làm bài thơ mang vẻ u sầu, tuyệt vọng. Ngời sáng lên vẫn là tinh thần lạc quan cách mạng, là khát khao tự do cháy bỏng và gắn liền với nó là khát khao hành động để giành lấy tự do:
“Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi”

3. KẾT BÀI
- Khẳng định đây là hai bài thơ hay, thể hiện tinh thần yêu nước của một thế hệ thanh niên trí thức hồi bấy giờ.
- Sự khác nhau trong thái độ tranh đấu cho tự do của tác phẩm góp phần làm nên nét riêng của thơ lãng mạn và thơ cách mạng; đồng thời cho chúng ta thấy phần nào phong cách riêng biệt của mỗi nhà thơ

Bình luận (0)
Lê Việt Anh
23 tháng 2 2017 lúc 12:31
Dàn bài

1.Mở bài:
Nhà văn, nhà thơ khi cầm bút sáng tác là gửi gắm vào tác phẩm tâm tư, tình cảm của mình. Vì thế khi đọc tác phẩm văn học ta thấy hiện lên chân dung tâm hồn người viết. Mỗi tác phẩm là một thế giới tâm hồn, tình cảm riêng. Nhưng đọc Nhớ rừng (Thế Lữ), Khi con tu hú (Tố Hữu) và Ngắm trăng (Hồ Chí Minh) ta cùng bắt gặp một niềm khao khát cuộc sống tự do mãnh liệt của con người.

2.Thân bài:

2.1. Niềm khao khát cuộc sống tự do mãnh liệt vừa được thể hiện trực tiếp vừa được thể hiện gián tiếp trong mỗi tác phẩm.

- Với Nhớ rừng của Thế Lữ khát vọng cuộc sống tự do ấy bày tỏ kín đáo mà mạnh mẽ qua tâm trạng con hổ nhớ rừng. Con hổ đang nằm trong cũi sắt vườn bách thú. Nó vô cùng cay đắng và căm uất:

Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua

đó là nỗi uất hận của hùm thiêng khi đã sa cơ phải chịu nhục nhằn, tù hãm, phải sống trong cảnh tầm thường, giả dối:

Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng
Dải nước đen giả suối chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém

Cảnh vườn bách thú tù túng đó phải chăng là cái thực tại xã hội đương thời được nhà thơ cảm nhận? Không thế sao bài thơ gây ấn tượng mạnh với độc giả đương thời đến thế ! Và Thế Lữ đâu hoài công nói về một con hổ. Con hổ sống trong cảnh giam cầm tù hãm đó nhớ tiếc đến đau đớn cả một thời oanh liệt đã qua:

Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa

Những ngày xưa là cả một quá khứ huy hoàng. Hổ sống tự do giữa giang sơn của mình với những gì lớn lao, phi thường, mãnh liệt và dữ dội, hoang vu: gió goà ngàn, nguồn hét núi, vờn bang âm thầm lá gai cỏ sắc. Trong quá khứ đã qua ấy, nó được tự do tận hưỡng cảnh sống khi thì thơ mộng: những đêm vàng bên bờ suối… đứng say mồi uống ánh trăng tan, khi thì rộn rã , tưng bừng bình minh cây xanh nắng gội, tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng, khi thì mãnh liệt và dữ dội: những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, những chiều lênh láng máu sau rừng. Nhưng tất cả đã qua, đã không còn:

Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu!

Tiếng than đầy u uất, đầy đau đớn có phải chăng chỉ là của con hổ? Không! Nó chính là nỗi đau và tâm trạng hoài vọng của Thế Lữ, của những người yêu nước đương thời. Con hổ càng căm ghét cảnh sống thực tại, càng nhứ tiếc da diết quá khứ thì càng khat khao trở lại rừng xưa:

Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

Khát vọng trở lại rừng xưa của con hổ cũng là kháy vọng về cuộc sống tự do của cả một lớp người, của cả một dân tọc trong những năm tháng nô lệ.
- Còn với bài thơ Khi con tu hú(Tố Hữu) khát vọng tự do được bày tỏ một cách trực tiếp với ý chí bất khuất: Quyết sống vì tự do! Quyết chết vì tự do!

Giữa chốn ngục tù của thực dân, người chiến sĩ cộng sản bỗng bắt gặp tiếng chim tu hú gọi bầy. Theo tiếng chim là cả một không gian hè với tiếng ve ngân trong vườn, với sân đầy bắp vàng, với bầu trời xanh cao rộng. Đặc biệt là hình ảnh đôi con diều sáo lộn nhào từng không – thật tự do, thật thoải mái với khát vọng tung hoành. Nó đối lập hoàn toàn với cảnh tù ngục. Vì vậy mà người chiến sĩ uất hận, sôi sục:

Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!
Ngột làm sao chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu

Lòng uất hận dâng trào muốn phá tung chốn ngục tù chật chội, ngột ngạt để trở về cuộc sống tự do. Mùa hè đến với bao âm thanh dậy trong lòng, thôi thúc, giục giã người chiến sĩ cách mạng không cam chịu cảnh tù đày mà hãy đập tan phòng xà lim chật chội. Tiếng chim tu hú vừa gợi nhớ vừa thúc giục đến với tự do. Vì thế Khi con tu hú không chỉ tái hiện cảnh tù đày mà còn là bày tỏ lòng yêu đời, khát vọng tự do, muốn tung phá, giải phóng của nhà thơ.

- Đến với Ngắm trăng (Hồ Chí Minh) ta bất chợt chùng lòng bởi vẻ đẹp tâm hồn chiến sĩ thi sĩ. Cũng ở trong cảnh tù ngục mà ngục tù không giam được tâm hồn tha thiết yêu đời, yêu cuộc sống của Người. Đối lập với cảnh tù u ám là một đêm trăng đẹp:

Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Rung động mãnh liệt trước cảnh trăng đẹp, người chiến sĩ cách mạng ung dung thưởng ngoạn trăng:

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe của ngắm nhà thơ

Kì diệu thay là sức mạnh tinh thần! Mặc nhà tù đen tối, mặn hiện thức bạo tàn, Bác vẫn đến với vầng trăng thơ mộng bởi đó là thế giới tự do, là vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời.Phép đối và nhân hoá được sử dụng rất đắc dụng ở đây.Người tù hướng ra ngoài cửa sổ say ngắm vầng trăng sáng, vầng trăng vượt qua song sắt, qua khe cửa hẹp của nhà tù để ngắm nhà thơ.Nhà tù trở nên vô nghĩa lý trước những tri âm, tri kỷ. Đến với trăng là Bác đến với cái đẹp, với tự do. Vì thế mà cả bài thơ không có chữ tự do mà lại toát lên một tâm hồn rất tự do, luôn luôn làm chủ được mọi hoàn cảnh của Bác. Và thật chính xác khi khẳng định Ngắm trăng là một cuộc vượt ngục về tinh thần.

2.2. Có thể thấy rằng dù bằng cách này hay cách khác mỗi tác phẩm đều thể hiện niềm khao khát cuộc sống tự do mãnh liệt. ẩn sâu bên trong nó là gì nếu không phải là tình yêu quê hương đất nước sâu nặng. Những vần thơ tràn đầy cảm xúc lãng mạn trong Nhớ rừng đã khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của những người dân mất nước thuở ấy. Còn trong bài thơ Khi con tu hú là sự bày tỏ lòng yêu cuộc sống qua niềm khao khát tự do cháy bỏng bằng những vần thơ lục bát giản dị, thiết tha của Tố Hữu. Với Tố Hữu được tự do là được cống hiến, được chiến đấu vì lý tưởng cao quý. Và Ngắm trăng- bài thơ tứ tuyệt giản dị, hàm súc là dẫn chứng thuyết phục nhất cho thấy tinh thần thép- phong thái ung dung lạc quan của Bác Hồ trước kẻ thù. Cội nguồn của phong thái đó là niềm tin vào tương lai cách mạng của Bác.

3. Kết bài:

Thật vậy, mỗi bài thơ là một vẻ đẹp của tâm hồn người viết. Dù nội dung và hình thức có khác nhau thì tựu trung lại vẫn là bày tỏ khát vọng của mình: khát vọng tự do. Nó là nỗi niềm khôn nguôi trong lòng người dân Việt Nam khi mất nước. Nó đã tạo nên sức mạnh để non sông Việt Nam thu về một mối, đất nước sạch bóng quân thù.
Bình luận (1)
Âu Dương Linh Nguyệt
7 tháng 3 2017 lúc 19:50

Khát vọng tự do tác phẩm : Khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu .Khi con Tu hú gọi bầy là khi mùa hè đến ,người tù ( nhân vật trữ tình ) càng cảm thấy ngột ngạt trong phòng giam chật hẹp ,càng thêm khát cháy bỏng cuộc sống tự do tưng bừng bên ngoài .Tên bài thơ đã gợi mở mạch cảm xúc của bài thơ .Tiếng chim Tu hú có giá trỊ hoán dụ ,liên tưởng báo hiệu một mùa hè rực rỡ của sự sống tưng bừng ,của trời cao lồng lộng tự do ,vì vậy tiếng chim đã tác động mạnh mẽ đến trái tim người tù .Tâm trạng người tù ngột ngạt vì sự chật chội ,tù túng ,nóng bức của phòng giam mùa hè .Uất hận vì sự vật thì tự do ,cả vật vô tri như cánh diều cũng được bay lượn tự do ,còn người chiến sĩ trẻ phải bị giam hãm ,bị biệt lập cô đơn " cháy ruột, mơ những ngày hoạt động ( quanh quẩn ) ,tất cả tâm trạng ấy dẫn đến ước muốn đập tan phòng của người tù .Tiếng chim kêu mở ra một mùa hè đầy sức sống ,đầy ắp sự tự do

Với Nhớ rừng của nhà thơ Thế Lữ .Đó là tâm trạng của nhân vật lãng mạn,đồng thời cũng là tâm trạng chung của người Việt Nam mất nước khi đó .Có thể nói ,bài thơ đã chạm tới huyệt thần kinh nhạy cảm nhất của người dân Viêt Nam đang sống trong cảnh nô lệ ,bi ' nhục nhằn tù hãm ",cũng ' gặm một nỗi căm hờn trong củi sắt " và tiếc thương khôn nguôi thời oanh liệt với những chiến công vẻ vang của dân tộc .Chính vì thế mà bài thơ được công chúng lúc bấy giờ say sưa đón nhận .Họ cảm thấy lời con hổ trong bài thơ chính là tiếng lòmg sâu kín của họ .Bài thơ kết thúc bằng tiếng lời nhắn gửi thống thiết của con hổ tới rừng thiêng .Đó là nỗi căm ghét u uất cảnh đời nô lệ của người dân Việt Nam nhưng vẫn thủy chung ,son sắt với giống nòi ,non nước .Bài thơ nói về con hổ nhưng cũng là nói đến con người nhắc người ta nhớ đến thuở oanh liệt ,chán ghét cảnh tù túng nô lệ .Nét tích cực ở bài thơ là: Tuy hình ảnh con hổ không có khí thế sổ lồng tung cánh ,hay ý chí mãnh liệt muốn đạp tan phòng mà ra mhư hình ảnh người tù cách mạng nhưng nó không chịu đầu hàng ,luôn nung nấu căm hờn ,luôn nhớ về quá khứ .Đó là nét tích cực khơi gợi trong lòng người đọc .

Hơn thế nữa qua bài "Ngắm trăng "của Hồ Chí Minh toát lên vẻ đẹp trong tâm hồn của Bác .Một tinh thần kì diệu .Bài thơ giúp ta có cái nhìn từ hai phía .Phía này là nhà tù đen tối ,là hiện thực tàn bạo ,còn ngoài kia là trăng thơ mộng ,là thế giới của cái đẹp ,bầu trời tự do .Là lãng mạn say người .Ở giữa là song sắt nhà tù trở nên bất lực ,vô nghĩa trước những tâm hồn tri âm ,tri kỉ tìm đến với nhau .Bài thơ vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc mạnh mẽ vừa thể hiện tinh thần "thép "một phong thái ung dung ,vượt lên mọi hoàn cảnh bất chấp mọi hiểm nguy .

Qua ba tác phẩm hoàn cảnh mỗi khác nhưng tất cả đều nói lên sự tự do của con người Việt Nam mà không thể có cái gì có thể che đậy ,che kín được .

Bình luận (0)
Trà My
Xem chi tiết
Huong San
3 tháng 5 2018 lúc 15:42

Với lịch sử Việt Nam, Chiếu dời đô có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quá trình xây dựng và phát triển của dân tộc. Riêng với thủ đô Hà Nội, Chiếu dời đô còn có ý nghĩa thiêng liêng đánh dấu bước phát triển của mảnh đất Thăng Long nghìn năm văn hiến.

Chiếu dời đô hay Thiên đô Chiếu là văn bản do vua Lý Thái Tổ ban hành vào mùa Xuân năm 1010 để chuyển kinh đô nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư (Ninh Bình) thành Đại La (Hà Nội) ngày nay.

Nhân kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long, NXB Giáo dục đã xuất bản Chiếu dời đô dưới dạng sách bao gồm 3 thứ tiếng: Tiếng Việt, Tiếng Anh và chữ Hán theo nguyên bản của Chiếu dời đô.

Chiếu dời đô gắn liền với công lao của Lý Công Uẩn. Ông là người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang. Ông sinh ngày 12/2 năm Giáp Tuất (tức 8/3/974); mất ngày 3/3 năm Mậu Thìn (tức 31/3/1028), thọ 55 tuổi. Mẹ ông họ Phạm, từ năm ba tuổi, ông đã làm con nuôi của sư Lý Khánh Văn. Dưới thời Tiền Lê, ông làm đến Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. Năm 1009, Lê Ngọa Triều mất, ông được quần thần tôn lên làm vua, đổi niên hiệu là Thuận Thiên và dời đô từ Hoa Lư ra Đại La, nhân đó để lại áng văn Thiên Ðô Chiếu. Ông là người thông minh, nhân ái, có chí lớn, và rất hâm mộ Phật giáo.

Lý Công Uẩn viết bản Chiều dời đô để tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư (là nơi ẩm thấp, chật hẹp) ra thành Đại La. Tương truyền, khi thuyền vua đến dưới thành thì có điềm tốt: Con rồng vàng bay lên, vua nhân đó đổi tên thành Thăng Long.

Với nhiều nhà nghiên cứu, Chiếu dời đô được coi là một mẫu mực về việc trù liệu cho sự phát triển vững bền kinh đô Thăng Long - Đại Việt. Toàn bộ bản dịch chữ Quốc ngữ của Chiếu dời đô như sau:

Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh 5 lần dời đô, nhà Chu đến đời Thành Vương 3 lần dời đô, há phải các vua thời Tam Đại ấy theo ý riêng tự tiện dời đô. Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp. Trẫm rất đau đớn, không thể không dời.

Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.

Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào?

Có lẽ với nhiều người dân Việt Nam, ai cũng có đôi lần tò mò muốn biết Chiếu dời đô như thế nào? Lý Công Uẩn (sau này đổi hiệu thành Lý Thái Tổ) viết gì trong đó. Bởi Chiếu dời đô dường như ai cũng từng hơn một lần được nghe nói đến, song không phải ai cũng có điều kiện để đọc và biết đến nội dung cụ thể trong đó. Vì thế Chiếu dời đô được xuất bản dưới dạng sách sẽ thực sự hấp dẫn với công chúng.

Không chỉ với độc giả trong nước, mà đây còn là dịp để độc giả nước ngoài được đọc và hiểu về một văn bản lịch sử quan trọng của đất nước Việt Nam. Trên giá sách của mỗi gia đình có cuốn Chiếu dời đô hẳn sẽ làm cho tủ sách gia đình giá trị hơn, bởi đây là tác phẩm có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Tác phẩm còn làm cho mỗi người Việt thêm tự hào về cội nguồn và lịch sử nước nhà.

H.S

TRÍCH DẪN ĐẶC SẮC

"Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn, là chiếu lệnh, một lời hịch, tự tay vua viết, ban ra để nói rõ cho quần thần, trăm họ biết về một về một quyết sách lớn của triều đình là dời đô, và kêu gọi sự đồng lòng. Đây là một văn kiện mang ý nghĩa vô cùng to lớn, là tác phẩm bất hủ về nhiều mặt: văn chương, lịch sử, chính trị, địa lý, triết học…

Về văn chương: Chiếu dời đô là áng văn lớn, giàu hình tượng, có trí tưởng tượng phong phú và có tính dự báo rất xa: “Huống chi thành Đại La… ở khu vực giữa trời đất, có được thế đất rồng cuốn, hổ ngồi; chính vị đông, tây, nam, bắc; tiện nghi phía trước là sông, phía sau là núi. Khu vực ấy rộng rãi, bằng phẳng; đất ở đấy cao ráo, sáng sủa, dân cư không bị ngập chìm tối tăm khổ sở, muôn vật thịnh vượng, tốt tươi…(CDĐ). Không có trí tưởng tượng phong phú làm sao có được hình tượng giữa trời đất… rồng cuốn, hổ ngồi”? Còn tính dự báo thì hẳn ai đọc Chiếu dời đô cũng biết, cho đến bây giờ Thủ Đô của nước Việt thế kỷ XXI vẫn là Thăng Long ngàn năm trước của Lý Công Uẩn. Theo nhà nghiên cứu Tạ Ngọc Liễn, cụ Bùi Huy Bích (1744-1818) đã chọn Chiếu dời đô vào công trình Hoàng Việt văn tuyển, là tuyển văn thơ cổ của nước ta “chứng tỏ cụ là nhà làm văn tuyển có con mắt rất tinh tường”. Nhà văn Gia Dũng, khi biên soạn tập tuyển thơ Ngàn năm thương nhớ (tuyển thơ Thăng Long - Hà Nội 1010 - 2010) rất công phu, dày hơn 2000 trang đã xếp Chiếu dời đô là bài thơ đầu tiên của tuyển. Trong Lời nói đầu, Gia Dũng viết: “Chiếu dời đô là bài thơ đầu tiên của tổ tiên ta viết về Thăng Long - Hà Nội, và đến muôn sau, mãi mãi Chiếu dời đô vẫn là bài thơ đẹp nhất, hay nhất, trữ tình nhất về Thăng Long - Hà Nội”. Tại sao các học giả lại gọi Chiếu dời đô là một áng thơ? Vì đó là bài thơ văn xuôi truyền được sự được sự xúc động của Lý Công Uẩn tới người đọc ngàn năm sau về một hình tượng thơ lớn là Thăng Long “rồng cuốn, hổ ngồi” rất ám ảnh. Chính từ hình tượng thơ trong Chiếu dời đô đó mà Lý Công Uẩn đã đổi tên thành Đại La thành Thăng Long chăng? Nhìn thấy Đại La là đất Thượng đô của Thượng đô muôn đời cũng là một hình tượng thơ lớn, tỏ rõ cái chí vì nước vì dân của Lý Công Uẩn.

Về mặt triết lý, Lý Công Uẩn dựa vào để lý giải việc đời đô là “Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi ” (CDĐ). Mệnh trời là cái tất yếu, không thể cưỡng lại, đó cũng có thể là “sao chiếu mạng” trong lý số học, mà có thời người ta cho là mê tín dị đoan. Còn ý của dân - đó là chỗ dựa bền vững nhất của mọi triều đại. Cái gì dân không theo thì đừng làm. Nâng thuyền cũng là dân. Lật thuyền cũng là dân (Nguyễn Trãi). Cho nên kết thúc bài “hịch” (tức kêu gọi), Lý Công Uẩn viết rất “do dân, vì dân”, muốn mọi người cùng chung sức làm việc lớn: “Trẫm muốn nhân địa lợi ấy để định đô ở đó, các khanh nghĩ thế nào?”.

Về mặt địa lý, Lý Công Uẩn chắc chắn là người rất giỏi xem long mạch đất. Một năm trước lúc lên làm vua ông là quan nhà Tiền Lê, chức Tả thân vệ Điện tiền Chỉ huy sứ. Lúc đó ông đã ấp ủ, nung nấu chuyện dời đô ra thành Đại La rồi. Nên mới lên làm vua là ông ban Chiếu dời đô ngay. Những năm làm quan dưới triều nhà Đinh và Tiền Lê đóng đô ở Hoa Lư ông đã thấy được đóng đô Hoa Lư chỉ với mục đích phòng thủ, cố thủ, thiển cận, tạo cho vua quan thói quan ăn chơi hưởng lạc, không có tương lai cho vương triều và thần dân trăm họ. Hoa Lư là vùng đất chật hẹp và bị núi bao bọc, ra vào chỉ có một đường độc đạo. Thế thủ thì tốt thật, song không có lợi cho việc xây dựng và phát triển vương triều cũng như đất nước lâu dài. Thực tế Hoa Lư là mạch đất không phải đất “đế đô” nên hai triều Đinh và Tiền Lê luôn trong nội bộ bất ổn, vương triều tồn tại không được bao lâu (Triều Đinh hai đời vua, tồn tại 13 năm (968-980), triều Tiền Lê ba đời vua, tồn tại 29 năm (981-1009)). Theo Nguyễn Tài Thư, ở Hoa Lư, “cảnh vua - tôi, cha - con, anh - em dòng họ thống trị luôn nghi kỵ nhau, ám hại nhau liên tục xảy ra. Đinh Liễn giết em là Hạng Lang lúc Đinh Tiên Hoàng còn sống, rồi Đỗ Thích là bề tôi trong cung giết cả Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn; Lê Đại Hành (Lê Hoàn) vừa mất thì ba con của ông đánh nhau, tranh nhau ngai vàng, rồi Lê Long Đĩnh giết em là Lê Long Việt mới làm vua được ba ngày để tự mình lên ngôi, rồi ăn chơi trác táng để lại tiếng xấu trong lịch sử là vua Lê Ngọa Triều… Cảnh tượng đó khiến người nào làm vua cũng đều có tâm trạng hoang mang, phải đối phó”. Từ bài học đau xót đó, khi lên ngôi, Lý Công Uẩn cho rằng hai triều Đinh, Lê là “quên mệnh trời”, “cứ ở mãi trong ấp nhỏ của mình” (“Thế mà hai nhà Đinh, Lê mới vì riêng mình, quên mệnh trời, cứ yên ở mãi ấp nhỏ của mình nơi ấy, để đến nỗi đời chẳng được dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ hao tổn, muôn vật không thích hợp, Trẫm rất thương xót, không thể không di dời khỏi nơi đó - CDĐ). Nhất định trước khi lên ngôi vua, Lý Công Uẩn với sự giúp đỡ của sư Vạn Hạnh, sư anh Lý Khánh Vân và tướng Đào Cam Mộc (người Thanh Hóa) đã đi thị sát Đại La nhiều lần, đã phát hiện ra mạch đất Đại La là huyệt đất “đế vương” muôn đời “Ngắm xem khắp nước Việt, thấy đây là vùng đất có phong cảnh tốt đẹp nhất, thực là nơi trọng yếu cho bốn phương hội tụ; là đất Thượng đô của Thượng đô muôn đời.” (CDĐ), nên ông quyết tâm dời đô ra đó. Và quyết định đó là chính xác tuyệt đối.

Về chính trị và kinh tế, Sau khi dời đô, triều Lý phát triển rất hưng thịnh..." - Ngô Minh

THÔNG TIN KHÁC

Đây là ấn phẩm chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, được trình bày bằng 3 thứ tiếng: Hán-Việt-Anh trên chất liệu giấy dó kích thước 21 x 100 cm. Nguyên bản tiếng Hán được trình bày trên một mặt giấy, do nhà thư pháp Nguyễn Văn Bách thể hiện. Mặt còn lại gồm tiếng Việt và tiếng Anh. Phần thư pháp tiếng Việt do họa sĩ Nguyễn Thành Đàm thể hiện. Bản Chiếu sử dụng hoa văn lá đề và hoa văn rồng thời Lý, được vẽ hoàn toàn bằng tay, kể cả phần hộp. Đây là thành quả lao động của 10 biên tập viên, họa sĩ, nghệ sĩ trong hơn 1.000 giờ làm việc miệt mài, chào mừng Thăng Long - Hà Nội 1.000 năm tuổi.

Bình luận (0)