Văn mẫu 12

hai van
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Hương
21 tháng 5 2019 lúc 9:51

I. Mở bài

II. Thân bài

1. Phân tích hình tượng nhân vật Tnu khi bị đốt 10 đầu ngón tay:

* Khi đôi bàn tay còn nguyên vẹn lành lặn.

- Bàn tay cầm phấn viết chữ anh Quyết dạy cho để chinh phục con chữ, để mở đường đến với lí tưởng cách mạng -> con đường đến với cán bộ cách mạng. -> bàn tay quyết tâm

- Cầm đá đập đầu mình chảy máu để tự chừng phạt mình, tự nêu cao quyết tâm: phải chinh phục con chữ, sau này trở thành cán bộ cách mạng như anh Quyết -> bàn tay tự trừng phạt.

- Chỉ tay vào bụng, dõng dạc nói: “Cộng sản ở đây” -> bàn tay trung thành.

- Bàn tay yêu thương: nắm lấy tay Mai.

- Bàn tay chất chứa căm hờn: bíu chặt gốc cây và bứt đứt hàng chục trái vả, bứt đứt hàng chục trái vả lúc nào không hay.

=> Đó là biểu hiện của đôi bàn tay khi còn nguyên vẹn và lành lặn.

* Khi đôi bàn tay bị hủy hoại.

- Bàn tay đau đớn và tật nguyền. (Tnú bị kẻ thù bắt và quấn giẻ, tẩm dầu xà nu lên 10 đầu ngón tay, đốt từng ngón một. Chúng nhấm nháp nỗi đau đớn của Tnú. Chứng tích là sau này, mỗi ngón đều bị cụt mất một đốt)

- Bàn tay khơi dậy lòng căm thù và dũng khí giết giặc. (10 ngón tay anh khi bị biến thành ngọn đuốc, địch không chỉ đốt cháy ngón tay anh mà còn đốt cháy lòng căm hờn trong anh. Điều đó biến thành sức quật khởi, anh thét lên một tiếng tạo thành sức mạnh quật khởi: “Giết”. Cụ Mết đã đồng thanh hô hào đám thanh niên. Họ cùng xông vào giết chết 10 tên địch. Họ giành được chiến tích đầu tiên: xác 10 tên giặc nằm ngổn ngang. Họ đã có thêm niềm tin, sức mạnh cầm vũ khí để kháng cự và chiến thắng kẻ thù)

- Bàn tay trừng phạt, quả báo. (trong một trận công đồn, Tnú đã nhận nhiệm vụ đi vào công đồn giết một tên địch. Đó là nhiệm vụ nguy hiểm nhưng anh vẫn nhận nhiệm vụ. Tnú với đôi bàn tay cụt đốt đã đi vào giết giặc trong hầm ngầm cố thủ, đó là tên chỉ huy nguy hiểm. Đây là nhiệm vụ khó khăn bởi anh đi từ sáng vào, còn địch ở trong tối nhìn ra. Tnú đã dùng chính đôi bàn tay cụt đốt của mình bóp cổ tên giặc, dùng đèn pin soi vào mặt hắn để hắn thấy rõ đôi bàn tay quả báo của anh. Và Tnú còn khẳng định với cụ Mết rằng đó là thằng Dục. Cụ Mết hỏi: Chắc không. Anh quả quyết: Chắc chứ. Đối với anh, đứa nào cũng là thằng Dục. Thằng Dục chính là thằng đã tra tấn anh, đã tra tấn vợ con anh. Cho nên anh có tâm nguyện đi khắp nơi giết những thằng man dợ, dã man như thằng Dục).

=> Qua hình ảnh đôi bàn tay Nguyễn Trung Thành viết lên số phận, tâm hồn, con đường đi không chỉ của một người anh hùng mà còn là của cả cộng đồng Tây Nguyên.

2. Hình tượng Tnú điển hình cho con đường đấu tranh cách mạng của người dân Tây Nguyên, làm sáng tỏ chân lí của thời đại chống Mĩ: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”. (Từ đấu tranh chính trị sang đấu tranh vũ trang)

- Bi kịch của Tnú khi chưa cầm vũ khí: Không bảo vệ được, không cứu được vợ con.

(Đây là bi kịch chung của cộng đồng làng Xô Man. Tnú cũng giống dân làng, anh có thừa sức mạnh cá nhân nhưng không có vũ khí thì không thể chống lại được địch, không bảo vệ được bản thân, không cứu được vợ con và không cứu được dân làng. Không cầm vũ khí chiến đấu sẽ là kết cục chung của toàn bộ dân làng cũng như Tnú)

- Khi cầm vũ khí đứng lên -> tâm thế chủ động đi tìm giặc, chủ động nghênh tiếp những đợt tấn công của kẻ thù.

(Khi dân làng Xô Man đồng loạt cầm vũ khí thì xác 10 tên giặc nằm ngổn ngang. Lửa trên 10 đầu ngón tay của Tnú đã tắt. Bởi thế họ nhận ra ý nghĩa của việc cầm vũ khí. Trong đêm đó, cả cộng đồng làng Xô Man đã thức trắng đêm vót chông, chuẩn bị vũ khí để đón những đợt tấn công tiếp theo. Chính bản thân Tnú tuy đau thương là vậy nhưng anh cũng có thể tiếp tục cầm vũ khí chiến đấu. Tnú với sự hỗ trợ của dân làng đã xông vào hầm ngầm cố thủ để đón đánh và bóp cổ tên cầm đầu. Khi cầm vũ khí chiến đấu, Tnú cũng thấy được bóng dáng của Mai như sống lại trong đứa em gái Dít. Anh thấy bóng dáng của Mai khi nhìn thấy Dít còn Dít thì nói: Bọn em, đứa nào cũng nhắc anh mãi. Tnú có thể giành lại được những gì đã mất, bởi theo tục nối dây, Tnú có thể kết hôn với Dít, tiếp nối truyền thống chiến đấu đánh giặc của gia đình. Làng Xô Man cũng trở thành làng chiến đấu. Bởi những hầm chông, hố chông, giàn thò được giăng mắc khắp nơi. Họ có đầy đủ vũ khí, dũng khí, ý chí chiến đấu chống kẻ thù. Họ đã thực hiện được mục tiêu: Đánh Mỹ phải đánh lâu dài. Sắn và pom chu rồng xanh mượt khắp đồi núi. Những ruộng lương thực thực phẩm được trồng tích lũy đủ đến mùa sau. Dân làng Xô Man đã chuẩn bị đầy đủ tất cả để đánh lâu dài và chiến thắng địch. Chiến thắng là tất yếu. Chiến thắng đang đến rất gần với dân làng Xô Man và Tây Nguyên.)

=> Chân lí của thời đại đánh Mĩ: “Chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo” -> phải dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng -> muốn giành tự do thì chỉ có con đường duy nhất là đấu tranh vũ trang. Đây là chân lí của thời đại đánh Mỹ.

III. Kết bài

Bình luận (0)
Huỳnh Thanh Điền
Xem chi tiết
Nguyễn Hải Đăng
10 tháng 12 2017 lúc 20:31

Trong cuộc sống chắc hẳn ai ai cũng đều có ước mơ và hoài bão cho riêng mình và bản thân em cũng vậy em cũng có một ước mơ. Ước mơ đó là niềm vui, là động lực để bản thân em có thể cố gắng mỗi ngày. Sống trong cuộc sống cần phải có một ước mơ.

Ước mơ đó là những hoài bão, mơ ước có được một điều gì đó trong cuộc sống, ước mơ luôn gắn liền với những dự định và hoài bão đã đặt trước, mỗi người đều phải cố gắng để đạt được ước mơ đó. Mỗi chúng ta ai ai cũng đều có ước mơ. Nhưng ước mơ của mỗi người là hoàn toàn khác nhau, bởi lẽ ước mơ là do mình tạo ra chứ không phải do ai nghĩ ra hoặc đặt hộ, ước mơ đó là mục đích sống, cố gắng mà chúng ta nỗ lực mới có được, cũng giống như trong cuộc sống, ước mơ được đặt trong một bối cảnh đó là tương lai.

Mỗi người đều phải lên kế hoạch hay mong muốn mình sẽ làm được một điều gì đó, chính cái mong ước, hay muốn đó chính là ước mơ mà mình muốn có được. Như chính hồi nhỏ bản thân em cũng từng ước mơ mình sẽ trở thành một giáo viên, điều đó đồng nghĩa với việc ước mơ đã tồn tại trong con người của mỗi người từ rất là lâu, nó đã ăn sâu vào tiềm thức của con người Việt Nam. Những ước mơ đó là động lực để mỗi người chúng ta tiếp tục cố gắng mỗi ngày để hoàn thành được ước mơ và dự định đó.

Ước mơ để thực hiện được mỗi ngày chúng ta cần phải nghiêm túc với chính bản thân mình, không ngừng học hỏi để nâng cao được trình độ cũng như kĩ năng để có thể phát triển được bản thân mình nhiều hơn nữa. Học tập và tu dưỡng đạo đức để bản thân phát triển lên mỗi ngày. Ước mơ là động lực để chúng ta cố gắng mỗi ngày, nó là niềm vui và đích đến mà chúng ta đã đặt ra. Ước mơ giúp cho con người thấy được rất nhiều điều trong cuộc sống, đó là hoài niệm và sự mơ ước lớn lao, chính ước mơ giúp cho chúng ta vững bước thêm trong cuộc sống.

Niềm vui, sự hạnh phúc và cố gắng mỗi ngày để cho chúng ta biết tiếp tục tạo dựng nên cho bản thân mình những mong ước và đích đến trong cuộc sống, cuộc sống của mỗi người đều chứa chan rất nhiều những tia hy vọng mới, nó là động lực và là mục đích sống của mỗi con người, chính vì thế để tiếp tục làm được những điều đó, chúng ta cần phải cố gắng và phát huy nó mỗi ngày.

Ước mơ nó luôn là hậu thuẫn đằng sau để nhắc nhở chúng ta cần phải có ý thức và trách nhiệm hơn cho cuộc sống của mình, có như vậy, chúng ta mới thấy được cuộc sống này còn nhiều điều rất giá trị và vô cùng quý báu.

Ước mơ đó là đích đến cho một kế hoạch nào đó, khi hồi nhỏ chắc hẳn ai cũng sẽ có ước mơ là tết đến được mẹ chuẩn bị mua cho bộ quần áo mới, hay ước mơ tết được thưởng nhiều lì xì và được mọi người yêu thương. Nhưng rỗi mỗi lứa tuổi lại có một niềm mơ ước riêng, nó biểu hiện mức độ trưởng thành của mỗi con người, giá trị đó để lại cho mỗi chúng ta rất nhiều niềm tin yêu cho cuộc sống, để từ đó chúng ta học được nhiều điều có giá trị hơn.

Khi còn là học sinh cấp 3 đang còn là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường em mong ước mình sẽ trở thành một cô giáo, nhưng để trở thành cô giáo bản thân em phải luôn cố gắng, nổ lực để học tập tốt, học tập để đặt chân tới cổng trường đại học, nơi mà em mong ước bấy lâu nay.

Ước mơ nó mở ra cho con người một viễn cảnh tươi sáng, đó là động lực là nieemf tin để cho con người cố gắng mỗi ngày. Có một ước mơ không khó nhưng để thực hiện được ước mơ đó mới chính là những điều quan trọng. Mỗi người chúng ta cần phải cố gắng làm việc, học tập. Như Bác Hồ đã từng nói: “ Không có việc gì khó chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển quyết chí ắt làm nên”. Đây là câu nói cũng là động viên cho con người cần phải luôn luôn cố gắng mỗi ngày để hoàn thành được ước mơ cũng như dự định của mình trong tương lai.

Cần phải luôn luôn kiên trì, bền bỉ để cố gắng mỗi ngày, không ngừng học hỏi, phát triển bản thân mình nhiều hơn nữa để tiếp tục cố gắng hoàn thành được ước mơ cũng như hoài bão của bản thân. Ước mơ là những điều không dễ có thể làm được, nhưng chỉ cần có sự quyết tâm con người vẫn có thể hoàn thành và làm được nó một cách dễ dàng nhất.

Chúng ta cần phải nuôi dưỡng bản thân mình mỗi ngày, có như vậy chúng ta mới có thể hoàn thành được ước mơ cũng như dự định của bản thân.

Bình luận (0)
Bùi Thị Thương
Xem chi tiết
Nqọc Bích
Xem chi tiết
Võ Ngọc Minh Anh
Xem chi tiết
Lộc Khánh Vi
Xem chi tiết
HP Channel
Xem chi tiết
Hiyoko
28 tháng 12 2016 lúc 12:32

Bài làm

Sự thành công của rất nhiều người trong xã hội không phải tự nhiên mà có được, cũng không phải do vận may mà là nhờ vào sự nỗ lực, lòng kiên trì. Sống có mục đích, có ước mơ nhưng không kiên trì thực hiện nó thì cuối cùng chúng ta vẫn quay về con số 0. Trong cuộc sống, đối với mỗi người, lòng kiên trì là cần thiết và phải được rèn giũa hằng ngày.

Kiên trì là thái độ sống, làm theo, theo đuổi mục đích mà mình đã đề ra. Đó chính là sự nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ, dù có gian nan thử thách nhưng vẫn nhất quyết làm đến cùng. Lòng kiên trì đối với mỗi người là nhân tố để thành công, để đạt được mục đích mà mình đặt ra.
Lòng kiên trì là một đức tính tốt, cần được phát huy, có ý nghĩa lớn quyết định đến cuộc đời của mỗi con người. Khi chúng ta vạch ra kế hoạch và quyết tâm theo đuổi nó đến cùng, đó là lòng kiên trì, và chắc chắn chúng ta sẽ đạt được một kết quả như mong đợi. Có một người bạn có đam mê văn chương, bạn ấy viết rất nhiều, nhưng gia đình lại phản đối và buộc bạn phải lựa chọn con đường đi khác. Bạn vẫn kiên trì với ước mơ đó, theo đuổi nó và bây giờ bạn là một nhà văn trẻ có tên tuổi. Nhờ vào sự kiên trì, quyết tâm theo đuổi đam mê nên bạn đã thành công. Đây chính là bài học mà nhiều người cần phải học hỏi và rèn luyện.

Lòng kiên trì không phải rèn luyện trong ngày 1, ngày 2 mà là cả một quá trình. Mỗi ngày, chúng ta có thể rèn luyện đức tính đó bằng nhiều cách. Bạn kiên nhẫn làm hết bài tập mà cô giáo giao, đó là một biểu hiện của lòng kiên nhẫn. Đã hơn 12h đêm nhưng bài toán giải mãi vẫn chưa ra, đừng vội tắt đèn đi ngủ, bạn hãy kiên nhẫn ngồi thêm chút nữa, biết đâu bạn sẽ tìm ra được đáp án.

Cha ông ta có câu “Có công mài sắt, có ngày nên kim” cũng chính là răn dạy chúng ta cần phải kiên trì, chịu khó, nhẫn nại trong công việc thì mới có thể gặt hái được thành công. Muốn ăn trái ngọt, hoa thơm thì cần phải có những quãng đường đánh đổi, hi sinh.

Bên cạnh những người có đức tính kiên trì thì vẫn còn tồn tại không ít người thiếu kiên nhẫn, cả thèm chóng chán, nhanh gục ngã. Thành công đến không dễ dàng, nếu từ bỏ mọi thứ một cách nhanh chóng thì chúng ta sẽ không nhận lại được điều gì.

Đối với tuổi trẻ thì thường hay nhanh chán, nhanh bỏ cuộc. Cần phải rèn luyện đức tính này để sau này mỗi người có thể tự lập và đứng vững trên đôi chân của mình.

Lòng kiên trì thực sự rất quan trọng đối với nhiều người. Chúng ta cần phải có kế hoạch để rèn luyện nó từng ngày. Chắc chắn rằng mục đích mà mình vạch ra khi có lòng kiên nhẫn sẽ nhanh chóng đi đến đích.

Bình luận (0)
Đỗ Thiện Độ
Xem chi tiết
Phương Thảo
8 tháng 1 2017 lúc 23:21

tả ny á

Bình luận (5)
Ngu Văn Người
Xem chi tiết
Ngu Văn Người
Xem chi tiết
quả sung
17 tháng 11 2016 lúc 21:04

1)

Đường ray bằng thép nên nóng thì dài ra, lạnh thì co ngắn lại. Vì vậy ở mỗi mối nối, giữa hai đầu thanh ray kế tiếp nhau luôn có một khoảng trống hợp lý.

Nghĩa là trên tuyến đường sắt AB có nhiều các mối nối, ở đó ray bị đứt quãng. A rất xa B, nên tổng các mối đứt quãng (không có ray) lên tới 2km.

2)

Người nhìn thấy người đối diện mặt bị nhọ tưởng mình cũng bị.

Người bị nhìn người đối diện không bị tưởng mình cũng không bị.

Sự thật là người ngồi theo chiều nhìn mặt về hướng tàu đầu tàu bị nhọ còn người đối diện không bị.

3) Cậu bé Tý xếp 9 cái bánh vào 3 hộp bánh nhỏ. Xong đặt 3 hộp bánh đó vào một cái hộp to.

4) Câu trả lời duy nhất của cừu là: Tao không biết.

tick nha

Bình luận (0)