Văn mẫu lớp 6

xinhxinhđángyêu
Xem chi tiết
Bùi Thị Hải Châu
23 tháng 2 2017 lúc 18:58

Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ thật thiêng liêng, cao cả. Bác lo cho việc nước, việc quân. Bác không ngần ngại hy sinh gian khổ để trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Bác đã thức suốt đêm trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ… trong lúc mọi người đang say giấc ngủ. Bác thức vì thương chiến sĩ trong khói lửa chiến tranh, thương đoàn dân công đang ở ngoài rừng ướt lạnh. Hình tượng Bác – hình tượng người cha của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thật giàu lòng nhân ái.

Bình luận (0)
Leona
Xem chi tiết
Lê Ngọc Cương
3 tháng 3 2017 lúc 20:05

Em được sống trong vòng tay âu yếm của gia đình. Nhưng đối với em , mẹ vẫn là người em yêu quý nhất.Mẹ thương em lăm, khi em bị ốm mẹ luôn ở bên em động viên, chăm sóc và lo cho em từng viên thuốc , ăn từng thìa cháo , mất ăn , mất ngủ từng ngày vì phải chăm sóc cho em .

Năm nay mẹ em đã ngoài ba mươi tuổi . Khi em bị ốm , đôi mắt mẹ đen láy , thâm quầng, ánh lên sự âu yếm. Mọi khi mái tóc mẹ mượt mà nhưng hôm nay tóc mẹ lại rối lên buộc gọn sau gáy. Mẹ lo cho em mà mẹ quên mất mình.Mẹ không cao lắm , dáng mẹ mảnh mai nhỏ nhăn. Mẹ hay lấy khăn ướm nướclau toàn thân cho em để em hạ nhiệt. Nhiều lúc , em đi bệnh viện , mẹ đã khóc, những giọt nước mắt của mẹ nghẹn nghào vì sợ em sẽ không khỏi. Sau đó mẹ hát cho em nghe, giọng hát của mẹ ngân nga như tiếng chuông đổ chùa giúp em có thể ổn định lại tinh thần.Em được mẹ đút cháo cho em ăn, em ăn từng muỗng như hồi còn bé . Khi em ăn gần hết chén cháo emvui lắm. Rồi mẹ cho em uống thuốc. Da mẹ sạm lại , khuôn mặt mẹ xanh xao , mẹ luôn đọng viên em để em hết bệnh rồi còn đi học với các bạn nữa chứ. Mẹ lo cho em đến nỗi mồ hôi của mẹ làm ướt đẫm chiếc áo ngủ.

Sáng hôm sau, bạn bè đến nhà thăm em , hỏi thăm sức khỏe của em nhưng lúc đó em rất vui vì em đã khỏi. Nhưng mẹ thì lại rất mệt vì đêm qua phải tần tảo chăm sóc cho em. Hôm đó em có một điểm mười để tặng mẹ . Mẹ rất vui sướng.

Tình cảm của mẹ như biển cả bao la .Mẹ là người giúp em vươn lên trong cuộc sống.Em sẽ không bao giờ bị bệnh nữa và cố gắng ăn thật nhiều vào để mẹ không phải khổ như ngày hôm đó.Em sẽ học thật giỏi để sau này kiếm thật nhiều tiền để giúp mẹ không phải làm việc vất vả nữa đâu. Yêu mẹ biết bao nhiêu , mẹ ơi!

Bình luận (0)
Monkey D. Luffy
Xem chi tiết
Đinh Hải Ngọc
22 tháng 2 2017 lúc 17:04

Sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ

Cơ chế: "Một tay" (B)=>hình ảnh mẹ Suốt (A)

Gía trị tu từ

+ Nhận thức : Sự cảm phục của nhà thơ trước hình ảnh người mẹ Suốt

Bình luận (0)
Khởi My và Kelvin Khánh
Xem chi tiết
Bastkoo
25 tháng 1 2017 lúc 9:37

Bạn tham khảo tại đây nhé : Soạn bài nhân hóa

Bình luận (1)
LÊ NGUYỄN HÀ GIANG
25 tháng 1 2017 lúc 9:46

hãy tả cảnh một phiên chợ tết

giúp mik nhakhocroikhocroikhocroi

Bình luận (1)
Em Cuồng Xô
Xem chi tiết
Thùy Châm
10 tháng 1 2020 lúc 15:19

Quê hương là nguồn cảm hứng vô tận của các nhà thơ , nhà văn.Quê hương với mỗi người thật giản dị ,thân thương.Yêu quê hương là yêu con đường đến trường, là yêu những mái nhà tranh, là yêu cánh đồng lúa chín...Nhà văn nỗi tiếng Ê-ren-bua đã từng nói:"Suối chảy vào sông, sông chảy ra biển, tình yêu tổ quốc bắt nguồn từ tình yêu những thân thuộc quanh mình.Tình yêu tổ quốc bao giờ cũng bắt nguồn từ tình yêu quê hương giản dị. Có những so sánh hình ảnh quê hương thật gần gũi. Nhà thơ Đỗ Trung Quân chắc phải yêu quê hương mình lắm thì mới so sánh đẹp và dễ đi vào lòng người như vậy. Quê hương tưởng chừng như một định nghĩa khó giải thích nhưng tại sao trong bài thơ của tác giả Đỗ Trung Quân lại dễ gần đến như vậy?

"Quê hương là chùm khế ngọt"-Là 1 chùm khế nhỏ bé, thơm ngọt, mát lành, là 1 thứ quà quê bình dị mà chứa chan tình thương yêu, nó quá đỗi bình thường mà sao lại khiến lòng ta bồi hồi, day dứt và nhớ thương?Có lẽ là từ vị ngọt của khế, hương vị của tình thương thắm thiết, hương vị của góc vườn đầy hoa lá, chắc chỉ có thể là quê hương mới đem lại cho ta cảm giác yên bình ấy!Và cả những hình ảnh giợ nỗi nhớ thương đến những kỉ niệm tuổi thơ:"Cho con chèo hái mỗi ngày".Tuy chỉ là 1 câu nói bình thường về hoạt động nhỏ bẻ nhưng đã đưa đẩy lòng ta đến xao xuyến.

Đấy là quê hương, là con đường đến trường mỗi ngày cùng đám bạn, nô dùa, vui tươi, rợp bướm vàng bay.Hình ảnh con bướm vàng là hình ảnh đầy thân thuộc mà chỉ có ở quê hương mới thấy, chứ nơi đô thị sao mà tìm thấy được? Nhà thơ Giang Nam nhớ về tuổi thơ"Có những ngày chốn học ra bờ ao bắt bướm, mẹ bắt được chưa đánh roi nào đã khóc",nhà thơ Huy Cận nhớ đến"Một buổi trưa, không biết là thời nào, có tiếng cu gáy, có bướm vàng bay".Những điều ấy chẳng chứng minh cho ta thấy con đường quê lắm bùn, lắm cỏ mà còn khắc ghi đậm sâu trong trái tim hơn cả những con đường nơi thành thị nhẵn bóng, sạch sẽ.

Quê hương xuất hiện với những cánh diều bay bổng trên trời. Có ai vẽ tranh tuổi thơ dắt trâu ra đồng mà lại không có cánh diều không? cccccCó đứa trẻ ở quê nào mà không biết đến diều không? Đấy, cánh diều hay còn là đôi cánh khổng lồ trowrchowr những khát vọng, kỉ niệm, tuổi thư.Sự bình dị mà lại chất chứa điều hạnh phúc tưởng như sẽ không tìm đến được.

Hình ảnh quê hương đẹp đẽ, thiêng liêng là hình ảnh ngọt ngào thình thương yêu bình dị gắn với cây cầu tre nhỏ bắc qua con sông với nón lá mẹ đội, nón lá có giọt mồ hôi khó nhọc của mẹ vì các con.

Và còn gì đẹp hơn ánh trăng ở quê hương? Ánh trăng khổng lồ, sáng lung linh rọi qua từng xomms nhỏ,hương hoa cau rụng thơm ngát cbay vào không chung.

Vâng, quê hương quả tuyệt đẹp như vậy đấy! Tác giả Đỗ Trung Quân đã thành công trong những hình ảnh so sánh bình dị, mộc mạc mà thắm thiết, rung động lòng người. Bài thơ còn như sự nhắc nhở những người xa quê đừng quên cội nguồn của mình, đừng quên tuổi thơ với quả khế ngọt, con đường đi học, con diều biếc, cây cầu tre nhỏ,...

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Quang Anh
Xem chi tiết
Trần Minh Hoàng
21 tháng 2 2017 lúc 11:11

Dế Mèn phiêu lưu kí là một truyện viết cho thiếu nhi rất đặc sắc của Tô Hoài, ơ đấy, nhà văn đã xây dựng một thế giới loài vật thật phong phú, sinh dộng, giàu ý nghĩa xã hội. Riêng em, tác phẩm dã để lại dấu ấn thật sâu đậm bởi hình tượng nhân vật chính: chú Dế Mèn với những nét tính cách, phẩm chất thật đáng yêu, đáng quý.

An tượng đầu tiên mà Dế Mèn đã để lại trong em là hình ảnh một chàng dế thanh niên cường tráng. Với “đôi càng mẫm hóng, đôi cánh dài phủ kín xuống tận chấm đuôi, thân hình rung rinh một màu nâu hóng mỡ ưa nhìn, sợi râu dài một vẻ rất đỗi hùng dũng”. Dế Mèn đã thật sự là niềm kiêu hãnh của xã hội loài vật trong tác phẩm của Tô Hoài, vẻ đẹp bên ngoài dẫu không vĩnh cửu song rất dễ chinh phục, hấp dẫn người khác ở lần gặp đầu tiên. Dế Mèn đã làm em mến mộ ngay từ những trang đầu tiên của tác phẩm như vậy đó.

Nét đẹp tâm hồn càng làm em yêu quý ở Mèn là tính thích sống tự lập. vẫn biết đó là “tục lệ lâu đời” của họ nhà dế nhưng nếu không ý thức một cách sâu sắc, không ham muốn chân tình thì đã không có một Dế Mèn hăm hở, háo hức, “hì hục đào đất” để tạo dựng, xây cất cho mình một ngôi nhà xinh xắn đến vậy. Hình ảnh Dế Mèn sau một ngày làm việc vất vả lại họp cùng anh chị em hàng xóm ca hát say sưa thật là đẹp và đáng yêu làm sao. Tình yêu cuộc sông và tính tự lập của Mèn từ bé thật đáng để tuổi thơ chúng em học tập, nuôi dưỡng tâm hồn.

Đọc Dế Mèn phiêu lưu kí, có bạn nhỏ đã cảm thấy ghét thói hung hăn hống hách, kiêu căng của Mèn. Nhưng riêng em, thì không có ý nghĩ ấy. Không biết vì Mèn có quá nhiều cái tốt, cái đẹp mà em có thể bỏ qua thói xấu ấy ở Mèn. Có thể vì do em cho là tính xốc nổi, bồng bột của tuổi thơ thì ít nhiều ai mà không có, nên em thông cảm cho Mèn. Hậu quả của trò chơi trêu chọc chị Cốc để thỏa cái thói hống hách ấy ở Mèn gây ra cái chết thương tâm của Dế Choắt cũng đã khiến Mèn âm thầm hối hận lắm, Khi vào cuộc chơi, Mèn khoái chí, hả hê bao nhiêu thì giờ đây, trước thân thể gầy yếu đang nằm thoi thóp của Dế Choắt, Mèn lại thấy tội nghiệp cho Choắt bây nhiêu. Nghe lại lời than của Mèn: “Nào tôi đâu biết cơ sự ra nông nỗi này! Tôi hối lắm! Tôi hối hận lắm! Anh mà chết là chỉ tại tôi cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ”, em thật sự hiểu và yêu Mèn hơn. Bởi, sớm biết ăn năn, hối lỗi đâu phải ai ai cũng có. Bồng bột, xốc nổi là hiện tượng chứ không phải là bản chất của Mèn. ơ Mèn, cái tình sâu nặng, trọn vẹn mới thật là đáng quý, đáng trân trọng.

Sau bài học đầu đời thấm thìa, chán cảnh sống quẩn quanh, tầm thường bên bờ ruộng. Dế Mèn cất bước ra đi phiêu lưu để mở rộng tầm mắt, để tìm ý nghĩa cuộc đời. Trên đường phiêu lưu, Dế Mèn đã thấy nhiều cảnh lạ, gặp nhiều chuyện rủi, chuyện may. Dế Mèn kết làm anh em với Dề Trũi, cùng Dế Trũi đi đậy đó, trôi dạt nhiều nơi. Chính trong cuộc phiêu lưu ấy, cái tình thủy chung, son sắt của Dế Mèn đối với bạn càng làm em ;cúc động vô cùng. Hình ảnh Mèn cõng Trũi vượt khỏi sự đe dọa của vương quốc Êch Cốm; sự xuất hiện của Mèn trên võ đài kịp thời để cứu nguy cho Trũi, chuẩn bị giao đấu với võ sĩ Bọ Ngựa để tranh chức thủ lĩnh tổng Châu Chấn., chính là vẻ đẹp hình thể, về tài năng diệu kì, về những đường võ đẹp mắt và thật sự trân trọng, kính phục nhân cách cao cả của Mèn: sống trọn tình, trọn nghĩa.

Một điểm nữa ở Mèn càng làm cho em khâm phục, đấy là Mèn sống dũng cảm, trung thực, giàu nghị lực và say mê lí tưởng cháy bỏng. Trước những điều ngang trái, bất công ở đời, Mèn bất bình và sẵn sàng ra tay dẹp bằng chính tài năng của mình. Trong cuộc phiêu lưu ấy, Mèn đã từng bị bắt giam trong hầm kín của lão Chim Trả, trải qua nhiều khó khăn, nguy hiểm nhưng Mèn đã không nản lòng, không lùi bước. Nghị lực sống mãnh liệt đó thật đáng để chúng ta kính nể.

Lí tưởng cao đẹp mà Mèn xây đắp: muôn loài cùng nhau kết anh em càng làm cho em trân trọng, yêu quý Mèn hơn. Thì ra, trong trái tim bé nhỏ ấy vẫn luôn dạt dào nhịp đập của cuộc sống, cho con người. Cuộc hành trình của Mèn về đất Kiến, kêu gọi sự giúp đỡ của Kiến để thực hiện lí tưởng cao đẹp đâu chỉ cho ta thấy Mèn thông minh như thế nào mà còn là một biểu hiển đẹp của tình yêu lí tưởng và khát vọng hòa bình thật đáng trân trọng. Lẽ sống của Mèn thật đáng để mọi người, nhất là tuổi trẻ noi theo.

Gấp lại trang sách nhỏ của nhà văn lớn Tô Hoài, trong em lại hiện lên rất rõ hình ảnh của chú Dế Mèn thật đẹp, thật đáng quý, đáng yêu. Và em nghĩ rằng, tất cả những ai yêu văn học, yêu những khát vọng cao cả đều có cùng suy nghĩ và tình cám như em vậy về nhân vật chính của Dế Mèn phiêu lưu kí.

Bình luận (0)
Alan Walker
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
20 tháng 2 2017 lúc 19:05

Đêm đã về khuya rồi. Ngoài trời gió lồng lộng thổi. Không còn tiếng chim kêu lích chích trong tán cây. Cảnh rừng Việt Bắc âm u, tĩnh mịch quá!

Chẳng biết vì sao, tôi không ngủ được. Tôi suy nghĩ cho trận chiến nay mai, chiến dịch Điện Biên Phủ. Đang nghĩ ngợi mông lung thì tôi nghe có tiếng sột soạt rất khẽ. Tôi nhôm dậy. Là Bác ư? Khuya rồi, sao Người chưa ngủ nhi?

Bác ngồi yên lặng bên cạnh bếp lửa hồng, vẻ mặt của Bác trầm ngâm như đang suy nghĩ việc gì đó. Ngoài mái lều tranh cũ nát, mưa rơi lâm thâm, dai dẳng. Tôi ngước mắt nhìn Bác, càng nhìn, tôi càng thấy thương Bác hơn. Bác như một người cha vậy. Người cha ấy đang nhóm lửa cho tôi và đồng đội nằm ấm.

Sau đó, Bác đi dém chăn cho chúng tôi: từng người một. Như sợ các anh em giật mình, Bác nhón chân nhẹ nhàng, thật nhẹ. Bóng Bác ánh lên trước ngọn lửa, cao lồng lộng, bao trùm cả cán lều. Tôi có cảm giác mơ màng cái bóng của Bác như làm chúng tôi ấm áp hơn cả ngọn lửa hồng đang cháy hừng hực kia.

Thổn thức nỗi lòng, tôi thầm thì hỏi:

– Bác ơi, Bác chưa ngủ ạ? Bác có thấy lạnh không?

Bác nhìn tôi, mỉm cười rồi trả lời bằng một giọng ấm áp:

– Ừ, Bác chưa ngủ đâu. Chú cứ ngủ cho đẫy giấc, để mai còn đi đánh giặc nữa chứ

Đêm nay, Bác không ngủ vì Bác là người luôn lo cho mọi người hơn bản thân

Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt, nhưng vẫn bồn chồn. Tôi năm mà vẫn lo Bác ốm, lòng tôi cứ bộn bề. Chiến dịch còn dài lắm! Rừng Việt Bắc lám dốc, lắm ụ. Nếu Bác cứ không ngủ suốt thế này, thì Bác lấy sức đâu để mà đi? Thế rồi tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.

Lần thứ ba tôi thức giấc thì đã canh tư. Nhìn thấy Bác vẫn đang ngồi, tôi hoảng hốt, giật thót mình. Bác vẫn chưa ngủ ư? Trời sắp sáng rồi!!! Tôi vội vã:

– Bác ơi, trời sắp sáng rồi, Bác hãy ngủ để sáng mai có sức mà đi!

Vẫn bằng giọng dịu dàng, Bác nói với tôi:

– Chú cứ ngủ đi, còn Bác thức thì cứ mặc Bác. Bác không ngủ được đâu! Bác đang nghĩ về đoàn dân công, trời mưa như thế này, chắc họ lạnh lắm. Bác chỉ mong trời sáng cho nhanh thôi. Không biết các cô chú ấy có sao không?

Tôi chợt hiểu ra, Bác thức vì chuyện ấy. Bác không chỉ chăm lo cho chúng tôi mà còn lo lắng cho cả những người ở xa chưa hề được gặp Bác. Tấm lòng của Bác thật cao cả. Lòng tôi vui sướng tràn trề và tôi quyết định thức luôn cùng với Bác.

Đêm nay, Bác không ngủ vì Bác là người luôn lo cho mọi người hơn bản thân. Bác là người Cha già của nhân dân Việt Nam – Vì Bác là Hồ Chí Minh.

Bình luận (0)
Lê Thiên Anh
20 tháng 2 2017 lúc 19:09
Sau những ngày hành quân vất vả, đơn vị dừng chân ở một cánh rừng và nghỉ lại trong túp lều tranh trống trải, đơn sơ.

Hôm đấy trời mưa lâm thâm, những hạt mưa dày phủ lên trên mái lều. Gió lùa qua khe cửa, rút từng hồi, hú từng cơn. Không gian lạnh tái tê, thỉnh thoảng có những làn gió thôi vào lạnh buốt như ***** da cắt thịt, Đêm tối sâu thăm thẳm, đêm đã khuya, các anh chiến sĩ đều đã ngủ sau.

Bên bếp lửa, Bác vẫn thao thức chưa ngủ. Ánh lửa bập bùng, ngọn lửa hồng cháy rực sưởi ấm, xua tan đi cái lạnh giá của mùa đông. Dáng Bác ngồi trầm ngâm, vẻ mặt suy tư nghĩ ngợi. Bác mặc bộ quần áo xanh đã sờn, bạc màu theo thời gian.

Người đã già đi nhiều, đôi mắt sáng như sao đã có nhiều nếp nhăm, thâm quầng trũng sâu của những đêm thao thức không ngủ.

Bác cho thêm củi vào lửa, tiếng nổ lách tách, , bếp lử hồng rực lên. Rồi Bác đứng lên đến chố các anh ân cần, nhẹ nhàng đặp lại chăn cho từng người. Bác nhón chân nhẹ nhàng sợ các anh thức giấc. Bác yêu thương, lo lắng cho các anh bộ đội như tình cảm của người Cha đối với các con. Chợt, một anh đội viên thức dậy, thấy Bác vẫn chưa ngủ thổn thức cả nỗi lòng anh hỏi nhorL "Bác ơi, sao bây giờ Bác vẫn chưa ngủ, ngoài trời vẫn mưa, Bác có lạnh không?"
Giọng Bác ấm áp, hiền từ nói: "Chú cứ việc ngủ ngon, ngày mai còn đi đánh giặc, chú không phải lo đâu!".

Anh nhỏ nhẻ: "Vâng ạ, nhưng trong lòng vẫn bồn chồn.
Được ở bên Bác anh bộ đội cảm nhận tình yêu thương bao lao vô bở bến còn ấm hơn mọi ngọn lửa.
Chiến dịch vốn còn dài, còn nhiều gian khổ, khó khăn, đường đi thì hiểm trở, lắm dốc, lắm ụ. Bác không ngủ lấy sức đâu mà đi? Cuộc kháng chiến còn trường kì, vì vậy Bác không thể ngủ được.

Gà đã gáy canh ba, rừng khuya sâu thăm thẳm, vắng lặng, vậy mà Bác vẫn chưa ngủ. Thức dây sau lần thứ ba, anh bội viên hốt hoảng giật mình vì Bác vẫn chưa ngủ. Bác vẫn ngồi đó, vẻ mặt đinh ninh, chòm sâu im phăng phắc. Anh đội viên quá lo lắng, nằng nặc mời Bác ngủ: "Mời Bác ngủ Bác ơi, trời sắp sáng rồi"

Lần này, Bác mới thổ lộ rõ tâm tình của mình: " Chú cứ việc ngủ ngon đi, Bác thức thì mặc Bác, Bác mà ngủ thì thấy không anh lòng, Bác lo cho dân, cho nước, lo cho các anh đối mặt với nhiều khó khăn" "Bác lo cho đoàn dân công phải ngủ ngoài rừng không đủ chăn chiếu, trời thì mưa rét làm sao cho khỏi ướt" Bác chỉ mong trời mau sáng để các anh đỡ lạnh. Giọng nói của Người xót xa đầy yêu thương.

Anh đội viên cảm động, thức luôn cúng Bác. Bên ngoài, trời sắp sáng, bếp lửa cũng sắp tàn. Vậy là trọn cả một đêm Bác không ngủ.

Tấm lòng của Bác bao la, rộng lơn như biển cả mệnh mông. Suốt một đời Bác vì dân vì nước, hi sinh hết thảy chỉ quên mình. Em rất yêu quý và kính trọng Bác - vị cho già kính yêu của dân tộc.

Đêm nay chỉ là một trong vô số đêm Bác không ngủ nên đối với Bác chỉ là lẽ thường tình.

Bình luận (0)
Phương Trâm
20 tháng 2 2017 lúc 21:34

Đêm đã về khuya rồi. Ngoài trời gió lồng lộng thổi. Không còn tiếng chim kêu lích chích trong tán cây. Cảnh rừng Việt Bắc âm u, tĩnh mịch quá!

Chẳng biết vì sao, tôi không ngủ được. Tôi suy nghĩ cho trận chiến nay mai, chiến dịch Điện Biên Phủ. Đang nghĩ ngợi mông lung thì tôi nghe có tiếng sột soạt rất khẽ. Tôi nhôm dậy. Là Bác ư? Khuya rồi, sao Người chưa ngủ nhi?

Bác ngồi yên lặng bên cạnh bếp lửa hồng, vẻ mặt của Bác trầm ngâm như đang suy nghĩ việc gì đó. Ngoài mái lều tranh cũ nát, mưa rơi lâm thâm, dai dẳng. Tôi ngước mắt nhìn Bác, càng nhìn, tôi càng thấy thương Bác hơn. Bác như một người cha vậy. Người cha ấy đang nhóm lửa cho tôi và đồng đội nằm ấm.

Sau đó, Bác đi dém chăn cho chúng tôi: từng người một. Như sợ các anh em giật mình, Bác nhón chân nhẹ nhàng, thật nhẹ. Bóng Bác ánh lên trước ngọn lửa, cao lồng lộng, bao trùm cả cán lều. Tôi có cảm giác mơ màng cái bóng của Bác như làm chúng tôi ấm áp hơn cả ngọn lửa hồng đang cháy hừng hực kia.

Thổn thức nỗi lòng, tôi thầm thì hỏi:

– Bác ơi, Bác chưa ngủ ạ? Bác có thấy lạnh không?

Bác nhìn tôi, mỉm cười rồi trả lời bằng một giọng ấm áp:

– Ừ, Bác chưa ngủ đâu. Chú cứ ngủ cho đẫy giấc, để mai còn đi đánh giặc nữa chứ

Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt, nhưng vẫn bồn chồn. Tôi năm mà vẫn lo Bác ốm, lòng tôi cứ bộn bề. Chiến dịch còn dài lắm! Rừng Việt Bắc lám dốc, lắm ụ. Nếu Bác cứ không ngủ suốt thế này, thì Bác lấy sức đâu để mà đi? Thế rồi tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.

Lần thứ ba tôi thức giấc thì đã canh tư. Nhìn thấy Bác vẫn đang ngồi, tôi hoảng hốt, giật thót mình. Bác vẫn chưa ngủ ư? Trời sắp sáng rồi!!! Tôi vội vã:

– Bác ơi, trời sắp sáng rồi, Bác hãy ngủ để sáng mai có sức mà đi!

Vẫn bằng giọng dịu dàng, Bác nói với tôi:

– Chú cứ ngủ đi, còn Bác thức thì cứ mặc Bác. Bác không ngủ được đâu! Bác đang nghĩ về đoàn dân công, trời mưa như thế này, chắc họ lạnh lắm. Bác chỉ mong trời sáng cho nhanh thôi. Không biết các cô chú ấy có sao không?

Tôi chợt hiểu ra, Bác thức vì chuyện ấy. Bác không chỉ chăm lo cho chúng tôi mà còn lo lắng cho cả những người ở xa chưa hề được gặp Bác. Tấm lòng của Bác thật cao cả. Lòng tôi vui sướng tràn trề và tôi quyết định thức luôn cùng với Bác.

Đêm nay, Bác không ngủ vì Bác là người luôn lo cho mọi người hơn bản thân. Bác là người Cha già của nhân dân Việt Nam – Vì Bác là Hồ Chí Minh.

Bình luận (0)
Ngô Thục Chân
Xem chi tiết
Golden Darkness
19 tháng 2 2017 lúc 20:35

Đêm đã khuya. Cảnh vật chìm trong bóng tối. Thỉnh thoảng văng vẳng đâu đó tiếng vỗ cánh của loài chim ăn đêm. Tiếng mưa rơi tí tách trên mái lán. Đồng đội của tôi đang ngủ say sau một ngày hành quân vất vả. Tôi trở mình, quay mặt về phía đông lửa và lặng lẽ nhìn Bác – người Cha già kính yêu của quân đội và nhân dân Việt Nam. Bác khơi cho bếp lửa cháy bùng lên, hơi ấm toả khắp căn lều dã chiến. Rồi Bác đi dém chăn cho từng chiến sĩ. Bác coi trọng giấc ngủ của bộ đội nên nhón chân rất nhẹ nhàng, cố gắng không gây ra tiếng động. Bác ân cần săn sóc các chiến sĩ, không khác gì bà mẹ hiền thương yêu lo lắng cho đàn con.

Tôi dõi theo từng cử chỉ của Bác mà trong lòng trào lên tình cảm yêu thương và biết ơn vô hạn. Ánh lửa bập bùng in bóng Bác lồng lộng trên vách nứa đơn sơ. Tình thương của Bác đã sưởi ấm trái tim chiến sĩ trước giờ ra trận. Tôi cảm thấy mình như được che chở trong tình thương bao la, nồng đượm ấy. Lòng tôi bồi hồi, rưng rưng một niềm xúc động. Tôi thì thầm hỏi nhỏ:

– Thưa Bác, sao Bác chưa ngủ ạ? Bác có lạnh lắm không?

Bác không trả lời câu hỏi của tôi mà ân cần khuyên nhủ:

– Chú cứ việc ngủ ngon, để lấy sức ngày mai đánh giặc!

Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt mà lòng vẫn thấp thỏm không yên. Những chiến sĩ trẻ chúng tôi sức dài vai rộng, còn Bác vừa yếu lại vừa cao tuổi.

Thời gian vẫn âm thầm trôi qua. Trời đang chuyển dần về sáng. Lần thứ ba thức dậy, tôi giật mình thấy Bác vẫn ngồi im như pho tượng, đôi mắt trĩu nặng suy tư đăm đăm nhìn ngọn lửa hồng. Không thể đành lòng, tôi bèn lên tiếng:

– Thưa Bác! Xin Bác chợp mắt một chút cho khỏe ạ!

Bác cất giọng trầm ấm bảo tôi:

Cháu đừng bận tâm! Bác không thể yên lòng mà ngủ. Trời thì mưa lạnh thế này, dân công ngủ ngoài rừng, tránh sao cho khỏi ướt?! Bác nóng ruột lắm, chỉ mong trời mau sáng!

Nghe Bác nói, tôi càng hiểu tình thương của Người sâu nặng, bao la biết chừng nào! Bác lo cho chiến sĩ, dân công, cũng là lo cho chiến dịch, cho cuộc kháng chiến gian khổ mà anh dũng của toàn dân. Tình thương ấy bao trùm lên đất nước và dân tộc.

Sung sướng và tự hào biết bao, tôi được làm người chiến sĩ chiên đấu dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, của Bác! Bác đã khơi dậy trong tôi tình đồng đội, tình giai cấp đẹp đẽ và cao quý. Không đành lòng ngủ yên trong chăn ấm, bên bếp lửa hồng, khi những đồng đội của mình còn phải chịu bao gian khổ, tôi thức luôn cùng Bác. Dường như hiểu được lòng tôi, những ngọn lửa hồng cũng nhảy múa reo vui và càng thêm rực sáng.

Bình luận (0)
trần vân hà
19 tháng 2 2017 lúc 22:50

ô-kê

Bình luận (0)
VƯƠN CAO VIỆT NAM
Xem chi tiết
Trần Quang Hưng
19 tháng 2 2017 lúc 20:09

Trường mình đẹp lắm! Đẹp nhất là những buổi sớm mai trước giờ vào học. Lúc ấy, ông mặt trời vừa nhô lên lơ lửng như một quả bóng vàng khổng lồ, tỏa những tia nắng dìu dịu xuống vạn vật. Đất trời bừng tỉnh dậy sau một đêm dài. Đó cũng là lúc tụi nhỏ chúng mình ríu rít đến trường để được ngắm những cảnh đẹp của một ngày nắng mới.

Sân trường lúc này mới nhộn nhịp, tấp nập làm sao! Nhìn từ xa như có một đàn bướm trắng rập rờn bay lượn trong nắng sớm. Màu áo, màu khăn quàng hòa lẫn trong sương sớm bàng bạc. Hai cánh cổng trường mở ra từ lúc nào. Người ra, người vào nhộn nhịp không khác gì một ngày hội. Giữa sân trường, những cây điệp, cây phượng cành lá còn đọng những hạt sương sớm long lanh như những viên ngọc giữa màu xanh lục của tán lá, như vui mừng chào đón những người bạn thân quen. Sân trường sôi động hẳn lên bởi tiếng cười, tiếng nói râm ran.

Những em học sinh lớp Một vai mang cặp, tay xách bình nước được ba mẹ đưa đến tận lớp học, gương mặt còn ngơ ngác. Những học sinh lớp trên thì bạo dạn hẳn bởi đã quen trường quen lớp nên chạy nhảy đùa nghịch như những chú bê con nô đùa trên đồi cỏ. Khắp sân trường, những trò chơi của tuổi nhỏ diễn ra sôi động, hấp dẫn. Chỗ này chơi bi, chỗ kia đá cầu, chỗ nọ đuổi bắt nhau… Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục, cổ vũ cho đường bay của những trái cầu đẹp mắt hay một đường bi chính xác được bắn ra từ một “xạ thủ” nào đó. Nhóm các bạn gái cũng không kém phần sôi động. Trò chơi nhảy dây quen thuộc lúc nào cũng hấp dẫn mọi người. Sợi dây uốn lượn lên xuống nhịp nhàng với những bước nhảy đẹp mắt, trông các bạn như những “nghệ sĩ xiếc” chơi trò nhảy dây trên màn ảnh nhỏ. Trên cành điệp, cành phượng cao tít, những chú chìa vôi, chim sẻ, chích bông… cũng đua nhau cất tiếng hót líu lo như muốn cổ vũ, hòa mình với cuộc vui bên dưới. Mình cũng tham gia tích cực vào trò chơi kéo co. Bởi mình kéo rất khỏe và thường đem về chiến thắng cho đồng đội nên được các bạn đặt cho cái tên ngồ ngộ: “đầu máy xe lửa”. Ở trong các hành lang cua lớp học, rải rác một so nhóm đang chụm đầu vào nhau bàn bạc sôi nổi về những bài tập chưa giải được. Hòa trong khí thế sôi động ấy, những bản nhạc thiếu nhi phát ra từ cái loa phóng thanh đặt ở phòng thiết bị nghe sao mà náo nức, rộn rã. Quang cảnh sân trường của mình trước giờ vào học: tấp nập, nhộn nhịp chẳng khác nào một ngày hội “Phù Đổng” thi tài đua sức.

ta-truong-hoc-buoi-sang

Dẫu mai đây, chúng mình phải chia tay với những ngày vui của tuổi thơ thì dư âm của của những buổi sáng đẹp trời trong cái sân trường trước buổi học mãi đọng lại trong tâm hồn với hương vị ngọt ngào, êm dịu nhất. ,

Bài làm 2

Tuổi thơ chúng mình là lứa tuổi thần tiên và đầy thú vị. Ai lớn lên mà không được cắp sách đến trường thì đó là một nỗi bất hạnh, bởi mất đi một khoảng trời thơ mộng của tuổi thiếu thời. Nói niềm vui của tuổi thơ chúng mình là những giây phút tụm năm, tụm bảy bên nhau trước giờ vào học, giờ nghỉ giải lao hay sánh bước bên nhau sau buổi tan trường…

Những buổi sáng đẹp trời, tụi nhỏ chúng , mình thường cắp sách đến trường với một tâm trạng háo hức, phấn khởi. Đặc biệt trong những ngày giáp tết sôi động này, ai cũng muốn đến lớp sớm hơn mọi ngày để tâm tình trò chuyện được nhiều hơn trước lúc chia tay nhau một tuần lễ về đón tết ở nhà. Cái háo hức, cái vui nhộn của tuổi thơ dường như cũng lây lan sang cả cảnh vật. Trên cổng chính, hàng chữ ‘"Trường Tiểu học Lý Tự Trọng” màu xanh đậm nổi bật trên nền trắng được sơn kẻ lại, trông mới tuyệt làm sao! Hàng rào bao quanh trường được quét vôi trắng nhìn lóa cả mắt. Giữa sân trường, hàng phượng vĩ tán lá xum xuê đang reo vui trong gió sớm vẫy chào bạn trẻ chúng mình. Bên trái, bên phải là hai dãy phòng học ba tầng chạy song song với hàng phượng vĩ đã được quét lại bằng một màu xanh, nhìn thật nhạt mát mắt.

Sân trường mỗi lúc một đông. Tiếng cười nói ríu rít hòa với tiếng động cơ xe cộ, tạo nên một âm thanh náo nhiệt. Từ trên hành lanh tầng hai, tầng ba nhìn xuống sân trường tràn ngập học sinh, cảm tưởng như có những đàn bướm trắng hàng trăm con rập rờn chao liệng. Rồi cả một mớ âm thanh hỗn tạp, náo nhiệt như tiếng hót của bầy chim chìa vôi, chào mào … lắm chuyện râm ran, chẳng khác nào một bản nhạc hợp tấu không lời. Và kia nữa, dưới những gốc phượng vĩ, những mái đầu nhỏ xíu chụm vào nhau chơi trò búng dây thun, bắn bi, banh đũa… ớ những chỗ xa gốc cây, tán lá, những trái cầu bay lên vụt xuống, chao qua liệng lại trông thật đẹp mắt hệt như những bông so đũa lả tả bay trong gió mạnh. Hàng phượng vĩ lúc này cũng đong đưa theo gió như vui cùng tụi trẻ chúng mình. Nắng ban mai tràn ngập sân trường. Từng tia nắng ngọt ngào len lỏi vào từng chỗ trống của kẽ lá tán cây, tìm đến với những tấm áo trắng tinh, những làn da non nớt làm hồng lên đôi má trẻ thơ. Dường như cảnh vật trời mây đang hòa cùng niềm vui rộn rã với tụi trẻ chúng mình trong những ngày đầu xuân giáp tết này.

“Tùng…! Tùng…! Tùng…!” tiếng trống từ phòng trực vang lên, ngân dài trong thinh không, báo hiệu giờ học đã đến. Sân trường như ngưng lại trong giây lát. Mọi trò chơi đành tạm dừng. Trước cửa các phòng học tầng trệt, hành lang tầng hai, tầng ba, các lớp đã chỉnh tề đội ngũ chuẩn bị vào học. Ngày học mới đã bắt đầu.

Đối với chúng mình, quang cảnh sân trường trước giờ vào học là một thiên đường của tuổi thơ. Thiên đường có lắm điều kì diệu. Đó sẽ là những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ đọng lại trong tâm hồn chúng ta như một niềm vui khó tìm lại trong đời.


Bình luận (0)
_silverlining
19 tháng 2 2017 lúc 21:55

Tuổi thơ chúng mình là lứa tuổi thần tiên và đầy thú vị. Ai lớn lên mà không được cắp sách đến trường thì đó là một nỗi bất hạnh, bởi mất đi một khoảng trời thơ mộng của tuổi thiếu thời. Nói niềm vui của tuổi thơ chúng mình là những giây phút tụm năm, tụm bảy bên nhau trước giờ vào học, giờ nghỉ giải lao hay sánh bước bên nhau sau buổi tan trường…

Những buổi sáng đẹp trời, tụi nhỏ chúng , mình thường cắp sách đến trường với một tâm trạng háo hức, phấn khởi. Đặc biệt trong những ngày giáp tết sôi động này, ai cũng muốn đến lớp sớm hơn mọi ngày để tâm tình trò chuyện được nhiều hơn trước lúc chia tay nhau một tuần lễ về đón tết ở nhà. Cái háo hức, cái vui nhộn của tuổi thơ dường như cũng lây lan sang cả cảnh vật. Trên cổng chính, hàng chữ ‘"Trường Tiểu học Lý Tự Trọng” màu xanh đậm nổi bật trên nền trắng được sơn kẻ lại, trông mới tuyệt làm sao! Hàng rào bao quanh trường được quét vôi trắng nhìn lóa cả mắt. Giữa sân trường, hàng phượng vĩ tán lá xum xuê đang reo vui trong gió sớm vẫy chào bạn trẻ chúng mình. Bên trái, bên phải là hai dãy phòng học ba tầng chạy song song với hàng phượng vĩ đã được quét lại bằng một màu xanh, nhìn thật nhạt mát mắt.

Sân trường mỗi lúc một đông. Tiếng cười nói ríu rít hòa với tiếng động cơ xe cộ, tạo nên một âm thanh náo nhiệt. Từ trên hành lanh tầng hai, tầng ba nhìn xuống sân trường tràn ngập học sinh, cảm tưởng như có những đàn bướm trắng hàng trăm con rập rờn chao liệng. Rồi cả một mớ âm thanh hỗn tạp, náo nhiệt như tiếng hót của bầy chim chìa vôi, chào mào … lắm chuyện râm ran, chẳng khác nào một bản nhạc hợp tấu không lời. Và kia nữa, dưới những gốc phượng vĩ, những mái đầu nhỏ xíu chụm vào nhau chơi trò búng dây thun, bắn bi, banh đũa… ớ những chỗ xa gốc cây, tán lá, những trái cầu bay lên vụt xuống, chao qua liệng lại trông thật đẹp mắt hệt như những bông so đũa lả tả bay trong gió mạnh. Hàng phượng vĩ lúc này cũng đong đưa theo gió như vui cùng tụi trẻ chúng mình. Nắng ban mai tràn ngập sân trường. Từng tia nắng ngọt ngào len lỏi vào từng chỗ trống của kẽ lá tán cây, tìm đến với những tấm áo trắng tinh, những làn da non nớt làm hồng lên đôi má trẻ thơ. Dường như cảnh vật trời mây đang hòa cùng niềm vui rộn rã với tụi trẻ chúng mình trong những ngày đầu xuân giáp tết này.

“Tùng…! Tùng…! Tùng…!” tiếng trống từ phòng trực vang lên, ngân dài trong thinh không, báo hiệu giờ học đã đến. Sân trường như ngưng lại trong giây lát. Mọi trò chơi đành tạm dừng. Trước cửa các phòng học tầng trệt, hành lang tầng hai, tầng ba, các lớp đã chỉnh tề đội ngũ chuẩn bị vào học. Ngày học mới đã bắt đầu.

Đối với chúng mình, quang cảnh sân trường trước giờ vào học là một thiên đường của tuổi thơ. Thiên đường có lắm điều kì diệu. Đó sẽ là những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ đọng lại trong tâm hồn chúng ta như một niềm vui khó tìm lại trong đời.



Bình luận (0)
trần vân hà
19 tháng 2 2017 lúc 22:51

ohooe

Bình luận (0)
Trần Mỹ Linh
Xem chi tiết
Trần Quang Hưng
19 tháng 2 2017 lúc 19:20

Tham khảo nha ! Trần Mỹ Linh

Trong buổi học cuối cùng, hình ảnh thầy Ha-men (văn bản Buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đô-đê) hiện lên thật khác với những ngày thường.

Thầy mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu. Đó là bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng. Mái tóc đã lốm đốm hoa râm của thầy được chải gọn gàng. Thầy đi đôi giày đen rất hợp với sự trang trọng của bộ lễ phục.

Thầy chuẩn bị bài học rất chu đáo. Giáo án được viết bằng thứ mực đắt tiền; những dòng chữ nghiêng nghiêng, rõ ràng, nắn nót, kẻ tiêu đề cẩn thận nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Thầy giảng bài bằng giọng nói dịu dàng; lời nhắc nhở của thầy cũng hết sức nhã nhặn, trong suốt buổi học người không giận dữ quát mắng học sinh một lời nào. Ngay cả với cậu bé đến muộn Phrăng, thầy cũng chỉ nhẹ nhàng mời vào lớp. Tất cả học sinh trong lớp đều thấy rằng: Chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng bài như vậy.

Trong bài giảng của mình, thầy luôn ca ngợi tiếng Pháp – tiếng nói dân tộc - và tự phê bình mình cũng như mọi người có lúc đã sao nhãng viẹe học lập và dạy tiếng Pháp. Mỗi lúc ihầy nói đến những điều đó, giọng lliầy như nghẹn lại, lạc đi và gưưng mặt hằn lên những nếp nhăn đau đớn. Thầy còn nhấn mạnh rằng, chính tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa trong chốn lao tù, giúp mỗi người tù vượt tù "vượt ngục tinh thần", nuôi dưỡng lòng yêu nước.

Buổi học kết thúc, những tiếng kèn hiệu khiến thầy Ha-men xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: "Nước Pháp muôn năm".

Những thay đổi của thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng đã khẳng định một điều chắc chắn: Thầy là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và là người yêu nước sâu sắc.

Bình luận (4)
tonghoaithu
19 tháng 2 2017 lúc 19:36

Sáng hôm nay, lúc đi qua trụ sở xã, thấy có nhiều người đứng lố nhố trước bảng dán cáo thị của quân Đức, Phrăng đã nghĩ bụng: Lại có chuyện gì nữa đây? Khi tới trường, điều làm cho chú lạ lùng hơn nữa là không khí lớp học mọi ngày ồn ào như vỡ chợ thì lúc này mọi sự đều bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật.

Nhìn qua cửa sổ, Phrăng thấy các bạn đã ngồi vào chỗ và thầy Ha-men đang đi đi lại lại với cây thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách. Cậu bé rón rén mở cửa bước vào lớp trước sự chứng kiến của mọi người. Cậu đỏ mặt tía tai và sợ hãi vô cùng. Chỉ khi đã ngồi xuống chỗ của mình, cậu mới hoàn hồn và nhận ra những điều khác lạ trong giờ học hôm nay. Thầy Ha-men chẳng giận dữ trách phạt như mọi khi mà còn dịu dàng nói: Phrăng vào chỗ nhanh lên con, lớp sắp bắt đầu học mà vắng mặt con.

Chú bé dần dần bình tĩnh lại và cảm thấy trong không khí yên lặng của lớp học có cái gì đó khác thường và trang trọng. Thầy Ha-men mặc bộ quần áo chỉ dành cho ngày lễ. Cậu thấy ở phía cuối lớp, trên những hàng ghế thường bỏ trống, dân làng ngồi lặng lẽ… Cụ già Hô-de, trước đây là xã trưởng, bác phát thư và nhiều người khác nữa. Trí óc non nớt của Phrăng không hiểu nổi tại sao buổi học hôm nay Lại có những chuyện lạ lùng như vậy.

Thắc mắc của Phrăng đã được giải đáp sau câu nói của thầy Ha-men: Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con. Lệnh từ Béc-lin là từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát và Lo-ren… Thầy giáo mới ngày mai sẽ đến. Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con. Thầy mong các con hết sức chú ý

Bình luận (4)
Đoàn Thị Lệ
19 tháng 2 2017 lúc 19:56

Trong buổi học cuối cùng thầy Ha -men trong rất lạ. Thầy Ha-men không giận Phrang mà còn dịu dàng. Phrang nhìn thấy thầy giáo của Phrang mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục,diềm lá sen gấp nếp mịn và đọi cái mũ tròn bằng lụa đen thêu mà thầy chỉ dùng vào những hôm có thanh tra và phát phần thưởng.Ở cuối lớp là Phrang nhìn thấy cụ già Hô-de.Phrang còn ngạc nhiên về tất cả những điều đó thì thầy Ha-men đã bước lên bục,rồi vẫn với giọng dịu dàng và trang trọng như lúc Phrang mới vào.Thầy luôn trân trọng tiếng mẹ đẻ,không muôn đánh mất tiếng Pháp. Tuy nhiên,thầy vẫn đủ can đảm để dạy chúng tôi cho đến hết buổi.Thầy nói nghẹn ngào,không nói hết câu.Thầy cầm một hòn phấn và dặn mạnh hết sức,thầy cố viết thật to:

"NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM"

Rồi thầy nói kết thúc rồi ...đi đi thôi

Bình luận (3)