Văn mẫu lớp 7

Mạnh Thảo Nguyên
Xem chi tiết
Mai Hà Chi
16 tháng 7 2017 lúc 13:00

Theo ý kiến của bn nha : Biểu cảm về cây bàng

Trong các loài cây trên đất nước Việt Nam, cây nào cũng có vẻ đẹp và ý nghĩa riêng của có. Nhưng với tôi, có lẽ cây bàng là người bạn vô cùng thân thiết. Tôi yêu bàng như một sinh thể sống bởi bàng là chứng nhân cho biết bao kỉ niệm vui buồn thời thơ ấu của tôi.

Từ khi biết nô đùa, chạy nhảy cùng lũ bạn gần nhà, tôi đã thấy cây bàng đứng sừng sững ở đầu làng gần khu chợ nhỏ từ bao giờ. Nhìn từ xa, cây bàng như một chiếc ô khổng lồ. Thân cây to, nổi lên những u, những cục sần sùi. Bà tôi bảo đó là mắt của bàng. Rễ cây bám sâu vào trong lòng đất vững vàng qua mưa gió.

Các bạn cùng lứa tuổi với tôi thường ngắm màu đỏ của hoa phượng để đón chờ hè tới. Nhưng tôi lại thích ngắm sự đổi thay kì diệu của những mầm chồi non của bàng chuyển dần thành lá – với tôi, đó là sự báo hiệu của ngày hè. Mùa hè, bàng khoác trên mình chiếc áo màu xanh. Những tán lá như những chiếc lọng xanh mát rượi che đi cái nắng oi ả trong buổi trưa hè. Dưới gốc bàng là cả một kho cổ tích của lũ trẻ con xóm nhỏ. Bọn trẻ chúng tôi thường lấy lá bàng làm những chú trâu chọi, nghênh nghênh đôi sừng nhọn hoắt, sáp vào nhau trong tiếng hò reo náo nhiệt. Những đêm trăng sáng mất điện, chúng tôi lại rủ nhau chơi trò “rồng rắn” quanh gốc bàng cổ thật vui…

Gốc bàng xù xì, rễ toả ra nhiều phía nên bao nhiêu sinh lực bàng dành hết cho lá, cho cành, cho những chùm hoa trắng nhỏ li ti kết thành trái. Bàng hứng nắng trên đầu để gốc mát quanh năm, để ánh nắng trưa hè lọc qua lung linh huyền ảo. Trong tán lá bàng xanh ấy là thế giới riêng của những chú chim sẻ, chim sâu bé nhỏ. Đứng dưới gốc bàng nghe tiếng kêu lích chích của chung rộ lên thật vui tai.

Tạm biệt mùa hè, bàng đón thu sang với làn sương mỏng cùng ánh nắng thu hanh hao để những chiếc lá xanh của mình chuyển dần sang màu vàng. Rồi một ngày gió heo may se lạnh, những cơn mưa thưa dần, đó cũng là lúc quanh gốc bàng đã lác đác rụng những quả bàng chín. Lũ trẻ xóm tôi, cứ đi học về là lại đến bên cây bàng tìm hái bàng để ăn. Với chúng tôi, bàng chín là một món đặc sản ngon tuyệt. Bàng chín ăn có vị ngòn ngọt, chua chua, hơi chan chát… Nếu ai đã cầm trái bàng chín trên tay, chắc chắn sẽ không thể nào quên được mùi thơm dịu toả ra từ lớp vỏ vàng bóng. Đập vỡ hạt ra bạn sẽ thấy nhân trái bàng màu trắng đục, ăn thơm béo lạ thường. Phải chăng rễ bàng đã phải cÇn mẫn, vất vả chắt chiu màu mỡ trong lòng đất mẹ để chúng tôi có được những trái, nhân ngon, ngọt lành đến vậy!

Lá bàng từ màu vàng nhạt, sậm dần rồi chuyển sang nhuộm màu đỏ sẫm. Đó là lúc bàng gửi những tấm thiệp hồng đầu đông cho con người, cho cây cỏ. Từng cơn gió bấc thổi mạnh, lá bàng lìa khỏi cành bay vào không gian như nuối tiếc điều gì đó rồi nhẹ nhàng đáp xuống cỏ. Đông đã đến thật rồi! Bàng trút lá, cành cây trơ trụi khẳng khiu giữa mùa đông buốt giá. Nhiều hôm mưa phùn, gió bấc, tôi thấy thương cây bàng vô cùng và thầm hỏi: “Bàng ơi, trời lạnh lắm, bạn có rét nhiều không?”. Lá bàng khô rơi xào xạc trên lối mòn như trả lời: “Cám ơn bạn, mình không sao đâu. Thu qua, đông tới, và rồi xuân sẽ lại sang, chúng tôi quen rồi bạn ạ!”

Giã từ những ngày đông giá rét, xuân về, cây bàng khoác lên mình những đốm lửa màu xanh. Rồi những đốm lửa màu xanh ấy cứ lớn dần, lớn dần,… Bàng cựa mình runh rinh hé mắt nhìn bầu trời xanh thẳm. Và kì diệu thay, chỉ vài ba hôm không để ý, bàng đã hoàn toàn đổi khác với tấm áo choàng xanh non tươi mới. Cây xoè rộng tán, đung đưa lá cành vẫy gọi chim chóc trở về tụ họp hót ríu ran. Lũ trẻ con chúng tôi lại nô đùa vui vẻ dưới gốc bàng, ngước lên nhìn cây bàng đổi thay sắc áo và mong đợi một mùa hè với bao kỉ niệm tuyệt vời…

Cây bàng thân thuộc, gắn bó với tuổi thơ, với lứa tuổi học trò. Thời gian dần trôi, cây bàng vẫn đứng đó ở đầu xóm nhỏ, xoè tán rộng che nắng che mưa cho bao thế hệ con người. Có ai lớn lên, đi xa còn nhớ về cây bàng? Còn tôi, mỗi khi cầm trái bàng chín trên tay lại nghe như có tiếng ai đó trong gió vọng về: “Bạn ơi, cuộc đời này đẹp lắm!” Đó là tiếng của đất, của trời, hay là tiếng của cây bàng cổ thụ thân yêu?…

Bình luận (0)
Mai Hà Chi
16 tháng 7 2017 lúc 13:12

Cảm nghĩ về 1 loài hoa

Hoa sen - Loài hoa thanh cao trắng trong và tinh khiết; bùn đen đúa nhớp nhúa và dơ bẩn. Sen và bùn dù là hai thái cực hai hình ảnh tương phản đối chọi nhau nhưng lại rất gần nhau. Nói đến sen người ta nghĩ ngay đến bùn nghĩ đến sự cao quý vươn lên sống ngạo nghễ từ giữa những vùng đất tội lỗi.

Sen được đỡ bằng một cuống hoa dài và đưa sen mọc khỏi trên mặt nước. Lá sen rất xanh có một lớp nhung trắng phủ trên bề mặt khi ánh náng chiếu vào làm lớp nhung trắng đó óng ánh li ti mơ ảo rất đẹp.

Hoa sen là một lọai hoa thanh khiết và có truyền thống lâu đời nhất ở phương Đông. Đây là một lòai thực vật sống dưới nước có nguồn gốc Á Châu và chiếm giữ một vị trí cổ xưa trong tất cả nền văn hóa đặc biệt của phật giáo. Những cánh, nhụy và gương hạt đã cấu thành một bông hoa sen có nét đẹp thanh thóat và màu tươi sáng.

Hoa sen mọc trong bùn, sống trong bùn nhưng vượt lên khỏi nó để hướng đến mặt trời mà không hề bị bùn làm ô nhiễm, vấy bẩn. Cũng giống như một người được sinh ra trên thế giới, tồn tại giữa cuộc đời nhưng đã vượt thoát khỏi sự tham lam, sâu hận, dục vọng và không bị vấy bẩn, ô nhiễm bởi dòng đời.

Ở Việt Nam, sen được xếp vào bộ tứ quý (4 mùa): Lan, sen, cúc, mai và xếp vào hàng “tứ quân tử” cùng tùng, trúc, cúc. Hoa sen rất thích hợp với môi trường có khí hậu nhiệt đới như nước ta. Từ Bắc vào Nam, nó có mặt khắp mọi nơi, gần gũi và thân thiết với mọi người như cây tre, cây đa… Nếu ở miền Bắc, hoa sen chỉ nở vào mùa hè, thì ở hầu khắp miền Nam quanh năm đâu đâu cũng thấy sen khoe sắc thắm, Làng quê nơi Bác sinh ra cũng có tên là Làng Sen, và có lẽ hoa sen đẹp nhất khi được ví với hình tượng Bác Hồ, người cha già dân tộc, vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta:

“Tháp Mười đẹp nhất bông sen

Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”

Trong lòng mỗi người dân Việt, sen là loài hoa tượng trưng cho vẻ đẹp tươi sáng, cao sang và thuần khiết mang tính chất dân tộc. Chính vì thế, hoa sen luôn là nguồn cảm hứng bất tuyệt của thi ca và nghệ thuật… Có lẽ, không người Việt Nam nào không thuộc bài ca dao đầy tính triết lý này:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhuỵ vàng

Nhuỵ vàng bông trắng là xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Người Việt đã cảm nhận được ý hay “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, sen sống trong bùn nhưng sen vươn lên trên lầy, toả hương thơm ngát. Sen có một sức sống mạnh mẽ đến kỳ lạ và tự tính của sen là tinh khiết, vô nhiễm. Nó tượng trưng cho bản tính thân thiện, phong thái tao nhã, tinh thần “vươn dậy” trong mọi nghịch cảnh của con người Việt Nam.

Đặc biệt trong tư tưởng Phật giáo, hoa sen được tôn quý và chiếm vị trí rất quan trọng. Tinh thần “cư trần bất nhiễm trần”, đó cũng chính là ý nghĩa của hoa sen biểu trưng cho những giá trị đạo đức, sự thuần khiết và thánh thiện, sự duy trì và phát triển của Phật pháp, trí tuệ dẫn đến niết bàn. Trong các công trình kiến trúc Phật giáo ở Việt Nam, sen luôn trở thành hình tượng nghệ thuật. Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu lấy cảm hứng từ hoa sen là chùa Một Cột. Theo truyền thuyết, ngôi chùa này được hình thành từ một giấc mộng đài sen của vua Lý Thái Tông. Chùa có hình dáng hoa sen, mọc lên từ hồ nước, chỉ với “một cột” như một cọng sen. Ở đây, hoa sen là sự giác ngộ, đạt được sự trong sáng và giải thoát khỏi bùn nhơ…

Giản dị, tao nhã và thuần khiết, sen là hiện thân cho tính cách, lối sống và tâm hồn người Việt. Sen còn là món quà vô giá từ thiên nhiên, bởi từ sen có thể chế biến những thực phẩm bổ dưỡng, những bài thuốc đặc trị. Gương sen hình phễu, nhẹ, xốp, màu đỏ tía, không có mùi, có tác dụng cầm máu rất hiệu quả lên được chế biến thành nhiều loại thuốc để chữa bệnh băng huyết, cao huyết áp,… Hạt sen nhỏ, có màu vàng, vừa là món ăn dân dã quen thuộc, lại là một loại thuốc rất tốt dành để chữa bệnh mất ngủ, suy nhược thần kinh. Tâm sen màu xanh, nằm giữa hạt sen, có thể dùng để ướp trà, tạo lên hương vị thơm dịu. Lá sen khô nghiền vụn và lá sen tươi, tất cả đều thái nhỏ, hoà với nước uống mỗi ngày còn giúp thanh nhiệt. Ngó sen vừa là một loại thuốc chữa các bệnh về gan, lại vừa là món ăn quen thuộc của người Việt, trong bữa cơm mà có một bát nộm ngó sen, vừa ngon lại giúp dễ tiêu hóa, khó ai có thể từ chối được. Ngày xuân, nhà ai cũng đều có một hộp mứt sen đậm đà bản sắc dân tộc, kết hợp với trầu cau, nước trà mang lại một không khí ấm áp mà thân thương, vui vẻ mà lịch sự. Nhớ hồi bé, ngày hè, mẹ thường nấu cho bát chè sen với đường, vừa thơm, ngọt lại mát, đi chơi cả ngày nhưng vẫn yên tâm không sợ bị ốm. Hoa sen đúng là loại hoa mà thiên nhiên đã ban tặng cho đất nước chúng ta, một loại hoa mạng đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Hãng hàng không Vietnam-airline đã chọn hình ảnh bông sen sáu cánh làm biểu tượng của mình sau bao thời gian chắt lọ, suy nghĩ. Phải chăng đó cũng là biểu tượng mà người Việt Nam muốn cho bạn bè quốc tế trên khắp năm châu được biết đến. Đóa sen hồng giờ đã được nâng lên không trung, bay đến với khắp mọi nơi trên thế giới, mang niềm vui đoàn tụ, hạnh phúc, hòa bình và đã giúp khoảng cách giữa người và người, giữa các cộng đồng trên thế giới được xích lại gần nhau. Trong mắt của bạn bè thế giới, hình ảnh của bông sen sẽ in đậm và động lại trong tư tưởng của mọi người về một đất nước anh hùng, bất khuất dù phải trải qua bao cuộc bể dâu, bao trận chiến tang thương, khốc liệt nhưng giờ đây vẫn vững bước đi lên hội nhập với thế giới. Và rồi đây, tôi lại thầm cảm ơn, cảm ơn đóa sen mang tên “Việt Nam” đã tỏa hương thơm ngát.

Dù thời gian đang hằn những bước chân vào tạo hóa nhưng tôi tin bông hoa sen dù có trải qua bao cuộc đổi thay vẫn sẽ giữ được vẻ đẹp thanh khiết, mùi hương dịu dàng giống như con người Việt Nam vẫn luôn vươn lên để tỏa sáng như đóa sen vươn mình đón nắng mai nơi bùn đất. Và rồi một ngày, sắc sen rạng rỡ giữa cuộc sống mến thương.

“Sen vẫn thế, âm thầm và lặng lẽ

Rồi một mai, bừng sáng giữa khung trời

Từ sâu thẳm chốn bùn lầy đất mẹ

Ngát hương sen, nét đẹp chẳng phai phôi”

Sen thơm, hương lại hữu sắc. Dù trong hoàn cảnh nào sen cũng hàm chứa trong nó sự tinh tế, thuần khiết, cao đẹp. Nó thật sự là biểu trưng tiêu biểu nhất cho văn hoá và cốt cách nhân văn của người Việt Nam

~ Bn tham khảo bài này nha , chúc bn hk tốt !~

Bình luận (0)
Mạnh Thảo Nguyên
14 tháng 7 2017 lúc 16:11

Giúp mình nha !!!

_ Cảm nghĩ về cây bàng

Bình luận (0)
Phan Hue
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
12 tháng 7 2017 lúc 21:07

Hè lại đến khi phố phường đỏ thắm hoa phượng. Hè lại đến khi tiếng ve rộn ràng hát ca. Tạm biệt sách bút thân yêu, tạm biệt mái trường mến yêu. Chúng em chào đón hè đã về - bài hát Hè về Không hiểu tự bao giờ, mùa hè đã gắn liền với tuổi cắp sách đến trường. Mùa hè đến mang theo bao sung sướng của tuổi học trò. Chúng em có thể thở phào nhẹ nhõm và háo hức chờ những chuyến đi chơi xa cùng gia đình. Khi những chú ve sầu bắt đầu hát ca những điệu nhạc du dương, khi những chùm phượng vĩ nở đỏ rực cả góc sân trường... đó là hình ảnh báo hiệu mùa hè mới bắt đầu. Ôi! Mùa hè đang về đấy! Hầu hết học sinh ai cũng yêu mùa hè, trong đó có em. Mùa hè - gợi cho em bao cảm xúc thân thương, bao ấn tượng khó phai.

Khi không khí vui tươi ấm áp của mùa xuân qua đi, thay vào là cái nắng gay gắt của mùa hạ rồi chuyển qua mùa khác, cứ thế nó như vòng tuần hoàn xoay chuyển mãi. Mỗi mùa đều có đặc điểm riêng của nó. Mùa xuân - vạn vật nhẹ nhàng bước sang năm mới đầy hi vọng, ước mơ. Mùa thu - mùa của bao nỗi buồn vẩn vơ, vô cớ mà không thể lí giải nổi. Mùa đông - mùa của cơn gió buốt thịt len lỏi, luồn lách, chui rúc vào từng ngỏ nhỏ, cuốn lá tung bay. Còn mùa hạ thì sao? Nó có đặc điểm nổi bật nào có thể làm rung dộng trái tim của bạn? Riêng tôi, tôi yêu cái nắng chói chang, oi bức, ngột ngạt. Tôi yêu những bản nhạc hoà tấu do nhạc sĩ ve sầu tạo nên giúp cho mọi người thư giãn giữa trưa hè, tôi yêu từng cánh hoa phượng vĩ nở đỏ rực trên nền trời xanh tươi, tôi yêu sự vui chơi thoả thích, ...tất cả, tất cả đều diễn ra vào mùa hè. Đó là lí do tôi yêu mùa hè.
Vào mùa hè, không khí nóng nực nhất trong bốn mùa, cái nắng nóng làm nám da người nông dân, người xây dựng, làm thiêu đốt cây lá. Thoả thích làm sao khi em được ăn kem, ăn những li chè thập cẩm, chè đậu xanh, chè bưởi... giữa thời tiết nóng như lò bát quái này. Những li chè thập cẩm thơm lừng, béo ngậy, mát lạnh. Chúng em có thể đắm mình giữa làn nước trong xanh, bơi lội tung tăng như những con cá giữa biển Nha Trang, Vũng Tàu, đùa giỡn với sóng biển, hoà quyện cùng cát xây những lâu đài ước mơ, nhảy múa cùng những dồi thông xanh mát, vi vu vi vút, chúng em còn mê mải bắt ốc... Em yêu mùa hè mùa mà chúng em có thể thoải mái học hành, không phải sợ những bài kiểm tra, không phải u sầu khi bị điểm kém... mùa hè mang lại cho chúng em bao nụ cười. Mỗi khi hè đến, em được về quê thăm ông bà nội ở Hậu Giang. Nào là câu cá, ngồi nghe bà kể chuyện, cùng lũ trẻ chèo thuyền giữa vùng sông nước mênh mông, rợp sắc tím biếc của bông súng, ngắm cảnh đồng ruộng, bình minh, hoàng hôn với khói lam quyện lại lan toả khắp nơi. Nhưng càng vui chơi, em lại nhớ kỉ niệm trường lớp, nhớ những bài kiểm tra đầy ám ảnh, nhớ bạn bè, thầy cô, nhớ chiếc bàn thân thương... mùa hè mang lại cho chúng em sự nhớ nhung da diết. Hè đến mang lại cho chúng em sự giải trí sau một năm học căng thẳng, để chuẩn bị cho năm học mới tốt đẹp hơn. Những công ty du lịch rất đắt khách vào mùa này vì thế họ cũng mong hè về như chúng em. Các bạn ạ! Mùa hè thật đặc biệt, nó đem lại cho ta những suy nghĩ, cảm xúc tự nhiên ít khi ta có được.

Trong khoảnh thời gian chúng ta nói cười vui vẻ cùng gia đình thì có ai biết rằng một nơi luôn buồn bã, trống vắng, mong ngóng các bạn đến, mong đợi các bạn tâm tình, mong muốn các bạn ở lại mãi với nó... Các bạn có biết ai không? Chính là ngôi trường và bác phượng thân yêu của chúng ta. Bác còn biết làm gì khi học sinh nghỉ hè hết, bác đứng lặng im một mình, cô đơn vô cùng, có ai thấu hiểu? Nhớ khi xưa, em đã khắc chữ lên cây còn bây giờ em nhìn dấu vết mà cảm thấy tội lỗi làm sao!
Thời gian cứ trôi đi, trôi đi như những làn sóng dập dềnh ra khơi không thể trở lại. Nhưng có lẽ kỷ niệm thời thơ ấu luôn đọng mãi trong em. Khi mùa hè đến vào năm cuối cấp một, chúng em ôm nhau, không ai nói gì chỉ ứa nước mắt. Cô nghẹn ngào:

- Các con đừng buồn nữa! Chúng ta có thể gặp nhau mà!

Một lí do khác khiến em yêu mùa này: em đã cất tiếng khóc đầu tiên vào mùa hè, mùa sinh nhật của em. Mùa hạ mang lại cho đất nước ta nhiều trái cây bổ dưỡng, ngon lành: xoài, chuối, đu đủ, trái sầu riêng, dưa hấu... trái nào em cũng thích.

Mùa hè - mùa của những cảm xúc, suy nghĩ, những thú vui, những ước muốn... mùa của em và tất cả mọi người. Mùa hạ chỉ thế thôi cũng đủ để gợi tình yêu và nỗi nhớ trong tâm hồn mỗi chúng ta.

Bình luận (1)
nguyễn phương thảo
14 tháng 7 2017 lúc 16:27

lạc đề rồi phải

Bình luận (0)
nguyễn phương thảo
Xem chi tiết
Nguyễn Tử Đằng
11 tháng 7 2017 lúc 17:16

Khi mùa hè đến , cũng là lúc chúng em được nghỉ ngơi sau 1 năm học tập đầy vất vả . Khắp phố phường đều có tiếng ve kêu . Trên các ngoẻo đường , chúng ta đều cảm thấy được cơn gió của mùa hè . Cơn gió mang theo không khí ấm áp và mát mẻ làm cho chúng ta thấy vui . Cơn gió như là người bạn đồng hành cùng với chúng ta ở bất cứ nơi đâu . Em rất yêu mùa hè và những cơn gió mát mẻ

Bình luận (0)
nguyễn phương thảo
11 tháng 7 2017 lúc 19:11

cảm ơn về câu trả lời của bạn. Thank you!!!vuithanghoayeu

Bình luận (0)
nguyễn phương thảo
11 tháng 7 2017 lúc 19:15

mình hiện tại đang cần gấp một bài văn hoàn chỉnh về đề bài này (khoảng 1 trang rưỡi). Mai là phải nộp rồigianroi. Đây là bài văn biểu cảm nhé mọi người. Mọi người giúp mình với!!!bucminh HELP!!!khocroi

Bình luận (0)
bùi nhật mai
Xem chi tiết
Trương Hồng Hạnh
21 tháng 12 2016 lúc 10:07

Quyền trẻ em là một vấn đề gây nhức nhối trong xã hội hiện nay, bởi các em đều là những đứa trẻ mong manh, dễ tổn thương, cần sự bao bọc và chở che của gia đình. Nhưng hiện nay một thực tế đau lòng là cha mẹ chia xa, gia đình tan vỡ, cuộc đời các em sang trang mới. Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài đã khiến người đọc không kìm được xúc động về hai nhân vật có trong truyện.

Không phải vô cớ tác giả đặt tên truyện là “Cuộc chia tay của những con búp bê”, hẳn là có nguyên do. Bởi rằng búp bê là những thứ vô tri vô giác nhưng lại gắn bó với tuổi thơ của những đứa trẻ. Khi “búp bê” chia tay cũng là lúc những đứa trẻ đó rơi vào nỗi đau đớn không thể thấu. Và cuộc chia tay của Thành và Thủy trong tuyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Cách chọn ngôi kể của tác giả cũng tạo nên ấn tượng và xúc động mạnh của truyện ngắn, cứa vào lòng người đọc nhiều nhức nhối về vấn đề quyền trẻ em.

Thành và Thủy là hai anh em rất mực yêu thương, đùm bọc, chở che cho nhau từ tấm bé. Tình cảm đó được biểu hiện qua nhiều chi tiết như hồi lớp Năm, có lần Thành đi đá bóng bị rách áo, chính Thủy đã đem kim chỉ ra sân để vá cho anh. Một biểu hiện thật bình dị, giản đơn nhưng đượm tình nghĩa. Hai anh em đi học cũng luôn đi cùng nhau “vừa đi vừa trò chuyện”.

Khi bố mẹ bỏ nhau, hai anh em phải mỗi người một nơi, nỗi đau hiện lên từng khuôn mặt đến ngạt thở. Thủy “khóc nức nở, tức tưởi” trong khi Thành thì “cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đẫm cả gối”. Những giọt nước mắt đó chứa đầy sự đau đớn và tủi nhục khi gia đình tan vỡ. Tác giả đã khiến người đọc không kìm được xúc động khi đọc những câu văn thẫm đẫm nước mắt này.

Khi mẹ bảo hai anh em chia đồ chơi thì ai cũng nhường cho người kia, vì dương như những con búp bê và cả hai anh em đều không muốn chia xa. Khi Thành chia đôi hai con búp bê Vệ Sĩ và Em nhỏ cho hai anh em thì Thủy đã có những hành động mâu thuân, trái ngược nhau. Một mặ Thủy nghĩ rằng “anh ác”, nhưng mặt khác lại lo lắng vì sợ không có người “gác đêm cho anh”. Một cô bé giàu tình cảm, yêu thương anh tha thiết và chân thành.

Điều bất ngờ là ở cách giải quyết của Thủy, để hai con búp bê lại cho anh. Haicon búp bê sẽ mãi mãi không xa nhau, anh trai cũng không sợ thấy ma mỗi đêm. Người đọc xúc động trước cử chỉ và suy nghĩ đầy tình yêu này của Thủy. Có thể nói đây là chi tiết đắt mà tác giả đã xây dựng. Một tình cảm vị tha thật đáng ngưỡng mộ.

Khi tác giả kể về khoảng khắc Thủy chia tay lớp, thực sự người đọc không kìm được cảm xúc của mình nữa. Khi cô giáo tặng Thủy quyển sổ và cây bút thì Thủy không dám nhận vì em sẽ không được đi học nữa, vì “mẹ em sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán”. Chi tiết này khiến cô giáo“tái mặt và nước mắt giàn giụa”. CŨng chi tiết này phản ảnh thực tế đau lòng của những đứa trẻ khi bố mẹ chia tay nhau, cuộc sống của những đứa trẻ rơi vào bế tắc, không lối thoát. Trách nhiệm của bố mẹ đã không hoàn thành khi để những đứa con của mình không được đến trường nữa.

Khung cảnh chia tay lớp học của Thủy là khung cảnh ám ảnh người đọc, một đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi học lại phải lăn lộn kiếm sống. Thật đau lòng.

Tác giả đã tái hiện lại quang cảnh sau khi hai anh em rời khỏi trường “Thành kinh ngạc khi thấy mọi người đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”. Mọi thứ vẫn như vậy nhưng gia đình của hai anh em đã không còn vẹn nguyên, mỗi người một nơi. Cuộc sống càng ngày càng khắc nghiệt với những đứa trẻ đáng ra được hưởng hạnh phúc.

Khánh Hoài với giọng văn nhẹ nhàng, da diết và đầy day dứt đã khiến cho người đọc cảm nhận được nỗi đau, sự mất mát bao trùm lên tác phẩm. Số phận của những đứa trẻ trong một câu chuyện hôn nhân tan vỡ sẽ như thế nào?

Bình luận (0)
Trần Linh Linh ( em họ P...
19 tháng 12 2019 lúc 19:27
rong truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” của nhà văn Khánh Hoài, nhân vật Thủy được xây dựng rất thành công, là một đứa con hiếu thảo, ngoan hiền và thương anh nhưng số phận của Thủy cũng như số phận của hai anh em lại vô cùng éo le, bất hạnh. Trước hết ta có thể thấy Thủy là một người em rất ngoan ngoãn, hiếu thảo, rất yêu thương anh của mình và có tấm lòng chan chứa sự vị tha, nhân hậu. Từng cử chỉ, việc làm của Thủy đều thể hiện sự quan tâm tới anh, trong một lần Thành chơi đá bóng bị rách áo, Thủy đã ra sân vận động vá áo cho anh để anh không bị mẹ mắng. Thật là một cô bé vừa thương anh, thông minh lại còn khéo tay. Chúng ta thường thấy trong gia đình, người em hay được chiều hơn nên đâm ra luôn tranh giành đòi phần hơn với người anh, người chị. Nhưng không, Thủy lại là một người rất biết nhường nhịn, khi hai anh em bắt buộc phải xa nhau, phải chia đồ chơi, nhưng Thủy muốn giành tất cả cho anh, hai anh em cứ đẩy qua đẩy lại cho nhau. Hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ như là hai anh em Thành và Thủy, cả hai anh em đều yêu quý chúng và hàng ngày cho chúng quàng tay nhau, ghé đầu vào nhau thân thiết. Để chúng không phải xa nhau Thủy đã hi sinh con búp bê yêu quý của mình vì lo cho anh, em đã vì người khác mà quên đi những niềm vui của riêng mình. Và mặc dù đau lòng trước cảnh bố mẹ chia tay, hai anh em phải chia tay nhưng Thủy chỉ khóc và vâng lời mẹ, em không hề cãi lại khi bị mẹ mắng, em vẫn mong chờ bố về để chào bố trước khi chia tay, một cô bé thật ngoan ngoãn và rất hiếu thảo. Ngỡ tưởng một cô bé ngoan ngoãn, hiền thảo như vậy sẽ cùng anh của mình lớn lên trong yêu thương và che chở, nhưng thật đáng tiếc khi số phận của Thủy lại éo le và bất hạnh đến vậy. Hai anh em Thành và Thủy vốn có cuộc sống rất đầm ấm và vô cùng thân thiết, quấn quýt . Thủy chỉ biết khóc và người đọc cũng cảm thấy xót xa trước hoàn cảnh chia lìa, mất mát của em. Rồi em có mỗi một con búp bê yêu quý cũng phải xa lìa, em chọn để lại cho anh mặc dù em có thể buồn và cô đơn, giờ đây, ta thấy nhân vật Thủy trong hoàn cảnh thật đáng thương. Đã phải chia tay bố, chia tay anh trai, Thủy còn phải chia tay cô giáo, bạn bè và trường lớp, em phải tới một nơi xa, nơi đó không còn mái trường gắn bó với em hàng ngày. Đây cũng là đoạn truyện gây xúc cảm nhất, thấm đẫm nước mắt của các nhân vật cũng như người đọc. Thủy khóc, cô giáo khóc, các bạn cũng đều khóc, khóc vì Thủy sẽ mãi mãi phải xa trường lớp, thay vào đó là phải đi bán ổi ở chợ, đọc tới đây chúng ta mới cảm thấy xót xa biết bao, sẽ không biết rằng với cuộc sống như vậy rồi cuộc đời và tương lai của em sẽ đi về đâu. Nhân vật Thủy được dựng lên quá đỗi chân thật và tự nhiên, có sức truyền cảm và khơi gợi nhiều suy ngẫm cho người đọc về giá trị và vai trò của mái ấm gia đình. Chúng ta cần phải trân trọng những tình cảm trong gia đình, coi gia đình là thứ thiêng liêng vô giá, và hãy luôn cùng nhau gìn giữ, bảo vệ tổ ấm của mình.
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Minh Ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Mậu Duyên
25 tháng 6 2017 lúc 12:43

Mình viết văn rất tệ vậy nên cho mình xin lỗi!hiu

Tả cánh đồng buổi sớm mai

Tôi rảo bước trên con đường quen thuộc, vừa tận hưởng không khí trong lành của buổi sớm đầu thu vừa ngắm nhìn cảnh đẹp của quê hương. Nhìn từ xa, cánh đồng như một thảm lụa vàng trải dài bất tận. Thỉnh thoảng lại có một cơn gió nhẹ thổi qua mang theo mùi hương dịu nhẹ của bông lúa hòa quyện với mùi của đất, mùi của nước. Nó mang trong mình tinh hoa của đất trời và cả sự giản dị, mộc mạc của thôn quê. Nhìn những bông lúa trĩu nặng đung đưa theo gió, bỗng một cảm giác kì lạ thoáng qua trong tôi. Có lẽ đó là niềm vui sướng khi thấy ông trời đã không phụ lòng của người nông dân. Họ đã phải vất vả ngày đêm, sáng nắng chiều mưa, bón phân cuốc cỏ để làm nên hạt gạo nuôi sống con người. Ôi! Tôi yêu sao những hạt vàng hạt ngọc và tôi cũng yêu những người đã tạo ra chúng.

Các anh các chị, các thầy cô nhận xét giùm em bài văn này

Bình luận (0)
Mai Hà Chi
27 tháng 6 2017 lúc 22:30
Mỗi lần về quê, cảm giác khiến tôi thoải mái nhất là ra thăm đồng vào buổi sáng. Cánh đồng lúa rộng bao la, bát ngát, trải đầy những ánh nắng vàng của mặt trời. Những bông lúa non nghiêng nghiêng theo chiều gió, những cánh lúa lấp lánh những ánh vàng. Mùi lúa non quyện với mùi đất, mùi nước tạo nên một thứ cảm giác thật tuyệt vời, khó diễn tả. Chỉ biết nó đem lại cho tôi một cảm giác rất sáng khoái. Xa xa, những đàn cò sải đôi cánh trắng muốt trên bầu trời xanh thẳm . Loáng thoáng, mấy người nông dân đang ra đồng thăm lúa, trên mặt ai cũng rạng rỡ, tràn đầy năng lượng. Khung cảnh đồng lúa buổi sớm bình dị là thế, đến mãi sau này khi đã đi xa nơi này tôi vẫn mai không thể nào quên. Tôi yêu quê tôi! ~ Chúc bn học tốt !!!~
Bình luận (0)
Nguyễn Minh Ngọc
25 tháng 6 2017 lúc 9:07

help me!!!

Bình luận (0)
Nalovely Channle
Xem chi tiết
Trần My
11 tháng 6 2017 lúc 12:23

Quê hương là còn đò nhỏ, êm đềm khua nước ven sông”. Tuổi thơ chúng ta ai mà chẳng gắn liền với dòng sông quê hương. Bao bài hát bao lời thơ đã gửi gắm tình cảm từ con sông ấy.

Dòng sông quê hương – dòng sông của tuổi thơ, dòng sông ấp ủ tôi trong tình yêu thương, dòng sông đỏ màu phù sa, đỏ màu lúa chín, đỏ màu yêu thương. Phải chăng con sông này không chỉ bồi đắp từ phù sa mà còn bồi đắp lên từ tình yêu thương tha thiết? Văng vẳng bên sông tiếng ru ầu ơ, tiếng hò đò, tiếng mái chèo khua nước, và cũng văng vẳng bên sông tiếng trái tim, tiếng yêu thương nhẹ nhàng mà đằm thắm kì lạ! Còn nói được gì đây khi nghe thấy, cảm nhận thấy câu hát quan họ mượt mà, trữ tình vào một đêm trăng thanh ở bến sông? Đêm trăng thanh, đêm trăng vũ hội của dòng sông. Cùng dòng sông ấy, buổi sáng thì trong trẻo, mát lành, buổi chiều hoàng hôn đã ngự trị thì hồng rực lên, sáng ánh lửa còn khi trăng đã chui ra khỏi cái vỏ ngày thì dòng sông lại lấp lánh trong bộ xiêm áo của nàng lọ lem, sáng và đẹp đến lạ kì! Lắng nghe, bạn còn nghe thấy cả tiếng vĩ cầm du dương, réo rắt, lúc trầm, lúc bổng vang lên từ đáy sông. Đó chính là lúc sông đang hát đấy, sông đang hát lên khúc tình ca, sông đang hát lên, hát về cuộc đời của mình, hát về quê hương. Chỉ thế thôi, chỉ đơn giản là tiếng nước chảy thôi nhưng sao mà nặng tình đến thế, lòng người phải chăng cũng rung động trước thứ tình cảm ấy? Dòng sông ấy nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ của tôi, sẵn sàng mở rộng vòng tay đón tôi vào trong làn nước mát lành. Tuổi thơ tôi tắm mát trong dòng sông yêu thương. Dòng sông ấy chứa đựng bao tình yêu thương của dân làng tôi, một tình yêu đơn sơ, giản dị mà thật cao quý. Tình yêu này vun đắp cho một tình yêu còn thiêng liêng và cao cả hơn, đó là tình yêu quê hương, đất nước, yêu xóm làng thân thuộc, để rồi từ nơi này bao người con đã ra đi không trở về nhưng tôi biết trong trái tim của họ vẫn in hình con sông yêu thương, dòng máu trong người họ chảy ra, mang màu con sông yêu thương vì chính họ cũng đã từng tắm trong dòng sông này. Sao quên được những ngày nắng hạn, dòng sông cạn nước, trong đêm thanh tôi nghe thấy tiếng khóc than ai oán của con sông, sao mà thương đến thế. Và cũng sao quên được những ngày mùa bội thu, mọi người cũng vui mà dòng sông cũng vui, tôi biết nó đang nghĩ gì, nó đang rất vui cùng dân làng. Con sông ấy cùng như một con người biết yêu thương, biết giận hờn, lúc vui lúc buồn. Tôi yêu dòng sông xiết bao.

Rồi mai đây, có thể tôi là một bác sĩ, một kĩ sư hay một người lao động nhưng tôi vẫn chỉ là một đứa trẻ bé bỏng đối với dòng sông yêu thương. Dòng sông ấy mãi luôn sát cánh bên tôi, tiếp thêm sức lực để tôi vững tin vào cánh cổng đi tới tương lai tươi sáng muôn màu...

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
11 tháng 6 2017 lúc 18:29

Trong tim ai cũng có một dòng sông quê nhà... Tự thuở nào dòng sông êm ả, hiền hòa đã tạo nên biết bao kỷ niệm của tuổi thơ trong trẻo, dạt dào bao tâm hồn của những người được sinh ra và lớn lên ở miền quê. Con sông chính là nơi cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và nước uống, nước sinh hoạt cho nhân dân ở mỗi vùng quê. Lòng sông và dọc đôi bờ sông còn tạo nên cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, hữu tình.

Nhớ lắm dòng sông quê với vẻ tĩnh lặng, yên bình. Bên những dòng sông đó, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông, nên không khó để tìm ra những mảnh ruộng xanh non màu mạ mới hay tiếng kẽo kẹt của những chiếc xe bò lăn bánh. Có những khúc sông không rộng mà lại ngoằn ngoèo uốn lượn tạo cho dòng chảy trở nên mềm mại hơn. Mặt sông có nơi nổi lên những cồn cát trắng phau lấp lánh dưới ánh nắng ban mai. Hai bên bờ sông cây cối một màu xanh mơn mỡn, phù sa bao mùa bồi đắp để cho lúa tốt, ngô xanh, cho những nương rẫy của người dân quanh năm tay lấm, chân bùn mừng vui khi mùa vàng lúa chín.

Những dòng sông quê ấy đã tạo nên một thắng cảnh hết sức nên thơ. Giờ đây nhìn dòng sông chảy, kí ức trong tôi lại lùa về. Dòng sông quê hương – dòng sông của tuổi thơ, dòng sông ấp ủ tôi trong tình yêu thương, dòng sông đỏ màu phù sa, đỏ màu lúa chín, đỏ màu yêu thương. Phải chăng con sông này không chỉ bồi đắp từ phù sa mà còn bồi đắp lên từ tình yêu thương tha thiết? Văng vẳng bên sông tiếng ru ầu ơ, tiếng hò đò, tiếng mái chèo khua nước, và cũng văng vẳng bên sông tiếng trái tim, tiếng yêu thương nhẹ nhàng mà đằm thắm kì lạ! Còn nói được gì đây khi nghe thấy, cảm nhận thấy câu hát quan họ mượt mà, trữ tình vào một đêm trăng thanh ở bến sông? Đêm trăng thanh, đêm trăng vũ hội của dòng sông. Cùng dòng sông ấy, buổi sáng thì trong trẻo, mát lành, buổi chiều hoàng hôn đã ngự trị thì hồng rực lên, sáng ánh lửa còn khi trăng đã chui ra khỏi cái vỏ ngày thì dòng sông lại lấp lánh trong bộ xiêm áo của nàng lọ lem, sáng và đẹp đến lạ kì! Lắng nghe, bạn còn nghe thấy cả tiếng vĩ cầm du dương, réo rắt, lúc trầm, lúc bổng vang lên từ đáy sông. Đó chính là lúc sông đang hát đấy, sông đang hát lên khúc tình ca, sông đang hát lên, hát về cuộc đời của mình, hát về quê hương.

Đi qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, dòng sông quê vẫn là nơi gắn bó thân thương với tất cả người dân trong làng. Đó là nơi có dòng nước nhẫn nại mang phù sa về bồi đắp bãi bờ, giúp cho hai bên bờ bãi lúa nương dâu bốn mùa xanh ngắt. Là nơi dân làng giặt giũ, gánh nước tưới rau. Là nơi những chú trâu, chú bò nhẩn nha gặm cỏ với vài đứa trẻ con vắt vẻo trên lưng đang thả hồn theo những cành diều vút tận mây xanh. Và đó cũng là nơi lũ trẻ làng em tập trung nô đùa chạy nhảy bơi lội trong những chiều hè nóng nực.

Năm tháng đi qua, tôi giờ đây là tôi của thành phố với những lo toan quay cuồng trong vòng quay của cuộc sống...Để rồi một lúc thu mình trong góc riêng, trái tim chợt thổn thức trong tiếng gọi êm đềm của một tuổi thơ biết sẽ chẳng bao giờ trở lại. Để rồi hôm nay tôi lại về đây, bên dòng sông quê hương, lắng nghe những ủi an vỗ về của sóng, của gió, của những miên man trìu mến tựa hồ như đôi bàn tay ấm nóng áp vào má quá đỗi dịu dàng. Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng phải trải qua những buồn vui, sóng gió đẩy đưa. Có nhớ, có quên. Nhưng không hiểu sao, tuổi thơ và dòng sông quê hương vẫn luôn là ký ức khó phai nhất, như dấu ấn khắc sâu trong tâm khảm mỗi trái tim. Bởi chăng đó là những ký ức đầu tiên của cuộc đời mỗi con người? Hay đó luôn là miền bình an nhất, trong trẻo nhất để ta tìm về mỗi khi cần nơi chốn yên lành không mộng mị để ngơi nghỉ, thảnh thơi? Sông quê hương vẫn nằm đó, lắng nghe tiếng đổi thay của mỗi tuổi thơ, dịu dàng và thân thuộc. Mỗi khi chiều về, lòng sông lóng lánh những tia nắng cuối cùng ôm ấp tiếng cười khúc khích trẻ thơ nô đùa trên sóng nước, vang vang theo gió lộng. Nhớ lắm sông quê ơi!

Bình luận (0)
Hoa Hồng Nhỏ
12 tháng 6 2017 lúc 7:38

Cuộc sống ở làng quê, ở đồi xóm là một cuộc sống mà không ít người mong muốn. Và còn kì diệu hơn nữa khi cuộc sống ấy gắn liền với một dòng sông êm đềm, dịu dàng, mát lành – một dòng sông của sự tươi trẻ, của sức sống. Quê tôi, nơi đã chứng kiến cả tuổi thơ của tôi, cũng có một dòng sông xanh mát. Liệu còn điều gì sung sướng hơn khi trên một miền quê xa xăm, hẻo lánh lại có một dòng sông chảy qua, dòng sông đã từng cho tôi một tuổi thơ thật tuyệt vời. Tôi yêu dòng sông quê hương tôi như yêu chính gia đình tôi, như chính tình yêu mà tôi dành cho nơi xóm làng quen thuộc. Cứ mỗi khi nhớ đến dòng sông ấy, kí ức về tuổi thơ lại hiện lên, rõ ràng, rành rọt như một chuyện mới xảy ra, dường như chính dòng nước mát lành của dòng sông đã gột bỏ những lớp bụi. Tôi nhớ, trong kỷ niệm của tôi, con sông đặc biệt ấy uốn mình quanh làng xóm, rồi chập vào một nhánh sông khác, đổ ra biển. Chẳng thể nào quên được cái cảm giác ấy, một sự choáng ngợp, một sự ngạc nhiên đã ập đến trong tôi vào lần đầu tiên nhìn thấy nó. Con sông quê tôi chỉ rộng chừng hai chục thước nhưng chiều dài của nó chẳng thể nào bao quát hết được, vẫn tiếp tục chảy ở phía đường chân trời. Chẳng hiểu tại sao dường như con sông đã in trong kí ức tôi một thông điệp kì lạ – bất cứ khi nào tôi nhớ tới dòng sông, lại nhớ tới quê hương, xóm làng. Tôi còn nhớ những lần tập bơi bên bờ sông, còn nhớ lần đầu tiên được vùng vẫy trong làn nước đỏ au đó, một cảm giác mát lành, sung sướng dịu ngọt đã ập đến với tôi một cách ngẫu nhiên, khiến tôi cảm thấy như được đến với một nơi tràn ngập những sự vui vẻ. Rồi tôi nhớ tới những lần chèo thuyền trên sông, nhớ tới những lần đi chăng lưới đánh cá trên sông cùng bố. Con sông quê tôi thật lạ kì, nước sông đỏ au vì phù sa nhưng cũng một phần đỏ vì màu hồng của cá diếc, cá chép. Những bầy cá đông nhung nhúc tụ tập dưới làn nước mát lành. Mỗi khi nắng đổ lên sông, mặt nước lại ánh lên như được dát bạc. Rồi những suy nghĩ thơ dại cũng qua đi, tôi lại tiếp tục sống bên dòng sông tôi yêu quý. Những kỷ niệm vê dòng sông luôn khiến tôi bồi hồi, xúc động. Đó là những lần mò trai cùng lũ bạn, những lần mà cát vàng như bám đầy chân tay, hay những lần tôi tức giận, làn nước mát mẻ ấy lại vỗ vê tôi, xoa dịu những giận hờn trong tôi, cho tôi được sống trong sự dịu dàng, ngọt ngào của tuổi thơ, sẽ chẳng bao giờ tôi quên được cái vị mặn mặn, ngòn ngọt của nước sông quê tôi, chẳng thể quên được bầy cá chép, cá diếc đông đúc ấy. Tôi sẽ chẳng thể nào có một tuổi thơ trong sáng, ngọt ngào, dịu dàng nếu không có dòng sông yêu quý ấy. Làm sao mà tôi không yêu, không quý một dòng sông như thế, một dòng sông đã cho tôi tuổi thơ đầy ngọt ngào, một kí ức chẳng thể nào quên.

Bình luận (0)
Trần Quốc Lộc
Xem chi tiết
le tran nhat linh
31 tháng 5 2017 lúc 21:22

Trong bài thơ “Cảnh khuya” thiên nhiên hiện lên sống động, bình dị mà lung linh, huyền ảo biết bao:

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ.
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà".

Mở đầu bài thơ, bằng nghệ thuật so sánh tài tình, tác giả đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên đầy ấn tượng

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa".

Tiếng suối cháy róc rách, văng vẳng mơ hồ khiến nhà thơ tưởng như có tiếng hát êm ái, ngọt ngào, trong trẻo, ngân xa của ai đó vọng lại. Cách so sánh ấy không chỉ làm cho tiếng suối lạnh lẽo, xa xôi, vô hồn bỗng trở nên sống động, trẻ trung mà còn làm cho cảnh rừng yên ắng, tĩnh mịch trở nên có hồn người, xao động. Đêm rừng chiến khu bỗng trở nên gần gũi, thân thương với con người, bỗng mang hơi ấm của sự sống con người. Có lẽ trong đêm khuya thanh vắng, Bác đang mê mải với công việc cách mạng thì tiếng suối ngân lên khiến Người rời bàn viết. Khẽ ngước lên, vẻ đẹp của đêm lại quyến rũ Người. Nét đặc sắc và rất riêng biệt của đêm chiến khu tiếp tục tạo ấn tượng cho thị giác:

"Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa".

Câu thơ vẽ nên một hình ảnh hữu tình, ấm cúng: ánh sáng của trăng bao trùm lên cây cổ thụ, bóng cây đổ xuống lại bao trùm lên hoa. Nếu câu đầu là trong thơ có nhạc (Thi trung hữu nhạc) thì câu thứ hai này là trong thơ có họa (Thi trung hữu họa). Hình ảnh thơ có vẻ đẹp của bức tranh nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối đa dạng. Các sự vật đan lồng vào nhau tạo nên một bức tranh chỉ có hai gam màu sáng tối, trắng đen như nhiều lớp lang, tầng bậc cao thấp lung linh, chập chờn, huyền ảo, sống động mà ấm áp, hòa hợp quấn quýt với hàng chục, hàng trăm sắc hình đa dạng. Trăng - cây cổ thụ - hoa, ba vật thể cách nhau ngàn trùng, cao thấp, lớn bé cùng rất khác nhau nhưng lại đan cài, ôm ấp, nâng đỡ, soi sáng, tôn lên vẻ đẹp của nhau tạo nên một bức tranh nên thơ, sống động, có hồn. Điệp từ "lồng" được nhắc đi, nhắc lại hai lần thật đắt, thật hay bởi nó đã tạo nên âm hưởng ngọt ngào cho câu thơ.

Trong bức tranh đêm hiền hòa, dịu êm như thế xuất hiện hình ảnh con người chưa ngủ. "Chưa ngủ" vì “lo nỗi nước nhà” và cũng vì thế bất chợt bắt gặp và chia sẻ với vẻ đẹp tinh tế của thiên nhiên.

Nếu như trong "Cảnh khuya", thiên nhiên hiện lên là cảnh rừng Việt Bắc chập chờn hai gam màu cơ bản trắng - đen thì trong "Rằm tháng giêng thiên nhiên hiện lên lại là vẻ đẹp lồng lộng, bát ngát trăng vàng giữa dòng sông xuân mênh mang:

"Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên.

Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền".

Bài thơ được Xuân Thủy dịch là:

"Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền"

Bài thơ vẽ nên cảnh đẹp tuyệt vời của đêm nguyên tiêu, vầng trăng mùa Xuân vừa đúng độ tròn, xinh tươi, soi sáng khắp bầu trời cao rộng, trong trẻo, thoáng đãng. Bầu trời và vầng trăng tưởng như không có giới hạn, dòng sông mùa xuân, màu nước mùa xuân nối liền với bầu trời xuân: “Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên”. Điệp từ "xuân” được nhắc đi nhắc lại ba lần mang âm điệu bay bổng, gợi cảm giác trong trẻo, rộng lớn, thảnh thơi, thanh bình, thú vị làm sao! Thủy, nguyệt, thiên vốn là những chất liệu của thi ca cổ nhưng Bác đã có sự sáng tạo đặc biệt tài hoa để làm nổi bật cái thần của bức tranh "nguyên tiêu": tươi sáng, rực rỡ, tràn đầy sức sống của vạn vật, con người.

Giống như phần lớn những bài thơ về thiên nhiên của Bác, “Nguyên tiêu” không thể thiếu vắng hình ảnh con người, và đó là người chiến sĩ cách mạng. Chỉ có khác một điều, trong “Nguyên tiêu”, hình ảnh người chiến sĩ không hiện lên đơn độc mà được thể hiện qua hình ảnh con thuyền cách mạng ấm cúng tình đồng chí, đồng đội:

Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền

Hình ảnh đó mở ra cho ta một cánh cửa kỳ diệu khám phá con người Bác: nơi sâu thẳm mịt mù khói sóng rất đỗi thiêng liêng, bí mật mà đẹp như trong huyền thoại, nơi bàn chuyện hệ trọng sống còn của đất nước, vậy mà Người vẫn đắm say tận hưởng một vầng trăng đẹp, một vầng trăng viên mãn. Ở đó, cái thực và cái ảo đan xen, hài hòa: "Yên ba thâm xứ" là ảo, "đàm quân sự" là thực, "nguyện chính viên" là thực; nhưng "nguyệt mãn thuyền" là ảo. Song cái ảo đó chính là chất lãng mạn, chất trữ tình trong thơ Bác. Sau hội nghị quan trọng, quyết định những vấn đề liên quan đến vận mệnh của Đảng, của đất nước; con thuyền, con người hòa quyện với thiên nhiên, thấm đẫm, tràn trề lai láng ánh trăng.

“Cảnh khuya” và “Nguyên tiêu”, tuy hai bài thơ đều viết về trăng ở chiến khu Việt Bắc, nhưng ở mỗi bài vẻ đẹp của trăng lại được người thi sĩ cảm nhận bằng một vẻ riêng. Trăng trong “Cảnh khuya” là ánh trăng đã được nhân hoá. Trăng lồng bóng vào cây cổ thụ để giãi “hoa” (hoa trăng) trên mặt đất. Cảnh vật như hiện ra lồng lộng dưới ánh trăng. Thêm nữa, tiếng suối trong đêm trong trẻo như tiếng ai đang ngân nga hát càng làm cho trăng khuya thêm mơ mộng. Trong khi đó, trăng trong Rằm tháng riêng là trăng xuân, trăng mang không khí và hương vị của mùa Xuân. Cảnh ở đây là cảnh trăng ở trên sông, có con thuyền nhỏ trong sương khói. Nhưng điểm đặc biệt nhất phải nói đến đó là sự chan hoà của ánh trăng như tràn đầy cả con thuyền nhỏ.

Hai bài thơ này được Bác viết trong những năm đầu kháng Pháp vô cùng khó khăn gian khổ. Nhưng ở trong thơ, ta vẫn gặp một chủ thể trữ tình rất yêu thiên nhiên, vẫn ung dung làm việc, vẫn chan hoà cùng ánh trăng thơ mộng của núi rừng. Người lo lắng cho đất nước nhưng trong tâm hồn, Bác vẫn dành cho thiên nhiên những niềm ưu ái, không vì việc quân bận rộn mà Người đành hờ hững, từ chối vẻ đẹp thiên nhiên, điều này nói lên phẩm chất lạc quan và phong thái ung dung của Bác.

Bình luận (2)
Nguyen Thi Mai
1 tháng 6 2017 lúc 9:43

* Giải thích:

+ Tâm hồn nghệ sĩ: là tâm hồn của con người có tình yêu tha thiết, sống giao hòa với thiên nhiên, có những rung cảm tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên.

+ Cốt cách chiến sĩ: là lòng yêu nước, phong thái ung dung lạc quan của người chiến sĩ.

* Chứng minh: Học sinh cần làm sáng tỏ hai luận điểm cơ bản:

Luận điểm 1: Vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ

- Đó là sự say mê trước vẻ đẹp của âm thanh tiếng suối từ xa vọng lại.

- Là sự rung cảm trước cảnh đẹp của đêm trăng :

+ Trong bài thơ Cảnh khuya: Đêm trăng giữa rừng Việt Bắc, ánh trăng tỏa xuống vòm cây cổ thụ, bóng cây in xuống mặt đất như muôn ngàn bông hoa lung linh huyền ảo, điệp từ “lồng” tạo cho bức tranh như có tầng bậc, giao hòa quấn quýt

+ Trong bài Rằm tháng giêng: vầng trăng đêm rằm sáng vằng vặc, soi tỏ khắp không gian. Điệp từ “xuân” được lặp lại 3 lần tạo nên một vũ trụ tràn đầy sức xuân. ( dẫn chứng cụ thể )

->Đằng sau bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp là tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết, sự rung cảm tinh tế của thi sĩ Hồ Chí Minh.

Luận điểm 2: Cốt cách chiến sĩ

- Cốt cách chiến sĩ thể hiện ở lòng yêu nước :

+ Nỗi niềm băn khoăn trăn trở cho vân mệnh của đất nước, thức tới canh khuya lo việc nước. ( lấy dẫn chứng, phân tích làm rõ luận điểm)

- Cốt cách chiến sĩ thể hiện ở tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác:

+ Cả 2 bài thơ đều được làm trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ nhưng trong cả hai bài ta đều bắt gặp hình ảnh của Bác với phong thái thật ung dung :

+ Thể hiện ở những rung cảm tinh tế dồi dào trước thiên nhiên đất nước. Mặc dù phải ngày đêm lo nghĩ việc nước, nhiều đêm không ngủ nhưng không phải vì thế mà tâm hồn Người quên rung cảm trước vẻ đẹp của một đêm trăng rừng.

+ Bức tranh thiên nhiên đêm rằm tháng giêng đầy sức sống trong trẻo rộng lớn tươi sáng Đằng sau bức tranh ấy là tinh thần lạc quan, một phong thái bình tĩnh ung dung của Bác.

+ Phong thái ung dung lạc quan còn thể hiện ở hình ảnh con thuyền của vị lãnh tụ và các đồng chí sau lúc bàn việc quân trở về lướt đi phơi phới chở dầy ánh trăng. Đặc biệt với chủ thể trữ tình, từ tâm thế của một chiến sĩ luận bàn việc quân trong giây phút đã trở thành một thi sĩ-một tao nhân mặc khách giữa thiên nhiên.

* Khái quát:

=> Hai biểu hiện trong vẻ đẹp tâm hồn của Bác có sự hòa hợp thống nhất một cách tự nhiên không tách rời. Đây là vẻ đẹp trong thơ Người cũng là vẻ đẹp nhất quán trong con người của Bác. Đó là một phong cách thanh cao khiến chúng ta thêm ngưỡng mộ, kính yêu Bác.

Bình luận (0)
Nguyễn Thiên Trang
1 tháng 6 2017 lúc 21:49

Luận điểm 1: Vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ
- Đó là sự say mê trước vẻ đẹp của âm thanh tiếng suối từ xa vọng lại.
- Là sự rung cảm trước cảnh đẹp của đêm trăng :
+ Trong bài thơ Cảnh khuya: Đêm trăng giữa rừng Việt Bắc, ánh trăng tỏa xuống vòm cây cổ thụ, bóng cây in xuống mặt đất như muôn ngàn bông hoa lung linh huyền ảo, điệp từ “lồng” tạo cho bức tranh như có tầng bậc, giao hòa quấn quýt
+ Trong bài Rằm tháng giêng: vầng trăng đêm rằm sáng vằng vặc, soi tỏ khắp không gian. Điệp từ “xuân” được lặp lại 3 lần tạo nên một vũ trụ tràn đầy sức xuân.
=>Lấy dẫn chứng.phân tíchx rõ luận điểm
->Đằng sau bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp là tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết, sự rung cảm tinh tế của thi sĩ Hồ Chí Minh.
Luận điểm 2: Cốt cách chiến sĩ
- Cốt cách chiến sĩ thể hiện ở lòng yêu nước :
+ Nỗi niềm băn khoăn trăn trở cho vân mệnh của đất nước, thức tới canh khuya lo việc nước. (HS lấy dẫn chứng, phân tích làm rõ luận điểm)
- Cốt cách chiến sĩ thể hiện ở tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác:
+ Cả 2 bài thơ đều được làm trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ nhưng trong cả hai bài ta đều bắt gặp hình ảnh của Bác với phong thái thật ung dung :
+ Thể hiện ở những rung cảm tinh tế dồi dào trước thiên nhiên đất nước. Mặc dù phải ngày đêm lo nghĩ việc nước, nhiều đêm không ngủ nhưng không phải vì thế mà tâm hồn Người quên rung cảm trước vẻ đẹp của một đêm trăng rừng.
+ Bức tranh thiên nhiên đêm rằm tháng giêng đầy sức sống trong trẻo rộng lớn tươi sáng Đằng sau bức tranh ấy là tinh thần lạc quan, một phong thái bình tĩnh ung dung của Bác.
+ Phong thái ung dung lạc quan còn thể hiện ở hình ảnh con thuyền của vị lãnh tụ và các đồng chí sau lúc bàn việc quân trở về lướt đi phơi phới chở dầy ánh trăng. Đặc biệt với chủ thể trữ tình, từ tâm thế của một chiến sĩ luận bàn việc quân trong giây phút đã trở thành một thi sĩ-một tao nhân mặc khách giữa thiên nhiên.
* Khái quát: hai biểu hiện trong vẻ đẹp tâm hồn của Bác có sự hòa hợp thống nhất một cách tự nhiên không tách rời. Đây là vẻ đẹp trong thơ Người cũng là vẻ đẹp nhất quán trong con người của Bác. Đó là một phong cách thanh cao khiến chúng ta thêm ngưỡng mộ, kính yêu Bác.

Bình luận (0)
nguyễn quốc dũng
Xem chi tiết
Lê Dung
24 tháng 5 2017 lúc 9:21

google cũng ko có luôn !!!!!!!!!!

Bình luận (63)
Mai Hà Chi
24 tháng 5 2017 lúc 9:26

Tác giả : Nguyễn Nhật Ánh p k bn ???

Nếu đúng thì bn coi qua cái này nha

Có lẽ nàng hay chàng hay là bất cứ người bạn nào của nàng hay chàng cũng đã từng tự hỏi “tình yêu là gì? tình yêu có gì?”, câu trả lời chắc chắn cũng phong phú như là người hỏi vậy.

Và trong cái vô vàn ấy có một câu trả lời như sau:

“Tình yêu có gì?

Có hai con mèo ngồi bên của sổ

Một con ngồi yên một con đổi chỗ..”

Hai con mèo đó là ai?

Đó là Gấu và Áo Hoa.

có hai con mèo ngồi bên của sổ

Khi mèo làm thơ..

Bài thơ tình của Gấu làm tặng Áo Hoa đó bạn à, chỉ có điều con người mình làm sao hiểu được tiếng Mèo, vậy nên tác giả đã dịch qua tiếng Người như vầy:

“Bé yêu yêu đã ngủ chưa

Anh yêu yêu cũng mới vừa ngủ xong

Nến yêu yêu cháy trong phòng

Tình yêu yêu chảy trong lòng yêu yêu…”

Dễ thương quá phải không các bạn.

Chắc đọc đến đây các bạn đã biết nàng nói đến nhân vật nào, đến quyển sách nào rồi phải không. Nàng biết là bạn sẽ biết ngày thôi, bởi sự nổi tiếng của người viết, bởi cái tên sách dù chư đọc cũng đã thấy hay rồi, bởi và bởi những quyển sách trước, cuối cùng bởi nó đang là quyển best saler hiện nay, ai ai cũng nói đến nó.

Nàng thì nàng đơn giản hơn, nàng đọc vì tình yêu dành cho chú Nguyễn Nhật Ánh, vì chú đã gởi yêu thương qua từng quyển sách, nó theo nàng từ khi còn bé đến lúc trưởng thành, nên cho dù nó có không hay, có không được bán chạy, không được tái bản 3 lần ngay trước khi phát hành sách thì nàng vẫn yêu và đọc nó như thưởng. ( Nhắc mới nói quyển của nàng nó đề “tái bản lần 1” làm nàng buồn gì đâu T_T )

Thôi quay lại chuyện làm thơ.

Gấu còn làm tặng Áo Hoa (tên người yêu rất thơ mà Gấu tự đặt) những bài thơ sau.

“Gọi tên em là gió

Em bay lên đại ngàn

Gọi tên em là suối

Em xuôi về đại dương

Gọi tên em là nhớ

Em càng thêm cách xa

Gọi tên em là đợi

Biết bao lâu về nhà

Thôi thì anh sẽ gọi

Tên em là Áo Hoa

Để ngày nào cũng thấy

Em đi vào đi ra..”

**

“Sẽ buồn như lá

Sẽ buồn như cây

Ngày em tìm đến

Không còn anh đây”

**

“Rồi ngày tới tháng

Rồi tháng tới năm

Rồi em sẽ hiểu

Ngọn lửa đi nằm

Là vì chiếc bóng

Tắt ngòai xa xăm”

Thế nhưng ông trời trớ trêu khiến cho 2 chú mèo xa nhau. Gấu buồn đến mức không thèm bắt chuột, mà vốn dĩ thì thi sĩ cũng không bao giờ thèm bắt chuột.

Cũng như chú chuột Tí Hon không có nỗi sợ truyền kiếp với Mèo, chú chỉ thích vẽ, và thích Út Hoa.

Và khi Tí Hon quen Gấu, chú cũng quen luôn việc đem thơ về tặng Út Hoa.

“Chỗ em nắng đã lên chưa

Nửa đêm gió lạnh sương lùa làm sao?

Mùa đông về tới cống rào

Nhớ tìm áo ấm mặc vào, Út Hoa ”

có hai con mèo ngồi bên cửa sổ

“Meo meo..”

Bạn có thắc mắc vì sao mèo không bắt chuột, sao chuột không sợ mèo không? Nàng lúc đầu thắc mắc dữ lắm, nhưng đọc xong thì vỡ lẽ, ra là “tình yêu“. Vậy đó, tình yêu khiến cho một chú mèo trở thành thi sĩ, cảm thông cho những kẻ đang yêu và nhất là có người yêu “hơi” giống tên người yêu của mình. Tình yêu khiến cho một chú chuột hân hoan vì những vần thơ, san sẻ nỗi buồn với bạn mèo bằng cách vẽ thật nhiều ảnh của Áo Hoa. Tình yêu làm thay đổi định kiến, sự kỳ diệu mà nó mang lại có thể nói thật là phi thường, bởi nó mà mèo và chuột có một sợi dây liên kết gọi là “tình bạn“.

Vì tình bạn, Tí Hon nhờ chị Vàng Anh dạy cho lũ chuột “hót” để Gấu không bị đuổi ra khỏi nhà, để bạn bè không gặp nguy hiểm (dù tiếng hót kia như là tiếng quạ kêu), vì tình bạn, Gấu ngày ngày bỏ cơm và thức ăn vào bịch mang cho Tí Hon và đám bạn.

Và thêm rất nhiều chi tiết đáng yêu khác nữa. Cùng những nhân vật tên rất “Tây” như: nhà vua Sang Năm, hoàng hậu Năm Ngoái, công chúa Dây Leo, giáo sư Chuột Cống v.v.. Tất cả tạo nên một thế giới rất riêng, rất Nguyễn Nhật Ánh.

Ban đầu khi gấp sách lại nàng cảm thấy hơi hụt hẫng, truyện ngắn quá, mới đọc một chút đã hết rồi. Sự hụt hẫng đó làm nàng thấy truyện cũng được thôi.. Nhưng sau hai ngày, dư âm đẻ lại khiến nàng phải suy nghĩ thật nhiều.. Phải rồi, truyện đâu phải dài mới là hay, phải nhiều mới là bổ ích, sự truyền tải mới là tất cả. Chú Nguyễn Nhật Ánh lại truyền thêm một ít điều thú vị, một chút sự thật về cuộc sống này, hay như cái triết lý sâu xa sau từng câu chữ.

Như vậy là đã quá nhiều cho người đọc rồi phải không chú? Để nàng và các bạn còn chờ đợi những điều thú vị tiếp theo. Để những câu chuyện như là đồng dao này thấm đẫm tâm hồn không chỉ với một lần gấp sách..

*Chỉ là một chút cảm xúc sau lần đầu tiên đọc xong, biết đâu lần đọc tiếp theo lại có thêm nhiều cảm xúc khác ^^ ..... Mk cx không chắc lắm nhưng bn cứ thử xem nhé

Bình luận (11)
Lê Dung
24 tháng 5 2017 lúc 9:30

Bạn đọc đi, bài này hay lắm

Cuộc sống không có lần thứ hai -Con à! Vào nhà đi, trời nắng lắm…
Mễ vừa nói, vừa chạy ra dắt đứa con trai nghịch ngợm vào nhà…
Trong cái hẻm sâu nghèo nàn này, ai cũng biết đối với Mễ đứa con là tất cả, Mễ chăm chỉ, hiền lành, chịu đựng và đá nát hết thảy những khổ đau trên bước đường cuộc sống…
“Con ăn đi” , “con uống gì”, “sao con khóc”, “xin lỗi mẹ đã làm con buồn”… Đó hầu như là những cụm từ thân quen trên khuôn miệng của Mễ.. Đứa con trai được tôn như hoàng đế ấy được Mễ đặt tên là Tâm, Mễ mong muốn nó sẽ sống xứng đáng như một con người với thiện căn bám rễ, sẽ thoát ra được sự thực dụng của thác xoáy cuộc đời, cái căn cớ đã khiến chồng Mễ bỏ đi khi đứa con mới tròn một tuổi… Đã mười ba năm rồi, Mễ vần cố bòn chài sự tha thứ trong tấm lòng đầy rẫy những hận thù, mong người chồng bạc nghĩa trở về… chỉ đơn giản để thằng bé Tâm có bố...Đứa con mỗi ngày một lớn,bao nỗi lo cơm áo gạo tiền lại vấn lấy Mễ đến nghẹt thở. Mễ làm phụ bếp cho một nhà hàng ăn hạng sang… Sau mỗi giờ làm trên chiếc xe đạp cọc cạch Mễ lại đạp về ngõ vắng, nhưng không bao giờ Mễ chán nản vì ít nhất trong căn nhà ấy có đứa con thơ dại ngóng chờ…
-Con ơi! mẹ về rồi này, hôm nay nhà hàng còn dư nhiều đồ mẹ mang về cho con…
Khi nào cũng thế, thằng bé cứ ngồi khư khư bên chiếc máy tính bàn…., nó đặt hết lí trí vào những trận game không dứt, nó thường trả lời một cách trống rỗng:
- Đưa vào đây, có gì mà cứ đứng tận ngoài ngõ thế
Mễ lúc nào cũng cười xòa, nghĩ con còn bé nên mới thế…
Tâm học hành giỏi giang, nhanh nhẹn, chỉ có điều cậu bé quá ư sĩ diện…, mỗi lần đi chơi cùng nhóm bạn, nếu vô tình thấy mẹ mình khắc khổ trên hai vòng bánh xe nó lại lãng đi chỗ khác.. như không hề quen vậy. Nó không muốn Mễ đi họp phụ huynh, không muốn dắt bạn đến nhà và nói chung nó không muốn cho ai biết về mẹ nó.
Đêm đã điểm mười hai giờ, Mễ đã làm xong hết công việc…khe khẽ bước vào phòng con, bàn tay gầy thô ráp đan lên từng sợi tóc cậu bé, rồi Mễ mỉm cười cúi xuống trao lên trán con trai một nụ hôn đầy ấm áp…Ngoài trời có nàng trăng vẫn thức, nàng phả một màu vàng tắm lấy tấm lòng của Mễ, gió như hát ru nhè nhẹ cậu bé vào giấc ngủ, chú mèo bên cửa sổ cũng ghen tị, buồn tênh…
Đêm cũng là lúc để Mễ nghĩ về cuộc đời, để Mễ nhận ra trên gương mặt đã hằn in bao nhiêu nếp nhăn xô lật…, những năm tháng cứ đuổi xô nhau trong vội vã, đôi khi Mễ thấy giật mình, vì rằng sợ nó đi nhanh , nó sẽ cuốn phăng cuộc đời Mễ… và rồi ai sẽ bên cậu con trai còn vụng về bé dại… Trong bóng đêm lăng ngắt, Mễ cất lên những lời nói đầy cưng nựng :
- chó con của mẹ ơi, biết khi nào con mới lớn…
Cậu bé vẫn say giấc, những lặng thầm trong đáy lòng người mẹ vẫn mãi mãi chỉ là những lặng thầm chôn chặt…
Đứa con ngày một lớn, những câu nói trống không bớt dần, thay vào đó là những sự “chỉ dạy” mà nó dành cho Mễ, đại khái như : “mẹ phải làm thế này”, “sao mẹ chậm hiểu thế”, “mẹ có biết…”, “mẹ nên phải…”,….
Mễ bắt đầu thấy ngột ngạt…
Đứa con trở thành kiến trúc sư, đó là sản phẩm của một cái đầu đầy chất xám, còn Mễ thì vẫn long đong trong những cơn mơ mong con trưởng thành thêm nữa, thiện nhân hơn nữa…
Mễ bước vào tuổi sáu mươi lăm… những ưu phiền cứ chất đầy theo đó…
Đứa con trai hầu như chỉ còn biết đến công việc, xếp xó mẹ mình như những cuốn sách đã đọc qua không còn giá trị… Cứ mỗi lần Mễ muốn tâm sự, hỏi han con này nọ thì nó lại phát cáu lên với những câu từ chói tai, khó chịu:
- Mẹ an phận của mẹ đi, cứ xen vào chuyện của con làm gì…
Mỗi lần như thế, Mễ lại ém nỗi buồn vào trong đáy mắt rồi từ tốn bảo con:
- sao con lại nói thế với mẹ, mẹ là mẹ của con mà…
- Ừ ! thì mẹ là mẹ của con, thế mẹ không thấy con đang phụng dưỡng mẹ đó à…
- Con thực sự không hiểu thế nào là phụng dưỡng sao, nó không chỉ là tiền, con biết không ?
- Thôi đi, sao mẹ cứ sinh chuyện thế, con mệt mỏi lắm rồi…
Khi nào câu chuyện giữa hai mẹ con cũng kết thúc như thế…
Tâm dẫn người yêu về nhà, cô gái lướt qua Mễ như người vô hình…Cô gái ăn mặc sexy, hành động thì
chẳng hề nhã nhặn, cứ như gái giang hồ trong mắt Mễ…. Không biết vô tình hay hữu ý mà Mễ nghe được trong phòng ngủ của đứa con trai thủ thỉ:
- bà ấy ít học nên đôi khi không hiểu chuyện, bà ấy có khó chịu em cũng đừng để tâm nhiều…
- nhưng em ghét cái ánh mắt mà bà già anh nhìn em…
- thôi mà, em sống với anh chứ có sống với bà ấy đâu, sau này mình ra ở riêng…
Mễ quỳ thục xuống đất,đau đớn… đứa con trai duy nhất của mình lại không muốn ở với mình, Mễ không hiểu mình đã sai ở đâu mà khiến con hời hợt, trong tất cả mọi chuyện, Mễ luôn nhận lỗi về mình một cách vô điều kiện…
Biết lòng con nhưng Mễ vẫn im lặng vì trong lòng Mễ, ngọn lửa hi vọng con thay đổi vẫn đang cháy lên bất tận…
Con trai của Mễ quyết định cưới đứa con gái chẳng ra gì ấy về làm vợ, Mễ cũng ngậm ngùi chấp nhận dù biết rằng nơi trái tim của đứa con dâu tương lai kia chẳng thể nào ươm được tình thương hay hạnh phúc…
Ngày cô gái ấy sắp bước về làm dâu, Mễ trao chiếc nhẫn kỉ vật mà ngày xưa mẹ Mễ để lại với những lời tận sâu chân thật:
-Mẹ trao chiếc nhẫn này cho con, nó là kỉ vật của bà ngoại con đó, mẹ biết con nhiều bồng bột nhưng mẹ mong con sẽ thay đổi, mẹ tin con dâu của mẹ sẽ là người phụ nữ hoàn hảo…
Mễ vừa nói vừa lấy chiếc nhẫn trong túi vải ra lòn vào ngón tay con dâu… tưởng đâu cô con dâu cảm động nào ngờ nó toáng lên :
- Cái gì, đây là quà của mẹ tặng con hả, ngón tay xinh đẹp của con đâu có thể đeo một thứ kiểu cách cỗ lỗ xỉ thế này, mẹ đang nghĩ cái gì rong đầu thế…
Mễ không ngờ phản ứng của cô con dâu lại tệ hại đến thế, ngũ quan của Mễ đông cứng lại, chực cho những giọt nước mắt chảy ra… Mễ bỏ lên phòng, người mẹ già đủ hiểu rằng những nỗ lực của mình là vô nghĩa, Mễ úp khuôn mặt khắc khổ vào tường, bàn tay nắm chặt đấm liên tục vào bờ tường khô khốc, ý định muốn rời xa cõi trần trỗi dậy… nó trào lên tận đỉnh điểm nhưng cuối cùng mọi thứ lại dập tắt vì lòng thương… Vì rằng nếu Mễ chết như thế rồi đứa con trai làm sao sống nổi với cái tội danh lương tâm ghê tởm… Mễ cứ nghĩ thế rồi kìm lòng lại để thôi bớt nỗi đau….
1 năm sau
Không biết số phận đã trừng phạt hay ban tặng …khi mà căn bệnh mất trí nhớ bước vào phần đời còn lại của Mễ…Mễ sống trong cảnh thực thực… hư hư, mê mê… tỉnh tỉnh…, Mễ không còn kiểm soát được hành động của mình, mọi thứ diễn ra trong vô thức. Vợ chồng Tâm mua một căn nhà nhỏ rồi tìm thêm một người giúp việc cho Mễ ra ở riêng, họ cảm thấy bực bội khi những thứ đồ bị thuyên chuyển lung tung, xấu hổ những lúc Mễ trần truồng chạy ra ngõ….
Người giúp việc la mắng, quát nạt thậm chí là đánh Mễ nữa… “đồ ngu”, “đồ điên”, “chết đi cho rồi”…là những cụm từ mà người giúp việc xả vào mặt Mễ một cách thường trực….
Tâm không hề ghé đến để xem mẹ mình sống như thế nào, may chăng chỉ là vài phút điện thoại ít ỏi với bà giúp việc… Trước mắt anh ta chỉ là những công trình, dự án và cả những ước mơ cao ngất của người vợ đỏng đảnh…
Thỉnh thoảng Mễ có tỉnh, câu đầu tiên mà người phụ nữ bất hạnh thốt lên thường là :
- Con của tôi đâu, thằng Tâm đâu, nó đi đầu mà giờ này chưa về..
Rồi cứ thế, Mễ toan chạy ra cửa đợi con , những lúc thục xuống nền nhà cũng là lúc Mễ nhận ra căn nhà này không phải là nhà của mình thuở trước, chợt nhận ra đứa con trai yêu quý đã tống khứ mẹ nó ra khỏi cuộc đời, chợt nhận ra mình là một người mẹ thất bại, một người đàn bà bạc phận….
Thời gian trôi đi, tần số tỉnh lại của Mễ ngày một giảm dần, bật khóc, bật cười, thấy con thơ ngoài cửa rồi thấy nó dẫn vợ về, xung quanh Mễ mọi thứ xáo trộn, trước sau không còn rõ nữa… duy chỉ có hình ảnh đứa con trai là luôn bao chiếm khoảng kí ức nhỏ nhoi của Mễ…
Sáng nay, trời đổi tiết âm u, vợ chồng Tâm chuẩn bị hành lí cho chuyến đi du lịch Thái Lan,bỗng ngoài cửa tiếng chuông liên tục, ing ỏi, vợ Tâm chạy ra hét toáng vào nhà:
- Anh ơi ! ra mà xem,bà già sao mò được đến đây này, không biết mụ giúp việc chết tiệt ở cái xó xỉnh nào rồi…
Tâm chạy đến, không kịp nhìn kĩ lại mẹ mình đã tìm vội chiếc điện thoại gọi cho bà giúp việc:
- Alô… bà nhanh đến đón…
Tâm chưa nói hết câu thì người mẹ lên tiếng:
- Không cần gọi đâu con, đây là lần cuối cùng mẹ tỉnh, hãy để mẹ hiểu con là con của mẹ…
Vợ chồng Tâm sững người… nhìn trân trân vào người mẹ già đứng run run ngoài cánh cổng…Bà mẹ ngậm ngùi trong những giọt nước mắt rơi lã chã
- Dẫu con nhẫn tâm với mẹ nhưng mẹ vẫn không thể nào từ bỏ con được.. vì con là giọt máu của mẹ, là hạnh phúc, là ước mơ, là chỗ dựa , là niềm tin để cho mẹ sống…
Người mẹ nắm chặt tay vào then sắt của cánh cổng..
-ngày xưa con bé thơ, cứ hễ chạy ra nắng là mẹ lại sợ con ốm, lo lắng bế con vào nhà…Sao giờ mẹ già nua, bệnh tật, con lại đuổi mẹ ra khỏi căn nhà của mẹ…Để mẹ đứng ngoài đường ngoài ngõ thế này hả con…?
Ngày xưa mẹ đút mớm cho con từng miếng canh miếng cháo, sao giờ mẹ tàn tạ con lại vứt mẹ cho một người xa lạ thế kia…
Ngày xưa mẹ tập cho con từng bước đi, sao giờ đủ lông đủ cánh rồi, con lại để mẹ một mình dò dẫm từng bước đi run rủi…
Tâm đẩy mạnh cánh cửa ra, tưởng chừng như mọi thứ vỡ òa cùng một lúc, người mẹ trước mắt anh đã không còn đủ sức nữa rồi, đã uống phí cả cuộc đời vì anh mất rồi.. Trên khuôn miệng anh những tiếng nói lập bập xô lấy nhau:
-mẹ…mẹ…ơi, con… xin lỗi, con bất hiếu, con không đáng làm người…
Những giọt nước mắt trào ra từ đáy mắt của hai mẹ con, trong vòng tay của đứa con trai, thân thể của Mễ cứ lạnh dần, lạnh dần rồi đông cứng… mái tóc bạc phơ loắn xoắn áp vào má con trai, chiếc cằm dựa vào bờ vai của con để lần cuối cùng giã từ cuộc sống...
Tâm hét lên :
-Mẹ ơi con sai rồi, mẹ tỉnh lại với con đi mẹ ơi…
Những chiếc lá vàng trên cây như đổ buồn ào xuống, như nói với ai rằng cuộc sống không có lần thứ hai, có những thứ sẽ mãi mãi mất đi như chính người mẹ ấy….

Hoàng Hương Mai
Bình luận (2)
Nguyễn Ngọc Thanh Trúc
Xem chi tiết
Phương Thảo
19 tháng 5 2017 lúc 15:01

3 . Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ , tác giả đã chứng minh trên những mặt nào ? Tìm dẫn chứng minh họa .

* Trong đời sống hàng ngày, trong quan hệ với mọi người

- Bác nói, viết dễ hiểu, dễ nhớ, có sức lôi cuốn người đọc, người nghe.
- Bác sống vô cùng giản dị mà vẫn thanh cao, hết lòng với mọi công việc, rất gần gũi, yêu thương mọi người.

* Trong lời nói, bài viết.
- "Không có gì quý hơn độc lập ,tự do." - "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi."
\(\rightarrow\) Ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, dễ nhớ.

Em đã học tập gì từ tấm gương giản dị của Bác .

Bạn tham khảo bài chị Linh Phương nhé !

4 . Hãy trình bày giá trị hiện thực ,nhân đạo và nghệ thuật của chuyện " Sống chết mặc bay "

Giá trị hiện thực : Phản ảnh sự đối lập giữa cuộc sống của người dân hộ đê và cuộc sống bọn quan lại mà đứng đầu là tên quan phụ mẫu.
Giá trị nhân đạo : Thể hiện niềm cảm thương của tác giả trước cuộc sống lầm than cơ cực của người dân và thái độ vô trách nhiệm của tên quan phủ.

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Thanh Trúc
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
18 tháng 5 2017 lúc 20:51

Trong cuộc đời của mỗi con người ai cũng mong muốn sau này lớn lên sẽ trở thành một con người có ích trong xã hội, đặc biệt trong thời đại mà xã hội ta đang trên con đường đổi mới theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để đất nước có thể theo kịp các nước khác chúng ta phải có nhiều nhân tài. Và đối với thế hệ học sinh, nhiệm vụ học tập là vô cùng quan trọng vì họ chính là người chủ tương lai đất nước, họ phải là những con người có tri thức có trình độ mới có thể làm tốt vai trò quan trọng của mình sau này. Về ý thức học tập Lênin có một câu nói rất nổi tiếng “Học, học nữa, học mãi”.

Để hiểu nội dung của lời khuyên này trước hết chúng ta cần hiểu học là gì? Học là một quá trình thu nhận, tích lũy kiến thức, kĩ năng để giúp cho bản thân có thêm hiểu biết về trình độ khoa học, kĩ thuật. Học là một khái niệm rất rộng chứ không phải bó hẹp trong phạm vi ngôi trường mà ngay từ nhỏ khi sống giữa vòng tay yêu thương của cha mẹ, ông bà chúng ta đã được dạy dỗ từ cách ăn nói, ứng xử, đi đứng đối xử với người trên với bạn bè. Thế rồi khi đến trường chúng ta lại được các thầy cô dạy kiến thức về khoa học về xã hội, và dưới bàn tay chăm sóc Ân cần của các thầy cô giáo ta còn được học cả rèn luyện cả về đạo đức. Và khi đi ra ngoài xã hội ta còn được học hỏi qua bạn bè, qua những người xung quanh mình, rồi còn qua các thông tin đại chúng như đài báo sách vở… Song có một điều chúng ta cần chú ý là phải học toàn diện tránh tình trạng hỏi về bất cứ vấn đề về tự nhiên thì đều biết còn hỏi về các vấn đề xã hội thì chẳng biết gì.

“Học nữa” là học hết trình độ này chúng ta phải chuyển sang trình độ khác, từ dễ đến khó, từ phạm vi hẹp đến phạm vi rộng. Việc học không bao giờ được ngừng nghỉ mà là một mạch nối tiếp nhau và không ngừng nâng cao để ta có cơ hội trau dồi tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Mỗi lần nâng lên một mức học con người sẽ trưởng thành và vững chắc thêm một bước về tri thức và trình độ và đó là thứ hành trang quý giá giúp con người tự tin khi bước vào cuộc sống tự lập sau này và quan trọng nhất là có tri thức trí tuệ để có thể vận dụng tốt vào công việc và có thể sáng tạo ra những công trình khoa học, góp phần xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

Còn “học mãi” là học liên tục, học không ngừng nghỉ suốt đời, luôn nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Học mãi để tạo thành thói quen ham học hỏi, say mê với khoa học. Và việc học phải được liên tục không bị hạn chế bởi tuổi tác. Khi ta còn trẻ việc học tập là đương nhiên thế nhưng khi ta càng cao tuổi thì việc học không vì thế mà ngưng trệ, mà ta cũng cần chăm chỉ học hỏi hơn nữa bằng cách tự học, nghiên cứu qua sách vở. Như vậy việc học là vô tận vừa học vừa làm vô cùng có lợi bởi quá trình làm việc sẽ giúp ta hiểu được mình còn thiếu kiến thức gì và việc học sẽ bổ sung cho ta. Như vậy câu nói rất đơn giản của Lênin đã cho ta thấy cần phải học như thế nào mới giúp ta trở thành con người hoàn thiện, một người có tri thức.

Loading...

Vậy vì sao chúng ta phải hiểu như vậy? Trước hết việc ta học tập tốt sẽ có lợi cho chính bản thân ta, bởi nếu ta không học sau này ta sẽ không thể làm tốt công việc được. Kết quả công việc sẽ không được tốt đẹp như ta mong muốn và chúng ta sẽ không thể nuôi sống bản thân mình, không thể giúp được gia đình công như không thực hiện được nghĩa vụ cao cả của đất nước; là người làm chủ tương lai đất nước. Bác Hồ đã từng nói: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần công lao học tập của các cháu”. Đúng như vậy nếu chúng ta không học tập thì cả thế hệ trẻ sẽ chẳng có ai tài giỏi để giúp cho đất nước tiến lên, vì thế việc học tập là vô cùng cần thiết và hơn thế còn là trách nhiệm đối với mỗi người học sinh chúng ta để đưa đất nước sáng ngang với các nước khác trên thế giới. Và chúng ta không học tập tốt không nắm được những tri thức khoa học hiện đại chúng ta sẽ trở thành những người lạc hậu trước sự lớn mạnh như vũ bão của khoa học kĩ thuật trong ngày nay. Như vậy học tập tốt là giúp cho ta và cho xã hội hơn nữa là phát huy truyền thống hiếu học của ông cha ta từ xưa cho đến nay.

Ngày xưa ông cha ta đã có một truyền thống hiếu học như Mạc Đĩnh Chi là con nhà nghèo nhưng vẫn ham mê học đêm đến vì nhà nghèo không có đèn học nôn ông phải bắt đom đóm cho vào vỏ trứng để học và sau thành tài… Ngày xưa chúng ta có biết bao tấm gương chăm học tập và ngày nay chúng ta cũng cần noi gương theo cha ông.

Song việc học như thế nào để đem lai hiệu quả tốt thì chúng ta thấy cần phải học tập thật chăm chỉ, học say mê hứng thú và phải luôn sáng tao, bên cạnh đó chúng ta cũng cần xem xét phương pháp học tập sao cho đại được kết quả cao. Khi đến lớp cần chăm chú nghe cô giáo giảng bài, ghi chép đầy đủ về nhà học lại và làm bài tập đầy đủ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. Ngoài ra ta còn phải học hỏi thêm bạn bè thầy cô giáo và quan trọng là chúng ta phải luôn chủ động trong việc học tránh sự sao chép học tủ học lệch để có thể phát huy được tính sáng tạo của mình. Luôn tạo cho mình một thói quen học tập thật nghiêm túc, say mê, sáng tạo. Học phải đi đôi với hành bởi có như vậy chúng ta mới nhớ lâu kiến thức đã được học.

Câu nói trên của Lênin đã khuyên chúng ta phải học tập thật nhiều học không mệt mỏi để tạo thành nguồn kiến thức vô tận trong mỗi người để sau này trưởng thành có thể làm chủ mọi công việc, góp phần xây đựng đất nước, xã hội ngày một giàu đẹp văn minh. Đó là một lời khuyên mà mỗi học sinh chúng ta cần nhớ và làm theo.

Bình luận (4)
nguyen minh ngoc
18 tháng 5 2017 lúc 20:53

Trong xã hội có muôn vàn những thử thách và cảm dỗ luôn ủa vây và bao quanh con người vài vậy chúng ta cần sống có đạo đức, có văn hóa dù nghèo đói vẫn phải giữ gìn cho thanh danh trong sạch vì vậy tục ngữ Việt Nam có câu đói cho sạch rách cho thơm.

Dù hoàn cảnh của gia đình có nghèo đói như thế nào đi chăng nữa chúng ta cũng cần phải giữ lấy thanh danh trong sạch, đói cho sạch rách cho thơm, hoàn cảnh là những điều kiện làm cho con người cần hành động theo điều đó, dù có nghèo đói chúng ta cũng cần phải sống có đạo đức, có văn hóa, không nên vì những đồng tiền làm mờ mắt và rồi hành động những điều không có đạo đức, dù nghèo nhưng chúng ta cũng nên lao động và hành động theo một chuẩn mực. Đói là một cuộc sống không đầy đủ, luôn thiếu thốn làm cho cuộc sống của con người luôn lâm vào tình trạng nghèo đói, hoàn cảnh rất éo le ăn không được lo, mặc không đủ ấm, nhưng với một đạo đức cao quý con người không vì những thiếu thốn đó mà hành động sai trái với bản thân và sai trái với luân thường đạo lý, trái với chuẩn mực của xã hội.

Những người nông dân trong xã hội cũ luôn luôn lao động cần cù chăm chỉ để có được hạt gạo nuối ống bản thân mình , một năm trôi qua với bao khó khăn và cả những thử thách của cuốc sống, dù có dầm sương dãi nắng những những người nông dân chất phát của dân tộc không để cho thanh danh của mình ô uế, mỗi người mỗi cá nhân trong xã hội luôn luôn phải có hành động phê và tự phê về chính bản thân mình để tự đó điều chỉnh những hành động của mình theo đúng chuẩn mực của xã hội hơn, luôn luôn nắng nghe những điều người khác nhận xét về mình và từ đó đánh giá xem xét lại bản thân mình để làm cho bản thân mình phát triển một cách toàn diện hơn, luôn luôn học tập và trau dồi đạo đức coi trọng vấn đề đạo đức như Bác Hồ đã từng nói: “Người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng chẳng nên” vì vậy chúng ta cần phải coi trọng cả hai điều này, vì nó góp phàn làm cho bản thân phát triển toàn diện và phù hợp với xã hội hiện nay.

Trong lịch sử đã có rất nhiều những tấm gương sáng về đạo đức và nổi bật lên là Chủ Tịch Hồ Chí Minh dù bị kẻ thù đè nén và tra tấn nhưng người vẫn không chịu bán nước và giữ lấy cho mình những thanh danh cáo quý của một vị lãnh tụ luôn luôn vì dân vì nước, luôn luôn lo lắng cho an nguy của nước nhà và quyết định ra đi tìm con đường cứu nước đúng đắn của dân tộc đó là cuộc cách mạng vô sản, người đã biết dựa vào dân và đoàn kết nhân dân chống lại kẻ thù xâm lược của Đất Nước. Còn nhiều tấm gương sáng nữa, dù chịu cuộc sống khổ cực bỏ lại giàu sang những Nguyễn Khuyến vẫn quyết định về ở ẩn để giữ lại thanh danh trong sáng của mình. Nhưng vị lãnh tụ thiên tài này còn mãi với người dân Việt Nam, tiếng thơm của người để lại muôn đời khổ cực, quần áo có rách rưới những không bị dơ bẩn bởi tội ác, biết tránh xã những sai trái của cuốc sống để luôn luôn mang trong mình những phẩm chất đạo đức cao quý và để cho người đời luôn nhớ tới mình.

Là học sinh khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta không ngừng học tập và rèn luyện bản thân theo những chuẩn mực đáng quý của cuộc sống, học tập luôn đi đối với việc tu dưỡng về đạo đức cá nhân, đạo đức là việc mà mỗi học sinh và cả những cá nhân trong xã hội phải học tập và hành động theo những chuẩn mực đọa đức đó có như vậy chúng ta mới có được thanh danh trong sáng, tiếng thơm để lại cho đời, dù nghèo đó những chúng ta vẫn phải có những suy nghĩ và hành động đúng đắn không vi phạm và sai lệch đối với các chuẩn mực của xã hội.

Mỗi người cần phải coi trọng vấn đề đạo đức hai câu trên có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, dù nghèo đói những con người luôn luôn phải tu dưỡng và rèn luyện bản thân trở thân thành những con người có đạo đức và có văn hóa như vậy sẽ góp phần tạo cho chúng ta một lối sống đẹp và hợp với những điều đáng quý và một xã hội văn minh hiện đại.

Bình luận (1)
nguyen minh ngoc
18 tháng 5 2017 lúc 20:56

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu thương đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Tinh cảm yêu thương con người ấy đã trở thành máu thịt trong mỗi chúng ta. Từ đó hình thành nên lòng nhân ái, tình người bao la. Ống bà ta xưa có dạy: “Thương người như thể thương thân”.

Đây là một lời khuyên chí tình, chí nghĩa nhằm nhắc nhở con cháu phải biết yêu thương giúp đỡ người khác như yêu thương chính bản thân mình. Lời nói tự nhiên chân thành ngắn gọn, mà lại chứa chan bao điều giáo huấn. Câu tục ngữ được tách thành hai vế: Một hên là người “nhân loại", một bên là bản thân bởi cách so sánh “như thể'’. Lời dạy trên muôn nhân mạnh: Nếu ta thương thân ta như thế nào thì phải thương người xung quanh ta như thế ấy. Thân thể của ta thì ta phải quý trọng, phải chăm sóc. Chỉ một vết trầy xước nhỏ, một chứng đau nhẹ cũng khiến cho ta phải quan tâm lo sợ... cho tấm thân ta. Thâm được cái đau khi mình mắc phải sẽ giúp ta thông cảm với nỗi đau của người khác. Nếu như người chung quanh ta không may gặp khó khăn, hoạn nạn thì ta nên giúp đỡ, quan tâm, chăm sóc họ như yêu thương chăm sóc chính bản thân mình.

Chúng ta ai cũng hiểu rằng: là người sống trong xã hội, không ai sống lẻ loi, đơn độc được mà phải tập hợp thành đoàn thể, cộng đồng. Trong gia đình ta có mối quan hệ anh em, những người cùng huyết thống, cùng có những kỉ niệm vui buồn bên nhau. Họ chẳng khác nào như chân với tay trong cùng một cơ thể. Do đó khi có ai gặp hoạn nạn khó khăn, mọi người đâu nỡ quay mặt làm ngơ cho được, bởi "máu chảy ruột mềm”

Xa hơn nữa là bạn bè, bà con hàng xóm, những người đã cùng ta “tối lửa tắt đèn” có nhau. Tuy không cùng máu mủ nhưng họ lại là người có tình có nghĩa sâu nặng với ta. Những lúc “trái gió trở trời”, những khi “cùng đường bí lối”, họ đốn với ta hăng những tấm lòng chân thành để “chia ngọt sẻ bùi”. Tình nghĩa ấy sâu đậm chẳng khác nào anh em một nhà. Vì vậy khi họ không may rơi vào hoàn cảnh khó khăn, lẽ nào ta lại ngoảnh mặt làm ngơ cho đành. Lúc này thái độ “nhường cơm sẻ áo”, “chị ngã em nâng” là một việc mà ta phải thực hiện tốt. Ngay đến cộng đồng xã hội mà ta đang sống, những người dù ở miền ngược hay miền xuôi, dù nơi rừng núi hay đồng hằng cũng đều là anh cm, bởi lẽ họ với ta cùng một dân tộc, có chung một mẹ Âu Cơ... Chính mối quan hộ gắn bó này tạo nên tình cảm tương thân tương ái giữa con người với con người trong xã hội. Tình cảm ấy đã bao đời nay trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Trải qua những năm tháng kháng chiến gian khổ, gay go cả nước đều chung lòng đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để đi đến thắng lợi vẻ vang. Và cũng đã biết bao lần toàn dân ta đã hưởng ứng tích cực lời kêu gọi "một miếng khi đói bằng một gói khi no" của Đảng và Nhà nước ta đã quên góp từ tiền bạc đến thuốc men vật dụng cần thiết chia sẻ nỗi đau với các nan nhân bị thiên tai lũ lụt. Những việc làm ây đã thể hiện rất rõ tấm lòng" người như thể thương thân" mà ông cha ta đã truyền dạy. Tinh cảm cao đẹp ấy là một đạo lí, là một nét đẹp của con người, là nền tảng để xây dựng một xã hội văn minh, hạnh phúc.

Tóm lại, câu tục ngữ đã cho ta một bài học về đạo lí làm người. Lời dạy ấy mãi vang bên tai ta nhắc nhở ta phải có lòng nhân ái, phải biết thương yêu mọi người xung quanh như thương yêu chính bản thân mình. Phát huy được truyền thống tốt đẹp của ông cha là chúng là vừa thể hiện nhân cách làm người vừa góp phần xây dựng một đất nước văn minh tiến bộ.

chúc bn hk tốt

hihi

Bình luận (1)