Văn mẫu lớp 7

Min Anna
Xem chi tiết
Đỗ Thị Khánh Thư
23 tháng 10 2016 lúc 9:40

Lí Thường Kiệt là một vị danh tiến thời Lí. Chiến công của ông gắn liền với cuộc chiến quân Tống trên sông Như Nguyệt. Nhắc đến ông nhân dân ta không chỉ nhớ đến các chiến công hiển hách vang dội của ông mà ta còn nhớ đến một người rất có tài văn chương. Và nhắc đến tài thơ văn của ông ta không thể không nhắc đến tuyên ngôn độc lập bằng thơ của nước Đại Việt ta. Tác phẩm là lời khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước ta từ trước đến nay

Mở đầu tác phẩm là một lời tuyên ngôn hùng hồn đối với quân giặc

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư”
(sông núi nước Nam vua ở)

Câu thơ đầu tiên khẳng định một chân lí không thể thay đổi “sông núi nước Nam vua Nam ở” sông núi nước nam là phải vua Nam ở. Đó là một sự thật rất hiển nhiên không một ai có thể chối cãi được. Chữ “cư” ở trong bản nguyên tác chúng ta không chỉ hiểu là ở mà còn mang một ý nghĩa sâu sa hơn. Đó là vuu Nam có quyền làm chủ trên đất nước Nam này Tác giả muốn nói với người đọc nước Nam đã có vua mà ngày xưa vua là một đại diện tối cao cho một quốc gia. Nước đã có vua nghĩa là đã có độc lập chủ quyền và mỗi người nước Nam phải có trách nhiệm cùng vua giữ gìn cái chủ quyền đó. Mặt khác biên giới nước Nam cũng đã được gi rõ trong sách trời.

“tiệt nhiên nhân định tại thiên thư”
(vằng vặc sách trời chia xứ xở)

Đó là một chân lí không thể thay đổi được. Có thể nói đó là một tuyên ngôn về chủ quyền và nền độc lập của nước Nam khẳng định niềm tin và ý chí về tinh thần tự lập của nước Nam. Chính nhờ có niềm tin ấy khiến nhân dân ta luôn vùng lên mạnh mẽ mỗi khi giặc ngoại xâm. Vậy mà không hiểu lí lẽ đó giặc Tống lại ỷ mạnh đem quân sang gây chiến tranh phi nghĩa khiến cho nhân dân ta lâm vào cảnh điêu tàn nhân dân phải sống một cuộc đời lầm than càng hun đúc tinh thần ý chí quật cường quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền cho dân tộc. Dân tộc ta vốn là một dân tộc yêu hòa bình nhưng trước cuộc chiến tranh phi nghĩa chúng đang muốn vi phạm cái chủ quyền đã được sách trời quy định ấy.

Bình luận (0)
Linh Phương
23 tháng 10 2016 lúc 9:45

Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Tương truyền, Lí Thường Kiệt sáng tác bài thơ này trong một trận quân ta chiến đấu chông quân Tống xâm lược. Tác giả không chỉ là một vị tướng tài ba mà còn là một nhà thơ nổi tiếng.

Cuối năm 1076, mấy chục vạn quân Tống do Quách Quỳ và Triệu Tiết cầm đầu sang cướp nước ta. Quân ta dưới quyền chỉ huy của Lí Thường Kiệt đã chiến đấu dũng cảm, chặn chân chúng lại ở phòng tuyến bên sông Như Nguyệt. Truyền thuyết kể rằng một đêm nọ, quân sĩ nghe văng vẳng trong đền thờ Trương Hông và Trương Hát (hai tướng quân của Triệu Quang Phục đã hi sinh vì nước) có tiếng ngâm bài thơ này. Điều đó ý nói thần linh và tổ tiên phù hộ cho quân ta. Bài thơ đã góp phần khích lệ binh sĩ quyết tâm đánh tan quân giặc, buộc chúng phải rút lui nhục nhã vào tháng 3 năm 1077.

Từ trước đến nay, người ta thường cho rằng vị tướng Lí Thường Kiệt làm bài thơ này với mục đích động viên khí thế binh sĩ của mình. Tất nhiên là thế, nhưng câu thứ tư (Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm) lại rõ ràng là lời cảnh cáo quân giặc. Thì ra đối tượng nghe thơ không chỉ là quân ta mà còn là quân địch. Chính vì thế mà bài thơ được coi là một văn bản địch vận nhằm lung lay ý chí chiến đấu của đối phương.

Tác giả khẳng định: Chủ quyền độc lập của nước Nam là một chân lí không gì có thể bác bỏ được. Dân tộc Việt bao đời nay đã kiên cường chiến đấu để giữ vững bờ cõi, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng ấy.

Bài thơ Sông núi nước Nam thể hiện niềm tin tưởng và tự hào vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta có thể tiêu diệt bất kì kẻ thù hung bạo nào dám xâm phạm đến đất nước này. Vì thế mà nó có sức mạnh kì diệu cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta, làm khiếp vía kinh hồn quân xâm lược và góp phần tạo nên chiến thắng vinh quang. Tinh thần và sức mạnh của bài thơ toát ra từ sự khẳng định dứt khoát, mãnh liệt như dao chém cột.

Bài thơ lưu lại từ xưa không có tựa đề. Các sách thường lấy mấy từ Nam quốc sơn hà trong câu đầu làm tựa đề cho bài thơ. (Dịch là Sông núi nước Nam):

Sông núi Nam Việt vua Nam ở,
Vằng vặc sách trời chìa xứ sở.
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây !
Chúng mày nhất định phải tan vỡ.

Câu thứ nhất nêu lên chân lí: Sông núi Nam Việt vua Nam ở. Lẽ ra phải nói là dân Nam ở thì đúng hơn nhưng thời bấy giờ, vua đại diện cho quốc gia, dân tộc. Chân lí ấy thật đơn sơ, hiển nhiên nhưng nhân dân tã phải gian khổ đấu tranh bao đời chống ngoại xâm mới giành lại được.

Từ khi nước nhà có chủ quyền cho đến năm 1076, dân tộc Việt đã nhiều lần khẳng định chân lí ấy bằng sức mạnh quân sự của mình. Lũ giặc phương Bắc quen thói hống hách, trịch thượng, luôn nuôi tham vọng cướp nước nên chúng khăng khăng không chấp nhận.

Ý nghĩa câu thơ không dừng lại ở đó. Tác giả xứng danh là nước Nam với chủ ý gạt bỏ thái độ khinh miệt coi nước ta là quận huyện tồn tại trong đầu óc lũ cướp nước bấy lâu nay. Đặt nước mình (Nam quốc) ngang hàng với (Bắc quốc). Xưng vua Nam (Nam đế) cũng là bác bỏ thái độ ngông nghênh của bọn vua chúa phương Bắc hay tự xứng là thiên tử (con trời), coi thường vua các nước chư hầu và gọi họ là vương. Các từ nước Nam, vua Nam vang lên đầy kiêu hãnh, thể hiện thái độ tự hào, tự tôn cùng tư thế hiên ngang làm chủ đất nước của dân tộc Việt. Đó không phải là lời nói suông. Chiến dịch tấn công ào ạt của quân ta vào căn cứ của quân cướp nước mấy tháng trước đó là một bằng chứng hùng hồn. Do đó, chân lí nói trên càng có cơ sở thực tế vững chắc.

Ngày ấy, triều đình nhà Tống lấy cớ ta dám quấy nhiễu vùng biên ải nên phải dấy binh hỏi tội. Đầu năm 1076, quân ta đã tiêu diệt các căn cứ lương thảo, vũ khí, quân đội… chuẩn bị cho cuộc xâm lược của chúng ngay bên đất chúng. Cho nên chủ tướng họ Lí nhắc lại chân lí này để quân dân nước Nam đang chiến đấu nắm chắc thêm lưỡi gươm giết giặc, mặt khác để vạch trần bộ mặt phi nghĩa của quân thù và đánh mạnh vào tinh thần chúng.

Câu thứ hai: Tiệt nhiên định phận tại thiên thư (Vằng vặc sách trời chia xứ sở) khẳng định chủ quyền của nước Nam đã được ghi rõ trên sách trời. Sách trời đã chia cho vua Nam có riêng bờ cõi.

Người xưa quan niệm rằng các vùng đất đai dưới mặt đất ứng với các vùng sao trên trời. Nước nào có vua nước đó. Điều đó là do trời định nên thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Câu thơ nhuốm màu sắc thần linh khiến cho chân lí nêu ở câu trên càng tăng thêm giá trị.

Câu thơ thứ ba: Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm ? (Giặc dữ cớ sao phạm đến đây ?) là câu hỏi đối với binh tướng giặc. Chủ quyền độc lập của nước Nam không chỉ là chuyện của con người mà còn là chuyện vằng vặc (rõ ràng, minh bạch) trên sách trời, không thể chối cãi, ai cũng phải biết, phải tôn trọng. Vậy cớ sao quân giặc kia lại dám xâm phạm tới? Câu hỏi thể hiện thái độ vừa ngạc nhiên vừa khinh bỉ của tác giả. Ngạc nhiên tại sao tướng sĩ của một nước tự xưng là thiên triều mà lại dám phạm tới lệnh trời? Khinh bỉ vì coi chúng là nghịch lỗ, tức lũ giặc cướp ngỗ ngược, ngang tàng.

Gọi chúng là nghịch lỗ tức là tác giả đã đặt dân tộc Việt vào tư thế chủ nhà và tin rằng mình có đủ sức mạnh để bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ chủ quyền độc lập.

Tác giả tăng cường sức khẳng định cho chân lí hiển nhiên đã nêu ở trên bằng nghệ thuật đối lập giữa cái phi nghĩa của lũ giặc dữ với cái chính nghĩa của nước Nam và sự phân chia minh bạch ở sách trời.

Câu thứ tư: Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư (Chúng mày nhất định phải tan vỡ), ý thơ vẫn tiếp tục thể hiện thái độ khinh bỉ quân giặc và niềm tin sắt đá vào chiến thắng tất yếu của quân ta.

Ở trên, tác giả gọi quân xâm lược là giặc, là nghịch lỗ thì đến câu này, ông gọi đích danh như có chúng trước mặt: chúng mày. Cách xưng hô không khác gì người trên với kẻ dưới nhưng không hàm ý thân mật, đồng thời nghiêm khắc cảnh cáo chúng: nhất định phải tan vỡ. Y như là sự việc đã sắp đặt trước, chỉ chờ kết quả. Kết quả sẽ ra sao? Đó là chúng mày không chỉ thua, mà thua to và thất bại thảm hại. Mười vạn quân giặc do hai tướng giỏi chỉ huy, quân ta dâu phải dễ đánh bại nhưng, vì hành động của chúng phi nghĩa nên tất yếu chúng sẽ bại vong. Ngoài ý cảnh cáo giặc, câu thơ còn thể hiện niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh quân dân ta trên dưới đồng lòng và một niềm tự hào cao vút.

Câu thơ nguyên văn bằng chữ Hán: Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư có nghĩa là: Rồi xem, chúng bay sẽ tự chuốc lấy phần thất bại thảm hại. Thất bại ghê gớm của giặc là điều không thể tránh khỏi bởi chúng là kẻ dám xâm phạm tới điều thiêng liêng nhất của đạo trời và lòng người.

Một lần nữa, chân lí về chủ quyền độc lập rất thuận lòng người, hợp ý trời của nước Nam đã được tác giả khẳng định bằng tạt cả sức mạnh của lòng yêu nước, căm thù giặc.

Bài Thơ thần ra đời trong một hoàn cảnh cụ thể và nhằm vào một mục đích cụ thể. Cuộc đối đầu giữa quân ta và quân địch trước phòng tuyến sông Như Nguyệt đang ở thế gạy go ác liệt. Để tăng thêm sức mạnh cho quân ta và đánh một đòn chí mạng vào tinh thần quân địch, bài thơ ấy đã vang lên đúng lúc và được lan truyền nhanh chóng. Có thể tưởng tượng rằng lúc ấy quân dân ta như được hun đúc trong ánh lửa thiêng, máu sôi lên và khí thế giết giặc ngùn ngụt ngất trời.

Tính chất chân lí của bài thơ có giá trị vĩnh hằng bởi nó khẳng định chủ quyền độc lập của nước Nam là bất khả xâm phạm. Tác dụng to lớn, mạnh mẽ của bài thơ không chỉ bó hẹp trong hoàn cảnh lúc bấy giờ mà còn kéo dài vô tận. Hơn mười một thế kỉ, quân xâm lược phương Bắc cố tình thôn tính nước ta nhưng dân tộc ta đã đồng lòng đứng lên chiến đấu đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi để bảo vệ chủ quyền ấy.

Chỉ bằng bốn câu thơ ngắn gọn, Lí Thường Kiệt đã khẳng định một cách đanh thép chân lí độc lập tự do, đồng thời lên án tính chất phi nghĩa của hành động xâm lược cùng sự bại vong tất yếu của kẻ dám ngang ngược xâm phạm chân lí đó.

Việc khẳng định lại chủ quyền độc lập của dân tộc ta để đánh tan ý chí xâm lược của bọn cướp nước trong hoàn cảnh cụ thể của cuộc chiến đấu ác liệt là hết sức cần thiết. Vì lẽ đó mà từ trước tới nay, có nhiều ý kiến cho rằng Sông núi nước Nam của Lí Thường Kiệt là bản tuyên ngôn độc lập thành văn thứ nhất của đất nước và dân tộc Việt Nam.

BÀi này dài nên bạn dựa vào đây để lọc ý nhé!

Bình luận (2)
Bình Trần Thị
23 tháng 10 2016 lúc 9:48
Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. Tương truyền, Lí Thường Kiệt sáng tác bài thơ này trong một trận quân ta chiến đấu chông quân Tống xâm lược. Tác giả không chỉ là một vị tướng tài ba mà còn là một nhà thơ nổi tiếng. Cuối năm 1076, mấy chục vạn quân Tống do Quách Quỳ và Triệu Tiết cầm đầu sang cướp nước ta. Quân ta dưới quyền chỉ huy của Lí Thường Kiệt đã chiến đấu dũng cảm, chặn chân chúng lại ở phòng tuyến bên sông Như Nguyệt. Truyền thuyết kể rằng một đêm nọ, quân sĩ nghe văng vẳng trong đền thờ Trương Hông và Trương Hát (hai tướng quân của Triệu Quang Phục đã hi sinh vì nước) có tiếng ngâm bài thơ này. Điều đó ý nói thần linh và tổ tiên phù hộ cho quân ta. Bài thơ đã góp phần khích lệ binh sĩ quyết tâm đánh tan quân giặc, buộc chúng phải rút lui nhục nhã vào tháng 3 năm 1077. 

Từ trước đến nay, người ta thường cho rằng vị tướng Lí Thường Kiệt làm bài thơ này với mục đích động viên khí thế binh sĩ của mình. Tất nhiên là thế, nhưng câu thứ tư (Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm) lại rõ ràng là lời cảnh cáo quân giặc. Thì ra đối tượng nghe thơ không chỉ là quân ta mà còn là quân địch. Chính vì thế mà bài thơ được coi là một văn bản địch vận nhằm lung lay ý chí chiến đấu của đối phương.

Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. Tương truyền, Lí Thường Kiệt sáng tác bài thơ này trong một trận quân ta chiến đấu chông quân Tống xâm lược. Tác giả không chỉ là một vị tướng tài ba mà còn là một nhà thơ nổi tiếng. Cuối năm 1076, mấy chục vạn quân Tống do Quách Quỳ và Triệu Tiết cầm đầu sang cướp nước ta. Quân ta dưới quyền chỉ huy của Lí Thường Kiệt đã chiến đấu dũng cảm, chặn chân chúng lại ở phòng tuyến bên sông Như Nguyệt. Truyền thuyết kể rằng một đêm nọ, quân sĩ nghe văng vẳng trong đền thờ Trương Hông và Trương Hát (hai tướng quân của Triệu Quang Phục đã hi sinh vì nước) có tiếng ngâm bài thơ này. Điều đó ý nói thần linh và tổ tiên phù hộ cho quân ta. Bài thơ đã góp phần khích lệ binh sĩ quyết tâm đánh tan quân giặc, buộc chúng phải rút lui nhục nhã vào tháng 3 năm 1077. 

Từ trước đến nay, người ta thường cho rằng vị tướng Lí Thường Kiệt làm bài thơ này với mục đích động viên khí thế binh sĩ của mình. Tất nhiên là thế, nhưng câu thứ tư (Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm) lại rõ ràng là lời cảnh cáo quân giặc. Thì ra đối tượng nghe thơ không chỉ là quân ta mà còn là quân địch. Chính vì thế mà bài thơ được coi là một văn bản địch vận nhằm lung lay ý chí chiến đấu của đối phương.

Bài thơ lưu lại từ xưa không có tựa đề. Các sách thường lấy mấy từ Nam quốc sơn hà trong câu đầu làm tựa đề cho bài thơ. (Dịch là Sông núi nước Nam): Sông núi Nam Việt vua Nam ở,
Vằng vặc sách trời chìa xứ sở.
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây !
Chúng mày nhất định phải tan vỡ. Câu thứ nhất nêu lên chân lí: Sông núi Nam Việt vua Nam ở. Lẽ ra phải nói là dân Nam ở thì đúng hơn nhưng thời bấy giờ, vua đại diện cho quốc gia, dân tộc. Chân lí ấy thật đơn sơ, hiển nhiên nhưng nhân dân tã phải gian khổ đấu tranh bao đời chống ngoại xâm mới giành lại được. Từ khi nước nhà có chủ quyền cho đến năm 1076, dân tộc Việt đã nhiều lần khẳng định chân lí ấy bằng sức mạnh quân sự của mình. Lũ giặc phương Bắc quen thói hống hách, trịch thượng, luôn nuôi tham vọng cướp nước nên chúng khăng khăng không chấp nhận. Ý nghĩa câu thơ không dừng lại ở đó. Tác giả xứng danh là nước Nam với chủ ý gạt bỏ thái độ khinh miệt coi nước ta là quận huyện tồn tại trong đầu óc lũ cướp nước bấy lâu nay. Đặt nước mình (Nam quốc) ngang hàng với (Bắc quốc). Xưng vua Nam (Nam đế) cũng là bác bỏ thái độ ngông nghênh của bọn vua chúa phương Bắc hay tự xứng là thiên tử (con trời), coi thường vua các nước chư hầu và gọi họ là vương. Các từ nước Nam, vua Nam vang lên đầy kiêu hãnh, thể hiện thái độ tự hào, tự tôn cùng tư thế hiên ngang làm chủ đất nước của dân tộc Việt. Đó không phải là lời nói suông. Chiến dịch tấn công ào ạt của quân ta vào căn cứ của quân cướp nước mấy tháng trước đó là một bằng chứng hùng hồn. Do đó, chân lí nói trên càng có cơ sở thực tế vững chắc. Ngày ấy, triều đình nhà Tống lấy cớ ta dám quấy nhiễu vùng biên ải nên phải dấy binh hỏi tội. Đầu năm 1076, quân ta đã tiêu diệt các căn cứ lương thảo, vũ khí, quân đội… chuẩn bị cho cuộc xâm lược của chúng ngay bên đất chúng. Cho nên chủ tướng họ Lí nhắc lại chân lí này để quân dân nước Nam đang chiến đấu nắm chắc thêm lưỡi gươm giết giặc, mặt khác để vạch trần bộ mặt phi nghĩa của quân thù và đánh mạnh vào tinh thần chúng.Câu thứ hai: Tiệt nhiên định phận tại thiên thư (Vằng vặc sách trời chia xứ sở) khẳng định chủ quyền của nước Nam đã được ghi rõ trên sách trời. Sách trời đã chia cho vua Nam có riêng bờ cõi. Người xưa quan niệm rằng các vùng đất đai dưới mặt đất ứng với các vùng sao trên trời. Nước nào có vua nước đó. Điều đó là do trời định nên thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Câu thơ nhuốm màu sắc thần linh khiến cho chân lí nêu ở câu trên càng tăng thêm giá trị. Câu thơ thứ ba: Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm ? (Giặc dữ cớ sao phạm đến đây ?) là câu hỏi đối với binh tướng giặc. Chủ quyền độc lập của nước Nam không chỉ là chuyện của con người mà còn là chuyện vằng vặc (rõ ràng, minh bạch) trên sách trời, không thể chối cãi, ai cũng phải biết, phải tôn trọng. Vậy cớ sao quân giặc kia lại dám xâm phạm tới? Câu hỏi thể hiện thái độ vừa ngạc nhiên vừa khinh bỉ của tác giả. Ngạc nhiên tại sao tướng sĩ của một nước tự xưng là thiên triều mà lại dám phạm tới lệnh trời? Khinh bỉ vì coi chúng là nghịch lỗ, tức lũ giặc cướp ngỗ ngược, ngang tàng. Gọi chúng là nghịch lỗ tức là tác giả đã đặt dân tộc Việt vào tư thế chủ nhà và tin rằng mình có đủ sức mạnh để bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ chủ quyền độc lập. Tác giả tăng cường sức khẳng định cho chân lí hiển nhiên đã nêu ở trên bằng nghệ thuật đối lập giữa cái phi nghĩa của lũ giặc dữ với cái chính nghĩa của nước Nam và sự phân chia minh bạch ở sách trời. Câu thứ tư: Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư (Chúng mày nhất định phải tan vỡ), ý thơ vẫn tiếp tục thể hiện thái độ khinh bỉ quân giặc và niềm tin sắt đá vào chiến thắng tất yếu của quân ta. Ở trên, tác giả gọi quân xâm lược là giặc, là nghịch lỗ thì đến câu này, ông gọi đích danh như có chúng trước mặt: chúng mày. Cách xưng hô không khác gì người trên với kẻ dưới nhưng không hàm ý thân mật, đồng thời nghiêm khắc cảnh cáo chúng: nhất định phải tan vỡ. Y như là sự việc đã sắp đặt trước, chỉ chờ kết quả. Kết quả sẽ ra sao? Đó là chúng mày không chỉ thua, mà thua to và thất bại thảm hại. Mười vạn quân giặc do hai tướng giỏi chỉ huy, quân ta dâu phải dễ đánh bại nhưng, vì hành động của chúng phi nghĩa nên tất yếu chúng sẽ bại vong. Ngoài ý cảnh cáo giặc, câu thơ còn thể hiện niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh quân dân ta trên dưới đồng lòng và một niềm tự hào cao vút.Câu thơ nguyên văn bằng chữ Hán: Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư có nghĩa là: Rồi xem, chúng bay sẽ tự chuốc lấy phần thất bại thảm hại. Thất bại ghê gớm của giặc là điều không thể tránh khỏi bởi chúng là kẻ dám xâm phạm tới điều thiêng liêng nhất của đạo trời và lòng người. Một lần nữa, chân lí về chủ quyền độc lập rất thuận lòng người, hợp ý trời của nước Nam đã được tác giả khẳng định bằng tạt cả sức mạnh của lòng yêu nước, căm thù giặc. Bài Thơ thần ra đời trong một hoàn cảnh cụ thể và nhằm vào một mục đích cụ thể. Cuộc đối đầu giữa quân ta và quân địch trước phòng tuyến sông Như Nguyệt đang ở thế gạy go ác liệt. Để tăng thêm sức mạnh cho quân ta và đánh một đòn chí mạng vào tinh thần quân địch, bài thơ ấy đã vang lên đúng lúc và được lan truyền nhanh chóng. Có thể tưởng tượng rằng lúc ấy quân dân ta như được hun đúc trong ánh lửa thiêng, máu sôi lên và khí thế giết giặc ngùn ngụt ngất trời. Tính chất chân lí của bài thơ có giá trị vĩnh hằng bởi nó khẳng định chủ quyền độc lập của nước Nam là bất khả xâm phạm. Tác dụng to lớn, mạnh mẽ của bài thơ không chỉ bó hẹp trong hoàn cảnh lúc bấy giờ mà còn kéo dài vô tận. Hơn mười một thế kỉ, quân xâm lược phương Bắc cố tình thôn tính nước ta nhưng dân tộc ta đã đồng lòng đứng lên chiến đấu đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi để bảo vệ chủ quyền ấy. Chỉ bằng bốn câu thơ ngắn gọn, Lí Thường Kiệt đã khẳng định một cách đanh thép chân lí độc lập tự do, đồng thời lên án tính chất phi nghĩa của hành động xâm lược cùng sự bại vong tất yếu của kẻ dám ngang ngược xâm phạm chân lí đó. Việc khẳng định lại chủ quyền độc lập của dân tộc ta để đánh tan ý chí xâm lược của bọn cướp nước trong hoàn cảnh cụ thể của cuộc chiến đấu ác liệt là hết sức cần thiết. Vì lẽ đó mà từ trước tới nay, có nhiều ý kiến cho rằng Sông núi nước Nam của Lí Thường Kiệt là bản tuyên ngôn độc lập thành văn thứ nhất của đất nước và dân tộc Việt Nam.
Bình luận (0)
TRINH MINH ANH
Xem chi tiết
Thảo Phương
22 tháng 10 2016 lúc 20:54

Mỗi khi nhắc tới hai tiếng “ tình bạn” thân thương đó, trái tim nhỏ bé của tôi lại xao xuyến hẳn lên. Trăm hoa đẹp nhất bông hồng, không bằng tình cảm trong thời học sinh. Tình bạn thật trong sáng và đẹp đẽ biết bao. Tình bạn cao cả hơn vật chất, luôn tồn tại trong tâm hồn mỗi con người chúng ta, đó là những ngôn lửa hồng ấp ám giúp chúng ta đoàn kết, yêu thương nhau hơn. Nó còn là một vị thuốc tinh thần giúp chúng ta vượt qua mọi sự khó khăn, nguy hiểm, giúp chúng ta luôn hướng tới cái đẹp, cái tốt - một vị thuốc không thể thiếu trong đời người. Việc kết bạn đã khó nhưng giữ gìn được 1 tình bạn thuỷ chung còn khó hơn. Nếu ta biết coi trọng nó, thì tình bạn luôn đâm hoa, kết trái, không bào giờ tạn lụi.Chính vì vậy, khi chúng ta đã có một tình bạn chân chính, thì ta đã là người hạnh phúc nhất rồi.

Khi ở cùng hội bạn thân, ta mới cảm thấy tự tin, thoải mái là chính mình, được làm những điều mình thích, được thử những thứ mình yêu. Còn gì tuyệt hơn khi mỗi chiều cuối tuần lại lang thang cùng bạn bè đến những hàng quán quén thuộc, thưởng thức những món ăn yêu thích hoặc cùng nhau lượn lờ mua sắm những vật dụng xinh xinh mà hiếm khi nào dùng đến, phải không nhỉ? Bên cạnh đó, chính bạn bè là những người hiểu ta nhất nên sẽ luôn tin tưởng ta, động viên ta tiếp tục theo đuổi những ước mơ, đam mê của bản thân mình.

Vẫn còn rất nhiều những ý nghĩa tuyệt vời về tình bạn nhưng để có những người bạn tốt thì chính bản thân bạn phải là một người bạn tốt trước. Hãy yêu mến và trân trọng những người bạn quanh mình để xây dựng cho mình một tình bạn đẹp, yếu tố quan trọng của một cuộc sống hạnh phúc."Tình bạn trước hết phải chân thành phải phê bình sai lầm của bạn, của đồng chí phải nghiêm chỉnh giúp đỡ đồng chí sửa chữa sai lầm". Từ quan điểm trên, khi còn đi học ta phải thực hiện tốt nghĩa vụ thiêng liêng ấy trong mối quan hệ bạn bè để không ngừng xây dựng tình bạn đẹp đẽ trong nhà trường mà sau này lớn lên ra ngoài xã hội ta có được đức tính tốt ấy hầu góp phần thực hiện một xã hội lành mạnh có đạo đức.

Bình luận (1)
Linh Phương
22 tháng 10 2016 lúc 21:30

Cuộc sống của chúng ta thật đơn độc nếu không có hai chữ " tình bạn " đúng không? Nó mặc dù không chan chứa như tình yêu nhưng nó lại chứa đầy kỉ niệm của 2 người bạn thân. Đúng thế, có lẽ tình bạn đã khiến con người phải trân trọng nó không phải là vì vật chất hay một thứ gì cả nó xuất phát từ tự nhiên. Khi bạn chưa có ai để chia sẻ nỗi buồn hay bất cứ chuyện nào đó bạn sẽ cảm thấy thật cô đọng, lạnh lẽo nhưng khi bạn có một người bạn chia sẻ bên cạnh họ không quan tâm về vật chất mà họ cảm nhận được bạn là một con người ra sao. Tình bạn đẹp lắm, nó đẹp nhưng bên đó lại có sự phản bội đau lắm, nó đau hơn cả tình yêu. Một người bạn mà mình sẵn sàng chia sẻ tâm tư hết mọi âu lo mà giờ phản bội quay lưng với mình. Phải chăng, tôi chưa tìm được người bạn phù hợp với mình. Bạn bè là không nợ nhau gì cả mà tất cả là do duyên, khi duyên tới bạn sẽ gặp được người tốt còn khi duyên chưa tới thì lúc đó bạn sẽ phải chịu những gì đau đớn nhất.

Đây là suy nghĩ của riêng mình nhé!hihi

Bình luận (1)
BongBóng
Xem chi tiết
BongBóng
22 tháng 10 2016 lúc 12:58

Về nội dung: Ca dao phản ánh nếp sống, phong tục, tập quán truyền thống, phản ánh đời sống tình cảm nhân dân; phản ánh đời sống xã hội trong lịch sử / Vè phản ánh hiện thực ở từng địa phương nhất định, bộc lộ rõ thái độ của người dân (khen, chê) trước những sự việc, sự kiện đó (mang tính thời sự)

- Về hình thức: Ca dao vốn có thể làm lời hát cho những làn điệu dân ca do tính nhạc của nó đặc biệt cao. Ca dao chỉ sử dụng một số thể thơ nhất định như thể lục bát, thể song thất lục bát, thể bốn hoặc năm chữ (rất đắc dụng trong đồng dao). Ngoài ra ca dao cũng sử dụng hợp thể là thể thơ gồm từ bốn, năm chữ thường kết hợp với lục bát biến thể / Vè cũng chỉ sử dụng một số thể thơ nhất định nhnưg nghèo nàn hơn thơ: vè câu ba chữ, bốn chữ, năm chữ, lục bát, hát giặm, nói lối...

- Về tác giả: Ca dao được lưu truyền trong dân gian không xác định được tác giả, mặc nhiên nó là sản phẩm tinh túy của nền văn hóa dân gian / Vè: Cũng lưu truyền không biết tên tác giả, nhưng những người đặt vè, bẻ vè, nói vè phần nhiều thuộc tầng lớp lao động, ít học trong xã hội, nên vè có tính nghệ thuật không cao, chỉ đơn giản, dễ nh

Bình luận (2)
Đạt Trần
24 tháng 10 2017 lúc 18:17

- Về nội dung: Ca dao phản ánh nếp sống, phong tục, tập quán truyền thống, phản ánh đời sống tình cảm nhân dân; phản ánh đời sống xã hội trong lịch sử / Vè phản ánh hiện thực ở từng địa phương nhất định, bộc lộ rõ thái độ của người dân (khen, chê) trước những sự việc, sự kiện đó (mang tính thời sự)

- Về hình thức: Ca dao vốn có thể làm lời hát cho những làn điệu dân ca do tính nhạc của nó đặc biệt cao. Ca dao chỉ sử dụng một số thể thơ nhất định như thể lục bát, thể song thất lục bát, thể bốn hoặc năm chữ (rất đắc dụng trong đồng dao). Ngoài ra ca dao cũng sử dụng hợp thể là thể thơ gồm từ bốn, năm chữ thường kết hợp với lục bát biến thể / Vè cũng chỉ sử dụng một số thể thơ nhất định nhnưg nghèo nàn hơn thơ: vè câu ba chữ, bốn chữ, năm chữ, lục bát, hát giặm, nói lối...

- Về tác giả: Ca dao được lưu truyền trong dân gian không xác định được tác giả, mặc nhiên nó là sản phẩm tinh túy của nền văn hóa dân gian / Vè: Cũng lưu truyền không biết tên tác giả, nhưng những người đặt vè, bẻ vè, nói vè phần nhiều thuộc tầng lớp lao động, ít học trong xã hội, nên vè có tính nghệ thuật không cao, chỉ đơn giản, dễ nhớ.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Phương Hoa
24 tháng 10 2017 lúc 19:08

So sánh phân tích chi tiết một cách khoa học thì khó, cần trình độ chuyên môn cao. Nhưng một cách đơn giản, hầu như người VN chúng ta đều có thể cảm nhận được, bởi vì từ những năm tuổi thơ, chúng ta đã được sống trong ca dao, đồng dao, hò vè... và lớn lên, gặp thơ tràn ngập - nhất là thơ mới, người ta chẳng cần theo một niêm luật nào cả, các nhà thơ sáng tác dễ hơn viết văn xuôi, trúc trắc chẳng nhớ được, ý tứ nhiều khi tầm thường nhạt nhẽo...

Để xem xét, phải hiểu thế nào là thơ?
Thơ là một hình thức nghệ thuật dùng từ, dùng chữ trong ngôn ngữ làm chất liệu và sự chọn lọc từ cũng như tổ hợp của chúng được sắp xếp dưới một hình thức cấu trúc nhất định tạo nên hình ảnh hay gợi cảm âm thanh có tính thẩm mỹ cho người đọc, người nghe.
Thơ trên thế giới có rất sớm, ít nhất người ta được biết từ những năm đầu công nguyên.
Quan trọng nhất trong thơ là tính nhạc, tính hội họa, tính súc tích và khái quát hóa do tu từ.
Nội dung của thơ: cho đến ngày nay, thơ mới viết đủ thứ, đa dạng như cuộc sống vậy.
Về hình thức, ngoài sự tổ hợp câu chữ sao cho có vần điệu, không kể 1 số thể loại có hình thức niêm luật chặt chẽ, bài thơ nói chung được cấu trúc rất tự do, thậm chí có thể giống như văn xuôi, hoặc có khi mỗi câu thơ chỉ có 1 chữ...
Về tác giả: Bài thơ nào cũng có tác giả xác định. Họ có khả năng cảm xúc, tư duy và ngôn ngữ phong phú để diễn tả bằng thơ do bẩm sinh (thiên phú) và do sự học tập, rèn luyện mà có.

Tuy ca dao, vè là những hình thức riêng biệt của thơ, là thơ ca dân gian, nhưng riêng của Việt Nam (ở nước ngoài có thể cũng có thơ ca dân gian, nhưng về tên gọi, "ca dao" và "vè" chỉ VN mới có, và cũng có từ đã lâu như thơ của thế giới).

So sánh trên mấy tiêu chí cơ bản ở trên về thơ nói chung, có thể thấy ngay sự khác nhau:

- Về nội dung: Ca dao phản ánh nếp sống, phong tục, tập quán truyền thống, phản ánh đời sống tình cảm nhân dân; phản ánh đời sống xã hội trong lịch sử / Vè phản ánh hiện thực ở từng địa phương nhất định, bộc lộ rõ thái độ của người dân (khen, chê) trước những sự việc, sự kiện đó (mang tính thời sự)

- Về hình thức: Ca dao vốn có thể làm lời hát cho những làn điệu dân ca do tính nhạc của nó đặc biệt cao. Ca dao chỉ sử dụng một số thể thơ nhất định như thể lục bát, thể song thất lục bát, thể bốn hoặc năm chữ (rất đắc dụng trong đồng dao). Ngoài ra ca dao cũng sử dụng hợp thể là thể thơ gồm từ bốn, năm chữ thường kết hợp với lục bát biến thể / Vè cũng chỉ sử dụng một số thể thơ nhất định nhnưg nghèo nàn hơn thơ: vè câu ba chữ, bốn chữ, năm chữ, lục bát, hát giặm, nói lối...

- Về tác giả: Ca dao được lưu truyền trong dân gian không xác định được tác giả, mặc nhiên nó là sản phẩm tinh túy của nền văn hóa dân gian / Vè: Cũng lưu truyền không biết tên tác giả, nhưng những người đặt vè, bẻ vè, nói vè phần nhiều thuộc tầng lớp lao động, ít học trong xã hội, nên vè có tính nghệ thuật không cao, chỉ đơn giản, dễ nhớ.

Bình luận (0)
BongBóng
Xem chi tiết
Linh Phương
22 tháng 10 2016 lúc 16:31

Tình bạn là một trong số đề tài có truyền thống lâu đời trong lịch sử văn học Việt Nam. Bạn đến chơi nhà là một bài thơ thuộc loại hay nhất trong đề tài tình bạn và cũng thuộc loại hay nhất trong thơ Nguyễn Khuyến nói riêng, thơ Nôm Đường luật nói chung. Đã bấy lâu nay bác tới nhà,

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.

Ao sâu nước cả, khôn chài cá,

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

Cải chửa ra cây, cà mới nụ,

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có,

Bác đến chơi đây, ta với ta !

Cũng giống như Bà Huyện Thanh Quan viết Qua Đèo Ngang, Nguyễn Khuyến sáng tác bài thơ Bạn đến chơi nhà theo thể thất ngôn bát cú Đường luật với sự phối hợp thanh điệu, vần điệu, bổ cục, đối xứng, số tiếng, số câu rất hài hoà. Đây cũng là bài thơ viết bằng chữ Nôm, dùng từ ngữ thuần Việt giản dị, dân dã mà rất đỗi trong sáng, thanh cao. Trong và thanh hơn cả là một tấm lòng chân thành đôi với bạn. Nhà thơ như muốn nói với bạn và với tất cả chúng ta rằng : Tình bạn, tình người cao hơn của cải.


Câu thơ mở đầu như một tiếng reo vui : Đã bấy lâu nay, bác tới nhà Cụm từ bấy lâu nay chứng tỏ người bạn của nhà thơ từ lâu rồi chưa đến thăm nhà thơ. Và cũng chứng tỏ việc hôm nay bác tới nhà thật là quý báu, rất đáng mừng, đáng vui, đáng... mở tiệc đãi bạn để thoả lòng mong nhớ, thoả tình nghĩa cố nhân. Lời thơ tự nhiên, như lời nói thường mà vẫn toát lên tình cảm mừng vui chân thành của một người bạn. Sáu câu tiếp theo, từ câu 2 đến câu 7, thơ chuyển giọng, từ giọng vui sang giọng kể và miêu tả. Nhà thơ kể về gia cảnh của mình: vợ con đi vắng, chợ ở xa, ao sâu không đánh được cá, vườn rộng, không bắt được gà, rau cải quá non, cây cà mới nhú nụ, giàn bầu, giàn mướp cũng chỉ nụ với hoa... Tất cả đểu thiếu vắng, trống trơn không có thứ gì gọi là... "để đãi bạn". Thậm chí miếng trầu để vào chuyện theo tập quán quê hương "Miếng trầu là đầu câu chuyện" cũng không có nốt. Lời thơ cứ nhỏ nhẹ, chân chất, thật thà mà hóm hỉnh, vừa như để thanh minh với bạn, vừa để giới thiệu cảnh sống thanh bần của gia đình mình. Nếu chú ý giọng điệu thơ và cách dùng từ ngữ của Nguyễn Khuyến, ta sẽ thấy, đằng sau cái nghèo thiếu, hiện hữu như vẫn ẩn chứa, hứa hẹn một cuộc sống giàu có, phong lưu. Ngắm lại cửa nhà của cụ Tam Nguyên ấy, ta thấy, cụ đâu có cô độc, nhà đâu có quá heo hút. Cụ vẫn có vợ con, trẻ già, gia đình vẫn có thể đi chợ mua bán. Nhà vẫn có ao sâu nuôi cá, lại có vườn rộng nuôi gà, nhà gieo được cải, trồng được cà, có giàn bầu, giàn mướp,... Tất cả đang sẵn sàng, thịt cá không thiếu, rau quả đang non tơ mơn mởn. Có điều - bác ơi, đúng dịp bác đến thì... gia cảnh nhà tôi chẳng có gì gọi là xứng đáng để đãi bác ! Đằng sau những câu thơ kể thực, tả thực kia như thầm thì những tiếng thanh minh, hóm hỉnh vui đùa của Nguyễn Khuyến. Nói khác đi, nhà thơ đã nói rất khéo léo, rất sang trọng về sự nghèo thiếu của mình. Trong nghèo thiếu, con người không bi quan, than thớ, trái lại vẫn bình thản để giãi bày, tìm sự cảm thông, chia sẻ. Do đó, đến câu kết của bài thơ, âm điệu và ngôn từ bỗng thay đổi, thân mật và ngọt ngào: Bác đến chơi đây, ta với ta! Bao nhiêu nghèo thiếu, bao nhiêu lúng túng, ngượng ngùng bỗng tan đi hết, để cho tình bạn, tình người thăng hoa. Mọi của cải vật chất đều khồng còn ý nghĩa gì nữa. "Bác đến chơi đây, ta với ta" là đủ, là điểu mà tôi cần nhất, tôi khát khao, trông chờ nhất. Cụm từ ta với ta trong bài thơ này của Nguyễn Khuyến gợi nhớ đến cụm từ ta với tư trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, về ngôn ngữ, hai cụm từ đó hoàn toàn giống nhau. Nhưng về ý nghĩa thì chúng rất khác nhau. Đại từ ta trong thơ Thanh Quan dùng để nói chính nhà thơ, nói về một "cái tôi" riêng lẻ thầm kín buồn lặng, cỏ đơn. Hai chữ ta nhưng chỉ là một nghĩa. Còn ta trong thơ Nguyễn Khuyến là nói về hai người, nhà thơ và bạn. Nói về hai murời bằng một âm của một đại từ nhân xưng như thế, cụ Yên Đổ đã ca ngợi một tình bạn gắn bó, thân mật tường không thể tách rời, chia đôi. Thêm nữa, cụm từ ta với ta gắn với mấy tiếng trước Bác đến chơi đây và đặt sau những dòng thơ kể sự thiếu thốn vật chất bỗng như một tiếng cười xoà bật lên, thật là vui vẻ. Rõ ràng, tình bạn, tình người là quý nhất, cao hơn của cải, vật chất. Kết cấu thơ và cách dung từ, chơi chữ của nhà thơ đất Hà Nam thật tài hoa. Tóm lại, bài thơ được tạo ý bằng cách dựng lên một hoàn cảnh không có gì khi bạn đến chơi, để rồi hạ một câu kết: "Bác đến chơi đây ta với ta", nghe như một tiếng cười xoà, mà từ dó ấm lên một tình bạn đậm đà, hồn nhiên, dân dã, bất chấp mọi điều kiện. Từ tình bạn, bài thơ còn ẩn chứa một triết lí sâu xa: Tinh người cao hơn của cải. Lời thơ thuần Việt, giản dị, trong sáng và thật là nhuần nhi, dễ hiểu và dễ thuộc.
CHúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
Thảo Phương
22 tháng 10 2016 lúc 16:48

Sống trong ngọc đá kim cương

Không bằng sống giữa tình thương bạn bè

Câu ca dao đã nêu bật được một tình cảm thiêng liêng đáng quý - Tình bạn chân thành thắm thiết. Nguyễn Khuyến, một vị quan về ở ẩn mang nỗi cô đơn u hoài, sống hiu quạnh nơi nông thôn, cũng cảm xúc dạt dào khi gặp lại bạn cũ. Ta hãy lắng nghe tiếng nói chân thành mộc mạc của nhà thơ khi nói với bạn:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra hoa, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đây ta với ta

Bài thơ đã khơi dậy trong ta niềm xúc động trước tấm chân tình của nhà thơ Nguyễn Khuyến

Một chút nhẹ nhàng tự nhiên hóm hỉnh được tác giả mở đầu bằng câu thơ:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

 

Câu thơ như một lời chào hồ hởi thân mật vừa bộc lộ nỗi vui bất ngờ vừa tỏ ý trân trọng, quý mến bạn. Đã bấy lâu nay có nghĩa là một thời gian dài, một thời gian nhà thơ không gặp bạn, giờ đây có dịp gặp nhau làm sao mà không xúc động, không vui mừng cho được. Từ lúc cáo quan về vui sống với cảnh điền viên, ông chỉ biết lấy thiên nhiên làm bạn. Trái tim ông gửi trọn cho đất nước quê hương, nên tâm hồn luôn khắc khoải u hoài. Trong những giây phút ấy mà không ai không muốn có một người bạn để tâm sự, để an ủi. Người bạn đó đã đến với ông - Còn nỗi vui mừng nào hơn. Chính nỗi vui mừng, bất chợt mà Nguyễn Khuyên đã thốt ra lời bông đùa với bạn một cách dí dỏm cho thoả lòng trông đợi.

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có.

Mới nghe qua, ta thấy dường như nhà thơ tỏ ý làm tiếc rằng đã lâu lắm rồi bạn mới tới nhà vậy mà không có một thứ gì để tiếp, bạn để thết đãi bạn cả: chợ thì xa, người nhà trẻ con đều đi vắng cả, ao thì sâu mà nước lớn, nên không chài bắt được cá; vườn rộng thênh thang thì khó mà bắt được gà. Đến một cây cải, mớ cà hoặc một quả bầu, một trái mướp cũng không sẵn; thậm chí một miếng trầu để tiếp khách cũng không có. Tác giả đang phân trần, giải thích sự thiếu sót của mình. Thực ra đây chỉ là cách nói cường điệu như vậy mà đã đùa với bạn, vừa tỏ thái độ nhớ mong chờ đợi bấy lâu mà thôi. Và qua những lời trần tình ấy ta cũng hiểu được cuộc sống của tác giả ở làng quê: đạm bạc, giản dị, luôn gắn bó với nông thôn.

Nhịp thơ đều đặn 4-3 nhẹ nhàng êm ái như một lời thủ thỉ, kèm theo là nụ cười hóm hỉnh, cười vui của tác giả. Đối lập với những cái "không" ấy là cái có thật đáng quý.

Bác đến chơi đây, ta với ta...

Câu thơ bộc lộ thật rõ nét tình cảm chân thành của tác giả đối với bạn. Đó là một tình cảm thiêng liêng cao quý. Quan hệ bạn bè ở đây được xây dựng trên cơ sở vững chắc là tình cảm yêu thương chân thật không màng đến vật chất. Bác đến chơi đây không có gì cả, chỉ có ta với ta khiến ta nhớ đến câu kết trong bài Qua đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan khi đứng trước cảnh đèo ngang hoang vắng cô liêu, đang mang nặng một nỗi u buồn, niềm suy tư khôn cả, không thể tâm sự cùng ai, nên bà tự quay về với lòng mình “ta với ta”. Còn “ ta với ta” mà nhà thơ Nguyễn Khuyến sử dụng nhằm chỉ nhà thơ và người bạn tuy hai mà một, tuy một mà hai, nó gắn bó quyện chặt vào nhau, không gì chia cắt được. Ở đây chỉ có ta với ta nhưng lại có tất cả. Bởi vì tình bạn giữa ta với ta mới là cao quý, nó không đòi hỏi bất kì một điều kiện vật chất nào cả, thậm chí cả một miếng trầu làm đầu câu chuyện để tiếp bác cũng không. Qua đó ta mới thấy nghệ thuật trào lộng của Nguyễn Khuyến thật là hóm hỉnh nhẹ nhàng mà tế nhị sâu sắc.

Bài thơ thể hiện sự thành công của tác giả trong bút pháp trào phúng. Ngôn ngữ được sử dụng một cách đặc sắc. Tuy là bài thơ Đường với khuôn mẫu bó buộc nhưng lời thơ lại bình dị như lời ăn tiếng nói hằng ngày. Những sản vật của nông thôn được đưa vào thơ ông thật đậm đà hương vị làng quê. Ngôn ngữ quần chúng kết hợp với âm a (nhà, xa, cá, gà, hoa, ta) thể hiện rõ nét chất phác thật thà đôn hậu của một con người. Chính yếu tố âm điệu, nhịp điệu bài thơ phối hợp nhịp nhàng tạo ra một mạch thơ liên tục, thanh thoát, tự nhiên như lời nói chuyện tâm tình của nhà thơ với người bạn tri âm tri kỷ của mình.

Đây là một trong những bài thơ hay về tình bạn trong sáng chân thành thắm thiết của Nguyễn Khuyến. Bài thơ làm nổi bật một nét đẹp trong cuộc đời và thơ văn Nguyễn Khuyến. Ông xứng đáng là một nhà thơ của làng quê Việt Nam. Tình bạn cao cả tuyệt vời của nhà thơ sẽ là bài học giúp ta tìm và cảm nhận được những tình cảm thiêng liêng đáng quý đó.

 

Bình luận (0)
đỗ thu hằng
Xem chi tiết
Linh Phương
21 tháng 10 2016 lúc 20:56

Vì đó là khúc ngâm cứa sâu vào lòng người đọc nhiều nỗi niềm xót xa. Có người cho rằng đoạn trích này là của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, nhưng có người lại nói của Phan Huy Ích. Tuy nhiên của nhà thơ nào thì nó vẫn là những áng thơ phản ánh chân thực, sâu sắc nhất tình cảnh lẻ loi, đơn độc của người phụ nữ khi có chồng ra trận. Đoạn trích này thực sự đã lột tả được tình cảnh thê lương của những cặp vợ chồng trẻ trong năm tháng chiến tranh ác liệt.

Bình luận (0)
Trần Ngọc Linh
26 tháng 12 2016 lúc 19:42

vì chia tay là chỉ tạm xa và sẽ gặp lại, còn chia ly là cách xa và chưa chắc sẽ gặp lại nhau.

Bình luận (0)
Lan Anh Nguyễn
Xem chi tiết
Lê Dung
21 tháng 10 2016 lúc 14:46

Đối với bài này thì cái lí do cũng khá khó nghĩ đấy!
Có thể là hai anh em Thành Thủy viết thư cho nhau (tất nhiên là hai anh em biết nơi ở của nhau) rồi bàn chuyện Thành về thăm mẹ và em, Sau đó thì Thành cố gắng thuyết phục bố cho Thành xuống đó.
Diễn biến: Trên đường đi (tâm trạng lẫn lộn)
Khi gặp nhau: Trước tiên phải nói về cảm xúc (xúc động, không nói lên lời; Thủy òa khóc nức nở)
- Hỏi thăm về gia đình của nhau rồi 2 anh em nói chuyện, ôn lại kỉ niệm xưa
(Mình nghĩ nên để người mẹ tí nữa mới về)
- Hai mẹ con gặp nhau (tâm trạng)
- Đoạn mở đầu trong cuộc nói chuyện (hỏi thăm)
- Mẹ Nhận lỗi lầm của mình, xin lỗi các con
- Ba mẹ con nói chuyện với nhau
Lúc Thành về: KỂ về thái độ, tâm trạng của các nhân vật
Lời hứa của Thành (Chắc chắn trong 1 thời gian ngắn sẽ quay trở lại...)
Kể thêm mấy cái nữa

Bình luận (0)
Lê Dung
21 tháng 10 2016 lúc 14:47

Thành đứng dậy khỏi quán, vừa một bước xuống đường thì từ đâu, cái xe lao tới quệt cho một cái khiến anh ngã dúi dụi xuống. Anh không sao nhưng cái ba lô con cóc bạc màu xanh vừa đỡ cho an rách tan, văng ra tận lề đường cỏ mọc um kia. Chị chủ quán bật dậy phần vì chuyện xảy ra quá bất ngờ, phần vì nạn nhân đang bò lồm cồn về cái ba lô rách, lôi từ đó ra hai con búp bê vải cũng đã bạc màu. Chị đỡ Thành dậy, xách cái ba lô lên và ngạc nhiên nhìn hai con búp bê thốt:

 

- con búp bê, anh có con búp bê này ở đâu vậy?

- của Thuỷ. em gái tôi!

Thành đau đớn trả lời vì đau sau cái cú ngã và như bình thường khi ai đó nhắc lại kỉ niệm buồn đó. Vẻ mặt chị chủ quán dãn ra, rồi vui sướng nói:

- Anh Thành, phải anh không? Em Thuỷ đây! Anh còn nhớ em không?

- Vâng, tôi...- rồi như sực nhớ ra- Chị.. À không, Thuỷ, là em thật sao, em có khoẻ không, sao lại ra đây bán hàng, mẹ đậu rồi?

Thuỷ buồn bã ngước lên nhìn bầu trời chiều với sắc mây nhuộm đỏ mặt trời

- Mẹ ốm, mất lâu rồi anh ạ!

Thành cúi đầu, cái tin ấy không làm anh khóc, nhưng lòng anh chĩu nạng nỗi đau. Anh để Thuỷ dìu vào quán ngồi. Thuỷ rót nước mời anh. Thành đón chén nước, cúi nhìn màu nước trong suốt. Anh nhớ chuyện xưa, trong buổi chia tay ấy, anh nhìn Thuỷ khóc sưng húp hai con mắt, trèo lên xe đi; rồi cả chuyện hai anh em chia đồ chơi, Thuỷ cũng khóc. Đời anh toàn những chuyện buồn, không lúc nào vui vẻ cả. Anh quay lại nhìn Thuỷ, bắt đầu cuộc trò chuyện

- Em làm ăn thế nào rồi,...

Thành trò chuyện với em tới lúc trăng lên tới đỉnh ngọn tre. Anh ngồi ăn với em rồi ngủ luôn trong cái nơi nửa quán nửa nhà đó. Sau khi chia tay, anh nén nỗi đau, cố học hành để thi đố đại học cho vui lòng cha. Rồi anh về tìm gặp Thuỷ nhưng người ta bào Thuỷ theo mẹ đi nơi khác rồi. Lúc đó anh còn tự trách mình. Rồi anh lại về, vào được nghề báo rồi hôm nay về đây viết bài thì gặp Thuỷ. Mãi rồi Thành cũng ngủ được. Anh mơ anh và Thuỷ, cả bố và mẹ nữa, cùng sống hạnh phúc trong lâu đài cổ tích

Sáng hôm sau, Thành dậy khá sớm, để trò chuyện với Thuỷ và khuyên em cùng về với mình để chăm sóc bố. Thuỷ nhận lời, hai ngày nữa, sắp xếp công chuyện xong sẽ về, còn hôm nay, Thành phải lên xe đi trước, lần chia tay này không còn nước mắt

Bình luận (0)
Lê Dung
21 tháng 10 2016 lúc 14:48

Như thường lệ,hôm nay tôi cũng tới trường.Mới đó mà tiết học thứ ba đã kết thúc,cô giáo bước vào,cả lớp đứng dậy.Cô cất tiếng:
-Mời cả lớp ngồi xuống,cô sẽ trả bài kiểm tra toán hôm trước.
Cô nhận xét:
-Các em làm bài kiểm tra rất tốt nhưng có một bạn chưa đạt yêu cầu,chỉ được 4 điểm,đó là bạn Thành.Mời lớp trưởng lên phát bài kiểm tra.
Khi nghe cô giáo nói xong,cả lớp bàn tán xôn xao.Tôi sững sờ,buồn bã,không dám ngấc mặt lên nhìn ai nữa. Sau khi tan học,tôi cố gắng chạy về nhà thật nhanh để tránh đi sự trêu chọc của bạn bè.Trong chốc lát tôi đã về tới nhà,tôi ngồi xuống ghế và suy nghĩ về bài kiểm tra của mình.Dường như sau cái ngày mà Thủy về quê cùng với mẹ, tôi không còn chú ý tới việc học nữa.Sau cái bài kiểm tra toán tồi tệ đó,tôi tiếp tục nhận được nhiều bài kiểm tra điểm xấu.Tôi chán nản,không muốn đi học nữa.7 năm sau,tôi gia nhập vào một nhóm côn đồ.Một hôm tôi đang đi trên đường cùng nhóm côn đó thì có tiếng gọi:
-Anh Thành,anh Thành phải không?
Tôi quay ra sau :
-Cô là ai ?Sao lại biết tên tôi ?
Cô ta lại gần tôi và bảo :
-Em là Thủy,em gái của anh đây.Ngày đó,bố mẹ chúng ta ly hôn nên chúng ta phải chia cách.
Tôi ứa nứa mắt,chạy lại ôm chặt lấy Thủy:
-Thủy ơi anh nhớ em nhiều lắm.7 năm rồi anh em mình chưa gặp nhau nhỉ?Thôi bây giờ chúng ta về nhà nói chuyện đi.
Lúc đó,tôi không hề nhớ gì đến việc của bọn côn đồ giao cho tôi nữa.Về nhà,tôi cùng em ngồi xuống ghế để nói chuyện.Thủy cất tiếng hỏi:
-Lúc nãy hình như em thấy anh đi cùng với một nhóm côn đồ nào phải không ?Em mong anh hãy rời xa những người hư hỏng đó.
Tôi trả lời :
-Ừ,anh sẽ rời khỏi nhóm côn đồ đó.Mẹ và ông bà ngoại có khỏe không ?
Thủy đáp:
-Mẹ và ông bà ngoại cũng bình thường nhưng sau ngày đó mẹ không tập trung vào việc gì cả,có vẻ như mẹ rất hối hận khi quyết định rời xa anh và bố.
-Thế hả,bố chắc chắn cũng hối hận lắm,đêm nào cũng đưa ảnh mẹ ra ngắm nhìn rất mải mê.Em gọi điện về cho mẹ nói mẹ lên đây đi.
Thế là Thủy chạy lại chiếc điện thoại bàn,bấm máy gọi về cho mẹ.Gọi xong,Thủy nói là ngày mai mẹ sẽ lên.Tôi với Thủy lại ngồi xuống nói chuyện.Tổi hỏi :
-Bây giờ em làm nghề gì rồi ?
-Nhờ sự phát động của bảo chí nên em đã được đi học và bây giờ là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương.
-Thế thì tốt quá rồi-Tôi nói tiếp
Một lúc sau,bố tôi đi làm về và Thủy đứng dậy chào bố.Thủy và bố ngồi nói chuyện rất thân mật với nhau.Sáng sớm hôm sau,tôi cố ý dậy thật sớm nhưng đã thấy Thủy chuẩn bị đi chợ.Thủy đã đi chợ về và đi vào bếp để bắt đầu công việc nấu ăn.Đúng lúc đó,có một người phụ nữ cao ráo,gầy gò từ bên ngoài bước vào.Đó là mẹ,tôi ngơ ngác đến nỗi không nói được câu gì,tôi lí nhỉ chào.Mẹ hỏi thăm sức khỏe bố con tôi và vào bếp nấu ăn với Thủy.Bây giờ,mọi việc đã chuẩn bị xong,chỉ chờ bố về mà thôi.Một lúc sau,bố đi làm về,chúng tôi bắt đầu bữa ăn.Hôm đó,bữa ăn của chúng tôi rất vui vẻ ,đầy áp những tiếng cười,tình cảm gia đình.Ăn cơm xong,bố và mẹ vào phòng để nói chuyện.Một lát sau,bố và mẹ đi ra khỏi phòng với vẻ mặt rạng rỡ :
-Từ bây giờ trở đi,chúng ta lại chung sống với nhau.
Tôi và Thủy chạy lại ôm lấy cha mẹ.Gia đình tôi lại được chung sống với nhau còn tôi rời khỏi nhóm côn đồ đó và bắt đầu lại một cuộc sống mới.

Bình luận (2)
Portgas D Nam
Xem chi tiết
Linh Phương
20 tháng 10 2016 lúc 12:26

Mở bài :
- Trong thế giới loài hoa , mỗi loài có một vẻ đẹp và sắc thái riêng như hoa hồng thì ..... . hoa sen thì .......
- Thế mà tôi lại xao động trước một loài hoa dại bình thường - hoa xuyến chi 
Thân bài 
Tả bao quát :
- Là loài hoa dại . Nơi đâu nó cũng sống đc ( có thể thêm )
- Tả chung chung hoa
Tả chi tiết :
- Tả cánh hoa : tròn , màu trắng m*****n .
- Nh***** hoa : vàng ( bạn có thể xen thêm ong bướm ) thường có từ 3 5 cánh hoa
- thân hoa : nhỏ , gầy nhàu xanh
( bạn có thể tả thêm )
Kết bài :
- Nhiều ng` ko thích hoa vì vẻ ngoài của nó
- Hoa là 1 tấm gướng sáng cho chúng ta nói theo : sống dản d***** và thích nghi với mọi điều kiện sông
- Bạn có thể nêu thêm tình cảm của mình nha

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
Phan Ngọc Cẩm Tú
20 tháng 10 2016 lúc 9:50

1. Mở bài:

Giới thiệu cây tre và tình cảm của em với loài cây này 2. Thân bài:

- Miêu tả đặc điểm của cây tre: hình dáng, màu sắc, các bộ phận, môi trường sống …

- Vai trò của tre trong cuộc sống (chú ý nêu tình cảm của mình với các ý được nêu ra)

+ Vai trò của tre trong đời sống sinh hoạt hàng ngày

+ Vai trò của tre trong lịch sử dựng nước, giữ nước

- Tình cảm của mọi người dành cho tre

+ Tre đã là nguồn cảm hứng và trở thành đề tài, hình ảnh xuất hiện rất nhiều trong các tác phẩm nghệ thuật

+ Tre là người bạn thân thiết của người dân VN, trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp của con người VN, dân tộc VN.

+ Mối quan hệ, tình cảm, kỉ niệm của cá nhân em với cây tre

3. Kết bài

Khái quát tình cảm của em với cây tre.

Bạn có thế tham khảo. Chúc may mắn
Bình luận (0)
Portgas D Nam
24 tháng 10 2016 lúc 20:12

mọi người ai có bài văn biểu cảm này hay ko cho mk đi ( ktra 1 tiết nên đừng cho mk văn mậu ạ)

Bình luận (2)
trang
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
18 tháng 10 2016 lúc 21:27

1 Mở bài:
- Hoa đào là loài hoa đặc trưng của mùa xuân miền Bắc
- Thấy hoa đào nở là thấy xân về.
- Em thấy lòng mìn náo nức mỗi khi nhìn thấy cây đào trước ngõ.
2 Thân bài:
a) Cây đào nhìn từ xa:
- Cây đào do ông em trồng trước ngõ đã nhiều năm.
- Cây to , gốc sù sì , cành toả rộng.
- Mùa đông, cành cây đen đúa, khẳng khiu, nhìn gầy gò, không có sức sống.
- Khi có mưa xuân, càn cây bỗng mỡ màng và dịp tết đến cây nư một ngọn đèn hồng rực rỡ thắp sáng ngõ nhà em.
b) Cây đào nhìn cận cảnh:
- Ngày 28 tết, ông lựa cành đào đẹp nhất, cắt lấy cắm vào chiếc lục bình.
- Sắc hồng của hoa đào làm căn phòng thêm ấm cúng.
- Càn đào xoè ra với dáng vẻ tự nhiên không bị uốn nắn.
- Mỗi đoá hoa có năm cánh hồng nhạt mỏng manh.
- Nhuỵ hoa vàng tươi.
- Những bông hoa chen với nụ nở chi chít trên cành.
- Hoa đào cùng nhau trầm đèn nến tạo nên không khí tết thật đầm ấm.
3 Kết bài:
- Em rất yêu cây đào trước ngõ.
- Loài hoa mang đến niềm vui năm mới.
- Em chăm sóc cây đào để mỗi mùa xuân nó lại nở hoa
      

Bình luận (0)
Linh Phương
18 tháng 10 2016 lúc 21:57

a) MB: Giới thiệu về hoa sen: gắn liền với con người VN
b) TB: -Nguồn gốc: Có truyền thống lâu đời, có nguồn gốc từ Châu Á
-Ý nghĩa: + Chiếm một vị trí cố xưa trong tất cả nền văn hóa đặc biệt của phật giáo
+ Là biểu tượng của người con gái VN
+ Là quốc hoa của nước ta
-Cấu tạo: gồm cuống đài cánh và nhụy
+ Cánh và nhụy cấu tạo thành một hoa sen với một vẻ đẹp thanh thoát
+ Hoa sen được đỡ bằng một cuống hoa dài và đưa sen mọc lên trên mặt nước để khoe vẻ đẹp thanh thoát của mình
+ Lá sen rất xanh và lớn. Trên mặt lá có một lớp nhung trắng, khi có ánh nắng chiếu vào làm cho lớp nhung đó óng ánh li ti huyền ảo rất đẹp
-Công dụng: có rất nhiếu công dụng
+ Dùng để trang trí làm cho ngôi nhà thêm đẹp và trang trọng
+ Hạt sen nhỏ màu vàng là loại thuốc rất tốt để chửa bệnh mất ngủ, suy nhược,...
+ Cánh và gạo sen dùng để làm trà ăn với cốm thì rất tuyệt
+ ... ... ...
c) KB: Khẳng định lại giá trị của hoa sen

CHúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
Trang Seet
2 tháng 11 2016 lúc 12:07
Dễ thôi mà bạn
Bài nì mình làm đc điểm cao lém ( nhưng hổng nhớ mấy ^^" )
Mình làm dàn ý chi tiết nha
Mở bài :
- Trong thế giới loài hoa , mỗi loài có một vẻ đẹp và sắc thái riêng như hoa hồng thì ..... . hoa sen thì .......
- Thế mà tôi lại xao động trước một loài hoa dại bình thường - hoa xuyến chi
Thân bài
Tả bao quát :
- Là loài hoa dại . Nơi đâu nó cũng sống đc ( có thể thêm )
- Tả chung chung hoa
Tả chi tiết :
- Tả cánh hoa : tròn , màu trắng mịn .
- Nhị hoa : vàng ( bạn có thể xen thêm ong bướm ) thường có từ 3 5 cánh hoa
- thân hoa : nhỏ , gầy nhàu xanh
( bạn có thể tả thêm )
Kết bài :
- Nhiều ng` ko thích hoa vì vẻ ngoài của nó
- Hoa là 1 tấm gướng sáng cho chúng ta nói theo : sống dản dị và thích nghi với mọi điều kiện sông
- Bạn có thể nêu thêm tình cảm của mình nha

Viết mỏi tay quá ^^ 
Bình luận (0)
Portgas D Nam
Xem chi tiết
Phương Thảo
18 tháng 10 2016 lúc 21:40

nhiều ng làm lắm rồi bn ạ 

Bình luận (0)
Linh Phương
19 tháng 10 2016 lúc 19:27

trên này đã có rất nhiều bài tương tự rồi bạn ạ. Bạn ấn vào câu hỏi tương tự để tìm đáp án phù hợp cho bạn nhé!

Bình luận (2)
Portgas D Nam
19 tháng 10 2016 lúc 21:30

mấy bạn cho mk cái link đi mk ko thấy bài nào như vậy cả :3

 

Bình luận (3)
Portgas D Nam
Xem chi tiết
Linh Phương
18 tháng 10 2016 lúc 21:58

Nó gầy nhưng khỏe ==> sức khỏe của nó ==> ý khen

Nó khỏe nhưng gầy ==> sức yếu của nó ==> ý chê

Bình luận (1)