Văn mẫu lớp 7

ღKelly Trần ღ
Xem chi tiết
ღKelly Trần ღ
3 tháng 1 2017 lúc 12:22

đừng bcsp nhé mn

Bình luận (1)
Trần Thị Ngọc Linh
4 tháng 1 2017 lúc 18:43

mk nghĩ là sẽ vào đội tuyển Anh! cô giáo có thể sẽ cho mk vào đội tuyển Anh bởi vì mk học giỏi Anh!lolang

Bình luận (2)
ღKelly Trần ღ
Xem chi tiết
Nguyen Dieu Thao Ly
3 tháng 1 2017 lúc 19:25

Bn nên theo đội tuyển Anh đi , nên học môn mà mk có niềm đam mê và học tốt , cố gắng phấn đấu bn nhé, chúc bn thành công vui

Bình luận (2)
ღKelly Trần ღ
Xem chi tiết
Hồ Linh Chi
20 tháng 1 2017 lúc 21:13

vănhiha

Bình luận (0)
Ánh bình minh ban mai
Xem chi tiết
qwerty
3 tháng 1 2017 lúc 7:41

Đề là Nếu bạn là cố vấn cho Tổng thư ký LHQ, viết thư cho ngài ấy về vấn đề nào của thế giới ý hả?

Bình luận (1)
Minh Tuấn
Xem chi tiết
Edogawa Conan
10 tháng 2 2017 lúc 19:42

Có lẽ mùa xuân là đề tài gợi nhắc nhiều xúc cảm đối với văn nghệ sĩ. Vũ Bằng là một trong số cây bút viết hay, viết sâu sắc về mùa xuân bằng giọng thơ tinh tế và đầy chất thơ. Với sở trường tùy bút và bút kí ông đã vẽ nên bức tranh mùa xuân đất bắc tuyệt vời qua “Mùa xuân của tôi”.

“Mùa xuân của tôi” là dòng tản mạn ghi chép lại những xúc cảm sâu lắng và ngọt ngào nhất của Vũ Bằng về mùa xuân, về những giao thoa của đất trời khi bước sang một năm mới, một mùa mới ấm áp. Với giọng văn nhẹ nhàng, dìu dặt, tác giả đã kéo người đọc về với những mùa xuân bình yên, tươi đẹp, căng tràn sức sống. Bởi rằng mùa xuân là mùa đẹp nhất, thi vị và duyên dáng nhất trong một năm.

Trải dọc bài thơ chính là tấm chân tình của tác giả dành cho mùa xuân đất bắc. Sự hòa quyện với thiên nhiên, với đất trời, với con người.

Từ những câu văn đầu tiên, tác giả đã vẽ nên đặc trưng của thời tiết và khí xuân miền Bắc với “mưa rêu rêu gió lành lạnh” không nơi nào có được. Chính đặc trưng này làm nền tảng để tác giả có thể vẽ thêm nhiều vẻ đẹp khác nhau nữa. Những thanh âm như tiếng nhạn kêu, câu hát huê tình quyện với sự ấm áp của nhang trầm, của không khí đoàn tụ gia đình khiến tác giả thổn thức nhớ thương. Có lẽ chính những điều ấm áp và bình dị đó khiến tác giả không nguôi khi nhớ về.

Mùa xuân đẹp ở cảnh sắc thiên nhiên nhưng chính từ lòng người cũng toát lên vẻ đẹp quyến rũ, nồng nàn đó. Tác giả đã viết “Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống trong người căng lên như máu”. Mùa xuân khiến cho trái tim con người muốn cựa quậy, muốn thổn thức và muốn bùng cháy. Xuân đến “tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn những ngày đông giá”. Cái rét của mùa xuân là cái rét ngọt ngào từ không “căm căm” như mùa đông xứ Bắc nữa.

Vũ Bằng ới những cảm nhận tinh tế, ngôn ngữ giàu chất thơ và nhiều hình ảnh so sánh mới lạ đã khiến người đọc hồi tưởng về những mùa xuân đã qua, mùa xuân của quê hương, của lòng người mênh mang.

Và xuân đến, tháng giêng chính là biểu tượng tươi đẹp nhất, cũng là nơi hội tụ của những vẻ đẹp ngọt ngào. Như Xuân Diệu từng nói “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Trong văn Vũ bằng không ngọt ngào, hối hả như Xuân Diệu nhưng lại đằm thắm và da diết nhất khiến cho người đọc lâng lâng, mê đắm. Khi tháng giêng về cũng là lúc đất trời bắt đầu có sự chuyển giao kì diệu và đầy tinh tế. Nét đẹp tháng giêng đất bắc là nét đẹp dịu dàng mà đằm thắm, có sự hòa quyện giữa con người với thiên nhiên đất trời. Và có lẽ lòng người cũng đồng điệu theo những nhịp điệu của mùa xuân.

Thật vậy “mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng là những dòng cảm xúc nhẹ nhàng, tinh khôi và đầy tươi mới nhất khi viết về mùa xuân,. Nó gợi nhắc cho người đọc về những thanh âm trong trẻo và ngọt lành của mùa xuân tươi đẹp.

Bình luận (0)
Lý Thái Hoa
Xem chi tiết
phuc le
2 tháng 1 2017 lúc 19:58

Trong guồng quay của cuộc sống, chúng ta luôn phải đối mặt với nhiều khoảnh khắc vui, buồn, chán nản, tuyệt vọng, thành công lẫn thất bại. Vấn đề được đặt ra là nếu chúng ta chỉ toàn gặp vận rủi hoặc rơi vào hoàn cảnh khắc nghiệt, liệu chúng ta dám đối mặt và tìm cách vượt qua hay không? Nếu bạn đã đọc quyển sách Ai lấy miếng pho mát của tôi, bạn sẽ thấm thía rằng: "người vững thì đứng lại được, người yếu thì bị cuốn trôi".

Nếu chỉ đọc lướt qua, bạn sẽ nghĩ đây là câu chuyện dành cho trẻ con vì các nhân vật là những chú chuột, những người tiý hon với các vấn đề xoay quanh việc tìm pho mát. Chẳng có gì hấp dẫn và đáng quan tâm vì nó không mang giá trị gì trong cuộc sống đầy chật vật này. Ấy thế mà, bạn sẽ rất ngạc nhiên về sự thâm thuý, ý nghĩa của câu chuyện, nó cũng tương tự như quyển Ping vượt khỏi ao tù khi cả hai tác phẩm đều mượn thế giới loài vật để nói về thế giới con người.

Chuyện kể về bốn nhận vật gồm: chuột Đánh Hơi, chuột Nhanh Nhẹn, người tý hon Ù Lỳ và người tý hon Chậm Chạp. Để sinh tồn, chúng buộc phải đi vào Mê Cung tìm thức ăn ưa thích là những miếng pho mát thơm ngon. Pho mát chính là những điều tốt đẹp, là khát khao mơ ước mà ta muốn có. Và khi chúng đã tìm ra được kho thức ăn ngon lành, chúng sống một cuộc sống ấm no, tuy nhiên đã có những thay đổi rõ rệt. Người ta hay nói "nhàn cư vi bất thiện" hay nói vui theo lối hiện đại bây giờ thì "rảnh rỗi sinh nông nỗi".

Trong khi các chú chuột vẫn giữ việc dậy sớm mỗi ngày để đến kho pho mát và chúng luôn cẩn thận kiểm tra cũng như cảm nhận được sự vơi đi của pho mát, chúng còn nhận định kho pho mát không thể tồn tại mãi mãi, chỉ là chúng không lường trước việc cái kho cạn veo quá nhanh. Trái ngược hẳn, các chú tý hon Ù Lỳ, Chậm Chạp nay lại chậm chạp, ù lì hơn. Các chú sống trong chủ quan, luôn cho rằng kho pho mát sẽ giúp các chú sống cả đời mà không cần lo lắng.

Chính vì luôn sống trong chủ quan nên Chậm Chạp và Ù Lỳ đã hoàn toàn bị sốc, bế tắc trước thực trạng khó lòng chấp nhận này. Họ chỉ còn biết than vãn, rên rỉ cho số phận, đổ lỗi cho sự bất công mà cuộc sống mang đến cho họ. Trong bọn họ, không một ai chấp nhận hiện thực là chính họ đã làm cạn kiệt kho pho mát vì họ chỉ biết ăn mà không tích trữ, dự phòng hay tìm kiếm thêm. Và tư duy phức tạp của họ chỉ quẩn quanh với câu hỏi: "Ai là người lấy mất pho mát" hay "Tại sao pho mát lại biến mất?". Kẻ thì bịt chặt tai, nhắm tịt mắt, kẻ quẫn trí và gắn chặt trong tiềm thức rằng cuộc sống quá đỗi bất hạnh.

Khi đọc đến phân đoạn này, tôi cảm thấy bóng dáng mình đâu đó qua hình ảnh hai chú tý hon Chậm chạp và Ù Lì. Tôi lắm khi mụ mị đến lú lẫn trong những tư tưởng vô định không mục tiêu. Có những lúc tự thỏa mãn bản thân, lặn ngụp trong hưởng thụ mà không biết rằng cuộc sống vốn dĩ thăng trầm. Tôi đã từng chơi vơi, hụt hẫng khi va vấp trong đời, bất mãn với các mối xung đột trong gia đình, tôi chỉ biết trốn chạy hoặc làm ngơ chứ không dám đối mặt. Tôi luôn trách gia đình, trách tạo hóa sao lại lấy đi hạnh phúc của tôi.

Rồi tôi thụt lùi, tụt lại phía sau với nỗi chán chường đang gặm nhấm tâm hồn. Khóc lóc, gào rống cho thỏa cơn phẫn uất hay suy nghĩ từ bỏ cuộc sống này để mong chờ tương lại khác tốt đẹp ở kiếp sau. Tôi đã như thế một khoảng thời gian, để rồi nhận ra mình chỉ là một con ngốc khi trái đất vẫn quay đều và cuộc đời vẫn còn nhiều thứ đáng để trân trọng. Mọi thứ thật sự kết thúc khi bạn phó mặc số phận và vẫy mũ đầu hàng. Nếu bạn vững tin thì bạn sẽ tìm ra con đường cũng giống như câu "kết thúc là sự khởi đầu mới".

Trái hẳn với hai chú tý hon, các chú chuột đã theo bản năng của mình là tìm kiếm ngay một kho lương thực mới chứ không ngồi chờ bất cứ phép màu hay thẫn thờ tiếc nuối. Những cái thở dài, những cái chép miệng tiếc rẻ "giá như, nếu như" thật sự không giúp ích gì cho chúng ta. Nếu chúng ta biết trước được tương lại, có lẽ mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn.

Sau chuỗi ngày mong chờ phép lạ, sau những hành động không mang lại kết quả gì, Chậm Chạp đã nhận ra cần phải có sự thay đổi. Chậm Chạp đã trải qua sự đấu tranh tư tưởng vì bản thân cậu không muốn đối mặt với khó khăn hay thách thức mới. Tuy nhiên, trước hoàn cảnh hiện tại, cậu hiểu rằng: "Nếu bạn không chịu thay đổi, có thể bạn sẽ bị đào thải".

Cuộc sống của chúng ta cũng vậy, những được - mất trong cuộc đời đếm không hết. Phải biết chấp nhận và đối diện thực tại cũng như chế ngự nỗi sợ hãi trong lòng, bởi vì "khi vượt lên nỗi sợ hãi của chính mình, bạn sẽ cảm thấy không bị trói buộc nữa". Có ai lại chẳng gặp thất bại nhưng bạn phải biết cách để vượt qua như nhà triết học Nietzsche từng viết: "Thất bại không giết được ta mà chỉ có thể làm ta mạnh mẽ hơn". Nhờ đó, ông có thể nhìn thấy ánh sáng nơi cuối đường hầm. Chúng ta đừng oán trách bản thân cũng như đừng ngại thất bại mà hãy xem như khoảng thời gian tồi tệ đó là lúc bạn đang tự bồi dưỡng bản thân mình.

Quyển sách còn dạy ta rằng: "Cuộc đời không hẳn là những hành lang thẳng tắp để ta có thể dễ dàng đi qua mà không gặp một vật cản nào. Cuộc đời thường là những mê lộ buộc ta phải tìm kiếm lối đi riêng mình nếu muốn băng qua nó". Quả đúng là như thế, kinh nghiệm chính là học được từ sự thất bại. Mọi thứ không quá tồi tệ như bạn đã tưởng tượng, tất cả không phải là dấu chấm hết.

Cho nên những lúc đường đời không bằng phẳng, mong bạn cũng đừng chùn bước. Những lúc bạn rơi vào vực thẳm tăm tối, mong bạn vẫn vững tin vì có niềm tin, có hy vọng, ắt sẽ có tương lai.

Bình luận (1)
Lý Thái Hoa
3 tháng 1 2017 lúc 20:28

xin lỗi đi

bởi bài văn của cậu là trên mạng copy

đừng tưởng mk ko biết nha

leuleuoaoa

Bình luận (3)
Kerry Phạm
Xem chi tiết
Dương Thu Hiền
28 tháng 12 2016 lúc 19:50

k copy thì cx chẳng ai rảnh hơi mà đánh liền tù tì 6 cái ==

Bình luận (1)
trần châu
Xem chi tiết
Miko
19 tháng 12 2016 lúc 13:20

Xuân Quỳnh (1942 – 1988) là nhà thơ nữ được nhiều người yêu thích. Thơ của Xuân Quỳnh trẻ trung, sôi nổi, giàu chất trữ tình, vốn xuất thân từ nông thôn nên Xuân Quỳnh hay viết về những đề tài bình dị, gần gũi của cuộc sống đời thường như tình mẹ con, bà cháu, tình yêu quê hương, đất nước.

Bài thơ Tiếng gà trưa được viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ. Bài thơ " Tiếng gà trưa " đã gợi nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu vô cùng đẹp đẽ. Và ấn tượng với em nhất đó chính là khổ thơ đầu

Bài thơ mở đầu bằng những vần thơ tự nhiên mà bình dị. Thủ thỉ như kể về một câu chuyện hết sức bình thường. Người chiến sĩ trên đường hành quân mệt mỏi được dừng chân bên một xóm nhỏ, anh nghe tiếng gà gáy trưa để rồi nững cảm xúc tuổi thơ chợt ùa về.

Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ

Ở đây, điệp từ “nghe” như mở rộng về chiều sâu cảm xúc của nhân vật. Mỗi lần từ “nghe” lặp lại, âm thanh của tiếng gà như lan tỏa thêm. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh “nghe xao động nắng trưa”, tiếp đến là sự thay đổi của cảm giác “nghe bàn chân đỡ mỏi” để rồi cuối cùng là sự thấm sâu vào tâm hồn “nghe gọi về tuổi thơ”. Điêp từ “nghe” cùng ẩn dụ chuyển đổi cảm xúc đã diễn tả tình tế sự thay đổi cảm xúc của nhân vật trữ tình. Tiếng gà là âm thanh của thực tại nhưng nó lại vọng về được tận kí ức, đánh thức những xúc cảm luôn giấu kín mà tưởng như con người đã quên.Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức khi người chiến sĩ chìm trong giây phút trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ.

Chỉ với những câu thơ đầu, tác giả đã gợi lên cho người đọc những hình ảnh vô cùng thân thương mà giản dị, sâu sắc. Với ngòi bút vô cùng tinh tế và nghệ thuật đặc sắc tác giả để lại cho người đọc những nét ấn tượng ngay từ khổ thơ đầu .

 

 

Bình luận (2)
Nguyễn Quốc Lộc
Xem chi tiết
Hằng Nga giáng trần
27 tháng 12 2016 lúc 10:47

Nếu ai có hỏi “Cậu thương bố nhất hay mẹ nhất?” Có thể mình sẽ không trả lời câu hỏi ấy một cách rành mạch được. Mẹ hay bố của mình đều tuyệt vời cả. Nhưng có điều này, mình nói nhỏ với các bạn. “Nếu cả bố vồ cả mẹ đều đi công tác xa thì mình thường mong mẹ về trước bố. Mình nói vậy không biết có đúng với tâm trạng của các bạn không, còn mình thì vậy đó”.

Mẹ mình là một công chức nhà nước làm việc ở một phòng kinh doanh thuộc Công ti may mặc Phương Đông. Năm nay mẹ ngoài ba mươi tuổi. Nghe các cô các chú bạn của mẹ nói chuyện với nhau rằng: hồi còn học ở phổ thông trung học, mẹ mình là một hoa khôi của trường. Rồi đến thời sinh viên, mẹ lại rực rỡ như một đóa hồng nhung giữa vườn hoa khôi của Trường Đại học Kinh tế Tài chính. Và bây giờ tuy đã ngoài ba mươi, nhưng trên khuôn mặt của mẹ mình vẫn còn in đậm nét xuân sắc của thời con gái. Có lần mình hỏi mẹ: “Sao mẹ không đi thi hoa hậu hở mẹ?” Mẹ mình xoa nhẹ vào đầu mình rồi nói nhỏ: “Mẹ chỉ chú tâm vào học hành chứ mẹ không để ý đến hoa khôi, hoa hậu gì cả. Hồi ấy mẹ sợ thi rớt tốt nghiệp ông bà ngoại la rầy. Vả lại, con gái vùng quê như mẹ lên thị thành sánh làm sao được với họ. Mẹ nói vậy chắc con hiểu!” Đôi mắt của mẹ vừa trong sáng, vừa hiền từ. Ẩn chứa trong đôi mắt ấy là cả một biển trời yêu thương. Có lẽ từ khi mình ý thức được mọi việc trong cuộc sống xung quanh, nhất là về tình cảm gia đình thì mình chưa bao giờ nghe bố mẹ mình nặng lời vởi nhau. Bố mẹ thường nói chuyện với nhau rất thoải mái, thậm chí còn trêu đùa nhau cười chảy cả nước mắt. Mình nhớ có một hôm mẹ mình vội vàng đến cơ quan mà quên cả trang điểm. Bố mình chạy theo kéo mẹ vào nhà, bắt mẹ ngồi vào bàn trang điểm. Mẹ bảo “Tưởng chuyện gì quan trọng lắm, hóa ra là việc làm đẹp. Người ta đã đẹp sẵn rồi cần gì phải làm đẹp”. Nói xong, mẹ nhìn bố mỉm cười rồi lên xe nhấn ga đi. Bố con mình nhìn theo bóng mẹ khuất dần…


Đối với mình và công việc nhà thì mẹ mình hết sức chu toàn. Ngoài việc chăm lo cho mình học thêm, mình chưa bao giờ thấy mẹ mình ngồi không cả. Về đến nhà là thấy mẹ làm việc liền. Hết lau nhà lại đến lo cơm nước… Nhiều lúc, thấy mẹ vất vả khó nhọc, mình tranh thủ học xong bài cùng mẹ làm một số việc vặt trong nhà. Mẹ vừa cười vừa nói: “Con gái của mẹ ngoan lắm! Con hãy tập dần đi những việc làm được, lớn lên con sẽ thấy nó bổ ích cho con nhiều đấy. Hồi bé, mẹ cũng thường giúp ngoại của con làm những việc như thế này đấy!” Trong những bữa cơm trưa, tối, mẹ thường chọn những thức ăn ngon nhất gắp cho mình và cho bố, rồi bố lại gắp cho mẹ. Không khí gia đình mình thật đầm ấm, hạnh phúc. Bố mình thường nói với mình:

“Bố con mình được hạnh phúc như thế này là nhờ mẹ con đấy!” Mẹ của mình là vậy đấy. Bây giờ thì mình có thể nói với các bạn rằng. Mình yêu mẹ mình hơn bố mình một chút — một chút xíu thôi.

Bình luận (0)
Minh Thư
27 tháng 12 2016 lúc 11:53

Như bao trẻ thơ khác, tôi cũng có một gia đình. Một gia đình luôn luôn tràn trề hạnh phúc. Trong ngôi nhà ấy luôn vọng ra những tiếng cười hồn nhiên, trong sáng, những lời hát ru ngọt ngào tình cảm. Và cũng ở ngôi nhà ấy, tôi và em tôi được sống cùng bố mẹ. Mẹ tôi là người mẹ tuyệt vời nhất.

Năm nay, mẹ đã ngoài ba mươi, nhưng trong cái tuổi ấy, mẹ vẫn còn đẹp và duyên dáng. Không cao như các cô người mẫu, dáng mẹ vừa và cân đối. Thường ngày, mẹ hay bận chiếc quần âu và chiếc áo sơ mi ngắn tay kẻ ô để đi chợ hay đưa bé Thảo đi học… Còn những giờ lên lớp mẹ mặc những chiếc áo dài thật mềm mại và duyên dáng. Những chiếc áo màu mây, màu ngọc bích, màu cá vàng, màu tím cà, tím Huế… làm cho mẹ trẻ ra đến mười tuổi. Mái tóc đen buông xõa đến ngang lưng rất hợp với khuôn mặt trái xoan của mẹ. Đôi mắt bồ câu long lanh luôn chan chứa một tình yêu thương vô hạn. Đặc biệt nụ cười của mẹ tươi như đóa hồng nở buổi sớm mai, để lộ hàm răng trắng đều. Các cô trong trường mẹ, thường trêu mẹ “có một nụ cười chết người và làn da trắng mịn đến mê hồn”. Mỗi lần ngồi bên mẹ, tôi thường mân mê bàn tay của mẹ. Năm ngón tay thon dài như búp măng, mềm mại và mỏng mảnh không khác gì ngón tay của các cò gái mười tám đôi mươi. Bàn tay trắng trẻo, xinh xinh ấy đã chàm sóc, dìu dắt chị em tôi trong một tình thương bao la khống bờ bến. Có lần bố tôi hỏi nửa đùa nửa thật. “Sao em không làm nghề khác mà chọn nghề giáo?”. Mẹ mím cười rồi nhìn thẳng vào bố nói vẻn vẹn một câu: “Bởi vì em yêu nghề giáo, yêu anh và yêu hai đứa con của em”. Quả thật vậy, mẹ rất yêu nghề, tận tâm với nghề và rất thương yêu chồng con. Trong quan hệ vởi mọi người, mẹ cư xử rất đúng mực. Đối với đồng nghiệp, mẹ sống chan hòa, trung thực và khiêm tốn. Mẹ luôn học hỏi những kinh nghiệm hay của các thầy, các cô đi trước và luôn tỏ ra độ lượng bao dung với các thầy cô trẻ. Chính vì vậy mà các thầy cô trong trường đều rất quý mến mẹ. Đối với con cái, mẹ rất yêu thương và ân cần chăm,sóc. Những đêm tôi hay bé Thảo lên cơn sốt, mẹ cứ ngồi thao thức, hết sờ tay lên trán, lại phe phẩy chiếc quạt nan, thay khăn đắp trán. Đến lúc tỉnh dậy vẫn thấy mẹ đang ngồi bên cạnh… Còn đối với bố, mẹ quan tâm nhiều lắm. Có những lần bố tôi về trễ, chả thiết ăn uống vào giường đi ngủ. Mẹ tôi bưng cơm vào, đỡ bố dậy, năn nỉ bố ăn. ông bà tôi nội đã già, trong cái tuổi như đèn treo trước gió, vẫn luôn tự hào vì có một người con hiếu thảo như mẹ. Quả thật vậy, mẹ rất quan tâm, cố gắng đền đáp phần nào công sức nuôi dạy của ông bà nội. Từ nhỏ, bố tôi hay đi công tác xa nhà, vì vậy chị em tôi một bàn tay mẹ nuôi nấng, chăm sóc.

Từng ngày, từng giờ, chúng tôi sống trong sự ân cần, chăm sóc của mẹ. Mẹ đối với chị em tôi là tất cả.

Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!
Bình luận (0)
Minh Thư
27 tháng 12 2016 lúc 11:52

Ngoài hiên những giọt mưa rơi mỗi lúc như một mạnh hơn, bên ngọn đèn dầu, mẹ vẫn đang cặm cụi với công việc. Năm nay mẹ đã ngoài ba mươi tuổi, cái tuổi đã bước qua thời xuân xanh.

Mẹ em người dong dỏng cao và có phần hơi ốm. Gương mặt hình trái xoan với những nét thanh tú, hiền dịu, dễ thương, nhất là đôi môi đỏ luôn như đang mỉm cười. Hai hàng lông mày hình cánh cung ôm gọn đôi mắt to tròn hiền dịu. Mái tóc mẹ dài đen mịn buông xõa xuống ngang lưng. Những lúc làm việc, mái tóc được cuốn tròn thành hình đỉnh tháp trông vừa đẹp, vừa gọn. Nước da mẹ hơi rám nắng, đôi cánh tay tròn trịa, bàn tay nhỏ nhắn, có chỗ đã chai sần bởi công việc đồng áng quá vất vả.

Có những đêm em thiu thỉu ngủ, chợt nhớ tới mẹ, nhìn ra bên ngọn đèn dầu mờ ảo thấy mẹ vẫn đang cặm cụi để may cho em chiếc áo đi học. Thấy chiếc chăn tuột khỏi người em, mẹ lại cẩn thận kéo lên ra rồi đắp lại cho em. Lúc này, em như được tiếp thêm hơi ấm của em. Khi em bị bệnh, mẹ bỏ cả ăn cả ngủ, ngồi cạnh em, dỗ dành em ăn và uống thuốc. Em cảm động không nói được gì chỉ mong sao mau lành bệnh cho mẹ đỡ khổ. Buổi sáng, mẹ dậy sớm nấu cơm, giặt giũ quần áo cho cả nhà sau đó mẹ chở em đi học và thường ghé qua chợ mua đồ ăn rồi mới đi làm. Buổi tối tuy đi làm về mệt nhưng mẹ vẫn kèm cặp hướng dẫn em học bài, kể những chuyện vui cho em nghe. Mẹ em vất vả làm sao! Em thương mẹ em vô cùng!. “Mẹ ơi, mẹ làm gì nhiều cho vất vả?”. Có một lần em hỏi mẹ như thế. Mẹ mỉm cười rồi đáp: “Hôm nay mẹ vất vả để ngày mai con sung sướng thì khổ cực bao nhiêu mẹ cũng chịu đựng được”. Qua câu nói của mẹ, em thấy mẹ đã dành hết tình thương yêu cho em. Em tự hứa với lòng mình “hãy học thật giỏi thật nhiều điểm mười để không phụ lòng thương yêu chăm sóc nuôi dưỡng của mẹ”.

Mỗi khi mẹ ôm em vào lòng âu yếm, em thấy bàn tay mẹ nham nhám những vết chai sần. Bây giờ, em mới thấy hết sự ấm áp và tình thương bao la của mẹ qua những vết chai sần trên bàn tay thân yêu của mẹ.


Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!
Bình luận (1)
cát phượng
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
25 tháng 12 2016 lúc 12:37

"Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi đi đâu..."

Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy, lòng tôi thấy nao nao buồn. những lời ca gợi cho tôi nhớ về 1 loài hoa tôi yêu quý. Không hiểu sao mỗi lần tưởng tượng về hoa phượng thong đầu tôi lại xuất hiện hàng trăm đốm lửa liên tiếp ấm nóng đến chói chang. Hầu hết những người yêu hoa phượng đều nói: "nó đẹp vì biết tận hiến hết mình vẻ đẹp". Phượng không đỏ thẫm nghư những như mấy bông hồng kiều diễm. Nó đỏ rực và thậm chí rất tươi. Những cánh hoa lượn theo những đường cong tùy ý, lúc nở, nó túa ra đều như một chiếc chong chóng sắp quay.

Bạn tham khảo nhé

Bình luận (0)
Linh Phương
25 tháng 12 2016 lúc 13:23

Phượng không thơm, phượng chưa hản là đẹp, nhưng phượng đỏ và phượng nhiều, phượng có một linh hồn sắc sảo mênh mang.Phượng không phải là một đoá, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cái xã hội thắm tươi; người ta quên đoá hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán lớn xoè ra, trên đậu khít nhau bằng muôn ngàn con bướm thắm. Màu hoa phượng chói lói, sinh sống như sắc máu người. Ấy là lời kêu kỳ bí của mùa hè; trong nắng chói chang, mùa hè thét lên những tiếng lửa.

Bình luận (0)
Trần Kim Chi
25 tháng 12 2016 lúc 13:25

Giữa sân trường tôi,đứng sừng sững một cây phượng đang nở rộ những đóa hoa đỏ thắm. Tôi không biết nó được trồng từ bao giờ, chỉ biết răng, khi tôi mới đặt chân vào ngôi trường đã thấy nó đứng đấy như một chàng hiệp sĩ hiên ngang, che chắn nắng mưa cho tụi nhỏ trường tôi.

Bình luận (0)